Tiểu luận Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam

Mục lục

I. Tổng quan về sự phát triển của hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian qua.

1. Trung Quốc

2. Ấn Độ

II. Đánh giá sự tác động của tăng trưởng Trung Quốc và Ấn Độ lên nền kinh tế thế giới

1.Tác động vào các tập đoàn lớn trên thế giới

2. Quan hệ hai nước trong tổ chức WTO và quan hệ với Hoa Kỳ

3.Đánh giá sự phát triển của hai quốc gia và những tác động đi kèm

III. Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam.

1. Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam

2. Bài học dành cho Việt Nam trước ngưỡng cửa phát triển

IV. Kết luận

 

docx16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận 1: Đề tài: Người làm: Lời mở đầu Thập kỷ mới được mô tả như là thời điểm mà tại đó các nền kinh tế mới nổi lớn nhất bắt kịp và chuẩn bị vượt qua các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nổi bật hơn cả là hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ khi mà sự tăng trưởng ấn tượng của họ đang là tâm điểm theo dõi của toàn cầu. Sự tăng trưởng cùng với sự lớn mạnh trong mạng lưới thương mại và quan hệ đầu tư đang tạo ra những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới. Nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu và đưa ra nhận định cho rằng, hai nền kinh tế này sẽ trở thành siêu cường kinh tế vào năm 2020. Khi đó một trật tự kinh tế mới sẽ được thiết lập, làm thay đổi cục diện phân chia như hiện nay và tác động tới không chỉ những quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới những nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dự báo thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên châu Á – Thái Bình Dương. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là những nhân tố quan trọng hàng đầu để nói đến điều đó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, châu Á – Thái Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế. Hiện dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…). Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới và là những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng đi phân tích những điểm nổi bật trong nền kinh tế hai quốc gia này và sự tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung. Mục đích nghiên cứu Qua sự tìm hiểu về hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ chúng ta sẽ thấy được quá trình phát triển và đặc biệt là sự “nổi dậy” của hai nền kinh tế đó. Tìm ra được nguyên nhân của sự tăng trưởng ấy và những mặt tiêu cực và tích cực đi kèm theo đó. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ thấy được sự tác động của hai nền kinh tế trên tới các nước trong khu vực và nền kinh tế trên thế giới. Qua đó nhận ra được xu hướng dịch chuyển của kinh tế thế giới trong tương lai tới đây. Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, bài tiểu luận sẽ đưa ra những tác động của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ tới Việt Nam. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng ta, để định hướng những bước phát triển tiếp theocủa nước nhà. Mục lục Tổng quan về sự phát triển của hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian qua. Trung Quốc Ấn Độ Đánh giá sự tác động của tăng trưởng Trung Quốc và Ấn Độ lên nền kinh tế thế giới 1.Tác động vào các tập đoàn lớn trên thế giới 2. Quan hệ hai nước trong tổ chức WTO và quan hệ với Hoa Kỳ 3.Đánh giá sự phát triển của hai quốc gia và những tác động đi kèm Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam. Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam Bài học dành cho Việt Nam trước ngưỡng cửa phát triển Kết luận Nội dung Tổng quan về sự phát triển của hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian qua. TRUNG QUỐC Trong suốt lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc là một quốc gia hùng mạnh. Bởi lẽ trong thời kỳ phong kiến, khi mà chưa có sự phát triển của Công nghiệp, thợ thủ công và nông dân đã là nguồn chủ yếu của sự đổi mới. Với dân số lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc đã là một nước dẫn đầu trong đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế suốt hầu hết lịch sử của mình bởi vì nó đã có một khối lượng lớn các thợ thủ công và nông dân. Khi chuyển đổi thị trường của Trung Quốc bắt đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã chấp nhận một cách tiếp cận thực dụng, hai-tuyến, hơn là theo công thức “Đồng thuận Washington” về tư nhân hóa nhanh và tự do hóa thương mại. Một mặt, chính phủ đã tiếp tục tạo sự bảo hộ quá độ cho các hãng của các khu vực ưu tiên; mặt khác, nó đã tự do hóa toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu vực thâm dụng-lao động phù hợp với lợi thế so sánh của Trung Quốc mà lợi thế đó đã bị kìm hãm trong quá khứ. Cách tiếp cận này đã cho phép Trung Quốc đạt đồng thời sự ổn định và tăng trưởng năng động. Quả thực, các lợi ích của sự lạc hậu đã thật ngoạn mục: sự tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 9.9% và sự tăng trưởng thương mại hàng năm 16.3% trong suốt 32 năm qua – một thành tích xuất sắc chứa đựng các bài học đáng giá cho các nước đang phát triển. Bây giờ Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và hơn 600 triệu người đã được kéo ra khỏi cảnh nghèo nàn. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc (giai đoạn 1995-2010) Cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1998-2003 ẤN ĐỘ Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông Hằng nổi tiếng thế giới. Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực. Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường trên cơ sở kế hoạch hóa. Cuối những năm 1980, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991, nước này tiến hành cải cách kinh tế toàn diện và sâu rộng theo hướng tự do hóa và mở cửa, tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, trong đó chú trọng cải cách cơ cấu, nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính, ngân hàng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng đầu tư vào những khu vực có khả năng tạo nhiều việc làm, phi đầu tư hóa các cơ sở hoạt động kém hiệu quả. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong một thập kỷ vừa qua là khoảng trên 6%/năm. Năm 2008-2009, GDP tăng 6,7%, dự kiến năm 2009-2010 tăng 6,5-7%. Một số chỉ số kinh tế của Ấn Độ Các chỉ số Đơn vị tính 2003 -2004 2004 -2005 2005 -2006 2006 -2007 2007 -2008 2008 -2009 Mức tăng GDP Tỷ lệ tiết kiệm % % 8,5 29,8 7,5 31,7 9,5 34,2 9,7 35,7 9,0 37,7 6,7 - Sản xuất - Lương thực - Chỉ số Công nghiệp - Phát điện Triệu tấn % % 213,2 7,0 5,1 198,4 8,4 5,1 208,6 8,2 5,2 217,3 11,6 7,3 230,8 8,5 6,3 229,9 2,6 2,7 Giá cả - Lạm phát (WPI) - Lạm phát (CPI) % % 5,5 3,9 6,5 3,8 4,4 4,4 5,4 6,7 4,7 6,2 8,4 9,1 Ngoại thương - Xuất khẩu - Nhập khẩu - Dự trữ ngoại tệ % % Tỷ $ 21,1 27,3 113,0 30,8 42,7 141,5 23,4 33,8 151,6 22,6 24,5 199,2 28,9 35,4 309,7 3,6 14,4 252,0 Nguồn: Bộ Tài chính Ấn Độ Khác với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không lệ thuộc quá lớn vào công nghiệp cũng như xuất khẩu mà phụ thuộc phần