MỤC LỤC
Chương I :
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian gần đây và những trở ngại về hàng rào kỹ thuật của Nhật
1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây
1.2 Các cảnh báo của Nhật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản xuât khẩu của Việt Nam
1.3 Phản ứng của Bộ Thủy Sản và các doanh nghiệp trong nước.
Chương II :
Phân tích ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nhật trong những năm gần đây.
2.2 Tác động hàng rào kỹ thuật của Nhật tới các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
Chương III :
Các bài học kinh nghiệm rút ra và giải pháp khắc phục
3.1 Những bài học kinh nghiệm
3.2 Các giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian gần đây và những trở ngại về hàng rào kỹ thuật của Nhật
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây
Các cảnh báo của Nhật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản xuât khẩu của Việt Nam
Phản ứng của Bộ Thủy Sản và các doanh nghiệp trong nước.
Chương II :
Phân tích ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nhật trong những năm gần đây.
2.2 Tác động hàng rào kỹ thuật của Nhật tới các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
Chương III :
Các bài học kinh nghiệm rút ra và giải pháp khắc phục
3.1 Những bài học kinh nghiệm
3.2 Các giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
Tác động của hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ NHỮNG TRỞ NGẠI VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT.
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây.
Thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển rõ rệt về lượng xuất khẩu, thị trường cũng như giá trị. Nếu như những năm trước, thủy sản chưa phát triển và chú trọng do không tìm kiếm được thị trường cũng như kỹ thuật chế biến còn chưa cao thì trong thời gian gần đây, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đã và đang có những bước tiến lớn.
Gần đây nhất, theo thông tin từ Bộ Thủy sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7 năm 2007 đạt 340 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng lên 1.988 triệu USD, đạt 55,22% kế hoạch năm, tăng 15,71% so với cùng kỳ năm 2006. Từ mức kế hoạch mức 3 tỷ USD năm 2006, đã đề ra mức 3,6 USD trong năm 2007 và nhanh chóng có thể vượt được mức dự kiến. Những thị trường chính của thủy sản Việt Nam có thể kể đến là thị trường EU , Mỹ và Nhật Bản. Theo số liệu từ năm 2006, thị trường khu vực Châu Á vẫn là lớn nhất về số lượng (176 000 tấn), tuy nhiên về giá trị cao nhất vẫn là thị trường Nhật đạt (842 triệu USD).
Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2006 tăng mạnh là do kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa sang các thị trường đều tăng, nhất là thị trường Đông Âu và EU tăng. Sản lượng cá xuất khẩu ước đạt 210 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 560 000 USD. Trong năm 2006, mặc dù gặp nhiều khó khăn như thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng, rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada...ngày càng khắt khe, nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn hoàn thành sớm hơn một tháng so mức kế hoạch đề ra.
Thị trường Nhật Bản đã vươn lên vị trí số một, chiếm hơn 25% thị phần xuất khẩu; thị trường EU chiếm hơn 21% thị phần xuất khẩu thuỷ sản, Hoa Kỳ (hơn 19%), Hàn Quốc (hơn 6%)...
Từ năm 2006, tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta, chiếm hơn 44% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, còn lại, cá đông lạnh chiếm 34%, mực và bạch tuộc đông lạnh chiếm hơn 6%
Giá cá tra, ba sa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao so năm trước; giá cá tra, ba sa thịt trăng nuôi hầm dao động 13.800-14.500 đồng/kg. Theo thông tin mới nhất trong năm 2007 giá đã tăng tới 16.000- gần 17.000 đồng/ kg. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chủ động đầu tư, nâng cấp trang, thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hết năm 2006, nước ta có thêm 38 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang EU, nâng tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này lên 209 đơn vị. Hàn Quốc công nhận thêm 13 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang nước này lên 298 đơn vị.
Các cảnh báo của Nhật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản xuât khẩu của Việt Nam.
