MỤC LỤC
I. Lời mở đầu 1
II. Cơ sở lý luận của quyền giám sát tối cao 2
1. Bản chất của quyền giám sát 2
2. Chủ thể và các đối tượng của hoạt động giám sát 2
3.Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội 3
III. Sự phát triển của quyền giám sát trong 4 bản hiến pháp của nước ta 4
1. Hiến pháp (1946) 4
2. Hiến pháp (1960) 5
3. Hiến pháp (1980) 6
4. Hiến pháp (1992) 6
Đặc điểm chung của các bản Hiến pháp 7
IV. Thực tế về hoạt động giám sát 7
1. Thực tại của hoạt động giám sát 7
2. Phương hướng hoàn thiện 9
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự phát triển của quyền giám sát trong 4 bản hiến pháp của nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lời mở đầu
Trong bộ máy nhà nước Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng, Hiến pháp năm 1992 dã xác định:” Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.”
Với vị trí quan trọng như vậy Điều 83 Hiến pháp năm 1992 đã quy định chức năng của Quốc hội bao gồm những phương diện lớn sau đây:
“Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ Kinh tế – Xã hội, Quốc phòng, An ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, có hiệu lực và có hiệu quả.”
Trong các chức năng đó thì quyền lực cao nhất của Quốc hội vẫn là ở vai trò lập hiến và lập pháp, nhưng làm sao để cho chức năng lập hiến và lập pháp đó được thi hành triệt để, có hiệu lực, hiệu quả và đồng bộ thì phải do chức năng giám sát tối cao của Quốc hội quyết định. Có thể nói quyền giám sát tối cao của Quốc hội là rất quan trọng.
Giám sát thực hiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như: Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân... Nhưng Quốc hội vẫn có quyền giám sát cao nhất.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông qua hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và hoạt động chất vấn tại các kì họp của Quốc hội.
II - Cơ sở lý luận của quyền giám sát tối cao.
Bản chất của quyền giám sát
Bản chất của quyền giám sát tối cao của Quốc hội thể hiện bằng quyền lực của Quốc hội tức là thể hiện ý chí của nhân dân. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội có mối quan hệ hữu cơ với quyền lập pháp và quyền quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước.
Nó còn thể hiện ở những dặc điểm để thực hiện bản chất của mình.
Giám sát mang tính quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội có thể giám sát ở mức độ cao nhất trong hoạt động của bộ máy Nhà nước ở bất kỳ phương diện nào, lĩnh vực nào trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với các đối tượng.
Hoạt động giám sát mang tính tổng quát, bao trùm nhất, mang tính định hướng nhất định đối với những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, những vấn đề cần quan tâm của cả nước.
áp dụng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước cao nhất để sử lý những vấn đề nảy sinh trong giám sát và chịu trách nhiệm pháp lýđối với những người bị giám sát.
Hoạt động giám sát của Quốc hội có quan hệ trực tiếp và tác động trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Chủ thể và các đối tượng của hoạt động giám sát.
Chủ thể thực hiện quyền giám sát tối cao, Theo điều 83 Hiến pháp 1992 thì Quốc hội là cơ quan có chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước và cũng theo nguyên tắc tập chung dân chủ và quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cá cơ quan đại biểu cao nhất và cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội. Quốc hội là chủ thể duy nhất của quyền giám sát tối cao.
Đối tượng của hoạt động giám sát.
Đối tượng quan trọng nhất thuộc quyền giám sát của Quốc hội là chính phủ, thủ tướng chính phủ và các thành viên của chính phủ. Bởi một chính sách nóng vội và sai lầm sễ ảnh hưởng tới hệ phát triển của một đất nước.
Các cơ quan khác mà quốc hội trực tiếp giám sát là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và những người đứng đầu các cơ quan này. Việc giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan này chỉ mang chừng mực nhất định vì đây là các cơ quan đặc biệt thực hiện theo nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
Chủ tịch nước là một trong những đối tượng quan trọng chịu sự giám sát của Quốc hội.
Ngoài ra Quốc hội còn giám sát các cơ quan và chức danh quan trọng như: ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và chủ tịch Quốc hội. Đây chỉ là hình thức giám sát của Quốc hội với các cơ quan của mình nên không đồng nhất với việc Quốc hội giám sát các cơ quan Nhà nước khác.
