Tiểu luận Tác động của phát triển sân golf đến hệ sinh thái ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

1. GIỚI THIỆU VỀ GOLF 3

2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SÂN GOLF Ở VIẾT NAM 5

2.1. Về tình hình sử dụng quỹ đất phát triển sân Golf ở Việt Nam 5

2.2. Về chi phí xây dựng và lợi nhuận từ sân Golf 6

3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC VÀ HÓA CHẤT CỦA SÂN GOLF 6

3.1 Tổng quan về tình hình sử dụng nước, hóa chất tại sân Golf 6

3.2 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng tại sân Golf 8

4. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHU SÂN GOLF ĐẾN HỆ SINH THÁI 10

4.1. Tác động của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 10

4.2. Tác động tới tài nguyên đất 13

4.3. Tác động tới tài nguyên nước 14

4.4. Tác động tới môi trường không khí 15

4.5. Tác động tới đa dạng sinh học 15

4.6. Độc tính của các loại hoá chất BVTV đang sử dụng 16

4.7 Tác động đến sức khỏe con người 21

5. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SÂN GOLF 22

 

doc23 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác động của phát triển sân golf đến hệ sinh thái ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên thế giới Tên quốc gia Diện tích tự nhiên (Nghìn km2) Dân số (Triệu người) Số lượng sân golf (sân) GDP/người 2007 (USD) Lượng khách DLTB năm (tr.người) Mật độ DS/sân golf (Nghìn người) Mật độ DTTN/sân golf (km2) Mỹ 9.364 302,2 17.179 43.967 51,4 17,6 545 Đức 357 82,0 693 35.167 24,5 118,3 515 Anh 245 61,0 2.915 39.256 32,7 20,3 84 Nhật 378 127,7 3.000 31.267 8,4 43,2 126 Thái Lan 513 65,5 256 8.677 14,4 255,8 2.238 Malaysia 330 26,8 230 10.882 21,0 116.5 1.435 Philippin 300 88,7 100 5.137 3,1 887 3.000 Indonesia 1.919 230,0 151 3.726 5,5 1523,2 12.709 Singapore 0,6 4,6 14 29.663 10,3 329 43 Nguồn: Liên Đoàn Golf  Thế Giới. Bảng 1.2 Số lượng sân golf và người chơi golf ở một số nước Đông Nam Á TT Quốc gia Số lượng sân golf Số lượng người chơi Golf 1 Malaysia 230 250.000 2 Thái Lan 256 500.000 3 Indonesia 151 100.000 4 Philippin 100 70.000 5 Việt Nam 18 10.000 6 Singapore 14 55.000 Nguồn: Liên Đoàn Golf  Đông Nam Á. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SÂN GOLF Ở VIỆT NAM 2.1. Về tình hình sử dụng quỹ đất phát triển sân Golf ở Việt Nam - Cả nước hiện có 144 dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf đã được cấp phép hoặc có chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện. Trong đó, hơn 140 dự án sân golf chỉ có 41 dự án (7.095ha) được ghi rõ trong quy hoạch, còn lại là hoàn toàn tự phát (57 dự án/18.746ha) hoặc lấn vào diện tích dành chung cho hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, cảnh quan môi trường (41 dự án/15.071ha). - Theo quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng sân Golf được quy hoạch đến 2020 sẽ là 90 sân nằm trên địa bàn 34/63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 29 sân golf đang hoạt động, 21 sân đang xây dựng, 13 sân được cấp Giấy phép chứng nhận đầu tư, 27 sân được chấp nhận chủ trương đầu tư. Trong số 90 dự án sân golf nằm trong quy hoạch, chỉ 21 dự án là kinh doanh sân golf đơn thuần, còn lại 69 dự án khác kết hợp bất động sản (BĐS) và khu du lịch, sân golf chỉ là một dự án thành phần. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ 40% quỹ đất dành cho sân golf, còn lại tập trung cho khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại đi kèm. Ví dụ như sân golf Tam Nông (Phú Thọ) đất dự án là 2.000ha song đất xây sân chỉ gần 172ha, đất xây sân golf trong tổng 1.200ha dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên (Hà Nội) chỉ chiếm 200ha… - Trong 64 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường đã có 55 dự án được phê duyệt báo cáo, 9 dự án đang thực hiện. 2.2. Về chi phí xây dựng và lợi nhuận từ sân Golf - Chi phí xây dựng trung bình của 01 sân golf khoảng 20- 50 triệu USD. - Khả năng phục vụ 200 - 300 hội viên. - Mức phí phải trả của một hội viên khoảng 100 USD/lượt chơi. Như vậy sân golf không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tiền thu từ khách đánh golf và các dịch vụ liên quan chỉ đủ trang trải chi phí hoạt động. Lợi nhuận của sân golf chủ yếu dựa vào kinh doanh bất động sản (bán và cho thuê biệt thự). - Trung bình 01 sân golf chiếm 100 - 200 ha đất. Như vậy, 144 dự án sân golf hiện nay chiếm tới 50.000 ha đất, trong khi chỉ phục vụ khoảng 5.000 người chơi. Vấn đề đáng nói là rất nhiều diện tích đất trồng lúa phải nhường chỗ cho sân golf. - Một số dự án lấy đất NN làm sân Golf ở Việt Nam: + Dự án sân golf tại xã Mỹ Phú (Thủ Thừa - Long An) được triển khai ngay tại vùng đất làm hai vụ lúa/năm. Toàn xã có 777 ha đất lúa thì bị thu hồi 256,3 ha làm sân golf nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 600 hộ nông dân. + Tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch 180 ha đất lúa tại 2 xã Long Hưng, Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang) làm dự án sân golf 18 lỗ kết hợp kinh doanh bất động sản. + Sân golf Vân Trì (Đông Anh - Hà Nội) chiếm 128 ha đất, trong đó đất nông nghiệp là 93 ha, khiến 600 gia đình mất đất, kèm theo đó là thất nghiệp. 3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC VÀ HÓA CHẤT TẠI SÂN GOLF 3.1 Tổng quan về tình hình sử dụng nước, hóa chất tại sân golf: Theo một số chuyên gia ngành Tài nguyên và Môi trường, đất sử dụng làm sân golf gây ô nhiễm môi trường gấp 5 - 8 lần so với sử dụng sản xuất nông nghiệp. Trung bình mỗi ngày tiêu tốn 150.000m3 nước mặt để tưới, sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại để giữ đất, giữ cỏ cho sân, trong đó có chất giữ đất khỏi trượt lở có khả năng gây ung thư cao. Lượng phân bón hóa học tưới cỏ cũng được tính toán là lớn hơn gấp 5 lần hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. các chuyên gia này cảnh báo, quỹ đất một khi đã dùng để làm sân golf rồi thì khi hoàn trả, chất đất không lấy lại được như ban đầu kể cả khi phải tiêu tốn một khoản đầu tư không nhỏ để cải tạo lại đất. - Các số liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trung bình mỗi năm, một sân Golf 18 lỗ sử dụng khoảng 1,5 tấn hóa chất (cao gấp 3 lần so với cùng diện tích đất nông nghiệp). Trong đó, có các chất như axit silic, ôxit nhôm và ôxit sắt (tác nhân gây ung thư), chất xúc tác làm cứng đất để gia cố nền và bờ các hồ nhân tạo ở sân Golf có sử dụng Acrylamide là chất cực độc đối với sinh vật và sức khỏe con người. Tất cả các loại hóa chất này có thể ngấm xuống long đất, vào nước ngầm, chảy tràn khi mưa sẽ đưa đến các vùng đất, nước mặt lân cận, gây nên trình trạng ô nhiễm môi trường. Người sử dụng nước thải này hoặc nông sản được trồng cấy gần khu vực sân golf có thể bị nhiễm độc và rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, khi