Như ta đã biết ở trên , thị trường Nhật được coi là thị trường tiềm năng chính của thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên sau khi cá basa và tôm bị gặp vấn đề bán phá giá ở thị trường Mỹ rộng lớn thì Nhật Bản, thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam cũng đang “báo động đỏ” sẵn sàng áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), việc kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng tại Nhật Bản khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm, sang thị trường này sụt giảm đáng kể. Vào thời điểm tháng 5/2006 khi luật vệ sinh thực phẩm sửa đổi của nước này có hiệu lực thì 31 nước bán thuỷ sản sang Nhật bị phát hiện dư lượng kháng sinh cấm, trong đó có Việt Nam. VASEP đã nhận được cảnh báo của Nhật là sẽ tăng cường kiểm tra hàng thủy sản của Việt Nam. Và gần đây nhất, tháng 5/2007 theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 15,6% về lượng và gần 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật đã liên tục đưa ra các cảnh báo và kiểm tra các lô tôm xuất khẩu của Việt Nam cũng như đưa ra những quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm là nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận trên thực tế đó còn có thể là rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp của chúng ta phải lường trước khi thâm nhập vào thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính này.
Sau vụ cá basa và tôm ở thị trường Mỹ, Nhật Bản cùng với các nước EU đã trở thành thị trường chuyển đổi cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Nhưng khi Việt Nam trở thành một trong ba khách hàng lớn nhất thì cũng là lúc Nhật tỏ ra chặt chẽ không kém gì Mỹ và thậm chí khó khăn hơn cả EU. Cụ thể, Nhật đã nâng mức kiểm tra từ 5%, 10% lên 50% và sau cùng là 100% lô hàng tôm nhập của Việt Nam. Và hiện nay Nhật kiểm tra 100% các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam nói chung. Cụ thể về các vi phạm về dự lượng được Nhật phát hiện các chất cấm, trong đó có 4 dẫn xuất của chất Nitrofuran, bao gồm AOZ, AMOZ, AHN và SEM, cùng với Bộ Thủy sản đã cùng với các doanh nghiệp thống nhất kiểm tra toàn bộ các loại hoá chất kháng sinh mà phía Nhật cấm, tương đương với tổng lượng châu Âu và Mỹ cấm, cộng lại là 17 chất. Theo thống kê, từ đầu năm 2007 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu vào Nhật Bản 6.000 lô hàng và đã có 94 lô bị cảnh báo, chiếm 1,6%. Trong đó, các loại kháng sinh bị phát hiện nhiều nhất là Chloramphenicol (CAP), AOZ (dẫn xuất của Nitrofurans), Coliform... Theo VASEP, nguyên nhân nhiễm CAP chủ yếu từ việc bảo quản nguyên liệu trong quá trình khai thác, các lô tôm nhiễm AOZ có khả năng bị nhiễm trong quá trình trị bệnh cho tôm của nông dân tại ao.
Và đỉnh điểm của các rào cản về kỹ thuật của Nhật là Ngày 25-6-2007, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc cảnh báo rằng cơ quan phụ trách kiểm dịch của Nhật sẽ xem xét áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam. Theo nội dung thư trích dẫn :” Từ năm ngoái đến năm nay, liên tiếp tìm thấy chất kháng sinh bị cấm theo luật vệ sinh thực phẩm của Nhật trong mực và tôm xuất khẩu từ Việt Nam. Nếu trong thời gian tới cũng tiếp tục phát sinh các trường hợp vi phạm thì cơ quan phụ trách kiểm dịch của Nhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu...” Trong thư, Đại sứ Hattori cho biết từ năm 2006 tới nay, các cơ quan kiểm tra của Nhật liên tiếp phát hiện các chất kháng sinh bị cấm trong tôm và mực xuất khẩu từ Việt Nam. Do đó nếu trong thời gian tới vẫn còn các trường hợp vi phạm thì Bộ Y tế lao động và Phúc lợi Nhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu. Sau khi đã áp dụng nhiều biện pháp từ nhẹ tới nặng, nước này đã ra tối hậu thư đi đến hình phạt cấm nhập khẩu.
1.3 Phản ứng cúa Bộ Thủy Sản và các doanh nghiệp trong nước.
Rõ ràng những hàng rào kỹ thuật và thương mại ngày càng chặt chẽ, với các quy định về dư lượng kháng sinh, về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, về kiểm dịch đang là thách thức lớn đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Các chuyên gia trong ngành thuỷ sản của Việt Nam cho rằng vấn đề dư lượng là một thực tế nhưng Việt Nam vẫn ở tỉ lệ rất thấp. Việc dùng máy móc tối tân để phát hiện dư lượng kháng sinh ở tỷ lệ 0,7 phần tỷ thì quả là quá khắt khe đối với Việt Nam. Cần phải lưu ý ở trên rằng thị trường Nhật gần như đứng đầu về sản lượng và giá trị xuất khẩu nên quyết định trên rất ảnh hưởng tới giá trị xuất nhập khẩu của thủy sản Việt Nam.
