Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế mở.Chính vì tính chất mở cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan hệ với nhau để cùng tồn tại và cùng phát triển.Mối quan hệ ở đây là mối quan hệ nhiều chiều đó là:
_Quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà cung cấp.
_Quan hệ giữa doanh nghiệp san xuất với khách hàng.
_Quan hệ giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau
Cũng chính vì nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế mở cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn có sự thay đổi,vì nếu có thay đổi thì mới có phát triển.Bởi vì trong nền kinh tế thị trường nếu doanh nghiệp nào không phát triển,cứ dậm chân tại chỗ thì doanh nghiệp đó sẽ không tồn tại được.Vì là nền kinh tế thị trường cho nên luôn có sự canh tranh gay gắt,chính vì thế nên các doanh nghiệp luôn tìm cách thay đổi cách thức kinh doanh và cơ cấu tổ chức để làm sao đưa lại lợi nhuận lớn nhất nhưng chi phí lại rẻ nhất.Có thể nói sự thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.Vì nếu đối tác và đối thủ cạnh tranh đã thay đổi mà doanh nghiệp không thay đổi theo thì doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu và có thể bị thua lỗ hoặc phá sản.Ví như khi đối tác thay đổi cộng nghệ sản xuất hàng hoá để cung cấp đầu vào cho nhà sản xuất ,thì nhà sản xuất cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức để làm sao cho phù hợp với sự thay đổi
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước sự quản lý của nhà nước đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng luật kinh tế thì Nhà nước mới có thể chủ động kiểm soát được các hoạt động đa dạng của kinh doanh , đồng thời góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân , bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất , người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân , góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá , vì mục tiêu dân giầu , nước mạnh , xã hội công băng văn minh vì luật Kinh tế là một công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của Nhà nước , là biểu hiện cụ thể của chế độ và chính sách kinh tế của quốc gia. Vì vậy việc nghiên cứu nắm vững các điều luật của Luật kinh tế sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư linh hoạt và đúng hướng đạt hiệu quả cao .
Nói đến nền kinh tế thị trường la nói đến phân công lao động xã hội đòi hỏi tất yếu phải có sự trao đổi sản phẩm , một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội . Trao đổi sản phẩm hàng hoá dẫn tới sự ra đời của hợp đồng , vì vậy có thể khẳng định rằng những điều kiện ra đời của hợp đồng . Hợp đống là hình thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá
ở nước ta hiện nay nền kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng , hợp đồng kinh tế phải được ký kết giữa tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đó . Nói cách khác , hợp đồng kinh tế là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng.
Nội dung
I.Những nhân tố dẫn đến sư thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
1.Những nhân tố bên ngoài.
a.Môi trường vĩ mô:
Hoạt động của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau.Tuỳ theo thời gian,không gian và nội dung của các nhân tố mà ảnh hưởng được biểu thị ở góc độ khác nhau.Mục tiêu cơ bản của người làm kinh doanh là nhận biết được các nhân tố này,nhận biết được diễn biến và ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp trước mắt và lâu dài.
Những nhân tố vĩ mô dẫn đến sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố sau:
Nhân tố về công nghệ: Đây là một nhân tố rất năng động,chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với các doanh nghiệp.Chẳng hạn sự thay đổi về công nghệ có thể dẫn đến sự xụp đổ rất nhanh chóng một nghành công nghiệp và hình thành một ngành mới.Cho nên khi công nghệ thay đổi thì nó sẽ dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Nhân tố về xã hội : Ngoại cảnh xã hội cũng đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội và cả những thách thức. Vì vậy buộc các nhà quản lý phải nắm bắt nhanh chóng được các thông tin từ những biến động của xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình trong tương lai, để có những chiến lựơc kinh doanh va quản lý cho phù hợp với điều kiện thay đổi đó.
Nhân tố về dân cư : Sự thay đổi dân cư dẫn đến sự thay đổi sâu sắc và quan trọng trong quá trình kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.Ví dụ:thay đổi về dân cư sẽ dẫn đến việc thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất quần áo,đồ chơi,thiết bị du lịch,thể thao…
Nhân tố về chính trị và pháp luật : Những nhân tố chính trị và pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các triển vọng và mối đe doạ đối với doanh nghiệp.Sự thay đổi đường lối kinh tế thông qua việc cấu trúc lại cơ cấu,tỷ trọng các doanh nghiệp trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
Nhân tố về tự nhiên :Sự thay đổi điều kiện tự nhiên cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
Nhân tố về quốc tế: Sự thay đổi của ngoại cảnh quốc tế có thể dẫn đến khẳ năng mở rộng hoặc thu hẹp thị trường của doanh nghiệp, cho nên khi có thay đổi thì nó cũng sẽ làm cho doanh nghiệp phải thay đổi theo.
