Tiểu luận Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam và những biện pháp của Việt Nam nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền

Chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập nhất định, được thể hiện trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất được Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định là tôn trọng và bảo đảm sự bình đẳng về chủ quyền quốc gia, không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập khác.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15370 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam và những biện pháp của Việt Nam nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam hiện nay như thế nào? Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay” Lời mở đầu Ngày nay cả thế giới đang có xu hướng nói đến toàn cầu hóa nhiều hơn. Toàn cầu hóa đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của riêng mỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn thế giới. Toàn cầu hóa tác động tới tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…ở trên hai lĩnh vực vừa tích cực, vừa tiêu cực. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong phạm vi bài tập này em xin phép tìm hiểu đề tài: “Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam hiện nay như thế nào? Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay” để làm rõ thêm về xu thế chung và những tác động của nó lên lĩnh vực nhà nước nói chung cũng như chủ quyền quốc gia nói riêng. I. Khái niệm toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế…trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá (wikipedia.org). II. Tác động của toàn cầu hóa đến nhà nước hiện nay Toàn cầu hóa là một quá trình phát triển (cho đến nay) không cưỡng lại được, vừa có thể đem lại sự tăng trưởng kinh tế, sự phồn vinh cho nhiều nơi, nhiều người nhưng lại vừa gây ra những xáo động to lớn trong lối sống của nhiều người khác. Nhà nước, với vai trò là chủ thể quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa không thể tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng từ xu thế tất yếu đó. Nhìn ở góc độ tích cực, toàn cầu hóa với những áp lực của nó sẽ thúc đẩy các quốc gia tăng cường, củng cố hơn nữa vai trò, vị trí của mình để chống chọi lại với sự cạnh tranh khốc liệt trên các phương diện đời sống chính trị, kinh tế xã hội. Nhà nước với quyền lực to lớn của mình sẽ điều chỉnh, sửa đổi những chế định pháp luật, những đường lối, chính sách…cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, để phù hợp với nền kinh tế chung của thế giới, nước ta đã tiến hành đàm phán, ký kết các điều ước, các hiệp ước quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương với các quốc gia khác để hình thành nên hành lang pháp lý, những cách xử sự chung cho các quốc gia trong hoạt động kinh tế. Để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán, ký kết rất nhiều hiệp định như: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994), Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS), Hiệp định về Nông nghiệp (AoA), Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC), Hiệp định về Chống bán Phá giá...Trong khuôn khổ khu vực và quốc gia, nước ta đã tiên hành đàm phán, ký kết nhiều hiệp định để thỏa thuận cách xử sự chung, hợp lý, có lợi cho các bên trong hoạt động kinh tế. Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự xã hội, toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn, sự giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, do vậy nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia cùng tăng cao. Để hạn chế bớt tác động tiêu cực này của toàn cầu hóa, nước ta đã có nhũng biện pháp thiết thực, rõ ràng trong công tác phòng chống tội phạm. Đồng thời với việc tăng cường an ninh quốc gia, nước ta cũng đã và đang tích cực hợp tác với các nước khác trong công tác phòng chống tội phạm quốc tế. Toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt sự phức tạp, hướng tới xây dựng một hệ thống thủ tục hành chình tinh gọn, đơn giản nhưng hiệu quả…Đó là một phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội diễn ra một cách hiệu quả…Đặc biệt, ngày nay yếu tố thủ tục hành chính lại càng trở nên quan trọng, quyết định một phần hiệu quả thu hút và đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta… Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng có những mặt trái của nó. Toàn cầu hóa với những định chế như WTO đã hạn chế năng lực điều hành của nhà nước, không chỉ trong quan hệ với bên ngoài mà còn ở các chính sách trong nước. Hầu hết các đạo luật chúng ta thông qua trong những năm gần đây là nhằm sửa đổi cách điều hành đất nước phù hợp với thông lệ quốc tế - tức là theo khuôn mẫu chung, không được quyền có ngoại lệ. Bản báo cáo của Ban công tác WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO liệt kê rất rõ, rất chi tiết các cam kết của Việt Nam mà nhìn ở một góc độ nào đó, là sự thu hẹp việc can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh. Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, Việt Nam bắt đầu yêu cầu doanh nghiệp phải bán doanh thu bằng ngoại tệ cho nhà nước từ năm 1998 nhưng sau đó phải hạ dần tỉ lệ này xuống, còn 50% năm 1999, 40% năm 2001, 30% năm 2002 và còn 0% kể từ năm 2003. Trong đàm phán, đã có nước nhắc lại chuyện này và yêu cầu Việt Nam cam kết không làm trái với các qui định của WTO và IMF. Các nhà đàm phán các nước, xuất phát từ lợi ích của dòng chảy tài chính tự do của các công ty đã thu hẹp khả năng chống đỡ của nhà nước, mà nó từng phát huy tác dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Thậm chí, có những cam kết mà để thực hiện phải sửa đổi nhiều luật lệ. Hiện tượng thu hẹp vai trò nhà nước trong điều hành kinh tế không chỉ xảy ra ở những nước chuyển đổi như Việt Nam mà còn ở các nước phát triển. Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở thành mối quan tâm của các nước và có xu hướng được coi là một nội dung của khái niệm an ninh quốc gia. Bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác. Nhiều giá trị vốn dĩ xuất phát từ một nước, thông thường là những nước lớn, có nền kinh tế mạnh, được thừa nhận và trở thành những giá trị gần như chung của các xã hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình các nước bị mất dần phong tục tập quán, làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị chung của con người với khuynh hướng đồng nhất ở góc độ nào đó hay có thể lai tạp nhiều giá trị của các nền văn hóa khác nhau đã và đang diễn ra ngày càng rõ… III. Biện pháp ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay Chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập nhất định, được thể hiện trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất được Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định là tôn trọng và bảo đảm sự bình đẳng về chủ quyền quốc gia, không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập khác. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức. Những thách thức đó khó nhận biết hơn, mang sắc thái mới hơn trước đây (trong điều kiện có chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc). Đó là những thách thức được che dấu dưới những chiếc áo khoác nhiều màu sắc hấp dẫn của lợi ích kinh tế, của sự cám dỗ về vật chất, được nhìn nhận qua những lăng kính ảo của tham vọng cá nhân, của những chuẩn mực giá trị đạo đức, lối sống sai lệch. Báo chí phương Tây ra sức tuyên truyền rằng, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, chủ quyền dần dần mất đi, khái niệm chủ quyền đã lỗi thời… Sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Đó chỉ là những luận điệu mở đường cho việc tiến hành xâm phạm chủ quyền, can thiệp chủ quyền đối với các nước đang phát triển. Cần thấy rằng, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là một xu thế phát triển trong điều kiện thế giới vẫn ở vào thời đại quốc gia dân tộc, quan niệm "chủ quyền quốc gia" vẫn là chuẩn tắc hành động cao nhất của các bên tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây: Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề giáo dục. Giáo dục trong mọi thời đại luôn được coi là quốc sách, đặc biệt là ngày nay, khi xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong thời đại toàn cầu hóa, tri thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đội ngũ trí thức là động lực thúc đẩy quá trình hội nhập nhanh hơn. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là một phương án tối ưu, mang tính lâu dài, bền vững, đem lại hiệu quả to lớn, góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng hơn cùng với bạn bè quốc tế. Hơn nữa, đối tượng của giáo dục đào tạo chủ yếu là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, những con người nắm giữ trong tay quyền quyết định vận mệnh của đất nước. Nếu họ được đào tạo, giáo dục chu đáo, được chuẩn bị một nền tảng kiến thức và bản lĩnh vững vàng thì chính họ sẽ là những con người đưa đất nước phát triển, hội nhập thế giới một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả. Hai là, cần có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế một cách chủ động tích cực với một “lộ trình " phù hợp. Không nên cho rằng vì toàn cầu hoá kinh tế mang dấu ấn "tư bản chủ nghĩa", có ảnh hưởng xấu nên không đám hoặc không tự nguyện tham gia. Để không bỏ lỡ các cơ hội phát triển mà toàn cầu hoá kinh tế đưa lại, chúng ta cần có thái độ tích cực, chủ động. Hiện nay, đối mặt với những vấn đề những ảnh hưởng xấu của toàn cầu hoá kinh tế đưa lại, chúng ta cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc, hết sức cẩn thận và có đối sách hữu hiệu tương ứng. Nhưng đối với xu thế phát triển mang ý nghĩa tiến bộ, về tống thể, chúng ta phải có thái độ khẳng định và tích cực, đồng thời phải lợi dụng triệt để nhưng cơ hội do nó đem lại để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ba là, cần thực hiện tốt phương châm tranh chủ và lơi dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, trong quá trình tham gia toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là “con dao hai lưỡi", mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại cho từng quốc gia sẽ không giống nhau. Do vậy, bước đi của chúng ta tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế cần phải hết sức thận trọng để có thể tranh thủ và lợi đụng triệt để mặt tích cực trên cơ sở phát huy thế mạnh của chính mình, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực do nó đem lại. Đó cũng chính là phương thức để chúng ta từng bước khẳng định chủ quyền quốc gia thực sự của mình, không để các nước khác chèn ép và áp đặt quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội của họ đối với chúng ta. Vấn đề có tính nguyên tắc và đặt lên hàng đầu mà chúng ta phải luôn luôn quán triệt và thực toàn nhất quán khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế là phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bốn là, cần phát huy và nghiên cứu năng lực nội sinh, khả năng cạnh tranh và khả năng "tự miễn dịch " trước các tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế phát triển khách quan mà các nước tham gia phải tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế nhất định. Nếu chúng ta không tự "lớn lên", không tự "trưởng thành" thì sớm muộn cũng bị mất chủ quyền quốc gia một cách rất "êm dịu”. Mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay còn là ý muốn chủ quan của thế giới phương Tây, của chủ nghĩa tư bản độc quyền, là một “cuộc chiến" không cân sức đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta. Do đó, nếu chúng ta không tự tìm ra và phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, không tìm ra được những phương thức "tác chiến" phù hợp, có hiệu quả thì trước sau cũng bị các thế lực "cá lớn" nuốt trôi. Năm là, việc hoạch định và thực thi mọi chủ trương, chính sách ở tất cả các cấp, các ngành trong quá trình tham gia toàn cầu hóa kinh tế cần được đặt trong mối tương quan giữa kinh tế với chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Trên một ý nghĩa nào đó, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là sự bành trướng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và đi liền với nó là các giá trị chính trị, tinh thần, đạo đức tư sản. Các công cụ tài chính, vốn, mậu dịch, thương mại đang được các nước tư bản phát triển sứ dụng như những "vũ khí" lợi hại nhất để "thôn tính", "quy phục" những quốc gia không cùng lợi ích, không cùng ý thức hệ với họ. Đó là một thực tế nghiệt ngã mà chúng ta không thể coi thường trong quá trình tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế. Đặc biệt, trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế đang đặt ra nhiều bài toán hết sức hóc búa cần có lời giải chính xác. Tổng kết Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thế giới vì vậy không có một quốc gia nào có thể đừng ngoài xu thế đó và nước ta cũng không ngoại lệ. Toàn cầu hóa tác động vừa tiêu cực, vừa tích cực lên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Điều qua trọng là chúng ta phải biết tận dụng thời cơ thuận lợi đồng thời khắc phục những hạn chế, mặt trái của toàn cầu hóa để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia là hai mặt, hai quá trình vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là chúng ta cần xác định đúng những quyết sách chiến lược, những bước đi cụ thể, phù hợp, hết sức tỉnh táo để đảm bảo cho cả hai quá trình đó đều phát triển theo chiều thuận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam hiện nay như thế nào Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền.doc
Tài liệu liên quan