Sau lời cảnh báo của Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Bộ Thuỷ sản đã ban hành Quyết định mới nhất về kiểm soát chất lượng thuỷ sản vào Nhật. Theo đó, từ 26/7/2007, các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra chứng nhận Nhà nước về dư lượng, hoá chất kháng sinh cấm đối với 100% lô hàng giáp xác (tôm, cua, ghẹ... ), nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc...).
Quyết định này cũng quy định cụ thể các trường hợp doanh nghiệp có bao nhiêu lô hàng thuỷ sản từng bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh cấm thì không được phép xuất khẩu hai nhóm hàng này vào thị trường Nhật. Bộ Thuỷ sản thông báo, doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu trở lại lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu sang Nhật sau khi có báo cáo đúng nguyên nhân, thiết lập biện pháp khắc phục có hiệu quả và được Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản (Nafiqaved) công nhận. Các doanh nghiệp chỉ có thể được miễn kiểm tra chứng nhận bắt buộc khi có liên tiếp 10 lô hàng các loại không bị cảnh báo.
Về phía Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đang phối hợp với Bộ Thủy sản, Cục Nafiqaved thay đổi Quy chế 649 và 650 về phương thức kiểm soát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm chất lượng và cấp chứng thư xuất nhập khẩu, nhằm giảm chi phí doanh nghiệp, giảm thủ tục phiền hà và lãng phí, tăng hiệu quả và trách nhiệm kiểm soát của các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Còn các doanh nghiệp đối phó với tình trạng trước mắt theo nhiều cách nhưng có xu hướng tiêu cực. Theo Cục Quản lý Chất lượng, ATVS và Nafiqaved , để đối phó với sự kiểm tra chất lượng gắt gao từ thị trường Nhật Bản, các DN bị phía Nhật cảnh báo có lô hàng nhiễm kháng sinh đã mượn "code" (code- mã số xuất khẩu) để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Phó Cục trưởng Nafiqaved, đã đưa ra thông tin này tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành thuỷ sản mới đây.
Lý giải điều này, một quan chức của Nafiqaved cho biết, thực tế kiểm tra cho thấy số lô hàng kiểm tra có hoá chất, kháng sinh cấm trước khi xuất khẩu không tăng. Ví dụ, kiểm tra 10 lô hàng xuất đi, chỉ phát hiện 1 lô hàng vi phạm quy định về VSATTP. Tỷ lệ này chỉ ở mức dưới 10%, chứng tỏ số lô hàng bị nhiễm không nhiều. Trong khi đó, các Doanh nghiệp thuỷ sản bị phía Nhật cảnh báo lại càng tăng lên, chủ yếu do Doanh nghiệp đã cho nhau mượn code để xuất khẩu. Điều này là vô cùng nguy hiểm do đó , sắp tới Bộ Thuỷ sản sẽ cấm tuyệt đối việc cho mượn mã số. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), việc kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng tại Nhật Bản khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm, sang thị trường này sụt giảm đáng kể. Đến nay, Nhật Bản đã mất vị trí dẫn đầu về nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam.
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
2.1 Tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam tới Nhật trong những năm gần đây
Trong năm 2006 tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng lớn so với những năm trước. Với kim ngạch đạt hơn 3,2 tỷ USD, vượt hơn 400 triệu USD so kế hoạch năm,tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt hơn 3,7 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm hơn 1,7 triệu tấn. Cơ cấu về thị trường và hàng thuỷ sản xuất khẩu cũng có sự chuyển hướng tích cực. Nhật đã vươn lên số 1 trong thị phần xuất khẩu chiếm hơn 25%
Qua bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thị trường chính của Việt Nam :
Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản (FICen)
Thị trường
Số lượng(tấn)
Giá trị (USD)
Nhật Bản
129284.6
823953603
Hoa Kỳ
92859.1
644145629
Châu Á (không kể Nhật Bản, ASEAN)
166771.3
442382451
EU
132350.2
441371591
ASEAN
49195.1
125151126
Châu Đại dương
23185.7
102352844
Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ)
20645.2
92688315
Châu Âu (không kể EU)
18554.7
60446290
Châu Phi
1653.7
4373457
Total
634499.6
2736865306
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2005
Thị trường
Số lượng(tấn)
Giá trị (USD)
Nhật Bản
123889.1
842613677
EU
219967
723504870
Hoa Kỳ
98824.3
664195527
Châu Á (không kể Nhật Bản, ASEAN)
176160.6
493798680
Châu Âu (không kể EU)
73921
174208547
ASEAN
60295.7
150887101
Châu Đại dương
25849.6
133583406
Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ)
28661.8
124374152
Thị trường khác
10170
41572891
Châu Phi
3941.
