Tiểu luận Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày nay, trong xã hội không phải mọi người cũng cùng mục tiêu phấn đấu. Dù không hiếm những người thầy hết lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người, nhưng đa phần các thầy giáo ngày nay không thể chỉ chuyên tâm hết mình cho công việc ở trường mà còn phải lo trang trải quá nhiêu nhu cầu của cuộc sống, vì đồng lương danh nghĩa quá thấp. Còn học trò, đi học phổ thông đã phải đóng tiền, thi đỗ vào Đại học đã khó, đỗ rồi lấy tiền đâu để học, học xong đi làm ở đâu?

Ngoại trừ một số trường thực sự có chát lượng, còn quá nhiều để trường phổ thông có nhiều thầy không cần cố gắng hết mình, nhiều trò không phải học hết mình, nhưng tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp vẫn đều đều năm sau cao hơn năm trước.

Thế rồi với kết quả thi tốt nghiệp phổ thông cao, những "cô tú câu tú" nô nức thi vào Đại học để rồi nghịch lý yếu tất yếu xảy ra: tỷ lệ học sinh không làm được bài, bị điểm "liệt" rất cao.

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới). ►Các trường Quốc gia nghĩa tử Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng. Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục. Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể. ♦ Giáo dục Đại học: Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện đại học, trường đại học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển; các trường này thường là Y, Dược, Nha, Kỹ thuật, và Sư phạm. Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên. Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán...); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh...) hay bằng kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông...). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteur de troisième cycle; tương đương thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ). Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học ►Mô hình các cơ sở giáo dục Đại học: Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa được tổ chức theo mô hình viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức: Viện=Nơi, sở). Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v...) hoặc trường hay trường đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v...). Trong mỗi phân khoa đại học hay trường đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v...); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay). Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị hòa bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa. Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng: Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam). Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng. Vào năm 1973, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông nghiệp, Kỹ thuật, Giáo dục, Khoa học và Nhân văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học. Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí. 2.2.4 Vai trò của nhà giáo: ►Đào tạo giáo chức: Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958. Theo sau là các trường cao đẳng sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn. Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.[76] Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường sư phạm (2 hoặc 4 năm). Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp. Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức, v.v... ►Đời sống và tinh thần giáo chức: Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương. 2.3 Nền giáo dục của nước ta sau 1969: 2.3.1 Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng: Năm 1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học. Trước đó, Nhà nước đã quyết định phổ cập giáo dục tiểu học và xoa mù chữ là chương trình mục tiêu quốc gia, đặt mục tiêu đến năm 2000, tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ tư (khoá VII) đã đề ra Nghị quyết về "tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo". Nghị quyết nêu lên 4 quan điểm chỉ đạophát triển giáo dục - đào tạo trong đó nhấn mạnh giáo dục và đào tạo cùng với kho học công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Tháng 12- 1996, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Ðảng khoá VIII tiếp tục ra Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đào tạo. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua luật Giáo dục, tháng 12 - 1998. Trong những năm cuối thập kỷ XX, Giáo dục - Ðào tạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Quy mô giáo dục - đào tạo tăng nhanh. Tính đến tháng 8 ?1999, có hơn 93,7% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, 85% tỉnh, thành và 90% quận, huyện đạt chuẩn quốc gia vè xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Nhiều tỉnh đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở. Giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến tích cực. Trên 100 trường dân tộc nội trú đã được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc theo học. Ðội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olimpic quốc tế đem lại niềm tự hoà cho dân tộc Việt Nam. Hơn 25 năm qua, năm nào học sinh Việt Nam cũng mang về cho đất nước nhiều huy chương và nhiều giải cao trong các kỳ thi Olimpic về toán, vật lý, hoa học, sinh học, tin học, ngoại ngữ. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh (Tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo năm học 2008-2009 là 91.986 tỉ đồng). Việc huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục thông qua chủ trương xã hội hoá đạt hiệu quả khá. Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngày càng được kiểm soát và tăng dần hiệu quả sử dụng. Giáo dục – Chiến lược con người: Quy mô hệ thống giáo dục - Học sinh: Số trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo: 3.305.391; Tiểu học: 6.745.016; Trung học cơ sở: 5.515.123; Trung học phổ thông: 2.951.889; Giáo dục thường xuyên: 418.319; Trung cấp chuyên nghiệp: 625.770; Cao đẳng: 476.721; Đại học: 1.242.778 (đạt tỉ lệ 195/1 vạn dân). - Giáo viên: Mầm non: 183.443; Tiểu học: 345.505 (Tỷ lệ 1,3 giáo viên/lớp); Trung học cơ sở: 313.536 (Tỷ lệ 2,06 giáo viên/lớp); Trung học phổ thông: 138.737 (Tỷ lệ 2,08 giáo viên/lớp); Trung cấp chuyên nghiệp: 16.214; Cao đẳng: 20.183; Đại học: 41.007. - Trường học: Mầm non: 12.190; Tiểu học: 15.051; Phổ thông cơ sở: 674; Trung học cơ sở: 9.902; Trung học: 295; Trung học phổ thông: 2.192; Trung cấp chuyên nghiệp: 273; Cao đẳng: 223; Đại học: 146. - Tính đến tháng 9/2009, có 48/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi (đạt 76,1%); 56/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn cập giáo dục THCS (đạt 88,9%). * Tổ chức thành công Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ VII – 2008 và Đoàn Thể thao sinh viên Việt Nam xếp thứ Nhì tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 14 - Hội khoẻ Phú Đổng được tổ chức thành công ở cấp cơ sở, cấp khu vực và toàn quốc. Quy mô của Hội khoẻ lần thứ VII – 2008 được đánh giá là lớn nhất và thành công nhất từ trước đến nay với sự tham gia của 64 đoàn/63 tỉnh, thành phố, 12.534 vận động viên thi đấu 17 môn thể thao với 382 nội dung. Hội khoẻ Phù Đổng các cấp đã góp phần bồi dưỡng tài năng thể thao trường học, thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại trong các nhà trường phổ thông toàn quốc.   - Trên cơ sở kết quả của Hội khoẻ Phù Đổng, Đoàn Thể thao sinh viên Việt Nam được thành lập và đã tham gia Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ 14 – 2008 tổ chức tại Malaysia từ ngày 12 đến  21/12/2008 với 116 vận động viên sinh viên thi đấu 11 môn trên tổng số 22 môn thi của Đại hội đã đạt được thành tích: toàn đoàn xếp thứ nhì (sau nước chủ nhà Malaysia) với 45 huy chương Vàng, 28 huy chương Bạc và 23 huy chương Đồng trong tổng số 222 bộ huy chương trao tại Đại hội, vượt chỉ tiêu 1 bậc với lời hứa trước khi lên đường. * Thành lập Đại học Việt Đức, tổ chức thành công Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39 - Đã thành lập Trường Đại học Việt - Đức, trường đại học nghiên cứu theo mô hình tiên tiến của Cộng hoà Liên bang Đức, trên cơ sở hợp tác quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Đức. - Tổ chức thành công kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39 (IPhO 2008) tại Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Kỳ thi có 82 đoàn quốc tế tham gia. Đoàn Việt Nam với 05 thí sinh dự thi đã xuất sắc đoạt 04 Huy chương Vàng và 01 Huy chương Đồng. IPhO 2008 là một