phun hóa chất vào các thảm cỏ, một phần chúng phát tán vào môi trường làm ô nhiễm không khí. - Hiện nay các sân golf Việt Nam sử dụng 3 dạng phân bón: hữu cơ, vi sinh và vô cơ. Tỷ lệ sử dụng các loại phân trên ở các sân có khác nhau nhưng trung bình là 70% vô cơ, 30% vi sinh + hữu cơ. Tỷ lệ này sẽ còn được thay đổi khi phân vô cơ chỉ dùng cho cỏ sân đẩy. - Phân vô cơ dùng cho cỏ ở các sân golf Việt Nam cũng là loại phân vô cơ thông thường dùng cho lúa và cây hoa quả. (như Kali Clorua (KCL), Urê và đạm tổng hợp NPK). - Ngoài ra, còn có loại phân vô cơ chống côn trùng Pest, loại này dùng để chăm sóc cỏ sân đẩy là chủ yếu nhưng do đắt tiền nên phần lớn các sân golf Việt Nam ít nhập. Ngoài tính chất chống côn trùng nó còn có tính chất phân hủy chậm đều, nhỏ giọt để đảm bảo không phí và lúc nào cỏ cũng có thức ăn. - Với 147 ha sân golf Tam Đảo, mỗi năm người dân thôn Sơn Long (nơi có sân golf Tam Đảo) phải hứng chịu khoảng 220,5 tấn hóa chất. 3.2 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng tại sân golf: - Thuốc trừ sâu Carbaryl Tên hoá học: 1-napthyl methylcarbamate Nhóm hoá học: carbamate Công thức hóa học: C12H11NO2 Công thức cấu tạo: Đặc tính: Carbaryl được phân loại dễ tan trong nước. Độ tan: 50 mg/lít. Carbaryl được đánh giá có khả năng di động trung bình trong đất. Thời gian bán phân hủy: Carbaryl không bền trong môi trường. Trong đất Carbaryl kém bền. Thời gian bán phân huỷ từ 7 – 14 ngày trong đất thịt pha cát, từ 14 – 28 ngày trong đất thịt pha sét, trong nước: khoảng 10 ngày trong nước trung tính. Độ độc cấp tính: trung bình – độc nhẹ, thuộc nhóm II – III (phân loại theo WHO). - Thuốc diệt nấm Mancozeb Tên hoá học: [[1,2-ethanediylbis[carbamodithioato]](2-)] manganese mixture with [[1,2-ethanediylbis [carbamodithioato]](2-)] zinc. Nhóm hoá học: Carbamate fungicide; Ethylene bisdithiocarbamate (EBDC) Công thức phân tử: [(CH2NHCSS)2Mn]x[Zn]y Công thức cấu tạo: Đặc tính: Mancozeb tan trung bình trong nước. Nhưng thực tế Mancozeb không tan trong nước. Độ tan 6 mg/lít. Mancozeb ít có khả năng di động trong đất, thời gian bán phân hủy: Mancozeb không bền trong môi trường. Trong đất Mancozeb không bền, thời gian bán phân hủy từ 1 - 7 ngày. Trong nước: khoảng 1 - 2 ngày trong môi trường nước acid nhẹ - kiềm nhẹ. Độ độc cấp tính: không độc Sản phẩm phân huỷ: ETU, bền hơn Mancozeb (thời gian bán phân huỷ 5 – 10 tuần), có khả năng di động trong đất. - Thuốc diệt nấm Thiophanate - methyl Tên hoá học: Dimethyl [(1,2-phenylene) bis-(iminocarbonothioyl)] bis [carbamate]. Nhóm hoá học: Benzimidazole precursor. Công thức phân tử: C12H14N4O4S2 Công thức cấu tạo: Đặc tính: Thiophanate – methyl rất ít tan trong nước, Thiophanate – methyl di động trung bình trong đất. Thiophanate – methyl không bền trong đất. Thời gian bán phân huỷ là 1 ngày đối với đất hiếu khí, 2 ngày đối với đất kỵ khí. Thiophanate – methyl hơi bền trong môi trường nước, thời gian bán phân huỷ là 41 ngày. Độ độc cấp tính: không độc. - Thuốc trừ sâu Chlorpyrifos Tên hoá học: 0,0 - diethyl 0 - (3,5,6 - trichloro - 2 - pyridinyl) phosphorothicate Công thức hóa học: C9H11Cl3NO3PS. Cấu trúc hóa học: Đối với động vật (qua đường miệng, với chuột cống, chó và các động vật có vú khác) Chlorpyriphos bị chuyển hóa nhanh và chủ yếu thải ra đường nước tiểu. Ðối với thực vật, Chlorpyriphos không bị rễ cây hấp thụ. Trong đất, Chlorpyriphos