quan trọng vào lĩnh vực dịch vụ. Nhờ những lợi thế này, Ấn Độ đang trở thành quốc gia thu hút sự chú ý của giới kinh doanh toàn cầu. Đánh giá tác động của sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ lên nền kinh tế thế giới Tác động vào các tập đoàn lớn trên thế giới Châu Á đang chuyển mình và thay đổi. Điều này có nghĩa các công ty đa quốc gia phương Tây kinh doanh tại đây cũng phải thay đổi tư duy chiến lược của họ. Rất nhiều công ty đa quốc gia, các tập đoàn phương tây đã có sự khởi đầu thuận lợi tại châu Á, thu được lợi nhuận từ hoạt động liên kết xuyên biên giới. Công ty đa quốc gia sẵn có tầm với toàn cầu có thể vươn rộng ra toàn khu vực thông qua việc thành lập các chi nhánh. Họ cũng có những kinh nghiệm trong việc thích nghi với điều kiện riêng của châu Á. Song, một thực tế là: sự hiện diện của nhiều công ty đa quốc gia tại châu Á giờ đây chỉ phù hợp với môi trường cạnh tranh trong quá khứ, không còn hợp với bối cảnh mới, nhất là khi một thế hệ công ty đa quốc gia đang được hình thành ngay tại châu Á. Trong khi đó, cùng với sự mở cửa và các chính sách linh hoạt, sáng tạo của mình, các công ty của Trung Quốc và Ấn Độ đang dần vươn ra tầm thế giới. Cụ thể, PetroChina- tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc vừa trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới khi vượt trội các đối thủ phương Tây. Giới đầu cơ tại Thượng Hải cho hay, cổ phiếu của PetroChina vừa tăng thêm 3%, lên mức 336 tỷ USD vào sáng ngày hôm qua. Thành tích này đưa PetroChina dẫn đầu danh sách những tập đoàn đắt giá hàng đầu thế giới. Hơn nữa, viễn cảnh lâu dài đối với các công ty năng lượng của Trung Quốc là tăng trưởng và chắc chắn sẽ tăng trưởng nhiều hơn Mỹ và các khu vực khác. Đây cũng là lý do chính đáng để đưa PetroChina đi lên. Còn đối với Ấn Độ, Chính phủ đất nước Nam Á này đang đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ như là hai công cụ giúp đem lại công bằng xã hội và phát triển kinh tế hiện thực hóa ước mơ trở thành nước phát triển vào năm 2020. Thành phố Bangalore-Ấn Độ giờ đây đã mang bộ mặt hoàn toàn mới so với hơn chục năm về trước. Thành phố lớn nhất nhì này của Ấn Độ được thế giới biết đến với một cái tên khác “Thung lũng Silicon thứ hai”. Hiện có hơn 150 công ty đa quốc gia đang tiến hành các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển ở Ấn Độ, đa phần những công ty này đến từ Mỹ và châu Âu. Theo một thông báo gần đây, khoảng 25% nguồn đầu tư toàn cầu của các công ty đa quốc gia đang đổ vào Ấn Độ. Nguyên nhân chính bởi Ấn Độ có một nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động trẻ hùng hậu, thạo chuyên môn giỏi tay nghề, sử dụng tiếng Anh tốt. Hơn nữa, giá thuê nhân công ở đây tương đối rẻ. Chính điều này làm cho nhiều người Ấn Độ dễ dàng nhận được các chương trình đào tạo từ những công ty đa quốc gia này và có cơ hội lũy kinh nghiệm ở nước ngoài. Những người này sẽ trở về Ấn Độ, làm việc cho chính những công ty đó, và đây chính là một sự “hồi hương chất xám” thầm lặng. Từ đó có thể thấy rằng, Trung Quốc và Ấn Độ bằng những chiến lược cạnh tranh và phát triển thông minh, không những đem lại lợi ích cho quốc gia mình mà còn tăng cường vị thế của mình trên thế giới, đưa họ trở thành những cường quốc hùng mạnh. Quan hệ hai nước trong tổ chức WTO và quan hệ với Hoa Kỳ a.WTO: Trung Quốc: Ngày 10/12/2001, tại Doha, Qata, Hội nghị lần thứ 4 cấp Bộ trưởng các nước thành viên của WTO đã nhất trí thông qua quyết định về việc Trung Quốc gia nhập WTO. 30 ngày sau, quốc gia này chính thức trở