Tiểu luận Tác hại của laterite hóa lên sinh thái môi trường đất

 

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 2

I. Khái niệm laterite 3

1.1 Định nghĩa 3

1.2 Quá trình laterite hóa 3

II. Các dạng kết von 3

1.1 Kết von tròn 3

1.2 Kết von tổ ong 4

1.3 Kết von kết xi măng 4

1.4 Kết von giả 4

1.5 Các điều kiện hình thành kết von 5

III. Các dạng đá ong và điều kiện hình thành của chúng 6

3.1 Đá ong tròn 7

3.3 Đá ong kết xi măng 9

3.4 Đá ong giả 9

IV. Tác hại của laterite hóa lên sinh thái môi trường đất 9

V. Tình hình lateite hóa ở Việt Nam 10

VI. Phòng tránh laterite 12

6.1 Không để mất rừng 13

6.2 Không để mạch nước ngầm lên xuống thất thường 17

6.3 Hạn chế quá trình rửa trôi xói mòn và tích lũy sắt và mangan 20

6.4 Duy trì hệ thống thảm phủ thực vật 23

6.5 Phải có biện pháp khai thác laterite tổ ong tránh làm cho vùng đất đó chết 23

VII. Ứng dụng của laterrite trong xây dựng 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

 

 

docx28 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác hại của laterite hóa lên sinh thái môi trường đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giữa các khung tổ. 3.3 Đá ong kết xi măng Thường thấy ở những lòng suối nhỏ bị đứt đoạn thành các máng nước con và bị khô cạn trong mùa khô. Hình thành từ những cục đá mẹ to thường là sỏi cuội bị oxít sắt dính kết lại với nhau. 3.4 Đá ong giả Hình thành từ các kết von giả không dính kết vào nhau. Nó phân bố ở nhiều nơi hơn đá ong xi măng. Thường được tìm thấy ở các nơi đồi trọc bị xói mạnh, nó nằm trơ trên mặt đất hay bị nén chặt dưới lớp đất mịn vài chục centimet. Trường hợp nằm dưới đất là trường hợp các đá ong giả bị nén chặt cứ tưởng là đá ong hạt tròn thật. Đá ong giả thường là những mạch đá, loại đá ong bị trầm tích lại có nhiều hình khác nhau tùy theo đặc điểm của các loại đá ong đã hình thành lúc đấu bị đưa tới trầm tích lại tùy theo các quá trình tái trầm tích và cuối cùng là tùy theo điều kiện tích tụ. IV. Tác hại của laterite hóa lên sinh thái môi trường đất Laterite hóa là biểu hiện của quá trình thoái hóa môi trường sinh thái. Quá trình laterite hóa gây ra những biến đổi cơ bản như sau: Làm cơ lý tính đất giảm sút, giữ ẩm kém, hút và giữ nước kém. Có điều kiện rửa trôi, xói mòn mạnh hơn vì thực vật bì không phát triển. Nghèo dinh dưỡng cho thực vật và vi sinh vật. Nếu chỉ có một lượng nhỏ sẽ kích thích một vài thực vật phát triển như tăng cường khả năng tạo củ của cây rễ củ, tăng độ thoáng khí và thoát nước. Khi xuất hiện đá ong môi trường xấu đi nhanh chóng. Đá ong xuất hiện ở tầng mặt thì không thực vật, vi sinh vật nào sống được. Hóa lý tính của đất trở nên tê liệt môi trường sinh thái trở nên sinh thái đất chết. Như ta đã biết, quá trình laterite là quá trình một chiều không đảo ngược được. Quá trình này sản sinh khi điều kiện môi trường đất bị phá hủy: thảm thực vật bị đốn trụi, mạch nước ngầm thay đổi và có sự rửa trôi để đi đến sự tích tụ tuyệt đối Fe, SiO2, Al, Mn. Khi quá trình tích tụ tuyệt đối kết thúc, (ộ ẩm trong đất giảm thiểu thì cũng là lúc đất màu mỡ biến thành đất chết. Hậu quả là toàn bộ hệ sinh thái đã bị tiêu diệt như Vĩnh Phúc, Phú thọ, Hà Bắc một số vùng thuộc miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và cả Tây Nguyên nữa. Quá trình tão thành các đá ong có thể diễn ra với tốc độ khác nhau thường là chậm hàng thế kỉ nhưng cũng có trường hợp khá nhanh. V. Tình hình lateite hóa ở Việt Nam Đất laterite toàn vùng Vịnh Thái Lan có 15.856 ha, chiếm 1,37% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở các dãy núi sót dọc Vịnh Thái Lan thuộc huyện Kiên Lương, thị xã Hà Tiên, huyện đảo Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải của tỉnh Kiên Giang và ở các đảo nhỏ như Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương, Hòn Seo, Hòn Go và Hòn Đá Bạc ở tỉnh Cà Mau. Bao gồm : + Đất feralite trên đá macma axít (ký hiệu Fa): 4.495 ha + Đất feraliteg trên đá cát (ký hiệu Fq): 11.361 ha Nhóm đất này hình thành từ sự phong hoá đá cát và đá macma axít, sự phá huỷ kèm theo rửa trôi các cation kiềm bởi nhiệt độ, lượng mưa và các axít hữu cơ, sự di động theo mùa của sắt, nhôm... theo chiều từ trên xuống và từ dưới lên phụ thuộc nhiều vào quá trình ôxy hoá khử, độ pH. Trong quá trình phát triển của thực vật, tầng mặt chứa một lượng axít hữu cơ mặt đáng kể làm hoà tan Ca2+ , Mg2+ , Fe3+ , Al3+ và trôi xuống sâu. Fe, Al đã được tích luỹ tại tầng B, ở đó điều kiện ôxy hoá và pH thuận lợi cho chúng kết tủa, bởi thế đất có màu vàng đỏ của Fe. Hướng sử dụng: ở vùng đồi núi huyện Phú Quốc có lượng mưa lớn, quá trình bào mòn và rửa trôi mạnh nên việc đưa vào sản xuất cây trồng ngắn ngày thường gặp khó khăn, có nơi chỉ sau 2, 3 năm canh tác đất đã trở nên kiệt quệ. Vì vậy đối với loại đất này trồng cây lâu năm có ý nghĩa hơn, có thể sử dụng một cách triệt để nguồn thức ăn đã được rửa trôi xuống tầng sâu và đó cũng là biện pháp chống xói mòn khá hiệu quả. Trồng tiêu cho năng xuất cao, chất lượng tốt, một số nơi có thể trồng cây ăn quả, tiêu, dừa... Đối với các khu vực khá bằng phẳng, ít bị xói mòn có thể trồng hoa màu (lạc, rau, đậu...). Hướng cải tạo loại đất này là chống xói mòn, trồng cây theo đường bình độ, tu bổ, trồng mới rừng, ngăn chặn tình trạng cháy, đốt rừng. Cháy rừng gây một tác hại vô cùng to lớn, làm cho đất khô, chai cứng, huỷ diệt các vi sinh vật có lợi cho đất, khả năng giữ ẩm của đất kém. Bón vôi để nâng cao độ pH của đất. Bón phân chuồng, phân xanh để nâng cao độ phì cho đất. Tình hình khai thác laterit ở nước ta Hàng chục năm nay, các dải đồi nằm ven biển ở khu vực bãi Rạn (Tam Quang- Núi Thành) vẫn là nơi người dân địa phương đến khai thác đá ong, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu xây dựng của gia đình; không ai khai thác để bán. Tuy vậy, đã có lúc việc khoét đồi lấy đá ong ở đây bị cấm, vì phần lớn các mỏ đá lộ thiên có chất lượng cao nằm tiếp giáp hoặc ở hẳn trong các khu đất quốc phòng... Thế nhưng gần đây, các mỏ đá ong tại khu vực này bỗng "nhộn nhịp" hẳn lên. Tại vùng đỉnh đồi nằm tiếp giáp với tuyến đường chạy ven biển nối từ Cảng Kỳ Hà sang điểm du lịch bãi Rạn, có không dưới 20 hố khai thác nằm san sát nhau, bình quân mỗi hố có 3- 5 người làm việc. Quanh đó, còn có nhiều hố khai thác nằm rải rác. Mỏm đồi bị bới đào nham nhở. Những cây dương liễu  già đã qua khai thác đang ra nhánh non bị đánh bật gốc, nhường chỗ để mở hầm. Bên cạnh những "mỏ" đá mới mở là những hầm hố sâu hoắm do đã khai thác hết đá nhưng hoàn thổ sơ sài. Trên các miệng hố, nhiều đống đá gọt tỉa theo quy cách chất cao ngất. Khung cảnh ở đây còn được "điểm xuyết" thêm bởi những tấm bạt được căng tạm để che mưa nắng… Ở triền đồi phía tây, hầu như chưa có hầm hố nào được mở. Song, đã có dấu hiệu cho thấy rồi đây nó sẽ không còn bình yên: Nhiều vạt đất đã có người tới "thăm dò", xí phần bằng cách phát quang bụi rậm và bóc tách lớp đất mặt… Ông Đỗ Văn Tám, một trong những người tham gia khai thác đá ong ở đây cho biết là gần đây, nhu cầu mua đá ong làm móng nhà, xây bờ kè, tường rào tăng cao. Cạnh đó, số người tìm mua đá ong để xây non bộ, dựng cảnh nhà vườn