Tiểu luận Sự phát triển con người và nguồn nhân lực

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2

Phần II: Nội dung 4

Chương I: Cơ sở lý luận 4

I. Khái niệm vật chất, ý thức, con người. 4

a. Theo Lê Nin khái niệm vật chất được định nghĩa như sau: 4

b. Ý thức: 4

c. Khái niệm con người: 5

II. ý thức của con người đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 6

1. Từ nhận thức về đường lối đổi mới và kết quả đổi mới trong 10 năm qua (1986-1996)con người đã hình thành nên có ý thức. 7

2. Từ nhận thức về sự thay đổi trong cơ cấu xã hội, dẫn đến hình thành ý thức của con người về sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 8

III. Cơ sở vật chất trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 10

1. Phát triển yếu tố con người (nguồn nhân lực) 10

2. Giáo dục đào tạo con người (nguồn nhân lực) 12

3. Sự cần thiết của cách mạng khoa học công nghệ 14

Chương III: Giải pháp và kiến nghị 18

Chương IV: Kết luận 22

Tài liệu tham khảo 24

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự phát triển con người và nguồn nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, khác về chất so với bản năng cả động vật. Quan sát hàng ngày về cách ăn, cách ở, cách bảo tồn và phát triển loài ..v..v.. cũng đủ giúp chúng ta hiểu một chân lý triết học, bản năng của con người đã được ý thức hoá. Thật khó có thể chấp nhận lý thuyết “con người bản năng” tổng quát hơn, triết học mác xít quan niệm “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội ” và “tổng hoà”. Thứ nhất, bản chất con người không phải là cái gì có sẵn, hay là cái gì nhất thành bất biến, mà bản chất con người là cái gì đó được hình thành nên hay bộc lộ ra trong cuộc sống của nó. Trong cuộc sống bằng hoạt động của bản thân, con người mới chịu tác động của các quan hệ xã hội và nhờ đó con người hội nhập vào các quan hệ đó. Toàn bộ tồn tại khách quan chung quanh con người tác động vào con người thông qua các quan hệ xã hội (quan hệ sản xuất,quan hệ chính trị, quan hệ giai cấp, quan hệ cộng đồng, quan hệ nhóm….), hoặc dưới hình thức các quan hệ xã hội mà tác động vào con người. Ngược lại, con người có tác động trở lại vào tồn tại khách quan (môi trường tự nhiên, môi trường sinh sống, gia đình, các quan hệ, thể chế xã hội, v..v..). Con người bao giờ cũng cùng với những người khác (nhóm, cộng đồng, giai cấp, dân tộc..v..v..) lao động, học tập, vui chơi, đấu tranh, xây dựng chính trong quá trình học tập lao động… này con người thiết lập nên các mối quan hệ xã hội. II. ý thức của con người đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Con người Việt Nam đi vào thế kỷ XXI trong bối cảnh chung như thế, cần tự xây dựng cho mình một hệ thống giá trị, một thang giá trị một thước đo gí trị như thế nào, để có thể vừa góp phần tốt nhất vào sự nghiệp xây dựng đất nước, vừa phát huy nhiều nhất những tiềm năng của bản thân, đạt những tiến bộ đáng kể. Muốn vậy, xã hội cần có một hệ thống những định hướng giá trị chung phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, làm chuẩn mực để từng con người xây dựng hệ giá trị thích hợp với mình. Hướng vào yêu cầu này, xuất phát từ bối cảnh chung nói trên cũng nên nếu thêm một vài nội dung cần thiết liên quan đến vấn đề “con người Việt Nam mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội ” nói chung và đặc biệt liên quan đến vấn đề định hướng giá trị xã hội giúp cho con người Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 1. Từ nhận thức về đường lối đổi mới và kết quả đổi mới trong 10 năm qua (1986-1996)con người đã hình thành nên có ý thức. Kể từ cuối thập kỷ 70 tức vài năm sau khi thống nhất đất nước, nước ta lâm vào tình trạng khó khăn kéo dài và dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội. Báo cáo tại Đại hội VIII 6-1996 đã nêu, trước tình hình bế tắc nghiêm tọng đó đại hội VI(12/1986) nhận định rằng , những nhược điểm của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội, lúc đó về căn bản chưa được khắc phục và đã đề ra những đường lối đổi mới toàn diện mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xí nghiệp ở nước ta về con đường phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá trong báo cáo trên, đã nhận định nhìn tổng quát công cuộc đổi mới 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ đó Đại hội VII đề ra 5 năm (1991-1995) đã hoàn thành về cơ bản .. quan hệ sản xuất đã được điều chỉnh phù hợp hơn với tính chất, trình độ và yêu cầu phát triển của sức sản xuất, giải phòng và phát huy tiềm năng trong nước, tạo thuận lợi khai thác bên ngoài nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ hơn và có hiệu quả hơn, có thể nói đó là sự đánh giá về sự thành công trong công cuộc đổi mới tư duy kinh tế được thực tiễn chứng minh là hợp quy luật. Báo cáo nhấn mạnhk. - Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. - Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Một kết quả nữ vô cùng quan trọng của 10 năm đổi mới, là những chuyển biến tích cực về mặt xã hội, những tiến bộ nổi rõ về sự quan tâm đến con người như: Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lê. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo chăm sóc sức khoẻ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hoá giá đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ. Người lao động phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong tìm việc làm tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng hơn xã hội.. lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiến độ của đất nước vào Đảng và Nhà nước được nâng cao. Trong quá trình xây dựng nưững định hướng giá trị cho con người Việt Nam đi vào thế kỷ XXI những đánh giá về 10 năm đổi mới và những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của nhân dân ta trong thời ký mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, được trình bày trong đại hội VIII thực sự là một nguồn phong phú về trí tuệ và cảm súc hết sức quý bán để chúng ta nghiên cứu và vận dụng. Cũng tại văn kiện hội nghị VIII cho ta thấy “Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Muốn tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh bền vững. 2. Từ nhận thức về sự thay đổi trong cơ cấu xã hội, dẫn đến hình thành ý thức của con người về sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong 10 năm đổi mới, thấy rõ xu hướng phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo, phân hoá giai cấp. - Xu hướng biến động cơ cấu xã hội đang diễn ra nhanh chóng, sâu rộng, đa dạng và không đồng đều giữa các ngành kinh tế, các vùng đất nước. Đó là xu hướng phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện tính năng động xã hội và gắn liền với sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo, phân hoá giai cấp nhưng cũng chứa đựng nguy cơ phân cưch, đẩy một bộ phận dân cư nghèo khổ ra lề của cuộc sống, tạo nên những xu thế xung đột xã hội gia tăng. Xu hướng biến động của cơ cấu xã hội tỏng quá trình đổi mới là sự chuyển dịch ngày càng lớn, ngày càng nhah chóng, sấu sắc về cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu dan cư, cơ cấu giao cấp và ngay trong bản thân từng tầng lớp xã hội, từng giai cấp. Nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều lĩnh vực sản xuất mới xuất hiện, nhiều ngành kinh doanh phi sản xuất phát triển, cùng với xu thế đo thị hoá, thị trấn hoá thu hút dân cư đến sinh động, đã tạo ra xu thế thay đổi thành phần nghề nghiệp, thành phần dân cư trên các địa bàn, thành phần gia cấp, một bộ phận ngày càng tăng những người từ thành phần này chuyển sang thành phần khác để hoạt động theo hướng đạt nhiều ưu thế hơn. Xu hướng này có ý nghĩa quan trọng, làm tăng nhanh năng lực và hiệu quả sản xuất nhưng đồng thời cũng làm này sinh các vấn đề mới về thiếu công bằng xã hội, cần được giải quyết thoả đáng. Vấn đề công bằng xã hội, như một động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, cần được nghiên cứu một cách cơ bản hơn, để ra được những tiêu chí phù hợp với thực tiễn, với xu thế của công cuộc đổi mới, góp phần giải quyết một số vấn đề quan trọng nẩy sinh bởi sự phân hoá giày nghèo, thí dụ: công bằng xã hội không chỉ dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, mà còn cần phải theo vốn đóng góp vào sản xuất, kinh doanh và còn theo những cống hiến khác. III. Cơ sở vật chất trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 1. Phát triển yếu tố con người (nguồn nhân lực) * Phát triển con người toàn diện, trong sự hội nhập của con người vào xã hội và trong sự phát huy cá nhân con người, trên bình diện tinh thần, đạo đức và vật chất Quá trình phát triển người phải quán triệt bản chất và ý nghĩa của những giá