phân giải chậm, thời gian bán phân hủy khoảng 60 - 120 ngày, Chlorpyriphos tiếp tục phân giải thành hợp chất clo hữu cơ và khí CO2. - Thuốc trừ sâu Diazinon Tên hóa học: O,O-diethyl O-2-isopropyl-6-methylpyrimidin-4-yl phosphorothioate. Công thức hóa học: C12H21N2O3PS. Cấu trúc hóa học: Trong đất Diazinon có thời gian bán phân hủy là 1 -12 tuần, trong nước thời gian bán phân hủy của Diazinon là 12 ngày đối với nước có pH=5, 138 ngày đối với nước có pH=7, trong không khí Diazinon chuyển đổi thành diazoxon (một chất ức chế mạnh hơn so với diazinon) trong khí quyển. 4. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHU SÂN GOLF ĐẾN HỆ SINH THÁI 4.1. Tác động của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Các nhà khoa học thuộc Cơ Quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) tính ra rằng mỗi ha sân golf sử dụng khối lượng hoá chất gấp 3 lần cùng một diện tích canh tác nông nghiệp. Kết quả khảo sát ở 107 sân golf tại Long Island (Mỹ) còn cho con số cao gấp 5 lần. Ngay ở khu vực Đông Nam Á, các khảo sát cũng cho thấy mỗi ha sân golf sử dụng đến 1,5 tấn hoá chất mỗi năm. Vậy ước tính lượng hóa chất dùng chăm sóc sân golf 36 lỗ với tổng diện tích 39,6 ha khoảng 64,4 tấn hóa chất mỗi năm. Bảng 4.1 Loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf. Loại phân Cách bón Tần suất Liều lượng Lượng sử dụng trong năm (kg) URE Phun dung dịch nước 01 lần/3tháng 2.300kg/lần 9.200 NPK 30:5:10 Rắc 01 lần/tháng 4.600kg/lần 55.200 NPK 15:15:15 Rắc 01 lần/tháng 4.600kg/lần Xen kẽ với NPK 30:5:10 Tính toán tính toán lượng phân bón sử dụng như sau: - Tính cho việc bón phân mỗi tháng bón 1 lần, mỗi lần bón 5 ngày liên tục với số lượng là 4.600kg. - Giả sử rằng 2 loại phân NPK 30:5:10 và NPK 15:15:15 được sử dụng xen kẽ với số lượng coi như bằng nhau cho mỗi loại trong năm, đồng thời lượng Ure sử dụng khá nhỏ so với NPK nên giả định nó bằng với lượng được hấp thụ bởi cây cỏ. Đây là giả định khắc nghiệt nhất (bất lợi nhất) trong việc tính toán hàm lượng dinh dưỡng thoát vào nguồn tiếp nhận. Khi đó: - Tổng lượng nước mưa chảy tràn tính cho toàn mặt bằng sân golf là 4.274,440 m3/ngày. + Tỷ lệ phân NPK trong phân bón sẽ là: 22,5:10:12,5 + Lượng nitơ trong một lần bón phân là: 22,5x4.600kg : 100 = 1.035kg + Lượng phospho trong một lần bón phân là: 10x4.600kg :100 = 460kg + Lượng mưa trung bình ngày mùa mưa là: 4.274,440 m3/ngày + Lượng nước mưa trung bình trong 5 ngày bón phân mùa mưa là: 4.274,440m3 x 5 = 21.372,27.200 m3 + Hàm lượng nitơ trong nước là: 1.035.000g: 21.372,27.200 m3 = 48,4 (mg/l) + Hàm lượng tổng phospho trong nước là: 460.000g : 21.372,27.200 m3 = 21,5 (mg/l). Các loại hoá chất này tiêu diệt gần như toàn bộ côn trùng trên sân, kéo theo sự suy giảm các loài chim, cũng như đa dạng sinh học trong khu vực. Đặc biệt, hoá chất tan chảy theo nguồn nước và ngấm xuống đất làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực, nhất là gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá hồ Đà Ròn. Việc phun thuốc bằng máy dẫn đến gây ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến du khách và cư dân xung quang khu vực dự án, nhất là gây ảnh hưởng trực tiếp đến các công nhân trực tiếp phun thuốc như gây các bệnh ngoài da, sưng mắt, thậm chí là gây nên bệnh ung thư. Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp chăm sóc cỏ phù hợp nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ dư lượng sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) này trong quá trình hoạt động của dự án sân golf, tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất cấm sử dụng. Danh mục các hoá chất BVTV được sử dụng cho việc chăm sóc cỏ và cây xanh tại sân golf bao gồm : - Thuốc trừ sâu : Karate 2.5EC; Nissorun 5EC; Pegasuss 500DD; Selecron 500DD; Suprathion 40EC; Trigard 100 SL; Vitashield 40EC; Asitrin 50EC;Tornado 10EC; Bazan; 95SP; Southsher 10EC;Caradan 5h;Cyper Alpha; Just 050EC; Dibrom 50EC; Trebon; 20WP; Methink 25EC; Pasha 50EC. - Thuốc trừ nấm : Anvil 5SC ;Ridomil Gold 68WP; Impact 12.5EC. 4.2. Tác động tới tài nguyên đất Dư lượng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng để chăm sóc cỏ, cây xanh là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất, gây tác động tiêu cực tới môi trường. Nếu tính toán như trên, khối lượng hoá chất sử dụng hàng năm cho sân golf 36 lỗ (39,6 ha) tại dự án ước tính là 64,4 tấn hoá chất/năm, tương đương 0,18 tấn/ngày. Diện tích phun xịt là 39,6 ha và chiều dày trung bình của lớp đất và cách phía trên của hệ thống gom nước ngầm là 0,5m. Khi đó,thể tích đất được phun xịt là : 396.000 m2 x 0,5m = 198.000 m3. Coi rằng tỉ trọng của đất thấp nhất là 1 tấn/m3, khi đó khối lượng đất được phun xịt là : 198.000 tấn. Như giả thiết cho rằng, 50% hoá chất BVTV sau khi phun xịt được giữ lại trong đất và trong hoá chất có 50% hợp chất có tính hoạt hóa. - Dư lượng HCBV thực vật trong đất : 180 kg x 50% x 50% = 45 kg - Lượng HCBV thực vật/kg đất là: 45000 mg : 198.000 tấn = 0,23 mg/tấn =0,00023 mg/kg. So sánh với tiêu chuẩn (TCVN 5941 – 1995) cho thấy: giá trị này nằm trong khoảng giữa của giới hạn cho phép đối với từng loại hoá chất BVTV (từ 0,1 – 0,5mg/kg). Hơn nữa, việc lấy mẫu trong tiêu chuẩn quy định sau vụ thu hoạch khác với giả định tính toán của ta là vào đúng thời kỳ sử dụng hoá chất và đồng thời ở đây cũng bỏ qua thời gian bán phân huỷ của hoá chất. Từ đây có thể khẳng định rằng tác dụng của việc sử dụng hoá chất BVTV trong sân golf đến môi trường đất là không lớn, có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh rằng, việc tích tụ hoá chất BVTV trong đất và trong chuỗi thực vật trong trường hợp này là không cần thiết xem xét vì cỏ trồng ở đây chỉ nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo kỹ thuật của sân golf và tạo cảnh quan chứ không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. 4.3. Tác động tới tài nguyên nước Sân golf làm tăng nhu cầu sử dụng nước, để đảm bảo việc chăm sóc cho thảm cỏ trên sân golf, cây xanh và phục vụ nhu cầu của du khách, trung bình mỗi sân golf cần sử dụng lượng nước tưới trung bình khoảng 60m3/ha (6 lít/m2). Vì vậy gây ra tình trạng tụt giảm nguồn nước ngầm ở các khu vực liền kề và thúc đẩy sự phát tán các hóa chất độc hại vào mạch nước ngầm. Ngoài ra, nguồn nước mặt và nước ngầm có thể bị ô nhiễm do nước mưa chảy tràn qua mặt bằng sân golf sẽ kéo theo dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu (dùng để chăm sóc cỏ, cây xanh), gây tác hại đến bùn đáy và đời sống của thuỷ của hệ sinh thái hồ Đạ Ròn nếu như không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ về việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động của sân golf. Tổng lượng nước mưa chảy tràn được tính trên toàn diện tích của sân golf 36 lỗ là 21.372200 m3 (được tính trong 05 ngày mưa liên tiếp). Giả sử lượng HCBV thực vật rửa trôi theo nước mưa trong quá trình phun xịt là 50% của dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật có trong đất. Khi đó dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật có trong nước mưa chảy tràn sẽ là : 50% x 45 kg = 22,5 kg. Nồng độ : 22,5 kg : 21.372200 m3 = 1 (mg/l). Nước phát sinh từ khâu tưới sân gofl và cây xanh khoảng 1.600 m3/ngày đêm. Toàn bộ lượng nước này được thu gom và tái sử dụng cho mục đích tưới cỏ sân gofl. So sánh với TCVN 5942 – 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (cột B) cho thấy : Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật (Clo hữu cơ) vượt tiêu chuẩn cho phép : 1 (mg/l) / 0,15 (mg/l) = 6,5 lần. Lượng nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo dư lượng hoá chất có trong đất, thuốc bảo vệ thực vật còn bám trên cỏ gây ô nhiễm môi trường nước hồ Đạ Ròn như: Gây hiện tượng phú dưỡng hoá, gây tác hại đến đời sống của thuỷ sinh vật và sinh vật đáy tại hồ. Ngoài ra, dư lượng hoá chất BVTV còn theo nước mưa thấm qua các tầng đất và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực. Do đó, Chủ đầu tư sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát việc phun thuốc BVTV đúng liều lượng và có phương án thu gom nước mưa chảy tràn và nước tưới cỏ sân golf để tái sử dụng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến nguồn nước mặt của hồ Đạ Ròn (TCVN 5942 – 1995, cột B), tuân thủ Quyết định số 02/2003/NQ-BTNMT ngày 29/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong khu du lịch trước khi ...thải ra nguồn tiếp nhận. 4.4. Tác động tới môi trường không khí Quá trình bay hơi của hóa chất BVTV trong lúc phun xịt chăm sóc cỏ sân golf, cây xanh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân, du khách hoặc cư dân lân cận. 4.5. Tác động tới đa dạng sinh học Rừng thường là nơi tập hợp nhiều chủng loại động - thực vật phát triển, tính đa dạng sinh học rất cao. Khi tiến hành phát quang để xây dựng sân golf người ta đã phá vỡ sinh thái rừng này và gần như thay thế bằng một hình thức độc canh: trồng cỏ. Việc phá rừng để hình thành sân golf dẫn đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khu vực bị ảnh hưởng lớn. Nguồn nước bị sút giảm cả số lượng lẫn chất lượng do sự ô nhiễm lũy tích. Nước mưa và nước tưới ở sân golf đã cuốn nitrate từ phân hóa học gây hiện tượng phú dưỡng, có mùi hôi thối và gây tình trạng thiếu oxy cho các loài thủy sinh. Ví dụ ô nhiễm hồ Hồ Xuân Hương (Đà Lạt): Toàn bộ nước thải của sân Golf Đồi Cù được thu gom, xử lý và đưa vào các hồ nhỏ, không đưa trực tiếp vào hồ Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, từ ngày hoạt động sân Golf, nước hồ ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là bị phú dưỡng hóa. Nguyên nhân phú dưỡng hóa là do nước thải của TP. Đà Lạt, trong đó có sự đóng góp chính là do nước mưa chảy tràn qua các đồi cỏ của sân Golf được bón phân ure với lượng lớn. Các thuốc trừ sâu ở sân golf đã giết chết nhiều loại sinh vật đất hữu ích và một lượng lớn côn trùng. Côn trùng bị tiêu diệt khiến số lượng các loài chim trong khu vực giảm sút nhanh. 