Hiện nay có các hệ thống tên lửa, chống tên lửa hiện đại là Patriot của Mỹ do hãng Raytheon sản xuất vào đầu thập kỷ 70. Mỗi bệ phóng của tên lửa gồm bốn ống phóng kiem luôn chức năng container vận chuyển, cất giữ. Một trận địa tên lửa Patriot gồm một đài rada mạng pha đa chức năng AN/MPQ-53, một xe điều khiển, một xe nguồn và 8 bệ phóng. Xe điều khiển được trang bị máy tính điện tử để điều khiển vũ khí. Bộ nhớ của máy tính chứa được 52 từ khoá và sử dụng 4 phần mềm điều khiển. Hệ thống dẫn đường của Patriot thực hiện “ bám qua tên lửa” dẫn theo lệnhvà tự dẫn bán chủ động.
Loại S300V của Liên Xô còn hiện đại hơn cả Patriot, nó được phát triển vào những năm cuối thập kỷ 70 hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1987. Khả năng đánh chặn từ xa cao hơn Patriot của Mỹ rất nhiều và về tầm chiến thuật tương dương với hệ THAAD của Mỹ và tên lửa ERINT của Liên minh châuÂu sắp ra đời.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác chiến tên lửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận kỹ thuật quân sự
Phần 1
Trong thế giới ngày nay không một quốc gia nào lại không nhận thức được vai trò then chốt của khoa học kỹ thuật ( KHKT ) đối với sự phát triển kinh tế xã hội , củng cố Quốc Phòng và an ninh . Ngày nay chiến lược phát triển kỹ thuật Quốc Phòng tốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy đầy đủ của KHKT trong công cuộc hiện đại hoá Quốc Phòng đối với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp Quốc Gia và tăng cường thực hiện cạnh tranh trên thế giới .
Lịch sử chiến tranh trải qua ba giai đoạn phát triển : vũ khí nóng ,vũ khí lạnh ,vũ khí nhiệt hạch.
Cả ba giai đoạn trên gắn liền với những phát minh khoa học và kỹ thuật . Từ cuối năm 1970 cùng với làn sóng cách mạng mới xâm nhập vào lĩnh vực Quân Sự , những khái niệm “ Công nghệ cao “ , “ Vũ khí trang bị công nghệ cao “ , “ Chiến tranh công nghệ cao “ đã ra đời . Sang thập kỉ 80 nhiều nước đã coi việc phát triển “ Công nghệ cao “ là một trọng tâm chiến lược và biện pháp then chốt để xây dựng Quân đội hiện đại . Trên thế giới đã trải qua 10 cuộc cách mạng Quân sự kể từ thế kỷ XIV và ngày nay là cuộc cách mạng quân sự lần thứ hai . Sự phát triển khoa học kỹ thuật song hành với phát triển khoa học kỹ thuật quân sự . Người ta ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khoa học quân sự và dùng khoa học quân sự để bảo vệ thành quả của khoa học kỹ thuật. Cùng xuất hiện với lịch sử phát triển xã hội loài người ,bắt đầu từ đồ đá,cung tên ... cho đến khi được đánh dấu bằng việc phát hiện ra thuốc nổ ,thuốc phóng của những người luyện đan ở Trung Quốc. Điều đó làm cơ sở cho loại tên lửa phóng bằng thuốc đạn (tiền thân của tên lửa hiện đại ) và các loại súng ống khác. Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ II đã xuất hiện loại vũ khí tên lửa V- 2(bom bay) của Đức đánh phá London tháng 9 năm 1944 . Đến chiến tranh Iran – Irắc tên lửa đường đạn cũng được dùng để mang đầu đạn hoá học . Đến chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 Irắc đã sử dụng tên lửa đường đạn Scut với các biến thể cải tiến để tiến công các mục tiêu trên đất Israel và Arập-xeut. Theo thống kê Irắc đã bắn trên 70 quả tên lửa , một số đánh trúng mục tiêu , gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho Mỹ và liên quân . Đặc biệt trong chiến Nam Tư năm 1999 , Apgakistan năm 2003 ...tên lửa khẳng định những ưu điểm của nó so với các loại vũ khí khác như pháo,bom,súng ... Đến nay tên lửa đã trải qua một chặng đường phát triển và ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong chiến tranh công nghệ cao. Các loại pháo phòng không như súng phá tăng ,máy bay chiến đấu ... chỉ bắn mục tiêu ở tầm gần. Hiện nay trong khi mục tiêu có khả năng cách xa hàng trăm ,hàng nghìn cây số ở những địa hình phức tạp. Các phương tiện đường không ngày càng được nâng cao khả năng tác chiến dưới mọi địa hình, thời tiết khả năng tàng hình của máy bay thế hệ mới kết hợp với gây nhiễu đối phương làm cho phương tiện tiến công đường càng khó bị tiêu diệt. Từ đó thấy rằng Mọi thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng triệt để vào khoa học kĩ thuật quân sự. Theo dòng phát triển chung, hàng loạt các loại vũ khí huỷ diệt lớn lần lượt ra đời với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt là các phương tiện tiến công đường không ngày càng được trang bị thông minh hơn. Các ứng dụng điện tử và tin học được có mặt hầu hết trong các loại vũ khí hiện đại. Do đặc điểm tác chiến trên không nên một yêu cầu quan trọng là độ tin cậy và độ an toàn cao phải được đặt lên hàng đầu.
Trong tương lai thì phòng không còn phải đối phó với những phương tiện tiến công đường không từ vũ trụ và từ trên không bằng các phương tiện vũ khí hiện đại , tiến công trên quy mô rộng lớn có tính bất ngờ cao , Và đặc biệt là có độ chính xác cực kỳ cao bởi nó được hướng dẫn bởi các vệ tinh quân sự .
Cùng với sự phát triển của các phương tiện tiến công đường không tên lửa cũng rất đa dạng và phong phú. Nó hỗ trợ, độc lập tác chiến cùng với các phương tiện khác nhằm đánh phá, làm suy yếu lự lượng địch. Vì các hệ thống báo động, cảnh giới, hoả lực phòng không ngày càng được hoàn thiện, chiến dịch tiến công đường không ngày càng gây tổn thất lớn. Tính bất ngờ của cuộc tiến công bị hạn chế nên hiệu quả của đột kích không cao. Để đạt được hiệu quả cao phải hạn chế điện tử một cách tuyệt đối làm tê liệt hệ thống báo động phòng thủ của đối phương.
Trong thành phần các phương tiện tiến công đường không,tên lửa ngày nay cơ bản đã khắc phục được những hạn chế mà máy bay khó vượt qua. Tên lửa, máy bay, tác chiến điện tử hỗ trợ cho nhau tạo thành sức mạnh thực sự của lực lượng tiến công đường không. Đến nay tên lửa đã trải qua một chặng đường phát triển và ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong chiến tranh công nghệ cao. Các loại pháo phòng không như súng phá tăng ,máy bay chiến đấu ... chỉ bắn mục tiêu ở tầm gần. Hiện nay trong khi mục tiêu có khả năng cách xa hàng trăm ,hàng nghìn cây số ở những địa hình phức tạp. Các phương tiện đường không ngày càng được nâng cao khả năng tác chiến dưới mọi địa hình, thời tiết khả năng tàng hình của máy bay thế hệ mới kết hợp với gây nhiễu đối phương làm cho phương tiện tiến công đường càng khó bị tiêu diệt. Từ đó thấy rằng trong chiến tranh công nghệ cao “kẻ nào làm chủ chiến trường kẻ đó chiến thắng”.
Trong tương lai thì phòng không còn phải đối phó với những phương tiện tiến công đường không từ vũ trụ và từ trên không bằng các phương tiện vũ khí hiện đại,tiến công trên quy mô rộng lớn có tính bất ngờ cao . Đặc biệt là nó có độ chính xác cực kỳ cao bởi nó được hướng dẫn bởi các vệ tinh quân sự . Ngày nay chiến tranh còn nguy hiểm và tàn khốc hơn nữa vì bom nguyên tử , vũ khí hạt nhân có tính huỷ diệt lớn và gây nguy hại cho nhiều thế hệ có nguy cơ huỷ diệt trái đất .
Phần 2 Nội Dung
Tên lửa là vật thể bay không người lái có hình dạng khí động học nhờ động cơ phản lực tạo lực đẩy bay ngoài không gian có vận tốc lớn hơn nhiều lần âm thanh kết hợp mang vác các đầu đạn để phá huỷ các mục tiêu khác nhau.
Tên lửa có tầm bắn xa, độ chính xác cao, có uy lực mạnh mẽ. Với sự xuất hiện của vũ khí tên lửa đặc biệt là tên lửa đường đạn chiến lược thì máy bay ném bom chiến lược dần mất đi vị trí độc tôn, nó không còn là phương tiện mang vũ khí hạt nhân duy nhất nữa. Nếu dùng tên lửa làm vũ khí để tiến công vừa có tác dụng tấn công hiệu quả các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ đối phương vừa có tác dụng răn đe. Vì vậy trong điều kiện kỹ thuật cao thì tác chiến tên lửa trở thành cuộc giao chiến đầu tiên, có ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc chiến.
Ví dụ :Trong cuộc chiến tranh Côsôvô thì Mỹ đã sử dụng tên lửa Tomahawk được điều khiển qua vệ tinh quân sự kết hợp với máy bay ném bom vào các căn cứ và giao thông ở Côsôvô.
Tên lửa có thể phóng đi từ bệ phóng tên lửa cố định trên mặt đất, phóng dưới hầm ngầm, phóng trên các xe cơ giới, tàu nổi, tàu ngầm và trên máy bay. Đầu đạn mà tên lửa có thể mang là hạt nhân, hoá học, sinh học tuỳ từng mục đích khác nhau.
Diện phản xạ rada nhỏ, khả năng lọt qua hệ thống phòng không lớn hơn máy bay , tiêu diệt các mục tiêu ở xa đảm bảo yếu tố bí mật .
Với khả năng bay xa của tên lửa nên sự hỗ trợ và phát triển lực lượng trên không tên lửa có thể tiêu diệt từ hàng trăm, hàng nghìn km.
Những ưu điểm trên cho chúng ta thấy tên lửa trở thành một lực lượng đột kích quan trọng. Trong khi lực lượng phòng không hiện đại quốc gia không ngừng được phát triển và hoàn thiện thì việc sử dụng tên lửa vào các trung tâm chính trị, quân sự và các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ đối phương sẽ tạo ra tính bất ngờ và mở đường cho không quân xuất kích, giảm thương vong cho binh lính .
Nhưng muốn bảo đảm hoà bình cho quốc gia thì tên lửa là phương tiện tiến công tối ưu,vừa có thể sử dụng độc lập vừa có thể sử dụng tác chiến hợp đồng quân binh chủng nhưng nó cũng không phải là loại vũ khí bất khả chiến bại mà càng đánh nó càng bộc lộ những nhược điểm lớn . Đó là cơ sở khai thác để tối ưu hoá hệ thống phòng chống đảm bảo an ninh quốc gia. Hiện nay có nhiều loại tên lửa và cũng có nhiều cách điều khiển khác nhau.
Loại tên lửa dùng để phòng thủ( Anti- Missile) là một loại tên lửa có điều khiển để đánh chặn mục tiêu.Vận tốc của nó đạt tới Mach 10. Lịch sử phát triển của tên lửa chống tên lửa gắn liền với sự phát triển của tên lửa nói chung, nhất là tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa này có ưu điểm bảo vệ được vùng trời của mục tiêu từ xa, chống được các loại tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình chiến thuật, chiến dịch và chiến lược, chống cả máy bay nếu cần. Nó có thể phóng được cả trên chiến hạm, từ trên không, tren bộ và có thể cơ động hay cố định.
Hiện nay có các hệ thống tên lửa, chống tên lửa hiện đại là Patriot của Mỹ do hãng Raytheon sản xuất vào đầu thập kỷ 70. Mỗi bệ phóng của tên lửa gồm bốn ống phóng kiem luôn chức năng container vận chuyển, cất giữ. Một trận địa tên lửa Patriot gồm một đài rada mạng pha đa chức năng AN/MPQ-53, một xe điều khiển, một xe nguồn và 8 bệ phóng. Xe điều khiển được trang bị máy tính điện tử để điều khiển vũ khí. Bộ nhớ của máy tính chứa được 52 từ khoá và sử dụng 4 phần mềm điều khiển. Hệ thống dẫn đường của Patriot thực hiện “ bám qua tên lửa” dẫn theo lệnhvà tự dẫn bán chủ động.
Loại S300V của Liên Xô còn hiện đại hơn cả Patriot, nó được phát triển vào những năm cuối thập kỷ 70 hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1987. Khả năng đánh chặn từ xa cao hơn Patriot của Mỹ rất nhiều và về tầm chiến thuật tương dương với hệ THAAD của Mỹ và tên lửa ERINT của Liên minh châuÂu sắp ra đời.
Tên lửa đường đạn (tên lửa đạn đạo) đường bay của loại tên lửa này gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu giúp tên lửa bay lên do lực đẩy của động cơ phóng, còn hướng bay do hệ thống điều khiển sắp sẵn sao cho khi động cơ phóng ngừng hoạt động thì tên lưả nằm đúng vào phương tính toán hướng vào mục tiêu đánh phá
Giai đoạn thứ hai (thụ động ) tên lửa bay theo quán tính của đường cong đạn đạo. Loại tên lửa này có tầm bay khoảng từ 800km đến hơn 10000km . Động cơ phóng chủ yếu dùng thuốc phóng lỏng. Tên lửa thể phóng từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay hay trên mặt đất.
Tên lửa đạn đạo chỉ dùng để tấn công vào các mục tiêu xác định như khu công nghiệp, bến cảng, nút giao thông, khu căn cứ quân sự ...Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể mang đầu đạn hạt nhân, hoá học. Tốc độ bay của tên lửa rất cao, nó có thể đạt tới hàng nghìn km/giờ và bay ở độ cao rất lớn nên khó đánh chặn. Xét về cội nguồn thì có thể coi tên lửa V.2 của Đức đánh phá London tháng 9-1944 là loại tên lửa đường đạn đầu tiên được đưa vào sử dụng. Trong chiến tranh Iran-Irắc , tên lửa đường đạn được mang đầu đạn hoá học đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, tên lửa Scut được Iraq sử dụng để tấn công các mục tiêu trên đất Isarel.
Loại tên lửa “phóng và quên” là một loại vũ khí điều khiển chính xác có thể tìm đến mục tiêu đã định không cần đến bất cứ một sự can thiệp nào từ bên ngoài. Nhờ ưu điểm này mà sau khi phóng thiết bị mang- phóng lập tức có thể di chuyển để tìm mục tiêu khác hoặc tránh đòn đánh trả của đối phương. Chính là do xác suất bắn trúng các loại máy bay ngày càng cao mà người ta nghĩ đến một loại tên lửa có thể phóng và tự tìm mục tiêu. Đó cũng là bối cảnh hình thành khái niệm “phóng bỏ chạy”, “ phóng và quên” . Năm 1971, Mỹ đã thử thành công loại tên lửa bám vết tia laser. Và chính loại tên lửa này đã sử dụng vào chiến tranh Việt Nam khi đánh phá cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá). Năm 1973, Mỹ đầu tư chế tạo loại tên lửa Hellfire có khả năng sử dụng nhiều loại thiết bị dẫn khác nhau (laser, sóng milimet, hồng ngoại...). Năm 1984, tại Libi, Mỹ đã sử dụng lần đầu tiên loại tên lửa HARM. Tên lửa này có vận tốc cao mhơn loại tên lửa Shrike đã sử dụng ở Việt Nam. Hơn nữa loại tên lửa này có thể bám nhớ rada sau khi đã tắt cánh sóng. Rong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, ngoài sử dụng hai loại tên lửa Hellfire và HARM rộng rãi, Mỹ và Anh còn sử dụng loại TLAM.
Loại tên lửa hành trình là loại tên lửa có cánh nâng khí động mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, hoá học, tên lửa được lắp động cơ phản lực không khí, hoạt động như một máy bay không người lái, phản lực mang lượng nổ. Động cơ phản lực tĩnh sử dụng oxy trong khí quyển làm chất oxy hoá. Nó có thể phóng từ bệ phóng cơ động trên bộ, trên tàu và trên máy bay. Độ cao có thể đạt được từ 20km-40km và với tốc độ 4500km/giờ, tầm bay từ 100-1000km. Độ cao bay của tên lửa có thể thay đổi tuỳ theo địa hình, để chống rada phát hiện.
Sơ khai của tên lửa hành trình là bom bay V.1 của Đức dùng để tấn công London vàg các trung tâm công nghịêp của Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh chúng không ngừng phát triển, Mỹ đã cho ra đời loại BGM-109 TOMAHAWK với các biến thể BGM-109A TLAM-N mang đầu đạn hạt nhân, dẫn đường so sánh địa hình TERCOM, tầm bắn 2500km thuộc loại tấn công mặt đất. BGM-109B, tên lửa chống tàu chiến tầm bay 460km. BGM-109C mang đầu đạn thông thường tấn công mặt đất tầm bắn 1290km phóng từ tàu chiến sử dụng hệ dẫn đường TCOM và có bộ hiệu chỉnh số DSMAC. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ đã sử dụng loại tên lửa TOMAHAWK BGM- 109C tấn công Iraq ngay từ đầu. Tổng cộng có 290 tên lửa TOMAHAWK được bắn từ tàu ngầm và cả tàu nổi vào các mục tiêu quân sự, dân sự với xác suất trúng đích trên 90%. Nhưng đến lần trừng phạt Iraq thứ hai (chiến dịch bão táp sa mạc) năm 1994. Mặc dù tên lửa TOMAHAWK đã qua nâng cấp và cải tiến nhưng xác suất trúng đích chỉ đạt 60% với số lượng 30 quả. Từ đó loại tên lửa này ngày càng được cải tiến về công nghệ xử lý tin tức thời và tàng hình để phát huy thế mạnh của có. Trong tác chiến trên biển, tên lửa hành trình cũng tỏ ra là một loại vũ khí lợi hại. Năm 1967, lần đầu tiên tên lửa hành trình đối hạm do Liên Xô sản xuất đã đánh chìm tàu khu trục Eilat nổi tiếng của Isarel. Năm 1982, trong chiến tranh Malvinat, tên lửa đối hạm Exocet do Pháp sử dụng bắn hỏng và chìm nhiều tàu chiến của Anh. Nhược điểm của tên lửa hành trình là độ cao hoạt động thấp, tốc độ bay chậm, không cơ động nên dễ bị tiêu diệt bằng vũ khí bộ binh có thể rất thô sơ. Điển hình là trong chiến tranh Iraq lần thứ hai năm 1994. Loại tên lửa này ngày càng được nâng cao, cải tiến vận tốc giảm thời gian lập trình và tăng khả năng chống nhiễu.
Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng n quả tên lửa là : pn = 1 - (1- p1) n
với p 1 là xác suất diệt mục tiêu bằng 1 quả Tên lửa . Ví dụ : Nếu p 1 = 0,8 thì
p n = 0,99 ta có n = 3 .
Để phát triển và nâng cao tên lửa tạo thành vũ khí có hoả lực mạnh khoa học kỹ thuật công nghệ cao còn đem lại những vũ khí phi truyền thống phối hợp và đánh phá cùng tên lửa, như vũ khí chùm hạt, vũ khí laser, vũ khí siêu keo, vũ khí âm thanh, phao điện từ vô hình...Các phương tiện trinh sát vệ tinh, trinh sát chụp ảnh, chế áp điện tử, vệ tinh báo động sớm tên lửa đường đạn, máy bay cảnh giới...Tầm quan trọng của tên lửa trong chiến tranh công nghệ cao. Như vậy để đánh trả được là trách nhiệm thuộc về quân chủng phòng không quốc gia. Trần Quốc Tuấn nước ta đã nói: “Đánh địch phải tránh chỗ sắc nhọn, tìm chỗ hiểm yếu mà đánh...” Một bằng chứng hùng hồn trong chiến tranh hiện đại là Việc Nam tự dùng sóng ra đa hệ mét từ xưa để phát hiện máy bay tàng hình F117_A của Mỹ. Loại máy bay này không phản xạ với sóng hệ mét. Yếu điểm của máy bay F117_A còn ở lưng và khoang chứa bom không tàng hình được nên khi thả bom, rada có thể phát hiện được và vệ tinh từ trên cao cũng có thể phát hiện được, yếu điểm nữa của máy bay tàng hình là khí động học , tốc độ bay chậm, tính cơ động không cao nên khi phát hiện được thì dễ bắn trúng. Trong chiến tranh ở Côsôvô quân đội Nam Tư đã hạ được F117_A. để đánh trúng mục tiêu thì nguyên lý điều khiển tên lửa cũng phải được phát triển nhờ khoa học kỹ thuật cao điều khiển tên lửa, đôi khi còn gọi là lái tên lửa là một quá trình trong đó sự chuyển động của tên lửa được thay đôỉ về tốc độ và hướng phóng để thực hiện một ý đồ nhất định điều khiển tên lửa trong khi bay bao gồm điều khiển tâm khối của tên lửa theo quỹ đạo và điều khiển
ý nghĩa đối với sinh viên
Qua đợt học quân sự vừa qua và kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh đặt ra cho em một số nhận xét sau :
Trong nghệ thuật chiến đấu ngoài những trận địa phòng không những trận địa thật, giả. Đánh phá gây nhiễu hoạt động đối phương bằng tác chiến điện tử...”Liệu chúng ta có thể đánh trả vào trung tâm điều khiển của địch được không”.
Trong chiến tranh công nghệ cao tất cả được điều khiển nhờ trung tâm xử lý và điều khiển. Ví như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ được điều khiển qua vệ tinh quân sự vậy khi địch sử dụng loại tên lửa này để đánh phá ta. Thì ta vừa bảo vệ mục tiêu một mặt ta dùng tên lửa đánh phá vệ tinh quân sự chỉ huy. Chính cách đánh này đã được lực lượng phòng không chúng ta sử dụng vào những năm chiến tranh, khi đó đã bắn rơi máy bay phát tia laser dẫn đường cho bom đánh phá cầu Hàm Rồng.
Tóm lại tên lửa có vị trí và vai trò rất quan trọng trong lực lượng phòng không và ngăn chặn chiến tranh tương lai hiện đại . Bởi vậy ngoài tính chất tàn phá,tiêu diệt khi nằm trong tay kẻ hiếu chiến quân phiệt. Thì sự tăng trưởng ngày càng hoàn thiện của tên lửa là động lực khách quan thúc đẩy sự phát triển của khoa học_ kỹ thuật công nghệ tăng tốc theo. Ví dụ như con người phải mất hàng vạn năm để chuyển từ vũ khí lạnh sang vũ khí nóng,nhưng chỉ mất vài trăm năm để chuyển sang vũ khí hạt nhân và mất vài chục năm để chuyển từ không có điều khiển sang có điều khiển...
Vì hoà bình và độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam phải trang bị cho mình lực lượng phòng không tối cần thiết,phù hợp với điều kiện kinh tế và địa lý ,địa hình của lãnh thổ. Chúng ta không chỉ ước mơ có cuộc sống hoà bình mà phải tự mình xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc. Trong chiến tranh công nghệ cao chúng ta phải tự mình xây dựng mạng lưới phòng không để làm chủ bầu trời quốc gia. Kẻ thù luôn tìm mọi âm mưu thủ đoạn tìm cách xâm lược và thôn tính nước ta .Đất nước Việt Nam không xâm lược và gây tội ác chiến tranh với bất cứ đất nước nào khác, nhưng chúng ta phải bảo vệ yên bình những cái gì thuộc quyền sở hữu của chúng ta. Vì vậy hệ thống phòng không nhất là tên lửa phòng không phải phù hợp với tính chất phòng thủ nhằm ngăn chặn chiến tranh tương lai hiện đại .
Nhưng đất nước ta là một đất nước còn nghèo, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị quân sự, cũng như nghiên cứu còn lạc hậu. Chúng ta không thể mua sắm thiết bị quân sự tiên tiến của nước ngoài nên theo em chúng ta phải cố gắng khắc phục cải tiến những gì hiện có. Ngoài ra vấn đề này còn đảm bảo an toàn cho bí mật quân sự. Một ví dụ là trong chiến dịch “Con cáo sa mạc” Iraq đã bị phá hỏng tất cả hệ thống điều khiển máy tính mua từ nước ngoài. Kinh nghiệm ở Nam Tư cho thấy khi mua thiết bị của nước ngoài thì phải thay đổi chíp điều khiển và Nam Tư có hẳn một nhà máy sản xuất riêng cho loại chíp này. Nhưng vũ khí công nghệ cao không phải không bắn được bằng vũ khí thô sơ. Nam Tư đã cho ta thấy máy bay tàng hình F117-A của Mỹ mặc dù rất hiện đại nhưng lại bị bắn rơi nhờ sự phát hiện của rada hệ mét. Hay như chúng ta đã cải tiến súng thời Pháp xâm lược , cải tiến thuốc nổ .Hay như trong chiến tranh chống Mỹ lực lượng phòng không Việt Nam đã dùng tên lửa Sam.2 của Liên Xô viện trợ đã bắn hạ rất nhiều B52 của địch. Mặc dù trên lý thuyết là không thể bắn được, nhưng chúng ta đã cải tiến và bắn hạ. Về tính sáng tạo và ý thức chiến đấu nhân dân Việt Nam đã được thử thách qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc . Lịch sử Việt Nam đã viết nên những trang oai hùng về kinh nghiệm lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều ,thô sơ thắng hiện đại, âu đó cũng là lòng tự hào dân tộc.
Trở lại lịch sử dân tộc Việt Nam, Ngô Quyền (899-944) đã đánh bại quân Nam Hán xâm lược, dùng quân mới hợp của Đại Việt đánh tan hàng vạn quân của Lưu Hoằng Tháo. Rồi đến Lý Thường Kiệt (1019-1105) đã đánh tan quân tống xâm lược mà trận đánh trên sông Như Nguyệt lịch sử còn ghi danh. Trần Quốc Tuấn đã 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông một đội quân tinh nhuệ mạnh nhất trong thế giới hồi đó . Lần thứ nhất vào năm 1258, lần thứ 2 vào năm (1-1285á6-1285), lần thứ 3 (1287á1288). Trong thế kỷ 20 nhân dân ta cũng đã đánh bại thực dân Pháp mà trận Điện Biên Phủ còn lưu danh tướng Võ Nguyên Giáp , trong năm 2004 vừa qua nước ta vừa kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ . Năm 1975 nước ta đánh đuổi đế quốc Mỹ cút khỏi Việt Nam.
Chúng ta không bao giờ chủ quan khinh địch, chúng ta luôn phải tìm tòi ,khám phá điểm yếu của kẻ thù, để xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc của nước nhà trong mọi thời đại .
. Qua các đợt học tập quân sự ở trường em cũng bao nhiêu người dân Việt Nam mang dòng máu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, điều đó càng làm sản sinh trong em lòng tự hào dân tộc. Một khi lòng tự hào đó bị tổn thương thì chúng ta phải đấu tranh và khi đó đất nước nằm trọn trong trái tim mình. Bản thân em là một sinh viên khoa kinh tế và quản lý em xin hứa sẽ nỗ lực học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng tổ quốc đồng thời em xin hứa sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự của một công dân Việt Nam trong cả thời chiến lẫn thời bình . Nhưng em mong sao đất nước ta sẽ tránh được các cuộc chiến tranh trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60257.DOC