trị nhân văn, nhân đạo. Nguyên tắc nhân văn, nhân đạo chỉ đạo các con đường phát triển. Phát triển người tựu trung là gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị thể chất, vật chất. * Cụ thể hơn, con người được xem xét như một tài nguyên, một nguồn lực, cho nên phát triển người hoặc phát triển nguồn lực con người trở thành một lĩnh vực nghiên cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực, như vật lực, tài lực, nhân lực, trong đó phát triển nguồn lực giữ vai trò trung tâm. Cũng theo hướng này,khái niệm hai loại vốn của Ngân hàng thế giới: vốn con người và vốn vật chất, trong đó sự phát triển vốn con người quyết định sự phát triển của vốn khác. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo Đại hội VIII, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Quan điểm này đặt ra cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực phát triển nguồn nhân lực ở nước ta nhiều nhiệm vụ to lớn và mới mẻ. Như trên đã nói, phát triển nguồn nhân lực được hiểu về cơ bản là gia tăng giá trị cho con người, trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực… làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực và phẩm chất mới và cao, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với ý nghĩa này, theo “Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc”, có năm nhân tố “phát năng” của sự phát triển nguồn nhân lực: là giáo dục và đào tạo, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Những nhân tố phát năng này gắn bó với nhau và tuỳ thuộc lẫn nhau, những giáo dục - đào tạo là cơ sở của tất cả các nhân tố khác, là nhân tố thiết yếu để cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng, để duy trì một môi trường có chất lượng cao, để mở rộng và cải thiện lao động, và để duy trì sự đáp ứng về kinh tế và chính trị nhằm giải phóng con người, từ đó giáo dục đào tạo là cơ sở cho sự phát triển bền vững. Bởi vậy cũng không lạ gì khi tất cả các nước đều hết sức nhấn mạnh đến chính sách giáo dục trong quá trình thiết kế những kế hoạch gia tăng tốc độ phát triển. * Vai trò nguồn nhân lực, ngày nay được nhận thức như yếu tố năng động nhất. Từ quản lý một doanh nghiệp, một tổ chức, đến quản lý một quốc gia mà cọi nhẹ phát triển nguồn nhân lực, thì doanh nghiệp đó, tổ chức đó, quốc gia đó thế nào cũng trì trệ, đối ngoại thì không đủ sức cạnh tranh, không thích ứng được với những biến động nhanh chóng, mà đối nội thì năng suất lao động, hiệu suất công tác đều giảm sút. Quản lý một đất nước, theo kinh nghiệm của nhiều nước phát triển, của những nước công nghiệp mới – NIC, cho thấy ở thời đại này, sự chăm lo đầy đủ đến con người là bảo đảm chắc chắn nhất của sự phồn vinh, thịnh vượng, sự đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển. Cùng ý tưởng nói trên, tháng 6 năm 1991, đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam đề ra: Con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Có thể nếu một số phát biểu khác như: “Sự phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng và cao nhất của quá trình phát triển”. Các thị trường chỉ là phương tiện. Sự phát triển con người mới là mục đích. * Khái phát triển nguồn lực cần được hiểu đầy đủ hơn trong ý tưởng quản lý nguồn nhân lực. Bao gồm 3 mặt phải quản lý: phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực, và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực. Như vậy để có thể phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực con người, vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được tiến hành và quản lý trên cả ba mặt chủ yếu, một cách gắn bó và đồng bộ: Đào tạo, sử dụng, việc làm, trong đó tính định hướng Việt Nam hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nhất thiết phải được đảm bảo bởi vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường việc làm, với chế độ sử dụng, với quy hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực ở tầm vĩ mô. Cho đến nay vai trò này còn chưa thật rõ cho nên rất hạn chế hiệu quả của phát triển nguồn nhân lực. 2. Giáo dục đào tạo con người (nguồn nhân lực) Đại hội VIII chỉ rõ: Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục - đạo tạo trong năm năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, có việc làm, khắc phục những yếu kém trong giáo dục đào tạo. Giáo dục - đào tạo, cơ sở của phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người, phải đáp ứng yêu cầu nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, về năng lực phẩm chất, phải giúp người học có tính cơ động cao, dễ thích nghi với những chuyển biến nhanh chóng của kinh tế thị trường, của thị trường việc làm, thị trường sức lao động. Theo hướng này, những nghiên cứu về nhà trường, về giáo dục - đào tạo đã nêu một số điểm sau đây cần lưu ý. * Trong những năm đổi mới vừa qua, đã có một số nhận thức mới về vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội theo đường lỗi đổi mới … - Giáo dục - đào tạo là một bộ phận của kết cấu hạ tầng xã hội, cần được tăng đầu tư, đồng bộ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật, không thể coi giáo dục chỉ là phúc lợi xã hội. - Giáo dục đào tạo nhân lực, chuẩn bị con người đi vào thị trường sức lao động, trong chính sách “tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường ”, phải tổ chức tốt thị trường sức lao động, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động, phát triển dịch vụ việc làm, thông tin tốt về việc làm. Giáo dục - đào tạo chuẩn bị con người cho sự phát triển bền vững trên các lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và cho lợi ích tương lai, dựa vào phát triển nội sinh (có coi trọng ngoại lực, với tính thần để phát triển nội lực, dựa vào nội lực để phát triển ), giáo dục đào tạo là con đường cơ bản nhất để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Về hai đặc tính của giáo dục - đào tạo. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối vói giáo dục, - Giáo dục có hai đặc tính, xét về mặt lợi ích đem lại cho người học, cho xã hội, là: + Giáo dục cần có sự chi phí, đầu tư cho giáo dục là đầu tư “lợi ích tương lai” (gần xa), không hưởng thụ ngay lập tức được “lợi ích đầu tư cho giáo dục có tác dụng như là đầu tư cho phương tiện sản xuất ”, một loại phương tiện sản xuất ra sản phẩm có tính vô hình, sản phẩm không phải thuộc loại tiêu dùng mà thuộc loại “tạo tiềm năng”. Đó là ý nghĩa của tư tưởng “giáo dục đi trước một bước”. + Giáo dục đem lại cho toàn xã hội lợi ích chung, lợi ích cho toàn xã hội, gọi là lợi ích “lan toả” để xã hội cũng được hưởng, không chỉ đối với những người chi phí, đầu tư cho giáo dục, mà kể cả những người không trực tiếp chi gì cho giáo dục (những người này được hưởng môi trường lễ phép, trật tự, vệ sinh ..v..v..của tre được đi học, hưởng môi trường xã hội văn minh, lành mạnh, v..v.. do dân trí được nâng cao, hưởng cuộc sống có chất lượng hơn, do kinh tế xã hội nhớ và dân trí, nhân lực, nhân tài mà phát triển ). Đó là ý nghĩa của quan niệm “sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp công cộng”. + Riêng trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cần thấy thêm đặc điểm là sản phẩm của giáo dục - đào tạo, những người được đào tạo, phải đối mặt với thách thức trong thị trường sức lao động, thị trường việc làm. Nhà nước có trách nhiệm quy hoạch, và phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực, phù hợp với tương lai công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển đất nước, trong đó có những bộ phận Nhà nước chịu trách nhiệm làm, thí dụ phần lớn trường đại học lớn (đại học công), có những bộ phận có thể để nhân dân làm dưới sự quản lý của Nhà nước, thí dụ nhiều trường dậy nghề (dân lập, tư thục). Nói chung người học “chi phí cho việc học, để có năng lực lao động nghề nghiệp”, sau này, khi đi làm việc, sẽ thu hồi vốn bỏ ra, và tiếp tục phát triển. - Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục, đối với phát triển nguồn nhân lực. Vì “lợi ích trăm năm, trồng người”, trên tinh thần chăm lo đến tương lai đất nước, và chăm lo đến lợi ích cộng đồng của toàn xã hội, đặc biệt do có tầm nhìn xa và do trách nhiệm hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn, Nhà nước giữ trách nhiệm chủ yếu về sự phát triển giáo dục - đào tạo, phải đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo. 3. Sự cần thiết của cách mạng khoa học công nghệ a. Cách mạng khoa học công nghệ thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền sản xuất và đời sống xã hội, là một quá trình dựa đặc biệt vào sự ứng dụng những thành tựu của công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin, điện tửm viễn thông, vận tải… tạo điều kiện làm cho giao lưu, giao tiếp về kinh tế,văn