7 9220726
Total
821680.8
3357959577
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2006
Qua bảng số liệu về thị truờng xuất khẩu thủy sản của 2 năm gần đây cho thấy thị phần của Nhật Bản đều đứng đầu về giá trị. Cho thấy thị trường Nhật là thị trường rất lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các Doanh nghiệp Việt nam cần tận dụng để khai thác tốt thị trường tiềm năng này.
2.2 Tác động hàng rào kỹ thuật của Nhật tới các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2007 do những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật và tối hậu thư của Nhật tháng 7 vừa qua đã cho thấy thị trường này đang dần bị giảm sút nghiêm trọng. Thống kê từ Bộ Thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản đã đạt khoảng 1,64 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các thị trường chính vẫn là EU chiếm 24,4%; Hoa Kỳ 18,3%; Nhật Bản 17%.
Thị trường
Số lượng (tấn )
Giá trị (USD)
EU
56048.7
175041870
Hoa Kỳ
18151.9
131036093
Hoa Kỳ
18151.9
131036093
Nhật Bản
19332.1
121721703
Châu Âu (không kể EU)
24596.9
57120848
ASEAN
14835.2
41661987
Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ)
5743.6
27279333
Châu Đại dương
4562.8
22722806
Thị trường khác
3290
12425118
Châu Phi
1892.6
4772941
Total
189717
715661500
Bảng xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 tới tháng 7 năm 2007
Qua bảng xuất nhập khẩu với số liệu mới nhất, đã cho ta thấy rõ nhất sự thụt dốc của thị trường rộng lớn này. Điều đó cho thấy nếu không sớm loại bỏ các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thị trường Nhật thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm sút rất nhiều. Thiệt hại trước mắt là việc các Doanh nghiệp bị tạm ngừng xuất khẩu và giải trình. VASEP đề nghị tạm ngưng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nhiều lô hàng liên tiếp bị phát hiện nhiễm kháng sinh tại Nhật để doanh nghiệp giải trình chi tiết nguyên nhân và có biện pháp khắc phục mới cho phép xuất trở lại. Thời gian tạm ngưng có thể từ 1 đến tháng 6 tháng tuỳ theo trường hợp, việc giải trình được thực hiện với sự giám sát của Hiệp hội và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản- Naviqaved. Theo đó, trước mắt, doanh nghiệp chưa có lô hàng bị cảnh báo trong 6 tháng đầu năm nếu bị 3 lô sẽ phải tạm ngưng và giải trình. Doanh nghiệp có từ 1 đến 3 lô hàng nhiễm kháng sinh đã bị cảnh báo trong sáu tháng đầu năm nếu bị tiếp hai lô nữa sẽ phải tạm ngưng và giải trình. Doanh nghiệp có 4 lô hàng nhiễm kháng sinh trở lên đã bị cảnh báo trong 6 tháng đầu năm nếu bị tiếp 1 lô nữa sẽ phải tạm ngưng và giải trình... Nếu có quá nhiều các doanh nghiệp bị tạm ngưng để giải trình thì thủy sản Việt Nam sẽ bị mất đi một lượng lớn kim ngạch xuất khẩu, có khả năng ảnh hưởng tới kế hoạch của năm nay với mục tiêu là đạt 3,6 tỷ USD.
CHƯƠNG III :
CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
3.1 Những bài học kinh nghiệm
Không chỉ qua thị trường Nhật mà rất nhiều thị trường xuất khẩu thủy sản cũng bị cảnh báo và bị chặn do rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Mỹ…Theo Cục trưởng Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQAVED) Nguyễn Tử Cương, danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản bị phát hiện nhiễm chất kháng sinh trong các lô hàng thủy sản ngày một dài ra. Một số lô hàng thủy sản bị trả về, nhưng một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã không xử lý triệt để. Ðiều này ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của hàng thủy sản Việt Nam. Không giống với các thị trường như EU, Hàn Quốc, việc kiểm tra chất lượng các lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản trước đây là không bắt buộc. Việc kiểm tra chất kháng sinh, hóa chất cấm chỉ xảy ra khi doanh nghiệp có yêu cầu và doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Nhật là một thị trường lớn, khi bị các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ rất ảnh hưởng tới uy tín và quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai nước.
Cho đến nay, tôm sú và cá da trơn là hai sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của nước ta. Nhưng trong những năm qua, đã xuất hiện quá nhiều khó khăn đối với các sản phẩm thủy sản này. Cá da trơn gặp rào cản về thương mại khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tôm sú thì gặp rào cản về VSATTP khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước ta, hiện xuất hiện nhiều bất ổn. Ðó là tình trạng phát triển nuôi tôm, cá da trơn không theo quy hoạch. Tình trạng tôm, cá chết có chiều hướng ngày càng tăng do chất lượng con giống chưa bảo đảm, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm. Theo Quyền Vụ trưởng nuôi trồng thủy sản (Bộ Thủy sản) Vũ Dũng, việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản hiện khó kiểm soát. Người dân một phần do ý thức, một phần thiếu hiểu biết nên đã sử dụng thức ăn, thuốc thú y có nhiễm chất kháng sinh, nhưng tỷ lệ này rất ít, vì diện tích nuôi tôm công nghiệp hiện nay chưa đến 10% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Người dân chủ yếu nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến. Từ đó, cho thấy Bộ thủy sản và các cơ quan cần đề ra các giải pháp cho việc nuôi trồng có quy hoạch, phân rõ việc nuôi trồng thủy sản theo ba hướng chính:
Có nguồn giống, thức ăn công nghiệp đạt tiêu chuẩn, Có môi trường nuôi đạt vệ sinh, về cả môi trường cũng như về vệ sinh an toàn cho tủy sản, Có công nghệ thu hoạch cũng như bảo quản, chế biến hợp vệ sinh, theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Nếu đáp ứng được ba yêu cầu chính kia thì không chỉ Nhật, mà bất cứ thị trường nào cũng không còn quá khó khăn với chúng ta. Theo lời khuyên của ông Ken Arakawa, Cố vấn cao cấp của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) dành cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với đối tác Nhật là: Muốn nhập gia phải tùy tục. Theo ông , các điểm yếu của các Doanh nghiệp Việt Nam là còn mắc phải hạn chế như thiếu thông tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao, thời gian giao hàng không đảm bảo... Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường còn chưa bằng các công ty Nhật. Hơn một nửa các công ty Nhật có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên hoạt động của họ rất hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam.Theo ông, muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật cần phải “nhập gia tùy tục”, tức là phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Một lời khuyên nữa của tôi là các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hội chợ để thu được hiệu quả cao nhất.
3.2 Các giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
Các giải pháp chính chủ yếu đặt ra là cần phải hiểu biết về thị trường xuất khẩu, nắm rõ các rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị truờng Nhật để có thể khắc phục được các điểm yếu đó. Thứ trưởng Thủy sản Lương Lê Phương cho rằng, nước ta vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì vấn đề cạnh tranh sẽ rất quyết liệt. Ðể bảo hộ sản xuất trong nước, các nước sẽ dựng lên rất nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản về thương mại và rào cản về VSATTP. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thủy sản cần tổ chức lại sản xuất, đáp ứng tốt yêu cầu của các thị trường xuất khẩu thủy sản. Trước thực trạng khó khăn về thị trường xuất khẩu thủy sản như hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Thủy sản cùng với NAFIQAVED, VASEP và gần 100 doanh nghiệp chế biến thủy sản vừa bàn biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giữ vững thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực. NAFIQAVED, VASEP và các hội viên đều thống nhất kiên quyết loại bỏ các lô hàng thủy sản có dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm; làm rõ doanh nghiệp nào làm tốt, làm xấu để có chính sách khen thưởng và xử lý kịp thời. Tới đây, NAFIQAVED sẽ sang làm việc với cơ quan chức năng của Nhật Bản, Nga cùng tháo gỡ những vướng mắc về xuất khẩu thủy sản. Bộ Thủy sản vẫn xác định Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ là những thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của nước ta và bằng mọi cách phải giữ vững. Ðể làm được điều này, cần có sự liên kết ngang (doanh nghiệp chế biến - người nuôi thủy sản), liên kết dọc (nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản). Sự liên kết chặt chẽ này sẽ tạo ra các sản phẩm thủy sản sạch, giúp việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản "từ ao nuôi đến bàn ăn" dễ dàng hơn. Cục trưởng NAFIQAVED Nguyễn Tử Cương cho biết, trong những năm qua, ngành thủy sản đã triển khai, nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản sạch tại Bình Ðại (Bến Tre), Cam Lập (Khánh Hòa), Công ty Quốc Việt (Cà Mau), Vĩnh Hậu (Bạc Liêu), Công ty Vĩnh Thuận (Sóc Trăng), Công ty XNK lâm, thủy sản Bến Tre, Công ty Hùng Vương (Tiền Giang), Công ty Agifish (An Giang). Tại các vùng nuôi này, tôm sú, cá da trơn được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất con giống, thả nuôi, thức ăn, thuốc thú y đến thu hoạch, bảo quản, chế biến xuất khẩu. Phó Chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng đã công bố tình trạng khẩn cấp đối với việc xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản, kiến nghị Chính phủ, Bộ Thủy sản tăng cường biện pháp giám sát việc nhập khẩu, lưu thông, sử dụng kháng sinh cấm trên thị trường; tích cực kiểm tra tàu cá, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức cố tình sử dụng kháng sinh cấm trên thủy sản. NAFIQAVED cần cập nhật và phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản quy định mới của các thị trường xuất khẩu thủy sản; cần có cơ chế, quy trình kiểm tra chặt chẽ hơn đối với các lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu; kiên quyết loại bỏ các doanh nghiệp vi phạm quy định về VSATTP. Các doanh nghiệp chế biến cần đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu, liên kết với người nuôi để bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch phục vụ chế biến. Nhà nước và các địa phương cần có cơ chế, chính sách để người dân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng nuôi thủy sản tập trung có sự quản lý chặt chẽ theo mô hình quản lý cộng đồng từ sản xuất con giống, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến, xuất khẩu thủy sản. Bộ Thủy sản cần có những giải pháp kịp thời và quyết liệt hơn để nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu, giữ vững thị trường xuất khẩu thủy sản.
Ngoài các giải pháp về khắc phục vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng ta cần thêm các giải pháp về tăng thị phần xuất khẩu sang Nhật. Nếu đã làm tốt các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm hàng thủy sản xuất khẩu, thì việc này không khó. Thống kê từ Bộ Công thương cho thấy chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ta sang Nhật đạt 2,119 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2006; và Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng tăng, hiện nay xấp xỉ 1% thị phần nhập khẩu của Nhật.
Ông Nguyễn Bảo, Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công thương cho biết: hiện nay xu hướng chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều và lượng doanh nghiệp Nhật đang có kế hoạch thành lập công ty, văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam ngày càng tăng do quan hệ Trung - Nhật đang đóng băng. Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về kim ngạch mà còn có những chuyển biến khá rõ rệt về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được hoa tươi, hàng may mặc cao cấp, thực phẩm chế biến... sang thị trường Nhật Bản. Cùng với sự biến đổi về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ gia công nội địa trong sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thành phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng được nâng cao (đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản, cơ khí, công nghệ thông tin)...
Cũng phải nhìn nhận rằng trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế mạnh mẽ như hiện nay thì việc duy trì sự ổn định mức tăng trưởng xuất khẩu không đơn giản. Song như vậy không có nghĩa là Việt Nam không thể chinh phục được thị trường Nhật.
Phần lớn các chuyên gia Nhật Bản, các nhà xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp đã làm ăn với Nhật tại hội thảo đều cho rằng, để làm được công việc trên, các doanh nghiệp và đối tác Việt Nam cần nắm bắt được thị hiếu, việc định giá chào hàng không nên dựa vào giá bán lẻ tại thị trường Nhật, bảo đảm thời gian giao hàng; duy trì chất lượng sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chủ yếu từ Internet :
Thời báo kinh tế Việt Nam :
Bộ Ngoại Giao Việt Nam
Báo Điện tử Việt Nam Net
Hội Lương thực thực phẩm Hồ Chí Minh
Báo Sóc Trăng
Báo Điện tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61949.DOC