4.6. Độc tính của các loại hoá chất BVTV đang sử dụng Trong số các hoá chất sử dụng tại sân golf, các hoá chất gốc clo hữu cơ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ, đây là 1 ưu điểm lớn vì các hoá chất gốc clo hữu cơ có độc tính cao và khá bền vững trong môi trường. Việc sử dụng các hoá chất gốc BVTV như trong danh mục đã nêu trên là hợp lý vì các loại hoá chất BVTV sử dụng tại đây đều thuộc danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép sử dụng (và sử dụng hạn chế). Các hợp chất gốc phospho hữu cơ là tên chung của các este của các axit phosphoric hoặc phosphothiaric. Đây là nhóm hợp chất được sử dụng rộng rãi trong các loại hoá chất BVTV hiện nay. Các hợp chất gốc phospho hữu cơ là chất độc có thể tiêu diệt động vật theo cơ chế ức chế hoạt động của men cholinesterase. Nhìn chung, đây là các chất độc có độc cấp tính rất cao đối với sâu bọ và động vật có máu nóng. Mặt khác, do kém tan trong mỡ, dễ bị thuỷ phân cho nên chúng tích luỹ trong cơ thể và khả năng gây tác hại lâu dài về mặt di truyền đột biến là rất thấp. Một số các hợp chất phospho hữu cơ đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng trong nông nghiệp (Methaphos, Dichlorvas). Các hợp chất gốc cacbamate, được sử dụng với tỉ lệ cao nhất ở sân golf là những axit có dạng là RHNCOOR’. Các hợp chất này được xác định là có độc tính thấp đối với động vật có vú và dễ bị phân huỷ trong môi trường. Bảng 4.2 Quy định của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO về độc tính của thuốc BVTV. Loại LD50, chuột cống (mg/kg trọng lượng) Đưa qua miệng (per os) Đưa qua da (per dermal) Chất rắn Chất lỏng Chất rắn Chất lỏng IA cực độc < 5 < 20 < 10 < 40 IB rất độc 5 - 20 20 - 200 10 -100 40 - 400 II độc tb 50 - 500 200 -2000 100 -1000 400 - 4000 III ít độc > 500 > 2000 > 1000 > 4000 IV nền >2000 >3000 - - Nguồn : Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, 1987. Sử dụng bảng phân loại trên có thể đánh giá được mức độ độc đối với sinh vật của một loại hoá chất cũng như so sánh độc tính giữa các loại hoá chất khác nhau. Có thể xem xét độc tính cấp của một số hợp chất phospho hữu cơ thông dụng thông qua bảng dưới đây. Bảng 4.3 Phân chia nhóm độc theo Farm chemicals Handbook (Mỹ), 1992. Chỉ tiêu phân loại I II III IV LD50 per os < 50 mg/kg 50 – 500 mg/kg 500 – 5000mg/kg > 5000mg/kg LD50 qua đường hô hấp LD50 dermal < 0,2 mg/lít 0,2 – 2 mg/lít 2 – 20 mg/lít > 20 mg/lít Phản ứng niêm mạc mắt Gây hại niêm mạc., đục màng sừng mắt kéo dài trên 7 ngày Đục màng sừng mắt kéo dài 7 ngày, gây ngứa niêm mạc 7 ngày Gây ngứa niêm mạc Không gây ngứa niêm mạc Phản ứng da Mẫn ngứa da Mẫn ngứa 72 giờ Mẫn ngứa nhẹ 72 giờ Phản ứng nhẹ 72 giờ Nguồn : Độc học môi trường, GS.TS. Lê Huy Bá, 2000. Nhìn chung, các hoá chất BVTV được sử dụng không tồn lưu lâu dài trong môi trường, ít độc hại, không tích tụ và khuếch đại sinh học theo chuổi thức ăn. Hơn nữa, các hoá chất bị rửa trôi theo nước mưa chảy tràn và nước tưới đều được thu gom về các hồ chứa nên chúng ít có khả năng lan truyền và gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực bên ngoài dự án. Ngoài ra, các hoá chất BVTV này không hoặc ít có khả năng di động trong đất nên khi tích tụ trong các hồ chứa chúng sẽ bị phân huỷ dần mà không có khả năng di chuyển qua các lớp đất gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm trong khu vực. Thuốc BVTV còn gây ra nhiều tác động sinh thái như tác động mạnh đến một số loài thuỷ sinh vật nhạy cảm, côn trùng có lợi làm mất cân bằng tự nhiên…. Các tác động này cũng như hiệu quả sử dụng phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo. * Đánh giá sự phân bố thuốc BVTV trong các thành phần môi trường: Sơ lược và cách tiếp cận mô hình Level III Level III (A steady-state fugacity - based multimedia environmental model) Version 2.80.1 tháng 07/2004 dựa trên cơ sở của mô hình “Multimedia Environmental Models: The Fugacity Approach – Hiệu chỉnh lần 2” của Macay và Donald năm 2001. Theo mô hình này, hóa chất được đưa vào môi trường liên tục và ổn định. Quá trình làm giảm chất ô nhiễm là các phản ứng trao đổi (reaction), phát tán (advention) và tuân theo sự cân bằng khối lượng (equilibrium). Sự cân bằng khối lượng được tính cho 4 pha: Khí (gồm khí và sol khí) Nước (hòa tan, chất lơ lửng, sinh vật) Đất (rắn, khí và nước) Trầm tích Các chất ô nhiễm trong môi trường được xem xét thuộc 3 loại: Chất ô nhiễm có thể phát tán vào tất cả các môi trường thành phần Chất ô nhiễm không bay hơi Chất ô nhiễm không tan hay gần như không tan Mô hình hữu ích cho việc tính toán sự phân phối của các hóa chất đã tồn tại hoặc hóa chất mới được đưa vào môi trường trong các môi trường thành phần. Điều kiện bài toán Áp dụng mô hình Level III ước tính sự phân bố của Carbaryl và Mancozeb trong các thành phần môi trường trên 60ha diện tích dự án với các giả thuyết như sau: Môi trường đất với độ sâu tầng canh tác 0,5 m. Môi trường không khí ở tầng cao 5 m. Môi trường nước với diện tích bề mặt nước: 20 ha; độ sâu tầng nước 5 m. Trầm tích với bề dày 0,1 m. Lượng Carbaryl đầu vào môi trường đất là 0,2565 kg/giờ và Mancozeb đầu vào môi trường là 1,269 kg/giờ trên diện tích 60 ha. Tổng thời gian phun thuốc Carbaryl khoảng 351 giờ/năm và Mancozeb khoảng 205 giờ/năm. Kết quả tính toán Sau khi Carbaryl và Mancozeb đi vào môi trường đất, chúng sẽ phân phối vào trong các thành phần môi trường khác nhau thông qua nhiều quá trình và biến đổi, kết quả tính toán như trong bảng sau. Bảng 4.4 Sự phân phối Carbaryl và Mancozeb trong các thành phần môi trường Stt Các thành phần môi trường Tỷ lệ phân chia (% khối lượng) Carbaryl Mancozeb 1 Đất 91,67 93,25 2 Nước 8,31 6,74 3 Không khí 0,00 0,00 4 Trầm tích 0,02 0,01 Với lượng sử dụng khoảng 90 kg/năm Carbaryl và 260 kg/năm Mancozeb. Sự chuyển hoá và phân phối của Carboryl và Mancozeb trong các thành phần môi trường được thể hiện cụ thể trong sơ đồ sau: Hình 4.1 Sơ đồ thể hiện sự phân phối của Carbaryl trong môi trường Hình 4.2 Sơ đồ thể hiện sự phân phối của Mancozeb trong môi trường Quá trình phát triển loại hình du lịch sân golf là quá trình tất yếu trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay. Trên thực tế, việc phát triển sân Golf thời gian qua đã có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường lại bị đang bị bỏ ngỏ. Bảo vệ môi trường của hoạt động sân Golf lại càng mới mẻ. Các cơ quan quản lý môi trường địa phương đã không thực hiện đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do các dự án đầu tư xây dựng sân Golf gây ra, cũng như việc đánh giá và giám sát thực hiện các cam kết về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chủ đầu tư đề xuất trong báo cáo về môi trường…. Mặt khác, do nhận thức chủ quan của chủ đầu tư trong công tác nhận định, đánh giá các tác động môi trường cũng như chưa áp dụng hiệu quả các biện pháp nhằm giảm thiểu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của phát triển sân golf đến hệ sinh thái ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan