Tiểu luận Tắc đường ở Hà Nội. thực trạng nguyên nhân và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. Thực trạng tắc đường ở Hà Nội, những điều bất cập ở đường phố Hà Nội hiện nay 2

II. Những nguyên nhân chủ yếu 3

1. Nguyên nhân tồn tại của xã hội do điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số và phương thức sản xuất 3

2. Nguyên nhân ý thức xã hội 4

III. Hướng giải quyết và ý kiến cá nhân 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tắc đường ở Hà Nội. thực trạng nguyên nhân và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TRIẾT HỌC & KHXH – ² — Tiểu luận về phương pháp luận TẮC ĐƯỜNG Ở HÀ NỘI. THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện : Là MINH TIẾN Lớp : TH14-03 Mã sinh viên : 09A10096 Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ MỸ NHUNG HÀ NỘI - 2009 LỜI NÓI ĐẦU Bài tiểu luận này là do chính tự tôi viết qua những lần đi xe bus hay đi bộ đường phố Hà Nội và đọc tham khảo ở những cuốn tạp chí và báo. Do tự tôi chiêm nghiệm, suy nghĩ và tự viết ra. Tôi không sao chép tự nguồn khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ hay thuê ai viết hộ. Điều tôi tâm đắc nhất trong tiểu luận này là dù bất cứ lý do gì nếu đã tham gia giao thông hãy thể hiện mình là người có văn hoá giao thông. Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót mong sự đóng góp nhiệt tình. Xin chân thành cảm ơn! I. Thực trạng tắc đường ở Hà Nội, những điều bất cập ở đường phố Hà Nội hiện nay Năm 2010 tới, Thăng Long - Hà Nội tròn một nghìn năm tuổi. Một Hà Nội mới, một thành phố phát triển nhanh chóng, một thủ đô phồn hoa, đông đúc và nhộn nhịp. Cùng với sự phát triển đó Hà Nội đã đặt ra bao nhiêu vấn đề cần phải giải quyết như: Giao thông đi lại, việc làm, nơi ở, môi trường.... Giao thông Hà Nội thực sự là một vấn đề nhức nhối đối với các cơ quan chức năng cũng như những người dân tại thành phố này. Hà Nội là thủ đô, mật độ dân số lớn nhất cả nước. Thủ đô là nới mà những người dân tứ xứ, thập phương đổ về đây. Những con người học tập, sinh sống và làm việc ngày ngày đi lại. Nào là các em học sinh tới trường, Những sinh viên tới các trường TCCN, CĐ, ĐH. Những cán bộ, công nhân đến công sở, nhà máy, tất cả mọi người đều tham gia giao thông. Ngẫu nhiên mọi người đi cùng một lúc tất nhiên rằng tạo nên "giờ cao điểm" tại Hà Nội. Giờ cao điểm là khoảng thời gian tan sở, tan trường và đông đúc đi lại đã dẫn đến việc tắc đường. Cũng như lũ kiến, một cái lỗ nhỏ không thể cho đàn kiến ra một lúc được. Những con người, những chiếc xe chen chúc nhau đi tất cả đã làm nên ùn tắc giao thông. Bình thường chúng ta có thể đi được nhanh nhưng tắc đường bạn phải đẩy xe từng bước chân hoặc đứng yên tại một chỗ xung quanh là xe, đi cũng không mà lùi lại càng khó. Việc ùn tắc giao thông xảy ra trên những tuyến phố Hà Nội như: Trường Chinh, Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở, giao cắt Láng Hạ - Lê Văn Lương... không có gì lạ với những người dân ở đây. Tại sao lại như vậy? II. Những nguyên nhân chủ yếu 1. Nguyên nhân tồn tại của xã hội do điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số và phương thức sản xuất Chúng ta biết rằng: Hạt là nhân của quả, ta gieo hạt thì ta sẽ thu được hoa, quả và hạt; Những đám mây đen kia tích dần hơi nước sẽ tạo ra mưa; hay vì đenta âm mà phương trình vô nghiệm; Hay là do chiều dài là 4cm chiều rộng là 2cm mà dẫn đến diện tích hình chữ nhật này là 8cm2; Cũng vì những anh bộ đội đã hy sinh mà đất nước ta hoà bình, ấm no. Dù bất cứ việc gì, hành động nào của chúng ta làm đều là kết quả của việc này, điều kia. Tất cả đều là nhân và quả. Thực trạng giao thông ở Hà Nội cũng vậy. Hà Nội là một thủ đô sầm uất, rất nhiều khu công nghiệp do đó mà người lao động khắp cả nước tràn về sinh sống và làm việc, làm việc thì phải đi lại vì thế mà số người tham gia giao thông đông đúc. Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều trường cao đẳng, Đại học do vậy mà các học sinh khắp mọi miền tổ quốc đổ về. Mỗi sáng, sinh viên đi học dù bằng bất cứ phương tiện gì thì lượng sinh viên đi lại chiếm đa phần trên những con đường chính. Nhất là lúc tan trường các sinh viên ra trường tại cổng trường là nơi hay xảy ra ùn tắc nhất. Không chỉ riêng các trường Cao đẳng, Đại học mà lượng học sinh học THCS và THPT số lượng học sinh quá đông tham gia giao thông đã gây ách tắc giao thông tại cổng trường? Hà Nội là đô thị phát triển thế nhưng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng giao thông không thể đáp ứng được sự bùng nổ xe ngày nay. Đường phố đã chật hẹp nhường chỗ cho nhà, quán bar... mà mặt đường thì ổ gà, ổ voi giữa lòng đường mỗi khi mưa nước ngập lên và đường Hà Nội lại trở thành "Hà Lội" bởi nước ngập lên đi như lội nước vậy. Đó là điều làm cho việc đi lại rất khó khăn, và là nguyên nhân dẫn đến tắc đường ở một số nơi. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao, ai cũng có nhu cầu mua xe để đi học, đi làm. Mặt khác giá cả thị trường các loại xe ngày càng giảm, để mua một chiếc xe máy cũng không phải là khó. Những ai có thu nhập hơn hai chục triệu một tháng thì chẳng bao lâu họ cũng có một chiếc ô tô mà đi. Như vậy những năm gần đây sự bùng nổ các loại xe đã dẫn đến số lượng xe tham gia giao thông tăng đột biến đã dẫn đến việc tắc đường ở Hà Nội là điều hiển nhiên. 2. Nguyên nhân ý thức xã hội Đường phố, xe cộ như thế nhưng một điều đáng nói ở đây là ý thức của những người tham gia giao thông rất tồi tệ. Dẫu biết rằng sau những giờ làm việc mệt nhọc, sau những giờ học tập căng thẳng ai cũng vội vàng về với gia đình với người thân nhất là ngày cuối tuần. Điều đó đã dẫn đến ai nấy đều vội vã, chen chúc nhau, nhanh nhanh đi xe về nhà. Họ cố gắng làm sao để đi nhanh qua khỏi chỗ tắc, họ leo lên cả vỉa hè bất cứ đường nào có thể thoát khỏi nơi đó. Điều đó lại làm càng thêm ùn tắc giao thông. Nhưng quan trọng là ý thức chấp hành luật an toàn giao thông. Khi đèn đỏ còn chưa hết họ đã vội đi qua; Hay là những chiếc xe đỗ giữa đường khi biển cấm dừng ngay đó; Nơi cấm họp chợ, mua bán thì họ lấy cột biển làm cột lều để làm lều buôn bán luôn. Ngẫu nhiên những nguyên nhân đó xảy ra đồng thời một lúc thì tất nhiên ràng vào giờ cao điểm những con phố đông người qua lại và thêm đường chật hẹp thì ùn tắc giao thông xảy ra là điều dễ hiểu. Vậy làm thế nào để giảm ùn tắc giao thông, để giảm tắc đường ở những con phố Hà Nội và để bạn có thể di chuyển dễ dàng trên những con phố? III. Hướng giải quyết và ý kiến cá nhân Hiện nay các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng hết sức để giảm bớt việc ách tắc giao thông. Tại các điểm nóng giao thông cần phải tăng cường hơn nữa cảnh sát giao thông để phân luồng giao thông trong giờ cao điểm. Những con phố, tuyến đường đã xuống cấp cần được cải tạo và nâng cấp. Nên tăng thêm những tuyến xe bus nào đông người đi. Tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử phạt năng những ai vi phạm luật giao thông. Đài tiếng nói Việt Nam có kênh "VOV giao thông" là nơi cung cấp những thông tin về giao thông Hà Nội và bạn hãy tìm hiểu lộ trình mà bạn đi để bạn có thể lưu thông dễ dàng. Nhưng ý thức của chúng ta khi tham gia giao thông là điều quan trọng hơn cả. Chúng ta phải biết rằng: "Nhanh một chút có thể muộn cả đời". Khi tham gia giao thông hãy thực hiện đúng luật an toàn giao thông. Đừng vì bội vàng về vài phút mà có thể bạn sẽ mãi mãi không bao giờ về được nữa. Hãy nhường nhịn nhau khi qua chỗ giao nhau, hãy bình tĩnh đi đúng làn đường và đúng tốc độ. Mọi người có ý thức khi tham gia giao thông và không để xảy ra tắc đường có lẽ mỗi người cũng đã cứu sống một đứa trẻ mồ côi cha mẹ chết trên xe cứu thương vì tắc đường khi bé bị tai nạn và đang trên đường đi cấp cứu mà tôi đã tận mắt chứng kiến. Tôi tin rằng mỗi chúng ta có ý thức tham gia giao thông thì những con phối Hà Nội sẽ giảm bớt tắc hơn và giao thông Hà Nội sẽ giảm luôn thông suốt và bạn sẽ có thể đi lại dễ dàng. Dù bạn là ai, ở vị trí nào khi tham gia giao thông hãy thể hiện mình là người có văn hoá giao thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Tri thức trẻ số 174 2. Báo Hoa học trò ra ngày 21/10/2009 3. Báo Hà Nội mới ngày 25/9/2009 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26542.doc
Tài liệu liên quan