Các cơ quan này tuy có chức năng nhiệm vụ độc lập nhưng người đứng đầu cơ quan đó chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của các cơ quan mình trước Quốc hội, tại các kì họp Quốc hội hoặc khi Quốc hội đề nghị phải trả lời chất vấn Quốc hội.
Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội.
Những cơ quan và người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát của Quốc hội là:
ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại điều 11, 12, 13 của luật tổ chức Quốc hội.Với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của luật tổ chức Quốc hội , tự mình thực hiện chức năng giám sát, điều hòa hoạt động giám sát. ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hội. Thẩm quyền thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của hội đồng và các ủy ban của Quốc hội được luật tổ chức Quốc hội quy định từ điều 23 đến điều 24.
Đại biểu Quốc hội: Thẩm quyền thực hiện giám sát được quy định tại điều 47 của luật tổ chức Quốc hội và điều 98 của Hiến pháp 1992 có quy định đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng và cá thành viên khác của chính phủ, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Những phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội.
Là những cách thức của Quốc hội thực hiện việc giám sát tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật theo quy định của Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi bổ sung năm 2001 và Luật tổ chức Quốc hội, Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, thì Quốc hội có những phương thức giám sát sau:
Xét báo cáo của chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân. Theo điều 67 luật tổ chức Quốc hội.
Chất vấn, một phương pháp giám sát rất quan trọng của Đại biểu Quốc hội.
Giám sát bằng hoạt động kiểm tra thực tế việc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở địa phương của ủy ban thường vụ Quốc hội, các Hội đồng và ủy ban của Quốc hội hoặc ủy ban kiểm tra dặc biệt, ủy ban lâm thời của Quốc hội( các ủy ban của của Quốc hội)
Giám sát qua việc xét đơn thư khiếu nại của nhân dân, qua các phương tiện thông tin đại chúng.
III- Sự phát triển của quyền giám sát trong 4 bản Hiến pháp của nước ta.
Hiến pháp (1946)
Vị trí pháp lý của Hiến pháp (1946) quy định tại điều 22, Nghị viện có quyền cao nhất. Đã thể hiện sẽ quan điểm quyền lực nhà nước nằm trong tay nhân dân.
Hiến pháp năm 1946 không dùng thuật ngữ “giám sát” nhưng nội dung của hoạt động giám sát của nghị viện đối với chính phủ được quy định rất chặt chẽ.
Để kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản pháp qui do chính phủ ban hành, theo quy định của Hiến pháp năm 1946, điều 36, Ban thường vụ nghị viện có quyền:
Biểu quyết những đề án, sắc luật của chính phủ, những dự án đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất đề nghị Viện ưng chuẩn hoặc phế bỏ và theo quy định của điều 23, Hiến pháp 1946 Nghị viện có quyền chuẩn y các hiệp ước mà chính phủ ký với nước ngoài.
Để kiểm tra tính hợp hiến hợp pháp trong hoạt động của Chính phủ(điều 36,HP 1946) quy định rất chặt chẽ quyền “Kiểm soát phê bình chính phủ” và quy định rất chặt chẽ quyền chất vấn Chính phủ của Nghị Viện( điều 55). Đây là hình thức thực hiện quyền giám sát quan trọng nhất của Nghị viện với Chính phủ.
Để đảm bảo cho mọi Nghị quyết của Nghị viện được Chính phủ nghiêm chỉnh chấp hành(HP 1946) còn quy định” Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức”
Toàn thể nội các không phải chịu liên quan tới trách nhiệm về hành vi của một bộ trưởng.
Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về con đường chính trị của nội các. Nhưng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết vấn đề tín nhiệm khi thủ tướng, ban thường vụ hoặc một phần tư tổng số Nghị viện nêu vấn đề ấy ra.
Quy định trên thể hiện quyền lực của nghị viện trong việc giám sát hoạt động của chính phủ. Trong các bản Hiến pháp về sau không có quy định về vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đối vớ chính phủ mà chỉ qui định quyền bãi miễn các chức vụ cao nhất của cơ quan đó mà thôi.
Hiến pháp 1960 ( thông qua ngày 31/12/1959) kế thừa và phát huy tính ưu việt, tiến bộ và dân chủ của Hiến pháp 1946.
Hiến pháp 1960 cũng không có điều nào nói về quyền giám sát tối cao của Quốc hội nhưng có nhiều quy định hơn về những quyền hạn của Quốc hội để đảm bảo cho những quyền hạn của Quốc hội thực hiện việc giám sát hoạt động của chính phủ và các cơ quan nhà nước khác và giám sát được tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản phải quy định do các quan nhà nước ban hành.
Lần đầu tiên thuật ngữ “ giám sát” được sử dụng để xác định chức năng và quyền hạn của Quốc hội. Sự mở rộng này dwowcj quy định tại điều 52 hiến pháp 1960. Ngoài ra Quốc hội có thể giao cho ủy ban thường vụ Quốc hội những quyền hạn khác xét khi thấy cần thiết.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình thông qua các ủy ban của Quốc hội.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình thông qua quyền chất vấn của đại biểu.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình thông qua xét bản báo cáo của hội đồng Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Qua các quy định trên Hiến pháp 1960 quyền giám sát của Quốc hội được mở rộng và quy định chặt chẽ hơn Hiến pháp 1946.
Hiến pháp 1980. Thông qua ngày 18/12/1980. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 8.
Lần đầu tiên trong 3 bản Hiến pháp, thuật ngữ “quyền giám sát tối cao của Quốc hội” được sử dụng để quy định chức năng, quyền hạn của Quốc hội với quy định đó, Hiến pháp 1980 xác định mặt pháp lý về quyền qiám sát tối cao là một bộ phận cấu thành quyền lực Nhà nước của Quốc hội.
Để kiểm tra tính hợp hiến hợp pháptrong hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói trên. Hiến pháp 1980 quy định Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn tại 83 điểm 9, điều 100 điểm 7 và điều 95.
Hiến pháp 1980 không quy định vấn đề Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ và không dặt ra vấn đề nội các phải từ chức nếu không được Quốc hội tín nhiệm( Do tình hình Kinh tế- Chính trị- Xã hội nước ta bấy giờ đã có nhiều biến đổi, những chức vụ quan trọng của Nhà nước được những đảng viên ưu tú của Đảng được Quốc hội cử giữ.
Hiến pháp 1980 còn quy định hình thức và phương pháp thực hiện quyền giám sát nếu giám sát nếu Hiến pháp 1946 chỉ quy định quyền giám sát của Nghị viện, ban thường trực của nghị viện, thì Hiến pháp 1980 chú trọng đến hoạt động giám sát của Hội đồng và ủy ban thường trực của Quốc hội theo quy định của điều 82(Hiến pháp 1980)
Quốc hội còn giao cho Viện kiểm sát nhân dân việc giám sát tuân theo Hiến pháp và Pháp luật, việc đảm bảo chấp hành thì được giao cho tòa án, Chính phủ thì đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước.
So với hiến pháp 1946 và 1960 thì Hiến pháp 1980 đã có nhiều quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, một cách đầy đủ và mở rộng hơn về thẩm quyền như đã trình bày ở phần trên.
Hiến pháp 1992 (Thông qua ngày 15/04/1992 và công bố ngày 18/04/1992.
Ra đời trong hoàn cảnh nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống Kinh tế- Xã hội. Kế thừa tính ưu việt của 3 bản Hiến pháp trước. Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa đường lối Cách mạng đổi mới của Đảng ta mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra thành những quy định của Hiến Pháp, trong đó có quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội.
Tại điều 83 (Hiến pháp 1992) về chức năng của Quốc hội có phần “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của đất nước”
Và theo Hiến pháp 1992 Quốc hội vẫn là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và quyền giám sát tối cao vẫn là một bộ pận cấu thành quyền lực Nhà nước.
Để thực hiện quyền giám sát, Quốc hội không thể tự mình trực tiếp giám sát tính hợp hiến hợp pháp trong hoạt động tất cả các cơ quan Nhà nước, Tổ chức xã hội, tổ chức Kinh tế, đơn vị vũ trang và công nhân. Do đó bằng quy định của Hiến pháp và Luật, Quốc hội phân định thẩm quyền giám sát cho những cơ quan Nhà nước pháp quyền giám sát cho những cơ quan Nhà nước khác nhau. Đó cũng là bước tiến mới để xây dựng một Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Quốc hội chỉ giữ lại quyền giám át ủa mình đối với hoạt động của chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hiến pháp 1992 cũng không quy định Quyết định bỏ phiếu tín nhiệm nội các như đã trình bày ở những phần trước.
Hiến pháp 1992 về quyền giảm sút của Quốc hội đã đưa quyền giám sát của Quốc hội đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong hệ thống các quyền của Quốc hội.
(*) Điểm chung của các bản Hiến pháp:
Đều quy định cho Quốc hội có những quyền hạn để giám sát tính hợp Hiến hợp pháp cuả các văn bản pháp quy.
Nó cũng quy định cho Quốc hội trong việc xử lý những văn bản pháp quy trái với Hiến pháp và luật do Chính phủ ban hành và quyền bầu và bãi miễn các chức vụ cao cấp của nhà nước.
Tuy nhiên do điều kiện lịch sử và sự phát triển của nhà nước ta nêncác quyền giám sát của Quốc hội ngày càng được mở rộng, thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn trong các bản Hiến pháp về sau. đó cũng là biểu hiện bản chất của Nhà nước ta, một Nhà nước “ Do dân vì dân”.
IV- Thực tế về hoạt động giám sát
Thực tại của hoạt động giám sát.
Thành tựu.
Hoạt động giám sát của Quốc hội trong những nhiệm kỳ vừa qua đã đạt được những bước tiến đáng kể. Quốc hội khoá XIđã có nhiều đổi mới đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của các lĩnh vực, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhiều đại biểu quốc hội khoá XI khi đánh giá về chức năng giám sát của Quốc hội đã cho rằng hoạt động này được đẩy mạnh trong nhiệm kỳ vừa qua. Việc giám sát tối cao tại các kỳ họp toàn thể của quốc hội cũng được tăng cường hơn.
Trong những nhiệm kỳ vừa qua QH đã có nhiều sáng tạo trong chức năng giám sát, bên cạnh công tác lập pháp đã có nhiều đổi mới, khắc phục được tình trạng làm văn tập thể trong làm luật. Công tác giám sát đã khơi gợi được những vấn đề được người dân bức xúc, nhiều lĩnh vực còn trì trệ đã có những biện pháp giải quyết.
a. Trong những năm (1992 – 1997).
Tăng cường giám sát tình hình thực hiện nghị quyết của QH về nhiệm vụ năm 1992, Nghị quyết ngân sách nhà nước là công việc thường xuyên.
Hội đồng dân tộc tổ chức đoàn khảo sát ở những xã huyện khó khăn, từ đó đề xuất, kiến nghị những vấn đề quan trọng thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng cao, vấn đề phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ.
Quốc hội tiến hành thẩm tra báo cáo của chính phủ, TAND tối cao, VKSNDTC về tình hình thi hành pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng...
Giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết của QH về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng buôn lậu. Tại các kỳ họp tiếp tục bàn về tình hình xét xử, kết quả xét xử các vụ án tham nhũng tại địa phương.
hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu QH được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu quốc hội, của chính phủ và các cơ quan hữu quan trước nhân dân, từ năm 1994 đến nay, các kỳ họp của QH được truyền hình trực tiếp tạo không khí cởi mở, đàm thoại giữa người hỏi và trả lời được nhân dân quan tâm theo dõi. Những vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước được trao đổi công khai để mọi người dân đều có cơ hội hiểu biết.
b.Trong những năm (1997 – 2002).
Quốc hội tập trung giám sát việc thi hành pháp luật, Hiến pháp, hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện những nhiệm vụ quan trọng về kinh tế, NSNN.
Hoạt động giám sát tại kỳ họp được đổi mới theo đó nhân dân giám sát ngày càng phong phú. Thời gian dành cho việc xem xét các báo cáo cung được bố trí thoả đáng hơn, các phiên chất vấn đều được phát thanh trực tiếp.
c. Trong những năm (2002 – 2007)
Hoạt động giám sát được đẩy mạnh, công tác giám sát đã được chú trọng trong những vấn đề người dân bức xúc, những lĩnh vực còn trì trệ đã có những biện pháp giải quyết.
Quốc hội đã nghe báo cáo giám sát chuyên đề do uỷ ban thường vụ Quốc hội tiến hành và các vấn đề gây bức xúc như lãng phí trong đầu tư, xây dựng cơ bản quốc hội đã ban hành Luật giám sát quốc hội (tháng 6/2003) nhằm cụ thể hoá chức năng giám sát tối cao của QH, của các cơ quan của QH, đại biểu QH...
Qua gần hai kỳ họp, hiện nay đã tiến hành kỳ họp thứ hai của QH khoá XII, hoạt động giám sát tập trung chủ yếu vào việc nghe báo cáo của chính phủ, TAND, VKSND... giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân, hoạt động chất vấn của các đại biểu QH về tình hình khiếu nại tố cáo của nhân dân ngày càng tăng.
1.2. Những hạn chế.
Trong hoạt động giám sát của mình ,bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động giám sát của QH còn có nhiều tồn tại, hạn chế như:
- Hoạt động giám sát của QH chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và phân tích vấn đề vụ việc, rồi động viên đôn đốc nhắc nhở chứ chưa có biện pháp thực sự hữu hiệu. Hay nói đúng hơn chỉ mang tính hình thức.
- Trong thực tế chỉ có uỷ ban của QH đi giám sát còn các đại biểu quốc hội, các đoàn đại biểu QH vẫn đứng ngoài việc thực hiện chức năng này, chưa có sự phối hợp giữa các Uỷ ban của QH với HĐND các cấp.
- Trong hoạt động chất vấn trả lời tại các kỳ họp thì từ lời nói đến việc làm còn một khoảng cách khá xa. Trong các kỳ chất vấn nhiều khi người bị chất vấn trả lời một cách chung chung chưa nêu những giải pháp cụ thể để thực hiện trong thực tế.
- Theo ý kiến của nhiều đại biểu QH cho rằng: hiệu lực giám sát của QH chưa cao, chế tài chưa đủ mạnh, những vấn đề được giám sát nhiều, chất vấn nhiều nhưng việc khắc phục lại chậm.
- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân chưa phát huy được hiệu quả, thực trạng nhân dân khiếu nại còn nhiều.
2. Phương hướng hoàn thiện.
- Xây dựng chương trình giám sát hàng năm, tập trung giám sát ở một số lĩnh vực đại đa số nhân dân quan tâm, đưa ra biện pháp giải quyết cụ thể.
- Thành lập các cơ quan kiểm toán độc lập để giám sát trong lĩnh vực tài chính một cách thực chất và có chất lượng hơn.
- Quốc hội cần ban hành quy chế rõ ràng hơn về việc chất vấn và trả lời chất vấn.
- Nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước...
- Tăng cường giám sát theo chuyên đề, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật.
- Đoàn đại biểu QH nên làm việc với từng ngành có liên quan để chủ động giải quyết nhanh chóng, chính xác những thắc mắc của cử tri.
- Đồng thời cũng cần tăng cường điều kiện vật chất, phương tiện thông tin để đảm bảo chức năng giám sát quốc hội được thực hiện có hiệu quả trên thực tế.
Tài liệu tham khảo
1, Giáo trình luật Hiến pháp – Trường ĐH Luật HN
2, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung
3, Bình luận khoa học về Hiến pháp
4, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số5-2002
5, Về quyền giám sát tối cao của QH – Phạm Ngọc Kì (NXB CTQG)
6, Giáo trình luật Hiến pháp - ĐHQG
7, Tạp chí luật học năm 2005
8, Tạp chí nghiên cưú lập pháp năm 2
Mục lục
I. Lời mở đầu 1
II. Cơ sở lý luận của quyền giám sát tối cao 2
1. Bản chất của quyền giám sát 2
2. Chủ thể và các đối tượng của hoạt động giám sát 2
3.Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội 3
III. Sự phát triển của quyền giám sát trong 4 bản hiến pháp của nước ta 4
1. Hiến pháp (1946) 4
2. Hiến pháp (1960) 5
3. Hiến pháp (1980) 6
4. Hiến pháp (1992) 6
* Đặc điểm chung của các bản Hiến pháp 7
IV. Thực tế về hoạt động giám sát 7
1. Thực tại của hoạt động giám sát 7
2. Phương hướng hoàn thiện 9
baitap luat.doc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ hiến pháp- quyền giám sát tối cao của Quốc hội.doc