MỤC LỤC
I. TÀI KHOẢN SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM NĂM 2005 THEO KHU VỰC THỂ CHẾ 1
1. Nội dung phân loại theo khu vực thể chế. 1
2. Sự cần thiết nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo khu vực thể chế. 3
3. Bảng tài khoản sản xuất của Việt Nam năm 2005 theo KVTC 4
II. PHÂN TÍCH QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005 5
1.Về quy mô tăng trưởng kinh tế 6
2. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế. 6
3. Nguyên nhân có mức tăng trưởng cao. 11
4. Hạn chế và bất cập. 12
III. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005 15
IV. DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 24
V. GIẢI PHÁP 26
PHỤ LỤC 29
31 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4918 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác động của các yếu tố đầu vào tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và dự báo 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
há nhanh và bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm là 7,51%, đạt mục tiêu đề ra.Trong bối cảnh hết sức khó khăn ở cả trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng lên qua các năm và cao hơn 5 năm trước (1996-2000) 0.6 điểm% là một thành tựu lớn (tốc độ tăng GDP bình quân của giai đoạn 1996-2000 là 6.9%).
Trong 5 năm 2001-2005, kinh tế nước ta không những tăng trưởng tương đối cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tương ứng với mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế, tất cả các khu vục kinh tế đều tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn; trong đó nông; lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,83%, công nghiệp và xây dựng đạt 10,24%, dịch vụ đạt 6,96%. Một nước có nền kinh tế kém phát triển nay từng bước xây dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời cơ cấu kinh tế không ngừng chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dich vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần tương ứng.
Tỷ trọng giá trị sản phẩm tăng thêm theo giá thực tế chiếm trong tổng sản phẩm trong nước
Đơn vị:%
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Công nghiệp và xây dựng
38.13
38.49
39.47
40.21
41.02
Nông – lâm - thủy sản
23.24
23.03
22.54
21.81
20.97
Dịch vụ
38.63
38.48
37.99
37.98
38.01
(Nguồn: niên giám thống kê)
Tỷ trọng của ba khu vực qua các năm như trên đã thể hiện rất rõ nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 còn được thể hiện qua đồ thị.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Tổng sản phẩm trong nước trong những năm 1992-1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8 - 9% đã đột ngột giảm xuống còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999. Nhưng từ năm 2000 thì nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn lớn hơn năm trước. Điều này được thể hiện trên đồ thị (hình trên) với xu hướng đi lên từ 2001-2005, chứng tỏ chu kỳ sản xuất đang đi lên.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm của tổng sản phẩm trong nước là 7,51%, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không những cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân 6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 mà còn đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới
So sánh tốc độ tăng GDP của Việt Nam và các nước
Đơn vị: %
Tên nước
Tốc độ tăng GDP
Trung Quốc
8.5
Việt Nam
7.5
Hàn Quốc
5.5
Thái Lan
5.0
Malayxia
5.0
Indonexia
4.6
Philipin
4.5
Xingapo
4.1
(Theo số liệu của WB và ESCAP)
Từ bảng số liệu ta dễ thấy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai sau Trung Quốc, vượt xa so với các nước còn lại.
Kinh tế liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá nhanh là điều kiện đảm bảo nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân - thước đo quan trọng để đánh giá thành công của một nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số (khoảng 1.3-1.4 %), nhờ đó GDP bình quân đầu người cũng tăng lên rõ rệt, từ 412.9 USD năm 2001 lên 637.3 USD năm 2005, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Mặc dù mức thu nhập của Viêt Nam còn thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp, nhưng trong thời gian qua mức thu nhập bình quân của Việt Nam đã vượt qua mức thu nhập bình quân của 60 nước trong nhóm này. Năm 1991 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 200 USD, chỉ bằng 53.6 % so với mức thu nhập bình quân của 60 nước, thì đến năm 2005 thu nhập của Việt Nam là 600 USD, bằng 120 % mức thu nhập bình quân 500 USD của các nước kể trên.
3. Nguyên nhân có mức tăng trưởng cao.
Sở dĩ tổng sản phẩm trong nước đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao:
+ Nông lâm nghiệp và thủy sản: 3.83%.
+ Công nghiệp và xây dựng: 10.24%.
+ Dịch vụ: 6.96%.
Ước tính năm 2005 so với năm 2000:
- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 30% với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 5,42%, trong đó:
+ Nông nghiệp tăng: 4,11%/năm.
+ Lâm nghiệp tăng: 1,37%/năm.
+ Thuỷ sản tăng: 12,12%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp gấp 2,1 lần, bình quân mỗi năm tăng 16,02% trong đó:
+ Công nghiệp Nhà nước gấp 1,73 lần, bình quân mỗi năm tăng 11,53%,
+ Công nghiệp ngoài Nhà nước gấp 2,69 lần, bình quân mỗi năm tăng 21,91%.
+ Công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gấp 2,17 lần, bình quân mỗi năm tăng 16,8%.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế gấp 1,96 lần.
+ Tổng mức lưu chuyển hàng hoá ngoại thương gấp 2,3 lần, bình quân mỗi năm tăng 18,18%, trong đó: Xuất khẩu gấp 2,24 lần, bình quân mỗi năm tăng 17,5%. Nhập khẩu gấp gần 2,36 lần, bình quân mỗi năm tăng 18,58%.
Bên cạnh đó để có được tốc độ tăng trưởng cao như vậy có một nguyên nhân quan trọng đó là Việt Nam có nhiều tiềm năng lớn. Trước hết là quy mô dân số 82 triệu dân, xếp thứ 13 trong 200 nước trên thế giới vì vậy cho phếp tăng đồng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhiều công ty đa quốc gia đánh giá lao động Việt Nam rất khéo tay, cầu tiến và có khả năng hấp thụ nhanh tri thức về công nghệ và quản lý. Liên quan đến đội ngũ tri thức lao động, một tiền năng lớn là số đông người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng lãnh đạo về công nghệ quản lý và kinh doanh, nếu được tạo điều kiện để họ đóng góp vào xây dựng đất nước sẽ tạo ra một lưc lượng sản xuất lớn. Ước tính có khoảng 500 nghìn người có trình độ đại học hoặc trên đại học trong số hơn 3 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài.
Việt Nam còn có nhiều tài nguyên nông sản, thủy sản, khoáng sản có vị trí địa lý thuận lợi. Thêm vào đó sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam cũng là một tiềm năng lớn, văn hóa Việt Nam rất dễ hòa đồng với các nước khác. Việt Nam có dân số đông nhưng người Việt Nam không có sự khác biệt lớn về tôn giáo, ngôn ngữ. Chính tiềm năng này mà các công ty đa quốc gia, công ty Nhật Bản đã xem Việt Nam là mục tiêu hấp dẫn trong tương lai.
4. Hạn chế và bất cập.
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, diễn biến và thực trạng kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 cho thấy nền kinh tế nước ta đang tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém, thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau:
Nền kinh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, sức cạnh tranh thấp và chứa đựng nhiều mặt mất cân đối.
Những năm 2001-2005 vừa qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng bình quân mỗi năm 7,51% là một thành công, nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, nguy cơ tụt hậu lớn, giá trị tăng thêm của 1% tăng lên không cao và do vậy đến nay nước ta vẫn chưa ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp.
Thu nhập
Thấp
=<765
Trung bình thấp
766-3035
Bình quân cao
3036-9385
Cao
>=9386
(Đơn vị: USD/người/năm)
Trong khi đó bình quân đầu người của nước ta năm 2005 chỉ đạt 637.5 USD, tuy tăng 58,7% so với năm 2000 nhưng mới bằng 83,4% cận trên của nhóm thu nhập thấp.
So với các nước trong khu vực thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới bằng 71.2 % của Indonesia, bằng 55 % của Philippines, bằng 32.8% của Thái Lan, bằng 25.2 % của Malaysia và 9.6 % của Singapo. Giả định là kinh tế các nước không tăng trưởng, mà với tốc độ của VN trong giai đoạn vừa qua, thì số năm mà Việt Nam cần để đuổi kịp Indoneisia cũng phải mất hơn 6 năm, Philippines là gần 11 năm, Thái Lan gần 21 năm, Malaysia gần 25 năm và Sigapo gần 49 năm.Từ đó cho thấy, nếu Việt Nam muốn rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực thì tốc độ tăng trưởng 7.5 % bình quân trong 5 năm qua vẫn là chưa đủ.
Tăng trưởng chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm được cải thiện. Đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu vẫn là yếu tố vốn và lao động, yếu tố về khoa học công nghệ tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Năng suất lao động thấp, tiến bộ về xã hội chưa tương xứng với tình trạng tăng trưởng kinh tế; tình trạng ô nhiễm còn nặng và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, chưa có các giải pháp hữu hiệu để khắc phục.
Các nguồn lực trong nước chưa được phân bổ và sử dụng có hiệu quả. Điều này phản ánh ở nhiều mặt, như nhiều chương trình, dự án đầu tư chưa thực sự bám sát theo nhu cầu thực tế và hiệu quả kinh tế.
Việc huy động các nguồn lục tài chính đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế, nhiều tiềm năng vốn trong nước và vốn nước ngoài chưa được khai thác tốt. Nguồn thu ngân sách nhà nước chưa thật ổn định.
Một hạn chế lớn khác của nền kinh tế nước ta là đang chứa đựng nhiều mặt mất cân đối. Quan hệ tích luỹ, tiêu dùng ít được cải thiện. Tích luỹ trong tổng sản phẩm trong nước chiếm tỷ trọng thấp và gần như không tăng qua các năm (Năm 2001 chiếm 31,2%; 2002 chiếm 33,2%; 2003 chiếm 35,4%; 2004 chiếm 35,5%). Trong quan hệ thương mại, nhập siêu tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng vẫn ở mức tương đối cao. Mặc dù thu ngân sách hàng năm không ngừng tăng lên, ước tính năm 2005 gấp trên 2,3 lần năm 2000, nhưng ngân sách vẫn trong tình trạng bội chi.
Chúng ta duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 7.5% trong cả thời kì nhưng tỷ trọng IC/GO vẫn ở mức cao trên dưới 50%. Tốc độ tăng GO nhanh hơn rất nhiều so với VA. Ví dụ ngành công nghiệp: GO tăng binh quân 15.86%/năm trong giai đoạn 2001-2005 nhưng VA chỉ tăng 10.20% (nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư).
Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục.
Trong những năm vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo của nước ta đã giảm đáng kể, nhưng đến nay vẫn còn tương đối cao. Một bộ phận dân cư, nhất là bộ phận dân cư sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người đời sống vẫn rất khó khăn, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng tăng.
Một vấn đề bức xúc khác chậm được giải quyết đang gây áp lực lớn đối với việc giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội có liên quan, đó là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn rất gay gắt, chất lượng nguồn lao động còn nhiều yếu kém, chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Theo kết quả điều tra lao động và việc làm những năm vừa qua thì tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tuy có giảm nhưng rất chậm và đến nay vẫn ở mức 5-6% (Năm 2000: 6,42%; 2001: 6,28%; 2002: 6,01%; 2003: 5,78%; 2004: 5,60% và 2005: 5,31%). Tỷ lệ thời gian lao động chưa được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn cũng thường ở mức trên dưới 20% (Năm 2000: 25,84%; 2001: 25,74%; 2002:
III. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005
Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra thường được mô tả theo hàm SX Cobb-Douglas:
Y=La.Kb.T
Trong đó: Y: Thu nhập của nền kinh tế(GDP)
L, K: Lao động và vốn tham gia hoạt động kinh tế
T: Vai trò của công nghệ trong SX
a, b: Tỷ lệ đóng góp của Lao động và vốn trong thu nhập
Dưới dạng tốc độ tăng trưởng, hàm SX có dạng:
g=a*l + b*k + t
Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng kinh tế
l, k: tốc độ tăng của các yếu tố SX
t: phản ánh tác động của KHCN (được gọi là số dư còn lại)
Theo mô hình này tăng trưởng Kinh tế được phân thành hai loại:
+Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
+Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của công nghệ đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào: nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, ngày nay yếu tố này được gọi là nhân tố năng suất tổng hợp (TFP).
Có thể theo dõi chất lượng tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2001-2005 qua bảng số liệu sau:
Đơn vị tính : (%)
Các yếu tố
2001
2002
2003
2004
2005
Vốn
59,9
44,2
52,73
61,5
57,5
Lao động
20,6
27,7
19,7
21,9
20
TFP
19,4
28,2
28,2
16,6
22,5
So sánh với bảng số liệu đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam các giai đoạn trước:
Đơn vị tính (%)
Các yếu tố
1993-1997
1998-2002
2003-nay
Vốn
69,3
57,5
52,7
Lao động
15,9
20
19,1
TFP
14,8
22,5
28,2
(Nguồn:Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Từ bảng số liệu có thể nhận thấy:
Qua 5 năm từ 2001 đến 2005 và so sánh với giai đoạn trước, có thể thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển dần từ tăng trường kinh tế theo chiều rộng sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
Tuy vậy, trong thực tế, tăng trưởng kinh tế của Việt nam vẫn là tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, tỷ lệ đóng góp cuả yếu tố vốn đầu tư lao động trong tăng trưởng kinh tế còn lớn, tỷ lệ đóng góp của TFP mặc dù có tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này xét về khía cạnh lợi thế so sánh và đặc điểm của nền kinh tế đang phát triển là có phần hợp lý, bởi ở Việt Nam các yếu tố chiều rộng vẫn còn dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên còn đang được khám phá. Song với sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển của khoa học công nghệ thì việc lựa chọn này không còn phù hợp. Do đó, động thời với việc khai thác lợi thế về lao động và tài nguyên thì cần phải chú ý nâng cao tác động của nhân tố năng suất tổng hợp.
*Về yếu tố vốn:
Đóng góp của vốn trong giai đoạn 2001-2005 có xu hướng giảm dần qua các năm và so với các giai đoạn trước có giảm xuống. Tuy nhiên yếu tố vốn vẫn chiếm chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, vốn là yếu tố mà chúng ta không có thể mạnh. Xu hướng phát triển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, trong khi đó vốn tự có thấp, chủ yếu phát đi vay từ nước ngoài… sẽ khiến cho tăng trưởng thiếu tính bền vững, ổn định, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt từ sự biến động của thị trường vốn.
*Về yếu tố Lao động:
Việt Nam có lợi thế về lao động. Yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có lợi thế so sánh (như giá rẻ, dồi dào…). Trong khi đó tăng trưởng kinh tế những năm 2001-2005 lại nghiêng về yếu tố vốn - yếu tố mà chúng ta không có lợi thế hơn là yếu tố lao động. Ở giai đoạn này tỷ trọng đóng góp của của yếu tố vốn cao gấp 3 lần yếu tố lao động. Điều này lại một lần nữa khẳng định chất lượng tăng trưởng trong giai đoạn này còn thấp.
*Về năng suất các yếu tố tổng hợp TFP:
Các yếu tố cơ bản trong năng suất các yếu tố tổng hợp là: hiệu quả đầu tư, chất lượng lao động thể hiện qua năng suất lao động và tiến bộ khoa học công nghệ.
Sự đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn này mặc dù có xu hướng tăng lên nhưng tỷ lệ đóng góp trong kết quả tăng trưởng còn quá thấp. Tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động gấp trên 3 lần so với đóng góp của yếu tố TFP. So với nhiều quốc gia trong khu vực xét trong cùng 1 giai đoạn con số đóng góp của TFP vào tăng trưởng ở VN thấp hơn nhiều. Có thể thấy được điều này qua bảng số liệu sau:
Nước
Hàn quốc
Đài Loan
Indonesia
Thái Lan
Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế
32,2%
35%
28%
36%
Các nước phát triển tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng thường chiếm cao hơn nhiều, từ 60-70%.
Có thể khẳng định vai trò hạn chế của TFP vào tăng trưởng là một rào cản lớn cho việc nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu năng suất lao động, hiệu quả đầu tư và nhất là khả năng duy trì bức tranh tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cũng như khả năng khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước. Quan trọng hơn nữa, trong điều kiện hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đây thực sự là 1 điều đáng lo ngại vì với xu thế ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là một chìa khóa quan trọng để duy trì sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
Để xem xét nguyên nhân của tình trạng trên, hãy xem xét các yếu tố cơ bản trong TFP:
- Hiệu quả đầu tư:
Tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP tăng lên khá nhanh, năm 2001 là 35,4%, năm 2005 lên đến 38,9%. So với nhiều nước nước trong khu vực thì đây là con số quá cao.
Ví dụ: Thái Lan 27,8%
Nhật Bản 24%
Philippin 19,6%
Singapore 15,3%
Hàn Quốc 29,3%
(Số liệu năm 2004 - Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư)
Tăng đầu tư thường chứa đựng khả năng đẩy CPI lên, làm cho lạm phát trở nên khó kiểm soát và làm suy yếu cơ sở của quá trình tăng trưởng cao và bền vững.
Hiệu quả đầu tư lại thấp và ngày càng giảm, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao và liên tục tăng.
Chỉ số ICOR qua các năm:
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Chỉ số ICOR
5,6
4.3
4,90
4,93
6,93
Mặc dù ICOR không phải là một chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá hiệu quả đầu tư bởi vì chúng ta vẫn thường tính ICOR trên cơ sở tổng vốn đầu tư chứ không phải phần vốn đầu tư được sử dụng cho mục đích tích luỹ (nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế). Tuy vậy, hệ số ICOR tăng nhanh là một vấn đề đáng báo động đối với tình hình chất lượng đầu tư ở nước ta. Các nhà kinh tế cho rằng hệ số ICOR của nước ta trong giai đoạn này đã vượt qua ngưỡng an toàn. Trong khi chỉ số ICOR cúa các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái lan chỉ dao động trong khoảng 2,5-3,5 thì giai đoạn này chỉ số ICOR Việt Nam tăng đến 5.0 (con số bình quân chung). Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nếu so sánh với các nước ở giai đoạn tương đồng thì chỉ số ICOR của Việt Nam so với Trung Quốc cao hơn khoảng 1,5 lần, với Thái Lan là 1,35 lần.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả:
Thứ nhất, hệ số ICOR tăng một phần là vì nước ta đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đầu tư nhiều vào các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, là những dự án đòi hỏi số vốn đầu tư cao nhưng lại chậm thu hồi vốn, nhất là các công trình lớn và nhiều năm nữa mới đi vào hoạt động.
Thứ hai, sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư,cụ thể chúng ta quá chú trọng vào những ngành công nghiệp được xếp vào nhóm có sức cạnh tranh thấp,thu hồi vốn chậm (mía, đường, sắt, thép, phân bón, giấy…); đầu tư vào các dự án cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động; đầu tư dàn trải.
Thứ ba, hiệu quả vốn đầu tư của khu vực Nhà nước còn rất thấp. Mặc dù vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm hơn 56%, nhưng hiệu quả đầu tư ở khu vực này rất thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hệ số ICOR trong khu vực Nhà nước là 7,2 trong khi đó ở khu vực tư nhân là 3,8.
Thứ tư, công tác giám sát đầu tư còn hạn chế.Hầu hết các khâu từ quy hoạch, thiết kế, dự toán, đấu thầu, thi công đến giám sát thi công đều chưa tốt dẫn đến không bảo đảm chất lượng công trình. Đồng thời, làm gia tăng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA. Vấn đề tham nhũng cũng là một trong những vấn đề gay gắt hiện nay làm giảm hiệu quả đầu tư của nền kinh tế.
- Năng suất lao động xã hội:
Một trong những nguyên nhân giải thích tại sao tỷ trọng cũng như tốc độ tăng TFP của nước ta lại thấp như vậy xuất phát từ vấn đề năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động của nước ta hiện đang kém từ 2 đến 15 lần so với các nước trong khu vực ASEAN.
Có thể theo dõi ở bảng số liệu sau:
Tên nước
NSLĐ(USD/Lđ)
So sánh(lần)
Việt Nam
1243,4
1,00
Trung Quốc
2152,3
1,73
Philippin
2419,2
1,95
Indonesia
2483,1
1,99
Thái Lan
4514,1
3,63
Malaixia
11276,2
9,06
Hàn Quốc
29057,6
23,37
Singapore
48563,9
39,05
(Nguồn:Thời báo kinh tế Việt Nam)
Hơn nữa, năng suất lao động của nước ta tăng rất chậm, chỉ khoảng 4- 5%/năm. Như vậy, rõ ràng đóng góp năng suất của lao động trong thời gian vừa qua, chẳng những không tăng lên nhiều, so với các nước khu vực chúng ta lại càng bị cách xa thêm nữa.
Năng suất lao động xã hội của nước ta ở mức thấp như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản (56,8% năm 2005, năm 2006 là 55,0%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực: Singapore 0,3%; Philippin 37,4%; Malaisia 18,4%; Indonesia 43%. Đây là rào cản lớn để thay đổi, chuyển giao công nghệ tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và có hiệu quả. Trong khi đó, năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chỉ đạt rất thấp (450 USD, riêng ngành nông, lâm nghiệp đạt chưa được 400 USD), thấp xa so với năng suất lao động của nhóm ngành dịch vụ (1.860 USD) và còn thấp hơn nữa so với năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng(2.853 USD).
Thứ hai, chất lượng lao động còn bất hợp lý: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện còn rất thấp, mới chỉ đạt 25% thậm chí không đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là năm 2005 có 30%. Lực lượng cán bộ khoa học đầu đàn, đội ngũ doanh nhân giỏi còn rất thiếu. Đối với lao động đã qua đào tạo thì cơ cấu vẫn chưa hợp lý nếu xét cơ cấu hợp lý theo cấp đào tạo cử nhân/trung cấp/công nhân thì chuẩn mực của thế giới là 1/4/10. Ở Việt Nam hiện nay là 1/0.98/3.02. Chúng ta đang thiếu hẳn đội ngũ thợ lành nghề để thực hiện vận hành nền kinh tế hiện đại.
Thứ ba, năng suất lao động xã hội thấp còn là do trình độ công nghệ của nước ta còn thấp, hiệu quả quản lý kém, dẫn đến lãng phí các nguồn lực lao động, không phát huy được tiềm năng.
Theo chấm điểm và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Như đã phân tích ở trên, các nguyên nhân liên quan đến cơ cấu lao động và chất lượng lao động đã dẫn đến năng suất lao động xã hội thấp,sử dụng vốn con người không hiệu quả, dẫn đến tỷ trọng thấp của TFP trong tăng trưởng kinh tế.
- Tiến bộ khoa học công nghệ:
Yếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp là tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng.
Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở nước ta trong những năm qua mặc dù đã có những tiến triển khả quan, tác động đến tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, song vẫn chưa tạo nên bước đột phá trong tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ vào tăng trưởng . Trình độ khoa học công nghệ ở nước ta vẫn hết sức thô sơ và lạc hậu. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới như các ngành bưu chính viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí. Hầu hết các trang thiết bị được sử dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối đồng bộ và đạt trình độ phổ cập so với các nước trong khu vực. Tuy vậy, đối với phần lớn các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu vực ngoài quốc doanh nhìn chung máy móc thiết bị còn lạc hậu. Ví dụ, trong ngành cơ khí thiết bị lạc hậu tới 4 thập kỉ so với mặt bằng thế giới. Hiện nay toàn bộ công nghệ của ngành cơ khí Việt Nam sử dụng để sản xuất công cụ, hàng tiêu dùng, máy động học… hầu hết ra đời trước thập kỉ 80 của thế kỉ trước và có tới 30% có tuổi thọ hơn nửa thế kỉ. Trong nông nghiệp, thiếu công nghệ bảo quản và chế biến nên đến nay trên 60% hàng nông sản vẫn xuất khẩu dưới dạng sơ chế, làm cho giá trị gia tăng của ngành nông sản xuất khẩu thấp. Hầu hết các thiết bị mới nhập của các doanh nghiệp Việt Nam là từ các nước đang phát triển hoặc từ các nước công nghiệp mới, rất ít thiết bị nhập từ công nghệ nguồn là các nước phát triển. Những thiết bị này mặc dù hiện đại trong điều kiện Việt Nam nhưng vẫn lạc hậu so với công nghệ nguồn 2-3 năm thế hệ, trong đó lại có thiết bị đã qua sử dụng hoặc tân trang lại. Kết quả điều tra quy mô của cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, với sự tham gia của hơn 63000 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc được công bố tháng 3/2005 cho thấy sự bất cập trong trình độ công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay. Trong số các doanh nghiệp được điều tra chỉ có 8% doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến, còn hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng công nghệ cũ lạc hậu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này là rất thấp. Bên cạnh đó chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy số doanh nghiệp sử dụng máy vi tính lên đến trên 60% nhưng chỉ có 11.5 % doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ, số doanh nghiệp có website là rất thấp (2.16%). Đây là kết quả đáng lo ngại vì khả năng tham gia thương mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp này là rất thấp, chưa tương xứng với xu hướng phát triển thương mại điện tử hiện nay. Mặt khác các doanh nghiệp cũng ít quan tâm đến đào tạo cán bộ công nghệ,chỉ có 5.6% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu này. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa coi trọng đúng mức đến vai trò của công nghệ trong sản xuất, cho dù đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận môn SNA hệ thống tài khoản quốc gia - quy mô và tốc độ tăng trưởng Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 -2005.doc