hoá giữa các dân tộc, các quốc gia ở các vùng rất khác nhau trên toàn thế giới, trở nên ngày càng thường xuyên, nhanh nhạy và sâu rộng, làm cho các dân tộc hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn, cùng nhau hợp tác giải quyết những vấn đề có tính khu vực hoặc toàn cầu. Đồng thời, với sự ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ cạnh tranh kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ diễn ra thêm gay gắt. Một kinh nghiệm của thế giới về hai quá trình xen kẻ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, (là một đặc trưng lớn của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại), là có nguy cơ rơi vào các quyền lực kinh tế có tính quốc tế và toàn cầu, độc quyền về những sản phẩm khoa học và công nghệ, sẽ làm biến dạng các tính chất phổ biến và làm biến mất tính chất “của cải tự do” của khoa học. Điều này nhắc nhở chúng ta phải có bản lĩnh trong sự tiếp nhận khoa học và công nghệ, không bị thiệt hại, không bị phụ thuộc một chiều đơn thuần, đất nước ta không trở thành “bãi thải” của các sản phẩm công nghiệp lỗi thời. b. Trong những năm đổi mới vừa qua, ở nước ta, đã nổi lên một số ngành có bước phát triển về chất, tạo nên những mũi đột phá góp phần có hiệu quả đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng, như những ngành bưu chính – viễn thông, hàng không, dầu khí, dệt may, thực phẩm, Ngân hàng, công nghiệp điện tử – tin học … đồng thời đang hình thành dần một số ngành mũi nhọn khác, phát triển khá nhanh, như: Chế biến nông lâm – thuỷ sản, một số nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, một số nghề trong lĩnh vực dịch vụ như: du lịch hàng hải, thương mại, vận tải, tài chính, kiểm toán bảo hộ lao động, pháp lý, thông tin, các dịch vụ phục vụ đời sống .. Nổi bật lên một số công nghệ cao đã bắt đầu được ứng dụng và sẽ phát triển mạnh: công nghệ sinh học, công nghệ tin học, công nghệ năng lượng mới…phương thức sản xuất dựa trên nền công nghiệp “vĩ mô”, nhỏ, nhẹ, tác động nhanh, vóc dáng những khu công nghiệp mới đang xuất hiện, Ví dụ đang hình thành nhanh chóng ba vùng trọng điểm kinh tế: tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa – Vũng Tàu, tam giác Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, các tỉnh ve biển miềm trung. Đã thành lập 6 khu chế xuất và 10 khu công nghiệp tại 8 địa phương, đến nay, bước đầu đã có 1,4 tỷ USD đầu tư nước ngoài, chiếm gần 7% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài đăng ký tại Việt Nam, như Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Malaixia, v..v., với hàng trăm xí nghiệp hiện đại, thu hút hàng vạn lao động Việt Nam vào làm việc.. trên nhiều ngành nghề, như: dệt may, cơ khí, điện tử, điệ. Thực tiễn này là những nhân tố mới của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, đang phát huy tác dụng đến một số bộ phận con người Việt Nam, phát huy ảnh hưởng đến một bộ phận khác, rất đáng để chúng ta nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những vấn đề có tính quy luật trong việc phát triển tài nguyên con người, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. c. Trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển, thấy rõ xu thế là cách mạng khoa học công nghệ tạo tiền đề cho sự chuyển dịch: từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ công nghệ bằng lực sang công nghệ cao, từ kinh tế quốc gia sang kinh tế khu vực và toàn cầu… làn sóng thứ ba, những nguồn năng lượng đa dạng và tạo mới lại được, những phương pháp mới trong sản xuất,nwhngx “gia đình mới”, không hạt nhân, những nhà trường được cải tổ một cách cơ bản và những tập đoàn tạo ra những sản phẩm sẽ giao sau này trong tương lai, sự chuyển dịch trật tự của các nguồn sức mạnh và quyền lực, theo: trí tuệ, thông tin, tiền của , tài nguyên, bạo lực, cơ bắp. Tham khảo nhiều tài liệu trong lĩnh vực dự bào này, có thể suy ngẫm về việc dự báo tương đối cụ thể những xu thế lớn trong cách mạng khoa học công nghệ ở nước ta, với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội để có thể cụ thể hoá hơn nữa những định hướng giá trị nhân cách vào đầu thế kỷ XXI. d. Đất nước ta ngày nay đang có đồng thời cả ba nền văn mìh: văn minh nông nghiệp, ưu thế ở vùng đồng bằng và miền núi, văn minh công nghiệp, ưu thế ở các thành phố, một số trung tâm công nghiệp, một số thị xã, thị trấn, một số xã vùng, đồng bằng, một số yếu tố của nền văn minh thông tin, trí tuệ đã xuất hiện ở một số nhà máy, cơ sở kinh tế, xã hội, cơ sở nghiên cứu, thiết kê… mỗi nền văn minh đều có những đòi hỏi nhất định và khách quan đối với con người tham gia sản xuất (như nguồn động lực, trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp của người lao động, v..v…). Yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta ngày nay, thực hiện trong xu thế dịch chuyển 3 nền văn minh nói trên, sẽ quy định sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động dẫn đến sự chuyển dịch của các yếu tố trong nhân cách con người, tiến lên quy định sự chuyển dịch của định hướng giá trị nhân cách… Chương III: Giải pháp và kiến nghị - Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi vĩ mô phải tiến hành đồng bộ trên cả 3 mặt: Đào tạo, sử dụng, việc làm thì mới có thể phát huy nguồn lực con người một cách hiệu quả. Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện, đầy đủ và đồng bộ trên cả 3 mặt: Nhà nước, xã hội (đặc biết doanh nghiệp ) và lĩnh vực sự nghiệp (giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ…), thì mới bảo đảm sự phát triển bền vững. Trong xã hội, việc làm có thể coi như tồn tại chủ yếu ở 3 dạng tổ chức chính: + các doanh nghiệp (tên gọi chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lưu thông… thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá thể, ở mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ …); + Các cơ sở sự nghiệp, văn hoá (giáo dục - đào tạo nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, y tế, thể dục thể thao, văn học văn nghệ …); + Các cơ quan Nhà nước (công chức của hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp….) và các bộ máy an ninh, quốc phòng. + Từ đó Nhà nước có thể xác lập mối quan hệ giữa việc làm – sử dụng - đào tạo theo ba loại hình tổ chức lao động, mô phỏng “tam giác phát triển của Liên hợp quốc”. + Nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp chính sách, thể chế (quản lý Nhà nước trên lĩnh vực giáo dục – khoa học, đáp ứng tài chính cho giáo dục – khoa học vừa vì sự nghiệp giáo dục khoa học chung, vừa vì nhân lực đào tạo cho Nhà nước ) và nhận lại, trí thức, trình độ dân trí được nâng cao và nhân lực cho đội ngũ công chức, nhân lực cho các lĩnh vực khác do Nhà nước trả lương. + Doanh nghiệp cần tài trợ cho khoa học – giáo dục thông qua các dự án, hợp đồng và nhận lại: các kết quả nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và nhân lực được đào tạo. Nhà nước khuyến khích mối quan hệ trực tiếp này. Các luồng trao đổi trên đây tạo thành một cơ chế mạnh cho phát triển nguồn nhân lực kinh tế xã hội, thực hiện thành côn: Tăng trưởng kinh tế nhanh; Đảm bảo sự bền vững về mặt xã hội và sinh thái Sự vận hành của các luồng trao đỏi trên thực chất cơ chế xã hội hóa dưới sự quản lý và vai trò chỉ đầu tư của Nhà nước, đối với giáo dục - đào tạo, đối với nhà trường. - Trước những đòi hỏi của đất nước đang đổi mới đang hoà nhập vào khu vực và thế giới, nền giáo dục của nước ta còn đang thấp cả trên 3 mặt; quy mô, chất lượng, hiệu quả, trong đó đáng quan tâm trước hết chưa xe được rõ các cơ chế: + Xác định nhu cầu nhân lực theo ngành nghề đi với quy hoạch đào tạo; + Gắn đào tạo với sử dụng, với việc làm trong điều kiện có thị trường sức lao động. Xuất phát điểm để định hướng và quy hoạch công nghệ giáo dục - đào tạo chung theo tư duy lô - gích là những căn cứ dự báo về việc làm, về việc sử dụng nhân lực được đào tạo, mà việc này khác hẳn với thời kỳ đổi mới, nếu trước đây đó là vấn đề của công tác hoạch hoá tập trung và bao cấp, thì ngày nay chủ yếu lại là vấn đề của thị trường sức lao động, thị trường việc làm. - Nhà nước tổ chức thực hiện phương hướng giải quyết vấn đề việc làm do Đại hội VIII chỉ ra là: Tạo việc làm nhiều hơn số lao động tăng thêm hàng năm, giảm đáng kể thất nghiệp… bảo đảm công ăn việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên. Giảm tỷ lệ số người chưa có việc làm ở thành thị còn 5% và nâng thời gian sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000. Có thể nghiên cứu đề nghị của bản báo cáo nghiên cứu tổng thể ngành giáo dục và phân tích nguồn nhân lực VIE 89-22, cần tổ chức công tác thông tin về nhu cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60234.doc
Tài liệu liên quan