thành thành viên WTO sau 15 năm chuẩn bị. Và sau hơn 10 năm, vị thế của Trung Quốc ngày càng được thể hiện rõ trong WTO Trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới Trở thành thành viên nòng cốt trong hệ thống thương mại đa phương thế giới Gỡ bỏ hạn chế về ngoại thương Thực hiên đúng cam kế về khu vực thuế quan và phi thuế quan Vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới An toàn với khủng hoảng Thống nhất thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty trong và ngoài nước Tranh chấp thương mại với Mỹ để bảo vệ lợi ích (So sánh xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan của 2 quốc gia Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy được TQ đang dần trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.) Ấn Độ: Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã đóng vai trò có tầm ảnh hưởng lớn tạiASEAN, SAARC và WTO, và họ là phía đã mang lại bước ngoặt quan trọng cho Thỏa thuận tự do thương mại Nam Á. Ấn Độ từ lâu đã là nước ủng hộ Liên hiệp quốc, với hơn 55.000 quân thuộc quân đội Ấn Độ và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại bốn châu lục. b. Mối quan hệ với nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới-Mỹ Ấn Độ: Đồng minh chiến lược thực tế với Mỹ Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Washington tháng 7/2005 khởi đầu cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Kết quả đáng kể nhất là hiệp định giữa hai nước về hợp tác trong năng lượng hạt nhân phục vụ mục đích dân sự cho phép chuyển đổi quan hệ đối tác chiến lược đang nổi lên giữa hai quốc gia này. Nhưng một khung hợp tác rộng lớn đã được hai nhà lãnh đạo hai nước vạch ra trong tuyên bố chung được xem là đỉnh cao của quá trình xác định quan hệ hai nước kéo dài một thập kỷ, dựa trên cơ cở nhận thức ngày càng rõ lợi ích chung giữa hai nước. Trung Quốc: Miêu tả các mối quan hệ Trung - Mỹ là các mối quan hệ song phương quan trọng nhất cho cả hai bên. Phía Mỹ trông chờ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc về các vấn đề lớn của khu vực và toàn cầu, Tổng thống Mỹ Obama nói rằng chính phủ Mỹ  mong muốn chung tay với Trung Quốc để phát triển mối quan hệ song phương tích cực hơn. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh Trung Quốc hiểu các nỗ lực của Mỹ trong việc bình ổn thị trường tài chính và kích thích nền kinh tế, đồng thời khẳng định Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác và truyền thông với Mỹ về các chính sách vĩ mô, và kiên quyết phản đối bảo hộ đầu tư, bảo hộ thương mại. Đánh giá sự phát triển của hai quốc gia và những tác động đi kèm Nhiều năm qua, mặc dù gặt hái nhiều thành tựu to lớn, nhiều dự đoán cho rằng kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ sắp vượt qua Nhật Bản để đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên, đằng sau bức tranh kinh tế – xã hội của hai đất nước này đã bộc lộ những khiếm khuyết đe dọa đến sự phát triển bền vững của chính họ. Thứ nhất, mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng So với các nước đang phát triển cũng có ảnh hưởng tương đối lớn như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ có tỉ lệ công nghiệp trong GDP cao hơn nhưng lại có tỉ lệ dịch vụ trong GDP nhỏ hơn rất nhiều. Để thúc đẩy cho sự tăng trưởng ồ ạt của thành phần công nghiệp, Trung Quốc đã đưa ra những chính sách hỗ trợ không những làm méo mó sự phân bổ tài nguyên kinh tế mà còn kìm hãm khả năng phát triển của nhu cầu tiêu thụ nội địa. Thứ hai, ô nhiễm môi trường gia tăng Sự phát triển ồ ạt của các ngành công nghiệp đã gây ra sự tàn phá môi trường ở phạm vi rộng lớn. Trong 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì 20 là ở Trung Quốc. Và Trung Quốc hiện nay đã vượt qua Mỹ để trở thành nước xả khí thải cacbon lớn nhất thế giới. Thứ ba, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng Hệ số Gini (một thước đo về mức độ bất bình đẳng thu thập; hệ số này đi từ 0 đến 1, với con số càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng cao) của Trung Quốc đã tăng liên tục trong nhiều năm qua, từ 0.257 trong năm 1990 lên đến 0.473 trong năm 2007. So sánh với các nước khác, Trung Quốc có hệ số Gini cao hơn Ấn Độ và các nước trong khu vực, ngoại trừ Sri Lanka. Thứ tư, sự lão hóa dân số Trong khi lực lượng lao động trẻ giảm xuống, số người cao niên tăng theo nhịp điệu lũy tiến: năm 2008, Trung Quốc có 169 triệu người trên 60 tuổi (13% dân số), dự kiến sẽ tăng lên 250 triệu trong 10 năm nữa và đến năm 2050, cứ 3 người dân thì có 1 người già. Điều này cho thấy, lợi thế về dân số trẻ của hai quốc gia đang có nguy cơ bị đe dọa. Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy được mỗi sự tăng trưởng nhanh và nóng luôn đi kèm theo những hệ lụy của nó. Và làm sao để giải quyết những vấn đề đó cùng với việc giữ vững sự tăng trưởng ổn định của mình luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của hai quốc gia, cũng là bài toán cho các nền kinh tế trên thế giới. Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam. Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam Tác động tích cực trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Trung Quốc: Nếu như trong 9 năm kể từ khi bình thường hóa (tháng 11-1991 đến tháng 12-1999), Trung Quốc mới có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư theo giấy phép là 120 triệu USD thì 10 năm sau đến tháng 12-2009 đã có 657 dự án với tổng số vốn đăng ký là 2.673.941.942 USD. Như vậy, trong 10 năm, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng gấp hơn 8 lần, số vốn đăng ký tăng 22 lần so với 9 năm đầu sau khi bình thường hóa, đưa Trung Quốc lên vị trí 11 trong số 43 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư trực tiếp tại Việt Nam hiện nay. Đầu tư của Trung Quốc tăng khá đều đặn qua các năm, năm 2008 tăng 125%. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, cùng với xu thế đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giảm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009 cũng giảm đáng kể so với các năm trước cả về số lượng dự án và vốn đăng ký cấp mới Ấn Độ: 50 doanh nhân từ các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó nhiều nhất là công nghệ thông tin đã tới Việt Nam tìm cơ hội hợp tác, đầu tư thương mại trong diễn đàn “Tiếng gọi Ấn Độ-India Calling” là sự mở đầu cho làn sóng đầu tư mới của Ấn Độ vào Việt Nam. Kết quả của chính sách hướng đông và nâng tầm quan hệ hai quốc gia đã đem lại những hiệu quả kinh tế rực rỡ: Tốc độ tăng trưởng thương mại song phương đạt mức khá cao. Năm 1995, kim ngạch thương mại 2 chiều chỉ vào khoảng 7,5 triệu USD nhưng tới năm 2006 đã vươn lên con số 1 tỷ USD. Đến năm 2010, thương mại hai chiều đã đạt hơn 2,75 tỷ USD, tăng gần 35% so với năm 2009. Trong thời gian qua, Việt Nam đang ở thế xuất siêu vào Ấn Độ và Ấn Độ cũng đang hướng tới việc cân bằng cán cân thương mại giữa hai quốc gia.Hoạt động thương mại Việt-Ấn sẽ nhộn nhịp hơn trong những năm tới, khi mà các công ty Ấn Độ xem Việt Nam như một trung tâm để đi tới các nước khác trong khối ASEAN. Những hạn chế đi cùng Trong thời gian qua, giá một loạt nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như hạt nhựa, clinke (sản xuất xi măng), dầu mỏ, phôi thép, than coke (luyện thép), sợi dệt, bột giấy, armoniac (sản xuất phân bón)...tăng mạnh trên thị trường thế giới đều có chung nguyên nhân là bị sức hút mạnh từ thị trường Trung Quốc. Với những quốc gia có các sản phẩm này để xuất khẩu thì thu lợi lớn, còn với Việt Nam thì ngược lại bởi Việt Nam phải đi nhập khẩu những nguyên liệu này phục vụ cho sản xuất. Các mặt hàng truyền thống của Việt Nam hiện đang bị cạnh tranh mạnh. Bên cạnh đó, với môi trường kinh doanh tốt hơn nên việc thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và Ấn Độ mạnh mẽ hơn. Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính mạnh mẽ hơn Việt Nam, nhất là với các giao dịch tài khoản vãng lai, tài khoản vốn. Điều này làm giảm phần nào lượng đầu tư vào nước ta. Việt Nam ở cạnh Trung Quốc dễ phải hứng chịu những đợt sóng hàng kém chất lượng và hàng tồn kho này. Bên cạnh đó do sức hút mạnh mà các tài nguyên của Vệt Nam rất dễ chảy sang Trung Quốc như hiện tượng chảy máu quặng sắt, thiếc trong thời gian vừa qua. Nếu chúng ta chủ yếu vẫn xuất thô và bừa bãi như hiện nay thì những nguồn lực để phát triển các ngành sản xuất trong tương lai bị cạn kiệt và gây nên tác động xấu với môi trường. Nói cách khác tức là chúng ta trở thành nơi cung cấp tài nguyên, khoáng sản để... phát triển Trung Quốc. Bài học dành cho Việt Nam trước ngưỡng cửa phát triển Từ bảng trên, ta thấy phần trăm trong tổng thu nhập của 20% hộ giàu nhất ở Việt Nam cao hơn của Ấn Độ và thấp hơn của Trung Quốc một chút. Nếu kết hợp với số liệu trong Bảng 1 thì có thể rút ra nhận xét rằng về mặt tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam xấp xỉ với Ấn Độ nhưng lại thấp hơn Trung Quốc. Còn về phương diện phân phối thu nhập, Việt Nam khá giống Trung Quốc. Từ những đối chiếu này, chúng ta thấy Việt Nam có thể vừa tăng trưởng cao hơn (như Trung Quốc), đồng thời vẫn có thể tạo ra một sự phân phối bình đẳng hơn (như Ấn Độ). Để làm được điều đó chúng ta cần rút ra cho mình kinh nghiệm từ các nước đi trước: Thứ nhất, trong điều kiện xuất phát từ một điểm rất thấp, đất nước muốn chống được tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và liên tục trong thời gian dài. Thứ hai, để tăng cao và liên tục, Trung Quốc đã có tỷ lệ tích lũy rất cao, trong khi của Việt Nam dù đã tăng lên nhưng cũng mới đạt 35%, còn thấp xa Trung Quốc. Muốn tăng tích lũy thì phải tiết kiệm tiêu dùng. Đáng lưu ý, tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Thứ ba, tăng lượng vốn là quan trọng, nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn nhiều. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, nhưng hệ số ICOR (suất đầu tư trên một đơn vị tăng trưởng) của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,4 lần năm 1995, trong 5 năm qua đã tăng lên khoảng 5 lần (nghĩa là có 1 đồng GDP tăng thêm, cần có thêm 5 đồng vốn đầu tư), cao gần gấp rưỡi của Trung Quốc. Hệ số ICOR của Việt Nam cao chủ yếu do tình trạng lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn. Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, nhưng việc trừng trị tham nhũng tại đây cũng rất nghiêm. Mỗi năm có hàng nghìn quan chức bị tử hình, trong đó có những người giữ chức vụ rất cao. Thứ tư, trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn ở vị thế xuất siêu; mức xuất siêu ngày một lớn và thuộc loại nhất nhì thế giới. Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu, tăng liên tục từ năm 2000 đến 2004 với mức đỉnh điểm gần 5,5 tỉ USD; năm 2005 tuy đã giảm xuống nhưng vẫn còn trên 4,5 tỉ USD. Thứ năm, mặc dù giá thế giới cao nhưng lạm phát ở Trung Quốc thuộc loại thấp (bình quân năm trong thời kỳ 2001 - 2005 chỉ vào khoảng 1,3%) nhờ cung hàng hóa lớn hơn cầu, sức mua của dân cư, đặc biệt là nông dân và vùng sâu trong nội địa còn thấp. Tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với USD gần như cố định; gần đây, đồng nhân dân tệ có tăng giá hơn chút ít mặc dù Mỹ liên tục đòi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ mạnh hơn nhiều. Thứ sáu, học hỏi bí quyết thành công từ Ấn Độ là đi lên từ khoa học kỹ thuật. Do đó Việt Nam muốn đưa mình thành quốc gia hiện đại cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực còn mới mẻ này. Áp dụng những tiến bộ khoa học từ các nước bạn, cải tiến, nghiên cứu tìm tòi thêm, sẽ là cú hích lớn cho Việt Nam trong những bước phát triển tới đây. Thứ bảy, đặt nền tảng cho sự phát triển ổn định về cả kinh tế lẫn xã hội là từ giáo dục. Cả hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đều xác định giáo dục đại học là công cụ chủ chốt cho phát triển kinh tế và đều nhận thức rất rõ tầm quan trọng của giáo dục sau trung học nói chung và các trường đại học nghiên cứu nói riêng như một công cụ trọng yếu cho việc phát triển một nền kinh tế phức tạp hơn. Mặc dù quả bom Trung Quốc và Ấn Độ đã được cung cấp chất đốt bằng nhân công giá rẻ và sản xuất công nghiệp rẻ tiền, nhưng tương lai của cả hai nước này sẽ phụ thuộc vào chỗ có được một lực lượng lao động được giáo dục tốt hơn hay không Kết luận Qua bức tranh toàn cảnh về sự nổi lên của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, chúng ta có thể thấy được sự chuyển dịch kinh tế thế giới, khi mà kỷ nguyên của các nền kinh tế trẻ đang lớn mạnh dần, thay thế dần những vị trí hàng đầu thế giới. Sự tăng trưởng thần tốc ấy đã đem tới một bộ mặt mới cho hai quốc gia trên, đưa họ trở thành những cường quốc lớn mạnh, cải thiện được đáng kể cho đời sống nhân dân. Tuy nhiên cũng cần chỉ ra rằng, mặt trái của sự tăng trưởng cũng đem lại những hệ lụy đáng phải quan tâm và giải quyết. Từ những sự bất cập trong đời sống xã hội, sự phát triển chưa đồng đều và ổn định cho tới những bất ổn trong mối quan hệ đa phương quốc tế, nguy cơ dẫn tới giải quyết bằng con đường bạo lực…Tất cả những điều trên đang là mối nhức nhối không chỉ của hai quốc gia mà còn của cả thế giới. Hướng đi tiếp theo thế nào cho đúng? Những tiêu chí nào cần phải theo đuổi? Đây sẽ là bài toán hàng đầu cho các nhà vạch định chính sách của hai nền kinh tế, và cũng là vấn đề quan tâm của cả thế giới hiện nay. Việt Nam đang có những lợi thế nhất định để đưa mình bay cao như hai quốc gia trên. Nhưng để thực hiện được điều đó cần phải có những bước đi tỉnh táo và chính xác. Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia bạn, đồng thời giữ vững được thế mạnh của mình, bảo tồn được nền văn hiến lâu đời, bảo vệ được môi trường-những vấn đề đang đặt ra cho Việt Nam khi đứng trước ngưỡng cửa hội nhập. Liệu Việt Nam có trở thành quốc gia “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” hay không? Điều này cần sự nỗ lực, đoàn kết của toàn dân tộc ta, mà bắt đầu cần có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ trong việc định hướng phát triển đất nước. Tư liệu tham khảo Giáo trình “Kinh doanh quốc tế” –Đại học Kinh tế Th.p Hồ Chí Minh Giáo trình “Kinh tế quốc tê”-NXB Đại học Kinh tế quốc dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan