Tiểu luận Sự phát triển Kinh doanh theo mạng tại Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương 1: Khái niệm chung về vấn đề kinh doanh đa cấp. 2

1-Kinh doanh đa cấp là gì? 2

2-Lịch sử của ngành Kinh doanh theo mạng. 2

2.1 Lịch sử của ngành kinh doanh theo mạng trên thế giới. 2

2.2 Những con số thông kê: 4

3- Đặc điểm của ngành kinh doanh theo mạng. 5

3.1 Đặc điểm chung: 5

3.2 Lợi thế của mô hình Kinh doanh theo mạng. 5

3.3 Sự khác nhau giữa Kinh doanh truyền thống và Kinh doanh theo mạng 6

Chương 2: Sự phát triển Kinh doanh theo mạng tại Việt Nam. 7

1-Thực trạng của mô hình Kinh doanh theo mạng tại Việt Nam. 7

1.1. Mặt tiêu cực: 7

1.2 Mặt tích cực: 9

2-Cơ sở luật pháp. 10

3- Sự phát triển kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. 11

4- Giải pháp phát triển kinh doanh theo mạng tại Việt Nam. 13

4.1-Những gì cần làm để phát triển KDTM. 16

Kết luận. 20

Nguồn 21

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự phát triển Kinh doanh theo mạng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xứng với sự nỗ lực của bạn. Mức độ thành công phụ thuộc vào ý chí và cường độ làm việc của bạn Sở hữu doanh nghiệp riêng với vốn nhỏ hoặc không cần vốn. Nhận được sự hỗ trợ và đào tạo của công ty mà bạn tham gia. Mọi người thích mua hàng thông qua hệ thống kinh doanh theo mạng. Theo khảo sát gần đây, 55% người Mỹ đã mua hàng hoá và dịch vụ thông qua hề thống bán hàng thực tiếp. Tỷ lệ này lớn hơn cả số người mua hàng thông qua truyền hình và mua hàng trực tuyến cộng lại. Người ta công nhận giá trị của các sản phẩm được cung cấp bởi hệ thống bán hàng trực tiếp và 45% người Mỹ muốn mua hàng qua hệ thống này. Kinh doanh theo mạng là ngành kinh tế đang phát triển. Doanh số ngành kinh doanh này tại Mỹ đã tăng gấp đôi trong thập kỷ trước với mức 25 tỷ USD. Còn hiện nay doanh số toàn cầu đã lên đến mức 82 tỷ USD. Nhiều người xuất thân từ mọi tầng lớp, độ tuổi, đã thành công với Kinh doanh theo mạng Nhiều người làm bán thời gian về sau thì bỏ công việc chính khi mà thu nhập trong Kinh doanh theo mạng của họ nhiều hơn. 3.3 Sự khác nhau giữa Kinh doanh truyền thống và Kinh doanh theo mạng -Kinh doanh theo mạng là một kỹ thuật có sức tác động lớn nhằm giới thiệu sản phẩm nhãn hiệu mới, Đặc biệt là những mặt hàng yêu cầu sự kết quả cụ thể hoặc được chứng nhận. Nó phát triển mạnh mẽ thông qua sự “truyền miệng” của các phân phối viên, và chia sẻ sự ưa thích của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ của công ty. -Kinh doanh truyền thống thì không, chỉ có thể quảng bá sản phẩm qua các dịch vụ truyền thông như tivi, đài, internet…,quảng cáo hay tiếp thị. Phạm vi hoạt động hẹp hơn. -Hoa hồng được chi trả trên doanh số bán thực tế và vì thế khẩu ngữ thay thế những chiến dịch quảng cáo tốn kém, phân phối theo Kinh doanh theo mạng là một phương thức hiệu quả và kinh tế để tiếp thị một sản phẩm hoạc dịch vụ. -Kinh doanh truyền thống thì không, thường thì lương chi trả cho công nhân viên không đúng với thực tế và công sức mà họ bỏ ra. Chương 2:Sự phát triển Kinh doanh theo mạng tại Việt Nam. 1-Thực trạng của mô hình Kinh doanh theo mạng tại Việt Nam. 1.1. Mặt tiêu cực: Mãi đến cuối thập kỷ 90, ở nước ta mới bắt đầu xuất hiện một số công ty kinh doanh theo hình thức này. Điều khác thường ở Việt nam là các công ty này bị lên án nhiều hơn là được ung hộ. Việc phương thức này xuất hiện ở Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng thời gian qua chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ, bị biến tướng và bóp méo bởi một số thương nhân làm ăn không chân chính nhằm phục vụ mục đích tư lợi cá nhân. Cùng với phương thức Kinh doanh theo mạng chân chính, biến tướng của nó – mô hình “kim tự tháp”, một kiểu kinh doanh lừa đảo người tham gia đang bị nhiều nước trên Thế giới ngăn cấm. Mô hình kinh doanh “kim tự tháp” có bề ngoài rất giống phương thức kinh doanh theo mạng thông thường nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc người tham gia. Theo các chuyên gia, tiêu chí để nhận dạng các công ty ap dụng kiểu “kim tự tháp”, tức là bán hàng đa cấp bất chính thường là doanh nghiệp bán hàng yêu cầu người muốn tham gia phỉa đặt cọc một khoản tiền để được quyền tham gia vào mạng lưới bán hàng nhưng không được nắm giữ hàng hoá. Đây chính là điểm mà nhiều người dễ bị lừa đảo vì các công ty bất chính này thường đưa ra mồi nhử là một khoản hoa hồng rất cao (có khi đến 50 – 60%). Sau khi nhận được tiền đặt cọc, công ty không hoạt động nữa, thậm chí bỏ trốn và ẵm luôn tiền của những người đã đặt cọc. Tại thị trường Việt Nam đã từng xảy ra vụ Công ty Thế giới mới lừa đảo chiếm đoạt hơn 6 ỷ đồng của gần 200 người tham gia mạng lưới. Bằng thủ đoạn yêu cầu người tham gia vao mạng lưới phải đặt cọc từ 1,8 -3,6 triệu đồng hoặc mua đủ 3 sản phẩm với giá 120 USD, đã để công ty ôm trọn 6 tỷ đồng của những người nhẹ dạ rồi bỏ trốn. Một cách khác các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường yêu cầu người tham gia phải bán được một lượng hàng hoá nhất định trong một tháng để duy trì quyền tham gia của người đó. Việc này tạo sức ép khiến người tham gia phaỉ bán được hàng cho doanh nghiệp, nếu không sẽ mất ngay lập tức cái quyền tham gia mà họ đã có được bằng cách mua một lượng sản phẩm nhất định ban đầu. Trên thực tế có những tháng người tham gia không thể bán đủ số hàng cần thiết, nhưng lo sợ mất quyền của mình đã phaỉ vay mượn để tự mua đủ lượng hàng cần bán. Nếu sau đó họ không bán được số hàng hoá đó, không thu hồi được tiền thì những người này rất dễ trở thành con nợ…ở nước ta đã có trường hợp một công ty yêu cầu người tham gia phải bán được mỗi tháng 2 sản phẩm, tương đương 6 triệu đồng để được duy trì quyền tham gia, từ đó mới được hưởng hoa hồng. Trước đây họ phải mất 6 triệu đồng để mua quyền tham gia. Nếu trong tháng họ chỉ bán được 1 sản phẩm, do đó nếu không muốn bị mất 6 triệu đồng kia, họ buộc phải tự bỏ ra 3 triệu để tự mua một sản phẩm nữa (mà không có nhu cầu sử dụng) cho đủ số. Giả sử thánh tiếp theo, họ cũng chỉ bán được 1 sản phẩm và không thể có thêm 3 triệu đồng để mua hàng, họ sẽ mất luôn quyền tham gia. Được biết, để bảo vệ người tham gia, luật của tất cả các nước đều yêu cầu các Doanh ngiệp bán hàng đa cấp phải mua lại số hàng chưa bán được đó của người tham gia Thủ đoạn tiếp theo của daonh ngiệp bán hang đa cấp bất chính là cho người tham gia được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, hay lợi ích kinh tế khác chỉ từ hoặc chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Mục đích của việc bán hàng nói chung và bán hàng đa cấp nói riêng là phaỉ đưa được hàng hoá ra thị trường, đến người tiêu dùng. Người môi giới bán hàng cũng nhằm làm cho hàng hoá được bán ra cho khách hàng. Nếu chỉ giới thiệu người khác tham gia sẽ dẫn đến tình huống những người tham gia trước không quan tâm đến việc bán hàng mà chỉ tìm cách dụ dỗ cành nhiều người tham gia vào mạng lưới càng tốt. Những người bị dụ dỗ phải trả tiền mua “quyền tham gia” như đã nói ở trên và chưa chắc đã nhận được hoa hồng vì chưa biét có bán được hàng hay không. Như vậy, công ty được lợi vì không cần bán hàng đến người tiêu dùng mà vẫn tiêu thụ dược hàng với giá cả cao hơn nhiều so với chất lương sản phẩm (khi người tham gia buộc phải mua hàng để có quyền tham gia), người tham gia trước được hưởng hoa hồng từ việc giới thiệu trong khi người tham gia bị dụ dỗ thì không thu đươc lợi ích gì vì không bán được hàng mà còn có thể bị mất một số tièn lớn Từ năm 2000 đến cuối năm 2004, trong số các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp đã cá biệt có một vài doanh nghiệp lợi dụng việc chưa có pháp luật điều chỉnh phương thức kinh doanh này và sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng nên đã có hàng vi kinh doanh trục lợi và gây ra những vấn đề xã hội lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh trung thực cũng đã giới thiệu những sản phẩm tốt tại thị trường Việt Nam và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đây là tính hại mặt của hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp. Do hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp rất mới đối với Việt Nam , nên việc phân biệt doanh nghiệp kinh doanh chân chính và doanh nghiệp kinh doanh bất chính là không dễ dàng. Đứng từ góc độ người tiêu dùng và đại đa số công chúng, tiêu chí thiết thực nhất là chất lượng của sản phẩm: Sản phẩm có được người tiêu dùng chấp nhận không. Nếu sản phẩm không được người tiêu dùng chấp nhận thì thực tế giao dịch bán hàng không được thực hiện, mà chỉ tồn tại một hệ thống những người tự ôm hàng. Đây là hàng vi kinh doanh bất hợp pháp theo mô hình kim tự tháp, phát triển song song với hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp. Điều này gây thiệt hại cho đa số những người tham gia hệ thống bán hàng và gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung. Điều này xuất phát từ các lý do chủ yếu: Pháp luật chưa ban hành kịp thời tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hợp pháp và kiểm soát hoạt động bất hợp pháp; Nhận thức của cộng đồng về loại hình kinh doanh này còn ở mức sơ khởi; Chính các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp muốn làm ăn lâu dài tại thị trường Việt Nam có thể chưa có cơ chế quản lý hữu hiệu theo kịp sự phát triển thị trường hoặc chưa đầu tư thoả đáng cho những người tham gia hệ thống để tạo ra nền tảng kinh doanh lâu dài và đạo đức kinh doanh trung thực; Nhiều phân phối viên hoạt động và phát triển tự phát, chưa được đào tạo hoặc chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, hoặc hạn chế về hiểu biết xã hội và kinh doanh….; Các mặt hàng chủ yếu liên quan đến sức khoẻ con người, nên dễ bị lợi dụng trong việc thông tin khi bán hàng. 1.2 Mặt tích cực: Với sự nỗ lực và sự tin tưởng vào thành công của mô hình kinh doanh mới mẻ này, các công ty kinh doanh theo mạng tiên phong cũng như cộng đồng nhà phân phối đã cố gắng hết sức mình. Và công sức bỏ ra đã đến mùa thu hoạch. Hiện nay nhà nước đã công nhận Kinh doanh theo mạng là một ngành kinh doanh hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Theo Phó giáo sư tiến sĩ Đặng Văn Thanh- Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và Ngân sách quốc hội, nếu chỉ vì một vài hiện tượng cá biệt mà không thừa nhân sự tồn tại của phương thức kinh doanh đa cấp cũng như những tác động tích cực của nó trong việc kính thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tăng cường lưu thông hàng hoá để thúc đẩy kinh tế phát triển sẽ là một quan điểm sai lầm và không phù hợp với chủ trương hội nhập kinh tế. Cũng theo ông Thanh “Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có thể quản lý được hoạt động kinh doanh này một cách có hiệu quả và đưa nó vào quỹ đạo lành mạnh, góp phần củng cố hệ thống phân phối hàng hoá của Việt nam hiện nay và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân”. Phương thức bán hàng đa cấp đã có trên thế giới và mới du nhập vào Việt Nam từ năm 2000. Cho tới nay theo số liệu thống kê của bộ Thương mại có khoảng 20 doanh nghiệp kinh doanh bán hạng đa cấp. Mặt hàng được kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người như thực phẩm bổ dưỡng, máy mát xa, máy lọc không khí, hoặc mỹ phẩm. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý độc quyền cho các công ty hoặc tập đoàn nước ngoài kinh doanh bán hàng đa cấp. Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh bán hàng đa cấp đều đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp với ngành hàng mua, bán và phân phối mặt hàng tương ứng. Quan hệ pháp lý giữa doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp với các phân phối viên là quan hệ hợp đồng đại lý về tiêu thụ sản phẩm, mà không phải là quan hệ lao động. Từ khi luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan tới quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực thi hành, tạo nên khung pháp lý để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng tiến hành quản lý, kiểm tra, và xử lý các hoạt động bán hàng đa cấp trái pháp luật, nhằm đưa hoạt đọng bán hàng đa cấp đi vào nề nếp, phát triển đúng pháp luật. Tuy đến nay chưa có khảo sát chính thức, nhưng có thể nhận thấy những hiện tượng lộn xộn trong bán hàng đa cấp vừa qua giảm bớt đi rất nhiều. 2-Cơ sở luật pháp. Hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp lần đầu tiên chính thức được pháp luật Việt nam điều chỉnh theo quy định của Luật Cạnh tranh, được Quốc Hội thông qua ngày 3/12/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Luật canh tranh, Nghị định 110/2005/NĐ-CP và thông tư 19/2005/TT-BTM đã quy định rất nhiều biện pháp khác nhau để cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành giám sát và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Tại điều 3.11 của Luật Cạnh tranh, bán hàng đa cấp được xác định là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá đáp ứng các điều kiện sau: việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhánh khác nhau; hàng hoá được người tham gia bán hàng đa cấp tiệp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc, hoặc địa điểm khác….; người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghịêp bán hang đa cấp chấp thuận. Luật cạnh tranh cũng quy định bán hàng đa cấp bất chính là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị pháp luật cấm (điều 39.9) Điều 48 của luật Cạnh tranh quy định đó là các hành vi nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp gồm: yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại; cho người tham gia nhận tiền hoa hồng tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia. Luật cạnh tranh quy định bán hàng đa cấp bất chính nhằm phòng ngừa và loai bỏ các hành vi trục lợi hoặc lừa đảo trong hoạt động bán hàng trực tiếp. Ngày 6/5 Bộ Thương mại đã tổ chức buổi toạ đàm lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó, các hành vi thoả thuận để hạn chế cạnh tranh như sau có thể bị phạt tối đa đến 10% tổng doanh thu : Thoả thuận ấn định giá hàng hoá dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp; Thoả thuận phân chia thị trường, nguồn cung cấp hàng hoá, thoả thuận để ngăn cản, kiềm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường; Thoả thuận để loại bỏ những doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, thông đồng để thắng thầu… Bà Đinh Thị Mỹ Loan- Cục trưởng cục Quản lý cạnh tranh cho rằng đây là hình thức phạt nặng nhất từ trước tới nay ở nước ta. Riêng đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính (mang tính lừa đảo) có thể phạt đến 100 triệu đồng. Các hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha doanh nghiệp khác, quảng cáo khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh… cũng sẽ bị phạt từ 5-50 triệu đồng. Một doanh nghiệp phải có giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp mới được tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp, yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của mình . Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ thường xuyên giám sát thông qua nhiều kênh khác nhau và sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm của doanh nghiệp và người tham gia. Hiện nay các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang tiến hành đề nghị cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Cục Quản lý cạnh tranh cùng các sở thương mại/ sở thương mại du lịch và các cơ quan chức năng khác đang cố gắng thực thi tốt những quy định pháp luật đã ban hành để sớm đưa hoạt động này đi vào nề nếp. 3- Sự phát triển kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Đã có một bước tiến lớn trong tư tưởng xây dựng pháp luật, một sự thay đổi trong phương thức kinh doanh cũng như nhận thức của người dân về kinh doanh bán hàng đa cấp. Quyền và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang được Bộ Thương mại dự kiến mở rộng thông qua sự “cởi bỏ” hoàn toàn tư duy “cấm đoán” của luật pháp đối với phương thức kinh doanh khá đặc thù này Đây được đánh giá là một “cuộc cách mạng” trong tư tưởng xây dựng pháp luật nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng, khẳng định chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh, cũng như củng cố và cải tổ hệ thống phân phối hàng hoá của Nhà nước. Theo Dự thảo Nghị định Giám sát hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất vừa được Ban soạn thảo đưa ra, các doanh nghiệp có quyền kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp đối với mọi loại hàng hoá, trừ những hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm lưu thông,danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh hàng giả,hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp cũng được phép thực hiện mọi hành vi kinh doanh trừ những hành vi mà pháp luật cấm do có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng. Đánh giá về dự thảo các quy định này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Chí, chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, nguyên là Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thương mại, Phó trưởng ban soạn thảo Luật Cạnh tranh cho rằng, đây là một bước tiến lớn trong tư tưởng xây dựng pháp luật, đặc biệt là đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh phương thức kinh doanh vốn được coi là khá phức tạp và nhạy cảm này. Phân tích cụ thể nhận định trên, ông Chí đưa ra một dẫn chứng điển hình về sự thay đổi cơ bản trong tinh thần của Dự thảo Nghị định so với các văn bản trước đây, đó là việc thể hiện quan điểm doanh nghiệp được quyền kinh doanh mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm thay vì tư duy truyền thống là doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh những gì mà pháp luật cho phép. Theo ông Chí, với sự thừa nhận này, pháp luật Việt Nam không chỉ hoàn toàn công nhận tính hợp pháp của phương thức bán hàng đa cấp như là một trong những hình thức phân phối hàng hoá, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp mở rộng quyền và phạm vi kinh doanh một cách lành mạnh theo đúng pháp luật. Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh này đang dần được cập nhật và hoàn thiện. Thời cơ đã đến, các công ty bán hàng đa cấp nước ngoài ồ ạt kéo vào thị trường Việt Nam, và những công ty Việt Nam chân ướt chân ráo cũng đang trong quá trình hình thành và phát triển với một khí thế vũ bão. Thông tin từ Cục Quản lý Cạch tranh (Bộ Thương Mại) cho biết, đến nay có 7 doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc được cấp giấy đăng lý tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp. Đó là các doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Sinh Lợi, Công ty TNHH Tân Hi Vọng, Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân, Công ty TNHH Thế giới Toàn Mỹ, Công ty TNHH Thương mại Lô Hội, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch ích Lợi, và Công ty TNHH Mỹ phẩm Avon. Trong đó Công ty Sinh Lợi có địa bàn hoạt động rộng nhất với gần 25 tỉnh/ thành phố. Và hơn 20 Công ty kinh doanh bán hàng đa cấp đang chờ được cấp giấy đăng ký tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp. Như vậy, sau hàng loạt những vấn đề được đặt ra kể từ khi hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện đầu những năm 2000, khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh này đang dần được cập nhật và hoàn thiện. Kinh doanh theo mạng – cơ hội kiếm tiền hợp pháp. Kinh doanh theo mạng là phương pháp bán lẻ thông dụng, trong đó hàng tiêu dụng được bán không phải trong các cửa hàng mà bởi các phân phối viên. Là một phân phối viên, bạn có thể kiểm soát thời gian cuả mình và kiếm tiền bằng cách bán các sản phẩm tiêu dùng được công ty đưa ra thị trường. Trong tổ chức kinh doanh theo mạng, bạn có thể xây dựng và quản lý công việc kinh doanh của mình tông qua việc tuyển dụng, thúc đẩy, hỗ trợ, và huấn luyện những người khác cũng bán được những sản phẩm đó. Thành quả bạn nhận được khi đó sẽ bao gồm một tỷ lệ phần trăm nhất định trên doanh số bán hàng của mạng lưới cộng với thu nhập riêng của bạn từ việc bán lẻ hàng hoá. Cơ hội này khiến kinh doanh đa cấp trở thành phương thức khởi nghiệp hấp dẫn cho những ai có số vốn ban đầu khiêm tốn. Tại việt Nam với cơ hội kiếm tiền hợp pháp này đã khiến cho hàng nghìn người có công ăn việc làm, đủ mọi lứa tuổi thành phần xã hội, có người coi đây là công việc chính thức, có người coi đây là công việc làm bán thời gian. Kihn doanh theo mang đang ngày một phát triển mạnh tại Việt Nam . Những câu chuyện tích cực trong kinh doanh theo mạng đã xuất hiện trên các tạp chí về kinh doanh.Những bài báo nói về kinh doanh theo mạng cũng có chiều hướng tích cực hơn,có những người đã tìm thấy cơ hội chưa từng mơ thấy được. Kinh doanh theo mạng là một trong những phương thức bán hàng nên cũng có những mặt mạnh và mặt yếu của nó. Thế nhưng không thể phủ nhận kết quả mà kinh doanh theo mạng, bán hàng đa cấp mang lại, và số nhà phân phối viên đang không ngừng tăng lên một cách chóng mặt. 4- Giải pháp phát triển kinh doanh theo mạng tại Việt Nam. Kinh doanh theo mạng thực sự là mô hình kinh doanh đang rất phát triển trên Thế giới, và tuy mới có mặt tại Việt Nam chưa lâu, song mô hình này đã có một chỗ đứng. Nhưng vì là một ngành kinh doanh mới, nên xung quanh nó còn rất nhiều vấn đề thắc mắc chưa được giải đáp. Trước tiên là về Nghị định Giám sát hoạt động bán hàng đa cấp cần phải có đầy đủ các chế tài đủ mạnh để xây dựng ý thức của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật cũng như răn đe và trừng phạt thoả đáng đối với những hành vi vi phạm. Hơn nữa, bản chất răn đe và kêu gọi chấp hành pháp luật của các chế tài không chỉ xuất hiện tại các điều khoản về xử lý hành vi vi phạm, mà nên được cụ thể hoá ngay cả trong các điều khoản quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh , hoạt động để hướng các doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật ngay từ đầu hơn là để vi phạm rồi mới bị phạt. Sự gia tăng và bùng nổ của ngành kinh doanh theo mạng tại Việt Nam nói riêng và tại Châu á nói chung đang được quy kết do thành công nổi bật cuả nhiều công ty bán hàng đa cấp. Việt Nam đang là sự lựa chọn cho những công ty bán hàng trực tiếp nào muốn mở rộng những cơ hội kinh doanh của họ vào khu vực Đông Nam á. Vì đây là một mô hình kinh doanh mới nên ta cần phải tìm hiểu và học hỏi kinh nghệm của các nước mà kinh doanh theo mạng phát triển mạnh mẽ như Mỹ là cái nôi của Kinh doanh theo mạng,như Singapore, Nhật… Có những sự thật khắc nghiệt và lạnh lùng trong thất bại của các công ty bán hàng trực tiếp hay kinh doanh theo mạng. Nếu một công ty kinh doanh theo mạng mới phá sản, sẽ là những lý do sau đây: Thiếu kinh nghiệm quản lý. Thiếu vốn. Đội ngũ phân phối viên thiếu hiệu quả. Không có năng lực tuyển mộ phân phối viên. Kế hoạch trả thưởng không hiệu quả. Các sản phẩm không tạo được ấn tượng. Thiếu tính độc đáo. Hiện nay, rõ ràng là chỉ cần bất kỳ một trong những lý do vừa nêu cũng có thể khiến một công ty bị trì trệ. Và thực tế khi một công ty thất bại, thì thường cũng là do hậu quả của một hay nhiều nhân tố này. Nhưng có thể nói, hoàn cảnh đáng buồn nhất chính là vì hoàn toàn có thể ngăn chặn được sự thất bại khi công ty nọ có đội ngũ thủ lĩnh tuyệt vời, tài chính rồi rào, kế hoạch trả thưởng hấp dẫn, hệ thống tiếp thị mạnh mẽ và những nhà phân phối có năng lực thế mà phải cuốn gói ra đi chỉ vì họ bị vướng phải một sản phẩm lỗi thời giống hệt những sản phẩm khác nhan nhản trên thị trường. Và điều này xảy ra quá thường xuyên. Những công ty này hiểu ra quá trễ rằng, đối với thị trường tiềm năng họ là những công ty kinh doanh theo mạng tương đương với một công ty nhỏ bé nhất xuất hiện hàng loạt trên thị trường. Thua cuộc trong cuộc cạch tranh của quá nhiều những sản phẩm từa tựa nhau, họ không thể thiết lập được định vị về tính độc đáo và riêng biệt đối với khách hàng cũng như bảo toàn được sự định vị thương hiệu thích hợp. Nói cách khác, những tổ chức kinh doanh theo mạng và bán hàng trự tiếp có thể bị suy yếu và sụp đổ chỉ vì thiếu ý tưởng nổi bật. Mặt khác, có nhiều ví dụ của những công ty với giám đốc tầm tầm, nguồn tài chính nghèo nàn, các nhà phân phối thiếu kinh nghiệm và một kế hoạch trả thưởng tầm tầm bậc trung cũng như một hệ thống kinh doanh lại nổi lên như những kẻ Kinh doanh theo mạng khổng lồ vì chọn được đúng sản phẩm vào đúng thời điểm. Những sản phẩm hoàn hảo có thể bù trừ cho một công ty chưa hoàn hảo. Chất lượng sản phẩm, giá cả phải chăng, và giao hàng đúng hẹn có thể che lấp được những điều chưa hoàn chỉnh trong tổ chức. Khách hàng có thể bỏ qua cho sự quản lý thiếu kinh nghiệm, nhà phân phối đơn điệu và bao bì không được bắt mắt nếu như họ thực sự yêu thích những sản phẩm bên trong. Những công ty tốt sẽ luôn có các khâu thực hiện tiến trình nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm. Bắt buộc đó phải là lĩnh vực cần chú trọng và cần thiết nhất cho doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng, không có công ty nào hoàn hảo cả, nhưng nếu như bạn tin tưởng sản phẩm của họ thật sự hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiền năng của bạn, bạn sẽ có được những khởi đầu tốt đẹp ban đầu với khách hàng. Nhưng bạn cũng đừng e ngại hỏi về mọi khía cạch trong doanh nghiệp của họ trước khi quyết định. Họ sẽ không hoàn hảo về tất cả những mặt bạn mong muốn, những công ty nào tốt thì luôn tìm mọi cách để cải tiến mô hình doanh nghiệp của mình. Rất có thể những đề nghị riêng của bạn sẽ giúp họ củng cố mô hình doanh nghiệp, tạo nên một cơ hội kinh doanh lâu dài và vững mạnh cho bạn. Trong vài năm gần đây, Kinh doanh theo mạng đã hướng tới những sản phẩm và những dịch vụ công nghệ cao. Từ bảo hiểm nhân thọ đến dịch vụ nha sĩ và dịch vụ pháp lý, mọi sản phẩm tiêu dùng hoặc dịch vu đáp ứng nhu cầu con người đều có thể là sân chơi bình đẳng cho kênh phân phối này hiện nay. Quyết định việc làm thế nào tung ra một sản phẩm ra thị trường ngày nay phức tạp và khó khăn hơn nhiều trong quá khứ. Sự cạch tranh đang nóng dần lên. Trong khi chi phí duy trì một thị phần có thể tăng lên đến hàng trăm triệu thì nhiều công ty đang tích cực tìm kiếm những giải pháp thay thế đỡ tốn chi phí hơn để tung ra những sản phẩm và dịch vụ của họ. Kinh doanh theo mạng mang đến nhiều lợi thế trong tình trang thư thế. Kinh doanh theo mạng thực chất vốn chỉ là một hệ thống kinh doanh tiếp thị trực tiếp từ người đến ngườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74179.DOC
Tài liệu liên quan