trong những kỳ thi Olympic Vật lí quốc tế có quy mô lớn nhất, cũng là kỳ thi mà các thí sinh Việt Nam đã giành được kết quả cao nhất kể từ trước đến nay. Mục đích của việc học: Năm 1969 trong di chúc của mình, Người đã căn dặn: "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết". Bởi theo Người, thanh niên là lực lượng rất quan trọng của đất nước là chủ nhân tương lai của dân tộc. Lúc sinh thời, ngay từ buổi ban đầu hoạt động cách mạng, Người đã tập trung cho công tác này, đã truyền bá tư tưởng cách mạng dân tộc, chủ nghĩa Mac-Lênin cho thanh niên, tập hợp những người ưu tú, trẻ tuổi vào tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để bồi dưỡng và đào tạo thành những hạt nhân cho phong trào cách mạng. Ngày nay trong hòa bình thống nhất Tổ quốc, lực lượng thanh thiếu niên nước ta rất to lớn, chiếm hơn 36% dân số cả nước, trên 55% lao động xã hội, là nguồn nhân lực quan trọng, giàu tiềm năng, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, năng động, sáng tạo, giàu khát vọng, ham học hỏi, có tinh thần xung phong tình nguyện, luôn ủng hộ và hăng hái tham gia công cuoc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, là nguồn lực hùng hậu để phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có được những kết quả ấy là do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện. Tuy nhiên, lực lượng này cũng đứng trước những thử thách hết sức gây gắt, đó là các thế lực luôn tìm cách ru ngủ, lôi kéo làm phai nhạt ý chí cách mạng, làm ảnh hưởng đến hệ tư tưởng, lối sống, đạo đức tuổi trẻ, vẫn còn một bộ phận thanh niên thất nghiệp, trình độ tay nghề, học vấn thấp, thiếu ý chí vươn lên, lười lao động, thích hưởng thụ, coi nhẹ các giá trị truyền thống… Do vậy hơn lúc nào hết, nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục cho thế hệ trẻ lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, mang tính sống còn của dân tộc. Bác Hồ đã từng nói "nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu một phần là do thanh niên", Nghị quyết hội nghị lần thứ 04 BCH Trung ương Đảng (khoá VII) về công tác thanh niên đã chỉ rõ "sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn là tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên". Như vậy, rất rõ ràng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Phương pháp giáo dục: Trong thời gian qua giáo dục Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực:  - Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện hơn với các cấp, bậc học, trình độ đào tạo, các loại hình và phương thức giáo dục. Quy mô giáo dục tăng nhanh, nhất là ở bậc đại học và đào tạo nghề. - Công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, đặc biệt là tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đối với trẻ em gái, người dân tộc thiểu số và con em các gia đình nghèo, các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội; giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. - Các loại hình nhà trường ngày càng được đa dạng hóa, thu hút được nhiều người học; các trường công lập đã giữ được vai trò nòng cốt trong phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, quy mô giáo dục ngoài công lập phát triển. - Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, chương trình và giáo trình ở dạy nghề và đại học đang được tích cực thực hiện, phương pháp dạy học dần từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục. “Nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang” * Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú với số lượng nhà giáo lớn nhất từ trước tới nay. Đợt xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2008 đã được triển khai nhằm tôn vinh các nhà giáo có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp "trồng người". Đây là đợt phong tặng danh hiệu vinh dự của  nhà nước lần thứ 10 cho các nhà giáo trong vòng 20 năm qua (1988-2008) với số lượng NGND và NGƯT lớn nhất từ trước tới nay. * Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2008-2013) đã thành công tốt đẹp. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng đối với trên 1 triệu đoàn viên và lao động trong ngành. Đại hội diễn ra từ ngày 5 - 7/5/2008, với sự tham gia của 330 đại biểu chính thức và gần 300 đại biểu khách mời. Đại hội đã thông qua 5 chương hoạt động của nhiệm kỳ. Đây là cơ sở quan trọng để Công đoàn giáo dục các cấp tích cực triển khai nhiệm vụ chính trị của Ngành./. PHẦN C. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Khủng hoảng giáo dục ở Việt Nam – giai đoạn đầy thách thức: 1.1 Nhìn lại một chặng đường giáo dục: Mặc dù tín hiệu báo động đỏ đã phát ra từ lâu, và nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm đã thừa nhận chính thức sự không thành công của giáo dục, đến nay thực trạng nghiêm trọng của giáo dục VN vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Nhiều người có trách nhiệm vẫn tự ru ngủ mình với những thành tựu to lớn, thực và ảo, của giáo dục. Đương nhiên, nếu cô lập VN với thế giới thì không đến nỗi quá lo lắng. Song nếu đặt giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhìn tình hình một cách khách quan và có trách nhiệm, thì không thể nhắm mắt trước sự tụt hậu ngày càng xa của giáo dục VN so với các nước xung quanh, và so với yêu cầu phát triển của xã hội. Thực tế, đất nước nghìn năm văn hiến này đang trả giá nặng nề cho sự suy thoái trầm trọng của giáo dục kéo dài suốt ba mươi năm qua. Giáo dục là một hệ thống phức tạp được đặc trưng bởi mục tiêu, cấu trúc, tổ chức (bao gồm các phần tử và các hệ thống con), phương thức vận hành và hiệu quả hoạt động. Nếu mỗi yếu tố ấy đều có quá nhiều trục trặc nghiêm trọng kéo dài hàng thập kỷ mà không khắc phục được, khiến mọi sự điều chỉnh cục bộ theo cơ chế phản hồi đều không cứu vãn nổi, thì tình trạng ấy phải được xem là sự khủng hoảng toàn diện. 1.2 Những dấu hiệu…: Nhìn lại hệ thống giáo dục VN, những dấu hiệu khủng hoảng đã lộ rõ từ lâu và ngày càng đậm nét. Từ chỗ trước đây dù sao cũng là sự nghiệp toàn dân, là “bông hoa của chế độ”, nay giáo dục đã dần dần mất phương hướng, không còn rõ giáo dục cho ai, vì ai, để làm gì. Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục có nguy cơ sút giảm để dần dần nhường chỗ cho quan niệm tư nhân hóa cực đoan, phủ nhận giáo dục với tư cách lợi ích công hòng biến nó thành một thứ hàng hóa thuần túy, thuận mua vừa bán theo cung cầu của một thứ thị trường vô tâm. Giữa mục tiêu lý thuyết và thực tiễn thực hiện tồn tại khoảng cách ngày càng gia tăng, có nguy cơ đẩy giáo dục xa rời lý tưởng công bằng, dân chủ, văn minh mà xã hội đang hướng tới. Cơ cấu tổ chức và hoạt động giáo dục mất cân đối, rối loạn trầm trọng giữa giáo dục phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học, giữa trường tư, trường công, giữa chuyên tu, tại chức, đào tạo liên kết, v.v.... tất cả làm thành một hệ thống tạp nham, rối ren không đồng bộ, thiếu nhất quán, hoạt động phân tán, rời rạc, mà mỗi đơn vị tuân theo lợi ích cục bộ, thiển cận, nhiều hơn là quan tâm đến lợi ích cơ bản và lâu dài của cộng đồng (gần đây nhất, giữa lúc Chính Phủ kêu gọi mọi ngành ngăn cơn bão giá thì ngành giáo dục tăng giá sách giáo khoa 10%). Nội dung và phương pháp giáo dục thể hiện xu hướng hư học cổ lỗ, dành nhiều thời gian học những kiến thức lạc hậu vô bổ (sau nhiều lần bàn cãi cũng chỉ mới giảm được thời lượng bắt buộc). Mặt khác lại quá thực dụng thiển cận, thiên về triết lý mì ăn liền mà coi nhẹ những vấn đề có ý nghĩa cơ bản suốt đời cho mỗi người như: hình thành nhân cách, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ. Coi nhẹ kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, đức tính trung thực, năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng, là những đức tính thời nào cũng cần nhưng đặc biệt thời nay càng cần hơn bao giờ hết. Bằng cách đặt nặng quá mức bằng cấp và thi cử, nhà trường đã vô tình tuôn ra xã hội mọi thứ rác rưởi độc hại: bằng giả, bằng dỏm, học giả, v.v. Chất lượng giáo dục sa sút một thời gian dài, nhất là ở đại học, cao đẳng và dạy nghề, khiến nhân lực đào tạo ra còn rất xa mới đáp ứng được đòi hỏi thực tế về cả chất lượng và số lượng, do đó đang trở thành nhân tố cản trở nghiêm trọng sự phát triển kinh tế. Dân trí thấp - hệ quả tất nhiên của giáo dục yếu kém -- tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, an toàn giao thông, và hàng loạt vấn nạn khác. Thêm vào đó, chất lượng giáo dục quá thấp là nguyên nhân quan trọng gây ra nạn chảy máu chất xám đang làm xã hội mất đi những nguồn lực trí tuệ quý giá. Trong khi chất lượng giáo dục sa sút thì chi phí giáo dục tăng liên tục, trở thành gánh nặng phi lý không chỉ cho ngân sách quốc gia, mà còn cho mọi gia đình vì phần đóng góp trực tiếp của dân ngoài thuế lên đến hơn 40% tổng chi phí giáo dục. Tuy nhiên, còn may là vượt lên trên tình hình chung không mấy sáng sủa đó vẫn có những điểm sáng nhất định (lác đác trong từng cấp học đều có những đơn vị khá thành công), chứng tỏ tiềm năng phát triển giáo dục ở đất nước này còn nhiều. Hai năm gần đây đã có một số chuyển biến tích cực nhưng vì chưa động tới các vấn đề cốt lõi - nơi sức ỳ đã bám rễ trong nhiều năm - nên chưa tạo đủ xung lực cho một cuộc lột xác của giáo dục hiện đang là đòi hỏi cấp bách của xã hội. 1.3 Đi tìm nguyên nhân: Điều gì đã khiến nền giáo dục của một đất nước vốn có truyền thống hiếu học lâu đời rơi vào suy thoái trầm trọng vào đúng thời điểm mà lẽ ra nó phải là bệ phóng cho kinh tế cất cánh? Hoàn toàn không phải do nghèo, vì công sức, tiền của lãng phí, thât thoát hàng năm vô cùng lớn. Nguyên nhân phải thẳng thắn nhìn nhận là do quản lý, lãnh đạo dưới tầm. Từ quan niệm, tư duy cơ bản (triết lý giáo dục, theo cách nói gần đây) cho đến thiết kế hệ thống và quản lý, điều hành, mọi khâu đều có những bất cập, sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống. 1.3.1 Quan niệm, tư duy về giáo dục xơ cứng, cũ kỹ: Cái gốc của phần lớn sai lầm ấy là quan niệm, tư duy xơ cứng về giáo dục, quá cũ kỹ mà qua hai thập kỷ hầu như không thay đổi. Vẫn cách suy nghĩ thiển cận, vẫn những quan điểm giáo điều thời bao cấp, được biến tấu ít nhiều để thích nghi với những xu hướng phiêu lưu du nhập từ bên ngoài phù hợp với từng nhóm lợi ich chi phối các hoạt động giáo dục. Mọi người đều biết thời nào, chế độ nào thì một nền giáo dục chân chính cũng có sứ mạng cao cả giống nhau về giáo dục con người. Đồng thời trên cái nền chung đó mỗi thời, mỗi xã hội đặt những nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể khác nhau cho giáo dục. Không thấy hai mặt đó mà chỉ thiên một mặt này hay mặt kia, thậm chí để hai mặt đó xung đột, sẽ dẫn đến một nền giáo dục hoặc thoát ly thực tế hoặc thực dụng thiển cận, hoặc vừa có cả hai tính chất đó. Chẳng hạn, thời nào thì con người sống trong xã hội lành mạnh cũng cần trung thực, và muốn đóng góp vào sự phát triển của xã hội cũng phải ít nhiều có đầu óc sáng tạo, nhưng chưa bao giờ hai đức tính đó thiết yếu như bây giờ trong thế giới toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Điều đó tiếc thay đã không được chú ý trong suốt quá trình xây dựng giáo dục ở VN. Trong khi xã hội và môi trường quốc tế đã biến đổi cực kỳ sâu sắc mà từ mẫu giáo đến đại học, nhà trường vẫn dựa vào kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị thời đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội để rèn luyện nhân cách, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, thì với sự vênh đó giữa lý thuyết và đời sống, cộng thêm sự xuống cấp nhanh đạo đức xã hội, làm sao có thể giáo dục trung thực và sáng tạo có hiệu quả? Đó là nguyên nhân sâu xa khiến sự giả dối và nạn giáo điều lan tràn, từ tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tich, bệnh thi đua hình thức, cho đến nạn sao chép, dạy mẫu, học thuộc lòng, cứ tồn tại dai dẳng bất chấp sự lên án của dư luận xã hội. 1.3.2 Cần phải bình đẳng về cơ hội học tập thành công: Gần đây, những cuộc tranh cãi xung quanh đề án tăng học phí, nạn học sinh bỏ học, ngồi nhầm lớp, v.v. cho thấy rõ một nguyên nhân căn bản của nhiều vấn nạn ấy là do nhận thức về công bằng, dân chủ trong giáo dục còn quá hời hợt và thô sơ. Chỉ mới chú ý yêu cầu sơ đẳng bảo đảm quyền học tập (nói chính xác là quyền bình đẳng về cơ hội học tập), mà ngay việc này cũng chưa được hiểu đúng và làm tốt. Trong khi đó, với chế độ học tập như hiện nay, buộc học sinh phải học thêm ngoài giờ rất nhiều (kể cả làm bài tập ở nhà và học thêm ngoài giờ có trả học phí), thì con em các gia đình nghèo làm sao có được cơ hội học tập thành công bình đẳng với con em các gia đình khá giả. Cho nên được đi học mới chỉ là bình đẳng một phần. Bình đẳng về cơ hội học tập không thôi chưa đủ mà phải bìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan