MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
1.Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, quyền hạn, ý nghĩa của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự .2
1.1.Khái niệm, đặc điểm 2
1.2.Nhiệm vụ, quyền hạn .2
1.3.Ý nghĩa 3
2.Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp sơ thẩm .3
2.1. Các trường hợp VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm .3
2.2.Hoạt động của VKS tại phiên tòa sơ thẩm .4
3.Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp phúc thẩm .5
3.1.Các trường hợp VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm 5
3.2.Hoạt động của VKS tại phiên tòa sơ thẩm .7
4.Một số kiến nghị 7
4.1.Về các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự .7
4.2.Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm .9
KẾT LUẬN .10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.11
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
1.Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, quyền hạn, ý nghĩa của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự……………………………………………………………………………………….2
1.1.Khái niệm, đặc điểm…………………………………………………………………2
1.2.Nhiệm vụ, quyền hạn………………………………………………………………...2
1.3.Ý nghĩa 3
2.Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp sơ thẩm……………………….3
2.1. Các trường hợp VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm………………………………..3
2.2.Hoạt động của VKS tại phiên tòa sơ thẩm………………………………………….4
3.Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp phúc thẩm…………………..5
3.1.Các trường hợp VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm……………………………5
3.2.Hoạt động của VKS tại phiên tòa sơ thẩm………………………………………….7
4.Một số kiến nghị……………………………………………………………………7
4.1.Về các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự…..7
4.2.Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm…………………………………………………………………………………………..9
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................11
MỞ ĐẦU
Viện kiểm sát là một trong hệ thống cơ quan có vị trí độc lập trong bộ máy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành nên bộ máy nhà nước. Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thực hiện hai chức năng chính là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố theo quy định của Hiến pháp và pháp luật (Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1992). Tuy Viên kiểm sát có chức năng như vậy nhưng quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự dường như bị hạn chế. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em chọn đề tài: “ Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị ”.
NỘI DUNG
Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, quyền hạn, ý nghĩa của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự.
Khái niệm, đặc điểm.
Hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm Viên kiểm sát (VKS) nhưng theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 thì Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Khi tham gia TTDS, VKSND có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù, đó là: Đây là hoạt động chỉ do cơ quan duy nhất là VKSND tiến hành theo quy định pháp luật TTDS. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND thực hiện quyền lực nhà nước, trực tiếp tham gia giám sát các hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, chế độ XHCN. Và VKSND là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng giám sát hoạt động của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Khi thực hiện chức năng kiểm sát đó, VKSND có nghĩa vụ, quyền hạn kiểm sát thông báo, quyết định và các văn bản có liên quan đến việc giải quyết vụ việc của Tòa án, kiểm sát việc chuyển giao các loại văn bản trên của Tòa án có đúng quy định hay không.
Nhiệm vụ, quyền hạn.
Theo khoản 1 Điều 21 BLTTDS 2004: “ 1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật ”.
Yêu cầu, kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, người tham gia tố tụng và những người liên quan, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cá nhân và tổ chức liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án, kháng nghị các quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án.
Ý nghĩa.
Sự tham gia tố tụng của VKSND trong TTDS có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ tính tối cao của pháp luật. VKSND có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp.
Sự tham gia của VKSND góp phần phát hiện và đẩy lùi những hạn chế, tiêu cực, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, đồng thời góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của thẩm phán trong hoạt động giải quyết vụ việc dân sự.
Sự tham gia của VKSND đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự các cấp nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời, bảo đảm mọi bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ và đúng pháp luật, bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành đúng pháp luật.
Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Các trường hợp VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2004: “ 2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án ”, đối với những vụ án dân sự do Tòa thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ đó của Tòa án thì VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Đối với những vụ án này, ngay sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKS phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án (khoản 2 Điều 195 BLTTDS). Các trường hợp cụ thể về việc đương sự khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án được quy định tại điểm 1.2 phần 1 mục II của Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.
Bên cạnh đó, sự tham gia vào phiên tòa sơ thẩm dân sự của VKS còn phụ thuộc vào từng thời điểm có khiếu nại của đương sự về việc thu thập chứng cứ của Tòa án. Cụ thể:
Trường hợp đương sự có khiếu nại trước khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì VKS phải tham gia phiên tòa. Trong trường hợp này nếu đương sự gửi đơn khiếu nại đến Tòa án thì Tòa án phải gửi ngay đơn khiếu nại của đương sự kèm theo hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 85 BLTTDS. Căn cứ vào khiếu nại của đương sự, VKS có quyền yêu cầu Tòa xác minh, thu thập chứng cứ và xem xét việc tham gia phiên tòa sơ thẩm. Nếu đương sự gửi đơn khiếu nại đến VKS thì VKS thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết được việc khiếu nại của đương sự và yêu cầu Tòa chuyển hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu để tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Trường hợp đương sự có khiếu nại sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì VKS chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm khi còn đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS. Nếu thấy trong thời hạn quyết định đưa vụ án ra xét xử còn đủ 15 ngày nghiên cứu hồ sơ thì VKS sẽ tham gia phiên tòa. Nếu không tham gia phiên tòa, Tòa án vẫn phải gửi thông báo bằng văn bản về việc khiếu nại của đương sự cho VKS cùng cấp xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm tiếp theo.
Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự mới khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án mà phiên tòa đó lại không có VKS tham gia thì Hội đồng xét xử không hoãn phiên tòa mà vẫn tiếp tục xét xử. Thủ tục thông báo giống trường hợp trên.
Hoạt động của VKS tại phiên tòa sơ thẩm.
Trong thủ tục hỏi tại phiên tòa, sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, các đương sự và cuối cùng là Kiểm sát viên của VKS (Điều 222).
Điều 234 BLTTDS quy định: “Trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ toạn phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án”. Theo đó, VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm với vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên đại diện VKS phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án sau khi các bên đã tranh luận. Khi phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án, VKS phân tích nội dung vụ án, đánh giá chứng cứ và đối chiếu với các quy định pháp luật có liên quan để đề xuất hướng giải quyết. Theo đó, ý kiến phát biểu của VKS tại phiên tòa là một trong các căn cứ để Hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án.
Trong các quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa, khoản 2 Điều 230 BLTTDS cũng có quy định: “ Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án ”. Như vậy, Kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, còn mâu thuẫn liên quan đến kết luận giám định của vụ án. Ngoài ra, Điều 48 quy định về trường hợp thay đổi Kiểm sát viên: “ Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau: 1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; 2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án ” và mục 2 phần II Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 quy định chi tiết về những trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên. Và khoản 2 Điều 207 quy định: “ Trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên toà hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên toà xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên toà từ đầu. Trong trường hợp không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp”. Theo quy định này thì trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, đối với những vụ án phải thay đổi Kiểm sát viên, nếu có Kiểm sát viên dự khuyết thì sẽ tham gia phiên tòa, nếu không có thì HĐXX phải ra quyết định hoãn phiên tòa và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Điều luật này quy định như vậy để nhấn mạnh sự có mặt cần thiết của Viện kiểm sát khi bắt buộc phải tham gia phiên tòa, thể hiện vai trò quan trọng của Viện kiểm sát khi phải thực hiện đúng chức năng của mình đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
Sự tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp phúc thẩm.
Các trường hợp VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm.
BLTTDS 2004 quy định không rõ ràng và thống nhất về sự tham gia tố tụng của VKS tại phiên tòa phúc thẩm các vụ án dân sự. Khoản 2 Điều 264 quy định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên toà sơ thẩm ”. Theo quy định như vậy thì việc đương sự khiếu nại về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án không phải là căn cứ bắt buộc VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 262 quy định: “ Sau khi thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm , Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ cho VKS nghiên cứu ” theo đó tất cả các hồ sơ vụ án phúc thẩm đều phải được chuyển cho VKS cùng cấp nghiên cứu. Tuy nhiên, VKS có cần nghiên cứu tất cả hồ sơ vụ án hay không khi mà luật chỉ quy định VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm trong một số trường hợp. Về vấn đề này Mục 2 phần II Thông tư liên tịch số 03/2005/VKSNDTC-TANDTC đã hướng dẫn cụ thể như sau
“ Theo quy định tại khoản 2 Điều 264 BLTTDS, thì VKS cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm phải tham gia phiên tòa phúc thẩm trong những trường hợp sau: a) Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm đã tham gia phiên toà sơ thẩm. b) Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm không tham gia phiên toà sơ thẩm nhưng có kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có kháng nghị bản án sơ thẩm ”. Trường hợp VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm khi đã tham gia phiên tòa sơ thẩm là trường hợp đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm và VKS đã tham gia phiên tòa sơ thẩm nhưng sau khi xét xử sơ thẩm, đương sự lại có kháng cáo và vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm thì VKS phải tham gia phiên tòa phúc thẩm. Đối với quy định VKS phải tham gia phiên tòa phúc thẩm khi VKS kháng nghị vì đây là trường hợp VKS cho rằng bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có sự vi phạm pháp luật nên đã kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại để khắc phục những vi phạm đó. Do vậy, VKS phải tham gia phiên tòa để bảo vệ quan điểm kháng nghị của mình và đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Toà án cấp phúc thẩm, thì việc chuyển đơn khiếu nại của đương sự được thực hiện theo hướng dẫn tại các điểm b và c tiểu mục 1.3 mục 1 Phần II của Thông tư liên tịch số 03/2005/VKSNDTC-TANDTC. Trường hợp xét thấy cần thiết phải tham gia phiên toà phúc thẩm thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho Toà án cấp phúc thẩm biết. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên toà theo thủ tục chung.
Trường hợp được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II của Thông tư liên tịch số 03/2005/VKSNDTC-TANDTC, nếu trước khi khai mạc phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát đã rút kháng nghị, thì Viện kiểm sát không tham gia phiên toà phúc thẩm. Nếu sau khi khai mạc phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát mới rút kháng nghị, thì Kiểm sát viên vẫn tiếp tục tham gia phiên toà và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 234 BLTTDS.
Hoạt động của VKS tại phiên tòa phúc thẩm.
Khoản 1 Điều 266 BLTTDS quy định: “ 1.Trường hợp Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa ”. Quy định này cũng giống trong phiên tòa sơ thẩm nhằm bảo đảm vai trò kiểm sát của VKS.
Trong trường hợp chỉ có VKS kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị; trong trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị (Điểm a khoản 1 Điều 271), tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ (khoản 3 Điểu 271).
Về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo Điều 280 thì khoản 2 quy định: “ Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị” và khoản 4 quy định: “ Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định ”. Bản án, quyết định phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp theo Điều 281.
Một số kiến nghị
Về các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự.
Như đã phân tích ở trên có thể thấy, với những điều luật đã quy định thì phạm vi hoạt động của VKS chưa đảm bảo để VKS có thể thực hiện chức năng của mình. Hiện tại thì Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực năm 2012 đã được ban hành, trong đó cũng đã sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến phạm vị tham gia, hoạt động của VKS tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm và em xin được phân tích những điều đã được sửa đổi bổ sung đó và đưa ra kiến nghị.
Điều 21 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi trách nhiệm tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sát, theo đó Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự trong các trường hợp sau đây:
- Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong 4 trường hợp sau:
Một là, những vụ án dân sự do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ. Trong trường hợp này, bất cứ vụ án dân sự nào Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thì Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa, không phụ thuộc vào việc đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án hay không. Đây là điểm mới so với quy định hiện hành (Điều 21 BLTTDS hiện hành quy định Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại).
Hai là, những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng.
Ba là, những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở.
Bốn là, những vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.
- Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự; tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự. So với quy định hiện hành của BLTTDS, quy định này có một điểm mới quan trọng là mở rộng quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự của Viện kiểm sát (theo quy định hiện hành, Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự trong ba trường hợp: (i) Viện kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm; (ii) Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; (iii) đương sự khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm).
Để bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi tham gia các phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự trong các trường hợp nêu trên, Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định rõ trách nhiệm của Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát nghiên cứu trước khi tham gia phiên tòa phiên họp (tại các điều 195, 262, khoản 2 Điều 290 của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung).
Em hoàn toàn nhất trí với các điều luật được sửa đổi về phạm vi tham gia hoạt động của VKS không còn bị hạn chế như luật cũ mà đã được mở rộng ra rất nhiều. Điều này làm cho pháp luật mang tính công minh hơn đồng thời VKS cũng sẽ thực hiện tốt hơn chức năng của mình.
4.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
Luật sửa đổi, bổ sung tiếp tục quy định: khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng; đồng thời, với tư cách là người tiến hành tố tụng, đại diện cho Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên phải phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự (bao gồm cả việc tuân theo pháp luật về nội dung và pháp luật về thủ tục tố tụng); Kiểm sát viên có thể hỏi đương sự khi xét thấy cần thiết. Đối với phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm mà Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên còn phải trình bày và bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát.
Một điểm mới quan trọng trong quy định của Luật sửa đổi, bổ sung là có sự phân biệt nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, cụ thể là:
- Tại phiên tòa sơ thẩm, theo Điều 234 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung quy định “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án”.
Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án như hiện nay mà chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, đồng thời phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật (bao gồm cả pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng) của những người tham gia tố tụng.
- Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung thêm một điều luật mới (Điều 273a) quy định về “Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm”, theo đó nêu rõ “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm”. Trong giai đoạn này, ngoài việc phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm và những người tham gia tố tụng, kiểm sát viên có quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án của Tòa án. Phát biểu của Kiểm sát viên ở phiên tòa phúc thẩm phải thể hiện rõ thái độ, trách nhiệm của Viện kiểm sát trước sự đúng - sai của bản án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để giúp Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét, quyết định.
Xét về mặt lý luận, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự với tư cách là người tiến hành tố tụng, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật (bao gồm cả pháp luật về nội dung và pháp luật về thủ tục tố tụng) của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; đồng thời Kiểm sát viên có trách nhiệm phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ việc để góp phần đảm bảo cho việc giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Trên cơ sở đó, em tán thành với luật sửa đổi, bổ sung như trên. Tuy nhiên, việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm cần có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với địa vị pháp lý của Kiểm sát viên trong quan hệ phấp luật tố tụng dân sự.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, có thể thấy sự tham gia của Viện kiểm sát trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm là rất cần thiết, qua đó Viện kiểm sát thể hiện được vai trò giám sát, hỗ trợ của mình đối với hoạt động tố tụng dân sự. Do vậy, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân là một vấn đề hết sức quan trọng để đảm bảo cho việc thực hiện tốt các chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân vào hoạt động tố tụng dân sự - Khóa luận tốt nghiệp – Bùi Thị Huệ.
Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Việt Nam – Luận văn thạc sĩ luật học – Võ Thị Phượng.
Phiên tòa sơ thẩm dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn – Luận án tiến sĩ luật học – TS.Bùi Thanh Huyền.
Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam – Trường ĐH Luật HN – NXB Tư pháp.
Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung bộ luật 2004 (có hiệu lực 1/1/2012).
Thông tư liên tịch số 03/2005/VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS và việc tham gia của VKS nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự;
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy điịnh trong phần thứ nhất “ Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự.
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật TTDS Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ môn Tố tụng dân sự (8 điểm).doc