Như vậy , đặc trưng quan trọng của ngoại cảnh vĩ mô là nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp không thể thay đổi được các điều kiện này,ví dụ như là môi trường chính trị bất ổn điều đó nó ảnh hưởng rất mạnh đến doanh nghiệp nên doanh nghiệp cũng phải có sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp sao cho phù hợp với môi trường chính trị đó.
Vì vậy về phần mình các doanh nghiệp cần phải nhận biết và dự đoán được những nhân tố tác động từ môi trường vĩ mô, để biết những triển vọng cũng như các mối đe doạ đối với doanh nghiệp mình và có những biện pháp làm cho doanh nghiệp thích nghi với ngoại cảnh đó.
b. Môi trường vi mô:
Nếu trạng thái môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định chính và trở thành sức mạnh của nền kinh tế.Điều này có ảnh hưởng ngược trở lại tới khẳ năng kinh doanh va quản lý của doanh nghiệp.Thì môi trường vi mô (Môi trường này) có phạm vi nhỏ hơn nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường vi mô bao gồm các nhân tố sau:
*Nhân tố về khách hàng:
*Nhân tố về nhà cung cấp
*Nhân tố về hàng hoá thay thế
*Nhân tố về đối thủ cạnh tranh trực tiếp
*Nhân tố về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Một trong các nhân tố trên thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.Ví dụ như các đối thủ cạnh tranh trực tiếp thay đổi về giá cả hàng hoá thì doanh nghiệp cũng phải có những chính sách kinh doanh và quản lý sao cho phù hợp để đảm bảo việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
2.Những nhân tố bên trong :
Việc các nhân tố bên ngoài thay đổi dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.Tuy nhiên những yếu tố này có tác động gần như nhau đến các doanh nghiệp,thì yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công là nội lực của doanh nghiệp.Thật vậy,quá trình phân tích ,nhận định sư thay đổi nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý xác định rõ điểm mạnh-điểm yếu của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.Dựa trên cơ sở đó xác định được cần phải thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp sao cho phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa,chi phí giảm tối thiểu.
Những nhân tố bên trong dẫn đên sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực như: thay đổi chiến lược kinh doanh,thay đổi cơ cấu tổ chức,thay đổi mục tiêu,thay đổi tài chính,thay đổi nhân sự…
Thay đổi về chiến lược:nếu trong một doanh nghiệp mà có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh ,thì điều đó cũng dẫn đến việc doanh nghiệp đó cần phải thay đổi phương thức trong kinh doanh và quản lý của doanh nhgiệp.
Thay đổi về cơ cấu tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp thì điều tất yếu đòi hỏi doanh nghiệp cũng phải thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.Giả dụ như trước đây doanh nghiệp tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến nhưng bây giờ doanh nghiệp lại tổ chức theo cơ cấu kết hợp giữa trực tuyến và chức năng thì điều đó buộc doanh nghiệp phải thay đổi trong kinh doanh và quản lý để cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới .
Thay đổi về mục tiêu:thay đổi mục tiêu ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.Vì một doanh nghiệp mà thay đổi mục tiêu thì điều đó đòi hỏi doanh nghiệp ấy phải thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với mục tiêu mới mà doanh nghiệp đã đề ra.
Thay đổi tài chính và nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp:sự tác động về nhân sự và tai chính dẫn đến việc doanh nghiệp phải thay đổi trong kinh doanh và quản lý là rất lớn.Vì một doanh nghiệp có sự thay đổi về tài chính thì đòi hỏi doanh nghiệp ấy phải bố trí lại cách thức kinh doanh để cho phù hợp với sự thay đổi tài chính đó.Ví dụ như trước đây doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ về vốn nhưng bây giờ thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh làm sao cho hợp lý.Hay kinh doanh có sự thay đổi về công nhân viên chức thì điều tất yếu doanh nghiệp cũng phải thay đổi trong quản lý và tổ chức lại bộ máy nhân sự trong công ty.
Tóm lại những nhân tố nội bộ trong doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại làm ăn có hiệu quả thì đòi hỏi người làm công tác quản lý phải biết làm sao cho doanh nghiệp luôn thích nghi với việc thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp.
Có như vậy thì doanh nghiệp mới phát huy cao độ những điểm mạnh cũng như là gạt bỏ được những điểm yếu của mình.
II. Sự thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
1. Tính tất yếu của sự thay đổi:
Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế mở.Chính vì tính chất mở cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan hệ với nhau để cùng tồn tại và cùng phát triển.Mối quan hệ ở đây là mối quan hệ nhiều chiều đó là:
_Quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà cung cấp.
_Quan hệ giữa doanh nghiệp san xuất với khách hàng.
_Quan hệ giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau…
Cũng chính vì nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế mở cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn có sự thay đổi,vì nếu có thay đổi thì mới có phát triển.Bởi vì trong nền kinh tế thị trường nếu doanh nghiệp nào không phát triển,cứ dậm chân tại chỗ thì doanh nghiệp đó sẽ không tồn tại được.Vì là nền kinh tế thị trường cho nên luôn có sự canh tranh gay gắt,chính vì thế nên các doanh nghiệp luôn tìm cách thay đổi cách thức kinh doanh và cơ cấu tổ chức để làm sao đưa lại lợi nhuận lớn nhất nhưng chi phí lại rẻ nhất.Có thể nói sự thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.Vì nếu đối tác và đối thủ cạnh tranh đã thay đổi mà doanh nghiệp không thay đổi theo thì doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu và có thể bị thua lỗ hoặc phá sản.Ví như khi đối tác thay đổi cộng nghệ sản xuất hàng hoá để cung cấp đầu vào cho nhà sản xuất ,thì nhà sản xuất cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức để làm sao cho phù hợp với sự thay đổi
của đối tác và của thời đại.Sự thay đổi trong kinh doanh của doanh nghiệp ở đây là đầu tư thêm vốn để thay đổi công nghệ hiện đại,và khi đã thay đổi công nghệ hiện đại rồi thì doanh nghiệp cũng phải thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với công nghệ mà doanh nghiệp đã đầu tư vào để sản xuất kinh doanh.
Tóm lại sự thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh dẫn đến sự thay dổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.
2. Sự thay đổi của đối tác là một trong nhưng nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
Đối tác của doanh nghiệp bao gồm 2 nhân tố đó là khách hàng và nhà cung cấp.
Sự thay đổi của khách hàng:
Khách hàng co thể tạo sức ép lên doanh nghiệp bằng sự thay đổi về giá cả hay đòi hỏi về chất lượng hàng hoá cao hơn với chât lượng dịch vụ tốt hơn,điều này dẫn đến việc thay đổi trong chiến lược kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
Ví dụ:một doanh nghiệp kinh doanh INTERNET,trước đây khách hàng sử dụng dịch vụ INTERNET là 5000-6000 đồng/1 giờ thì bây giờ khách hàng đòi giả giá xuống còn 2500-3000 đồng/giờ,trước đây tốc độ của máy chậm thì bây giờ khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải thay thế máy khác với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây,và đòi hỏi phải phục vụ nhiệt tình hơn.
Chính vì sự thay đổi của khách hàng như vậy cho nên đã dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh INTERNET cũng phải có chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với sự thay đổi của khách hàng.Trong trường hợp này doanh nghiệp đã phải đầu tư thêm vốn để mua công nghệ tốt hơn,đồng thời doanh nghiệp cũng phải thay đổi cơ cấu tổ chức để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.Ngược lại những khách hàng dễ tính sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp tăng giá và có doanh thu cao hơn.
b. Sự thay đổi của nhà cung cấp:
Sức ép từ giá khách hàng được coi như mối đe doạ hoặc cơ hội tiềm tàng đối với đầu ra của doanh nghiệp.Đối với điều này là sức ép từ giá nhà cung cấp đối với đầu vào của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp có thể tạo ra mối đe dọa đối với công ty khi họ có khả năng thay đổi về giá cả hàng hoá(tăng giá), hoặc giảm chất lượng hàng hoá cung cấp,hoặc thay đổi nghành nghề,các việc khác…thì sẽ dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên thị trường Việt Nam,năm 2000 giá cà phê tren thị trường giảm,những người trồng cà phê cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp trước đây,bây giờ họ không trồng cà phê nữa mà nhổ đi và trồng vào đó loại cây khác.Thì lúc này doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh bằng cách là đầu tư vốn cho từng hộ gia đình trồng cà phê trước đây để họ có điều kiện quay lại trồng cà phê để cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.Đồng thời doanh nghiệp cũng phải thay đổi cơ cấu tổ chức và quản lý cho phù hợp với việc thay đổi chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp,vì doanh nghiệp đã đầu tư vốn cho những hộ gia đình đó rồi thì phải có biện pháp để quản lý,để làm sao cho việc đầu tư đưa lại có hiệu quả cao.
Hay trong trường hợp nhà cung cấp thấy sự phụ thuộc về chất lượng của sản phẩm cuối cùng vào chất lượng sản phẩm được họ cung cấp cho, thì họ sẽ tận dụng cơ hội này để đàm phán các điều kiện cung cấp như tăng giá hoặc thay đổi điều kiện giao hàng ,ví như trước đây họ trở hàng đến để cung cấp cho doanh nghiệp,thì bây giờ doanh nghiệp phải tự đến đó đẻ mua hàng mă dẫu giá cả vẫn như cũ .
Ngược lại đối với nhà cung cấp ít có khả năng thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội giảm giá,hoặc đòi hỏi chất lượng tốt hơn.Điều này cũng dẫn đến việc thay đổi chiến lược kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
Ví dụ : Quay trở lại ví dụ doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên thị trường Việt Nam,khi mà giá cà phê trên thế giới giảm thì doanh nghiẹp kinh doanh cà phê ở thị trường Việt Nam ép người cung cấp cà phê phải bán cho họ với giá rẻ hơn,hoặc là đàm phán với người cung cấp để làm sao cho doanh nghiệp có lợi hơn trước đây.
Tóm lại sức ép từ phía đối tác hoàn toàn có thể xảy ra .Tuy nhiên chính vì sức ép đó đôi khi nó đã tạo động cơ cho doanh nghiệp phát triển ,đồng thời làm tăng lợi nhuận nếu biết khai thác tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác của doanh nghiệp.
3. Sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh là trong những nhân tố trực tiếp đẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
*Sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trự tiếp:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp là những đối thủ trong cùng một ngành hay( là những đối thủ trong cùng một nhóm chiến lược của họ).
Trong nền kinh tế mở , các doanh nghiệp trong cùng một ngành luôn tìm cách thay đổi , để tạo sự khác biệt đối với cac doanh nghiệp khác trong cùng ngành với họ.Sự thay đổi ở đây có thể là thay đổi về giá cả,về sự khác biệt sản phẩm hay là về lựa chọn chiến lược trọng tâm cho doanh nghiệp.Nhưng sự thay đổi nào của các đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng sẽ dẫn đến việc thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp:
Ví dụ: một doanh nghiệp kinh doanh xe máy “SuperDream” trên thị trường VN,khi mà đối thủ cạnh tranh cùng ngành của doanh nghiệp giảm giá thì họ cũng phải giảm giá theo.Chẳng hạn lúc đầu xe máy Trung Quốc là 10.000.000 Đ thì xe máy “SuperDream” là 24.000.000 Đ,và khi xe máy Trung Quốc giảm giá xuống còn 6.500.000 Đ thì doanh nghiệp kinh doanh xe máy “SuperDream” cũng giảm giá xuống còn 20.000.000 Đ.Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh xe máy “SuperDream” đã phải thay đổi chiến lược kinh doanh bằng cách thay đổi giá cả.Khi đã thay đổi giá cả thì doanh nghiệp cũng phải thay đổi cơ cấu tổ chức và quản lý để làm sao giảm giá nhưng doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi.
Hay khi đối thủ cạnh tranh có sự thay đổi bằng việc khác biệt hoá sản phẩm thì nó cũng dẫn đến việc thay đổi của doanh nghiệp trong kinh doanh và quản lý.
Vi dụ:một doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo tại thị trường Việt Nam,khi mà đối thủ cạnh tranh của họ thay đổi về sản phẩm thì họ cũng phải có sự thay đổi về chiến lưọc kinh doanh và cơ cấu quản lý ,ví như ở đây doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo Kinh Đô đưa ra sản phẩm khác biệt với bánh kẹ Hải Hà,đố là Kinh Đô tập trung chủ yếu vào sản xuất bánh ngọt,bánh dẻo với chất lượng tốt hơn,với mẫu mã đẹp hơn,cách phục vụ tốt hơn mặc dù giá cả không có gì thay đổi so với bánh kẹo Hải Hà nhưng người tiêu dùng vẫn muốn mua bánh kẹo Kinh Đô hơn bởi vì họ thấy giá trị của bánh phù hợp với giá cả.
Ngoài sự thay đổi về giá và sự khác biệt hoá sản phẩm thì đối thủ cạnh tranh còn có thể thay đổi bằng cách tập trung vào một tiêu chí mà đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra,đó là chiến lược trọng tâm.Và nó cũng dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp
Ví dụ:khi một doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành xe máy với doanh nghiệp của chúng ta nhưng họ lại có sự thay đổi trong kinh doanh, đó là họ đưa ra chiến lược trọng tâm,nghĩa là chỉ chú trọng kinh doanh một loại sản phẩm trong xe máy mà thôi.Chẳng hạn ở đây họ tập trung vào kinh doanh xe máy Trung Quốc vì họ cho rằng xe máy Trung Quốc rất phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam.điều đó cũng làm cho doanh nghiệp của chúng ta phải thay đổi chiến lược trong kinh doanh.ở đây chúng ta có thể thay đổi chiến lược kinh doanh bằng cách dẫn đầu về chi phí nếu doanh nghiệp của chúng ta là doanh nghiệp lớn,vì một đối thủ cạnh tranh chú trọng vào một tiêu chí nhất định là tiêu chí”trọng tâm” thì có nghĩa là đối thủ cạnh tranh chỉ là doanh nghiệp nhỏ.Còn nếu doanh nghiệp chúng ta là doanh nghiệp nhỏ thì ta có thể hợp tác với đối thủ cạnh tranh đó.Khi đã thay đổi về chiến lược kinh doanh thì điều tất yếu là doanh nghiệp của chúng ta phải thay đổi cơ cấu tổ chức và quản lý để cho phù hợp với mục tiêu mà chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã đề ra.
Khi nói đến sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.Thì ngoài nhân tố đối thủ cạnh tranh trực tiếp doanh nghiệp của chúng ta còn phải chú trọng đến sự thay đổi của các đối thủ cạh tranh tiềm ẩn.Vì đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp(công ty) hiện tại thì chưa tham gia vào trong ngành nhưng họ có khả năng làm như vậy.Càng nhiều hãng mới gia nhập ngành,các doanh nghiệp sẽ gặp nhièu khó khăn trong việc nắm giữ thị phần và tạo ra lợi nhuận.Do đó khi mức độ nguy hiểm từ sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn càng cao, mối đe doạ tới lợi ích của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.Chính vì vậy thông tin về các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp biết được để có những chính sách thay đỏi việc kinh doanh và quản lý để luôn giữ vững được thị phần của mình, đồng thời đạt được mức lợi nhuận cao.
Tóm lại,sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh luôn luôn dẫn đến sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp ở bất cứ ngành nào.Vì nếu doanh nghiệp không thay đổi thì sẽ không phát triển mà trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp không phát triển thì có nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ bị rơi vào tình trạng tụt hậu và có thể còn dẫn đến sự đổ vỡ trong kinh doanh.
III. Những nhận định về vấn đề trên và đưa ra kết luận:
Trong nền kinh tế mở(hay nền kinh tế thị trường)sự thay đổi của những nhân tố bên trong và bên ngoài dẫn đến việc thay đổi trong tổ chức và kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.Vì nếu như một doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay mà không có sự thay đổi để cho phù hợp với sự thay đổi của các nhân tố khác tác động nên mình thì doanh nghiệp đó sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ và có thể đẫn đến phá sản.Do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng để khi có sự thay đổi thì thích ứng ngay,có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường và kinh doanh mới có hiệu quả
Kết luận
Nói tóm lại sự thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh là nhân tố quan trọng dẫn đến việc thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp là tất yếu khách quan.Vì trong nền kinh tế thị trường nếu một doanh nghiệp mà không có sự thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ đẫn đến việc kinh doanh không có hiệu quả, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ bị đổ vỡ mặc dù có những thuận lợi khác.
Trong điều kiện một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,các quan hệ với đối tác và đối thủ cạnh tranh mang một tầm quan trọng mới,thì việc doanh nghiệp thay đổi trong kinh doanh và quản lý cho phù hợp với môi trường thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết.Vì nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế mở cửa có nhiều cạnh tranh cho nên các doanh nghiệp luôn luôn có sự thay đổi,vì có thay đổi thì mới có phát triển mà doanh nghiệp có phát triển thì doanh nghiệp mới tồn tại được ,mới cạnh tranh được.
Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mà đang trong quá trình làm quen với nền kinh tế thị trường thì việc thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh sẽ có tác động rất lớn vì gần như các doanh nghiệp Việt Nam còn đang ở thế bị động trong việc thay đổi đó.Cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhận thức lại cả lý luận và phương pháp khoa học về quản lý kinh tế thị trường.Có như vậy thì việc thay đổi trong kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp mới có hiệu quả khi mà đối tác và đối thủ cạnh tranh có sự thay đổi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68488.DOC