Tiểu luận Tác động của thương mại dịch vụ, du lịch và toàn cầu hóa đồi với môi trường

MỤC LỤC

 

I. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm thương mại dịch vụ

2. Các phương thức trao đổi dịch vụ

3. Phân loại các lĩnh vực dịch vụ

4. Tác động của thương mại dịch vụ đổi với môi trường

II. DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm du lịch

2. Các chức năng của du lịch

3. Tác động của du lịch đối với môi trường

3.1. Tác động tích cực

3.2. Tác động tiêu cực

III. TOÀN CẦU HOÁ VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm toàn cầu hoá

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến toàn cầu hoá

3. Tác động của toàn cầu hoá đối với môi trường

IV. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN

1. Nồng độ bụi lơ lửng vượt mức tiêu chuẩn từ 2,5 – 4,5 lần

2. Chất bẩn trong nước thải cao, nguồn nước sạch có biểu hiện suy thoái

3. Lạm dụng thuốc BVTV, môi trường nông thôn ô nhiễm

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của thương mại dịch vụ, du lịch và toàn cầu hóa đồi với môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác động của thương mại dịch vụ, du lịch và toàn cầu hóa đồi với môi trường THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG Khái niệm thương mại dịch vụ Theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS), thương mại dịch vụ được định nghĩa như sau: Thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ: từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kì một thành viên nào khác trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kì thành viên nào khác bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kì thành viên nào khác bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kì thành viên nào khác Các phương thức trao đổi dịch vụ Cung cấp qua biên giới: Việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác. Ví dụ: Gọi điện thoại Quốc tế, khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sỹ khám ngồi ở hai nước khác nhau. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: sửa chữa tàu biển, Lữ hành, Du học, chữa bệnh ở nước ngoài. Hiện diện thương mại: Người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một Ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài. Hiện diện thể nhân: Người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: Một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài. Phân loại các lĩnh vực dịch vụ Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụ được chia thành 12 nhóm lớn, trong đó lại bao gồm nhiều phân nhóm khác nhau. Các dịch vụ kinh doanh: tư vấn pháp lý, xử lý dữ liệu, nghiên cứu phát triển, nhà đất, cho thuê, quảng cáo… Các dịch vụ thông tin liên lạc: bưu chính, viễn thông, truyền hình… Các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan đến xây dựng: xây dựng, lắp máy… Các dịch vụ phân phối: bán buôn, bán lẻ… Các dịch vụ giáo dục: du học, đào tạo từ xa… Các dịch vụ môi trường: vệ sinh, sử lý chất thải… Các dịch vụ tài chính: ngân hàng, bảo hiểm… Các dịch vụ liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội Các dịch vụ liên quan đến du lịch và lữ hành Các dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao Các dịch vụ giao thông vận tải Các dịch vụ khác Tác động của Thương mại dịch vụ đối với môi trường Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của thương mại luôn đi liền với những thách thức về môi trường. Xét trên bình diện quốc tế, trong khi các hàng rào phi thuế quan dần được loại bỏ, thuế quan liên tục được cắt giảm, thương mại quốc tế ngày càng thuận lợi và tự do hơn thì các tiêu chuẩn môi trường lại được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển để hạn chế thương mại từ các nước đang phát triển. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, thương mại và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ. Mục tiêu của chính sách thương mại trước hết là nhằm quản lý và phát triển thương mại, nhưng chính sách thương mại cũng có thể góp phần thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và ngược lại, chính sách môi trường có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại. Tự do hoá chính sách thương mại và mở cửa thị trường của các nước thường kéo theo hàng loạt những thay đổi về cơ cấu và quy mô sản xuất trong nước, các hoạt động kinh tế gia tăng và do đó có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường. Về mặt tích cực, tự do hoá thương mại góp phần phổ biến rộng rãi hơn việc sử dụng các công nghệ mới về bảo vệ môi trường, là điều kiện để phát triển phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất. Trong quá trình đó, các nước tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất và thương mại của mình sao cho có hiệu quả hơn, thị trường tiêu thụ hàng hoá được mở rộng, nhu cầu cũng ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Nhờ tính hiệu quả và kết hợp với công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp có thể sử dụng ít hơn nguồn tài nguyên đầu vào và cũng tạo ra ít chất thải hơn trong quá trình sản xuất. Về mặt tiêu cực, tự do hoá thương mại làm tăng nguy cơ lưu thông những sản phẩm có ảnh hưởng tới môi trường. Khi các biện pháp quản lý nhập khẩu bị hạn chế áp dụng thì nguy cơ nhập khẩu tràn lan các sản phẩm tiềm ẩn, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường là không tránh khỏi. Lợi nhuận thương mại và áp lực cạnh tranh của thị trường cũng là yếu tố khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng các quy trình sản xuất, công nghệ không thân thiện với môi trường để giảm tối đa chi phí sản xuất. Ngoài ra, tự do hoá thương mại và sản xuất quy mô lớn có thể dẫn tới khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tạo ra rác thải và các tác nhân gây ô nhiễm. Các nước ngày càng trở nên lo ngại hơn về sự xuống cấp của môi trường và do đó áp dụng ngày càng nhiều hơn các biện pháp nhằm hạn chế hoặc giảm bớt tác động của các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của xã hội đối với môi trường. Các biện pháp này cũng rất phong phú, có thể là các quy định cụ thể về nhãn mác sinh thái, mức độ ô nhiễm, hàm lượng các chất có hại cho môi trường, khả năng tái chế của bao bì.., hay các tiêu chuẩn môi trường, các loại thuế, phí môi trường nhằm khuyến khích ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Tác động của các biện pháp bảo vệ môi trường đã góp phần tạo ra một khung khổ pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động của các DN, hạn chế được những mặt trái của kinh tế thị trường, cụ thể là góp phần bản vệ sức khoẻ của con người và sự trong sạch, bền vững của môi trường trước tác động tiêu cực của các hoạt động thương mại. Một tác động nữa của các biện pháp bảo vệ môi trường đối với thương mại là góp phần tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp và khuyến khích các hoạt động thương mại bền vững. Điều này thể hiện ở chỗ quy định bảo vệ môi trường có thể hạn chế đầu vào của một số ngành sản xuất, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu đầu vào hoặc điều chỉnh sản xuất theo hướng ít phụ thuộc hơn vào những nguồn tài nguyên khan hiếm. DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG Khái niệm du lịch Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO) : Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống… Tại Hội nghị LHO về du lịch họp tại Roma (Italia) năm 1963, các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay nước ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Ngoài ra, còn có rất nhiều những khái niệm du lịch khác nữa. Các chức năng của du lịch Du lịch là một hoạt động bình thường của mỗi người dân, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của xã hội đang phát triển. Du lịch là hoạt động nhận thức có mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho con người cũng như củng cố hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Hiện nay, hoạt động du lịch đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao, được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”. Du lịch có 4 chức năng chính: Chức năng xã hội Chức năng kinh tế Chức năng sinh thái Chức năng chính trị Tác động của du lịch đối với môi trường 3.1. Tác động tích cực Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia. Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách. 3.2. Tác động tiêu cực Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền... TOÀN CẦU HOÁ VÀ MÔI TRƯỜNG Khái niệm toàn cầu hoá Thế giới đang ngày càng nhanh chóng nhỏ hơn, chúng ta đang sống trong một ngôi làng toàn cầu (global village) nghĩa là hiện nay chúng ta liên lạc (thông tin), đi lại và chia sẻ các nền văn hoá với nhau trong phạm vi một thế giới. Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế… trên quy mô toàn cầu¹. Trong phạm vi Kinh tế, toàn cầu hoá được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng (kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá). ¹ Bách khoa toàn thư mở Wikipelia , ngày 16/04/2008) Toàn cầu hoá là quá trình mà Thế giới đang ngày càng gia tăng liên kết với nhau dẫn đến sự trao đổi mạnh mẽ về văn hoá và thươnng mại. Toàn cầu hoá là kết quả của: Sự trao đổi công nghệ làm cho con người, hàng hoá, tiền bạc, thông tin, ý tưởng lan truyền trên thế giới nhanh hơn nhiều so với trước đây và Sự mở rộng tự do thương mại Thế giới, đã gia tăng mạnh mẽ mức trao đổi thương mại giữa các thành phần khác nhau của Thế giới. Các nhân tố ảnh hưởng đến toàn cầu hoá Phương tiện liên lạc: truyền hình, điện thoại và internet đã tạo thành một ngôi làng toàn cầu. Phương tiện vận chuyển: đã trở nên rẻ và nhanh. Các cơ sở kinh doanh có thể chuyên chở các sản phẩm và các nguyên liệu thô đi khắp thế giới - tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ trên khắp thế giới đến với khách hang. Mở rộng tự do thương mại (Quan niệm không có sự hạn chế trong kinh doanh buôn bán giữa các nước gọi là tự do thương mại). Mặc dù toàn cầu hoá có thể giúp tạo nên sự giàu có hơn ở các nước đang phát triển nhưng nó không giúp rút ngắn khoảng cách giữa các nước giàu nhất thế giới với các nước nghèo nhất thế giới. Tác động của toàn cầu hoá đối với môi trường Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, song mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thế giới ngày càng có tính liên kết, liên tác động. Thế giới liên kết bởi các bệnh dịch, thương mại, chủ nghĩa khủng bố, du lịch, di cư, truyền thông, Internet, và cả... nạn ô nhiễm - trong đó có vấn đề khí nhà kính và sự biến đổi môi trường toàn cầu, v.v... Kết quả là sự liên kết về các vấn đề sức khoẻ, rủi ro môi trường. Toàn cầu hoá có thể có ảnh hưởng có hại cho Môi trường: Thứ nhất, các cơ hội kinh doanh rộng hơn có nghĩa khai thác và xuất khẩu dầu, gỗ và khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo sẽ nhiều hơn. Dẫn đến ô nhiễm, phá huỷ rừng, xói mòn đất, lũ lụt và mất cân bằng hệ sinh thái. Thứ hai, thương mại phát triển hơn có nghĩa đi lại, vận tải với khoảng cách xa hơn. Vận chuyển hang hoá góp phần ô nhiễm thông qua đốt cháy nhiên liệu và phát triển các khí độc hại, đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu và gây hại cho sức khoẻ con người. Thêm vào đó là các quá trình tiêu thụ các tài nguyên khan hiếm như than, dầu. Thứ ba, thương mại quốc tế đang khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thực phẩm thay đổi gen trên khắp thế giới mà tác hại tích lũy có thể ảnh hưởng nhiều đến nhiều năm sau hoặc thậm chí là các thế hệ sau. Thứ tư, sự truyền bá toàn cầu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dung theo phong cách phương tây đang tạo ra một dạng văn hoá tiêu thụ không suy nghĩ, lãng phí và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trên trái đất của thế hệ hiện nay, tước đoạt tương lai của thế hệ sau. Thứ năm, sản xuất địa phương hướng đến các kiểu mẫu theo nhu cầu đa số của Thế giới. Kết quả là các nhu cầu thiểu số (như các nhu cầu của các bộ lạc) và sự đa dạng sinh học đang bị mất đi. Cuối cùng, để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và công việc, các quốc gia đang hạ thấp một cách cố ý các tiêu chuẩn môi trường. Các nước toàn cầu hoá mới, nơi quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh nhất trong khi thu nhập vẫn còn thấp, có thể đối mặt với suy thoái môi trường. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Trong những năm qua, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, đạt được những thành tựu to lớn về thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển thương mại lại đi liền với những thách thức không nhỏ về môi trường. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam sản sinh ra 15 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm. Dự báo tới năm 2010, lượng chất thải độc hại từ các khu đô thị lớn sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay. Một vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào để chính sách thương mại trong quá trình hội nhập có thể góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường. Việt Nam đang hội nhập với quốc tế, xu hướng toàn cầu hoá có tác động rất mạnh mẽ đến Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Dưới tác động của toàn cầu hoá, môi trường của Hà Nội đang trong tình trạng báo động đỏ. Sau đây là một số dẫn chứng: Nồng độ bụi lơ lửng vượt mức tiêu chuẩn từ 2,5- 4,5 lần Môi trường không khí ở Hà Nội chịu tác động chủ yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải, xây dựng và sinh hoạt cộng đồng. Trong đó, nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay, Hà Nội có hơn 150 xí nghiệp, nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường không khí. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cho thấy nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết khu vực này đều có xu hướng tăng dần và vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5-4,5 lần. Nơi có nồng độ bụi tăng mạnh nhất là ở khu vực Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động. Khu vực nội thành có chất lượng môi trường không khí với biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở khu vực tập trung đông dân cư. Nồng độ SO2 và NO2 dù ở dưới mức giới hạn cho phép song có biểu hiện tăng dần, đáng lưu ý là nồng độ khí CO (thành phần chủ yếu trong khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới). Nguyên nhân chủ yếu: Do hoạt động xây dựng và hoạt động giao thông đô thị tăng mạnh với hơn 130.000 ô-tô các loại và gần 1,3 triệu xe máy tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố. Chất bẩn trong nước thải cao, nguồn nước sạch có biểu hiện suy thoái Tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực nội thành Hà Nội khoảng 500.000m3/ngày đêm, trong đó có khoảng 100.000m3/ngày đêm là nước thải của cơ sở công nghiệp, dịch vụ và bệnh viện. Lượng nước thải này thoát qua hệ thống cống và bốn sông tiêu chính của thành phố là sông Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu. Nước thải sinh hoạt phần lớn qua xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi xả vào tuyến cống chung hoặc kênh mương ao, hồ. Tuy nhiên, các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy cách nên hàm lượng các chất bẩn trong nước thải cao, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước trong các kênh, mương, ao hồ mà phần lớn là nhiễm bẩn hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Đây cũng là yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Hiện trạng nước ngầm được khai thác theo hai quy mô chính: Khai thác tập trung, quy mô lớn do Công ty Kinh doanh Nước sạch Hà Nội đảm nhiệm với chín nhà máy gồm 120 giếng khai thác và một số trạm khai thác lẻ tổng công suất từ 400.000-450.000m3/ngày đêm. Khai thác quy mô nhỏ phân tán do các nhà máy xí nghiệp và các hộ dân tự khoan và quản lý khai thác. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 290 giếng khoan của cơ quan, xí nghiệp và khoảng 100.000 lỗ khoan nhỏ của hộ dân khai thác thường xuyên. Nước dưới đất trên phạm vi Hà Nội là nước sạch, nhưng do khai thác và sử dụng thiếu quản lý nên một số nơi đã có biểu hiện suy thoái về chất lượng. Nồng độ các hợp chất ni-tơ, sắt, NH4 trong nước của một số giếng khai thác thuộc nhà máy nước Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình có xu hướng tăng theo thời gian. Cả hai tầng chứa nước đều có hàm lượng sắt và măng-gan khá cao và vượt giới hạn cho phép như khu vực Thanh Trì, Gia Lâm. Sự xâm nhập các chất bẩn do nước thải, chất thải và phân bón chủ yếu mới xảy ra đối với tầng chứa nước thứ nhất (tầng trên) mạnh nhất ở khu vực nam thành phố (huyện Thanh Trì). Lạm dụng thuốc BVTV, môi trường nông thôn ô nhiễm Hàng năm, năm huyện ngoại thành sử dụng trung bình 30.000 tấn phân tươi để bón rau đã làm mất vệ sinh và gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm tầng trên ở các khu vực ngoại thành. Ngoài ra, hiện tượng lạm dụng bảo vệ thực vật (BVTV) ở những vùng chuyên canh cây trồng gây hậu quả nghiêm trọng: Phá vỡ sự cân bằng môi trường và hệ sinh thái, tồn đọng một lượng lớn dư lượng thuốc BVTV trong đất, gây ảnh hưởng lâu dài và khó khắc phục. Một số làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, bún Phú Đô, chế biến phế thải tại Triều Khúc... đang thách thức ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có thể thấy tốc độ phát triển của Hà Nội đang thay đổi một cách chóng mặt. Đó là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế. Nhưng chúng ta phải gắn việc phát triển đó với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của cả cộng đồng. Xây dựng một môi trường trong sạch và bền vững là mục tiêu trước mắt mà công dân Hà Nội cần chung sức để thực hiện. MỤC LỤC I. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm thương mại dịch vụ 2. Các phương thức trao đổi dịch vụ 3. Phân loại các lĩnh vực dịch vụ 4. Tác động của thương mại dịch vụ đổi với môi trường II. DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm du lịch 2. Các chức năng của du lịch 3. Tác động của du lịch đối với môi trường 3.1. Tác động tích cực 3.2. Tác động tiêu cực III. TOÀN CẦU HOÁ VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm toàn cầu hoá 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến toàn cầu hoá 3. Tác động của toàn cầu hoá đối với môi trường IV. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN 1. Nồng độ bụi lơ lửng vượt mức tiêu chuẩn từ 2,5 – 4,5 lần 2. Chất bẩn trong nước thải cao, nguồn nước sạch có biểu hiện suy thoái 3. Lạm dụng thuốc BVTV, môi trường nông thôn ô nhiễm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTc 2737897ng c7911a th432417ng m7841i d7883ch v7909 du l7883ch.doc
Tài liệu liên quan