cũng tăng mạnh, nên ông và nhiều người khác bèn theo nghề này. Bình quân mỗi ngày, vợ chồng ông khai thác được khoảng 50-70 viên đá quy cách 15x10x25cm, bán được 120 - 150 nghìn đồng. Ngày nào tìm được vài khối đá có hình thù "đặc biệt" một chút, thu nhập có thể tăng thêm, vì đó là loại đá mà giới chơi non bộ rất ưa thích… Hỏi khi tiến hành khai thác đá ong có phải xin phép và nộp thuế cho ai không, một người đàn ông đứng tuổi tên Hoàng đang làm ở hố bên cạnh, bảo: "Đá này là của đất của trời chứ có của ai đâu mà xin phép" (!). Ông Tám cũng xác nhận là sau gần một năm làm ăn ở mỏ đá ong này, ông chưa từng bị một cơ quan chức năng nào tới "hỏi thăm" hay yêu cầu nộp phí. VI. Phòng tránh laterite Không để mất rừng. Không để mạch nước ngầm lên xuống thất thường Hạn chế các quá trình rửa trôi và tích lũy sắt, mangan. Duy trì hệ thống thảm thực vật thảm phủ càng dày càng tốt. Khi khai thác laterite tổ ong thì phải thận trọng tránh làm cho vùng đất đó chết. Trong canh tác nông nghiệp Chỉ cày xới những nơi có laterite thường Những nơi có lượng laterit cao thì càng cày xới thì đất sẽ càng không tốt Những vùng đất cólaterite thì nên bố trí những công trình xây dựng vì nơi đây nền đất rất chắc. Làm hồ trữ nước. 6.1 Không để mất rừng Thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng rừng có thể giúp ta duy tùy được hàm lượng chất1 dinh dưỡng trong đất ngăn chặn quá trình rửa trôi tích tụ các ion sắt và mangan trong đất. Hiện nay phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được thực hiện như chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn phá rừng. Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây, nhận thức của đa số người dân về hành vi này đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều người dân đã biết phá rừng trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gây hại về môi trường. Tuy nhiên, do tác hại của phá rừng không diễn ra ngay nên người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến cái hại lâu dài. Hơn nữa, các hình thức xử phạt và chế tài của luật pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các quyết định xử phạt, dẫn đến nhiều vụ việc không xử lý triệt để, do vậy tính giáo dục và răn đe chưa được đề cao. Chính vì vậy, tình trạng phá rừng trái phép vẫn tiếp tục xảy ra dưới mọi hình thức. Vậy, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? Bài viết này muốn đưa ra một số giải pháp cùng trao đổi với bạn đọc cả nước để công cuộc bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả. Giải pháp về chính sách: Những năm qua, chúng ta đã thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi. Tuy nhiên, vẫn cần có các chính sách hỗ trợ khác như: Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản... Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, trong đó mọi người dân đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng. Đó được xem như chính sách huy động tổng lực sức dân cho công tác bảo vệ rừng. Để làm được điều đó cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Cần phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp với vai trò là bà đỡ cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp cùng với các ngành như: khuyến nông khuyến lâm, các tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân. Về phía chính quyền, các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất, hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các ngành chức năng, nhất là những ngành tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ rừng như Kiểm lâm, Công an phải có chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ. Cùng với tăng cường về biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng phải chú trọng những kỹ năng cơ bản khác như tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng về khuyến nông khuyến lâm và các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ khác. Nhà nước cũng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ công chức ngành chức năng gắn bó với địa phương, yêu ngành yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Những giải pháp về kinh tế, xã hội nêu trên với mục đích nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho người dân, giảm dần áp lực của người dân vào rừng, tạo cho người dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm truyền thống lâu nay vẫn lấy từ rừng, đồng thời, tạo sự phát triển bền vững cả về mặt sinh thái môi trường cũng như về kinh tế, giúp người dân hưởng lợi từ rừng một cách lâu dài và khoa học. Giải pháp về tổ chức thực hiện: Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý. Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp, kế hoạch bảo vệ rừng. Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng. Hệ thống các biện pháp bảo vệ rừng đang được áp dụng hiện nay và vẫn phát huy hiệu quả tốt đó là tuyên truyền, quy hoạch, hoạch quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất lâm nghiệp, tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, xây dựng và thực hiện tốt các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo giai đoạn và theo từng năm, làm tốt chính sách giao đất, giao rừng, kết hợp chặt chẽ với khuyến nông khuyến lâm. Thực hiện tốt các dự án về xóa đói giảm nghèo, về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xã hội cho người dân miền núi. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa 3 lực lượng kiểm lâm, quân đội và công an trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Một phương án bảo vệ rừng có tính khả thi, hợp lý và hiệu quả chính là biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều bên tham gia, phương thức hoạt động đa dạng, chủ động, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực. Muốn vậy, phải xác định được các vùng trọng điểm, các điểm nóng về vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, về cháy rừng… để có phương án cụ thể. Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chuyên nghiệp, kịp thời ứng phó và xử lý mọi tình huống xảy ra. Lực lượng này có sự phối hợp từ nhiều ngành như Kiểm lâm, Quân đội, Công an và chính quyền địa phương .... Giải pháp về kỹ thuật: Các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển rừng như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp. Cần nghiên cứu chọn loại cây trồng phù hợp với từng địa phương, đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như môi trường. Nên chọn cách trồng rừng hỗn giao để phòng cháy, thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật xây dựng băng xanh cản lửa và các kỹ thuật tiến bộ khác trên nguyên tắc các vùng rừng tập trung được quy hoạch hợp lý và khoa học. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dự báo cháy rừng theo độ ẩm của vật liệu cháy cho rừng thông. Đối với các khu rừng cần phục hồi phải tiến hành chăm sóc, phát dây leo tạo điều kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng dần dần thay thế phương pháp thủ công hiện đang áp dụng. Nghiên cứu các vật liệu xây dựng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích việc sử dụng các loại sản phẩm đó để từng bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Kinh nghiệm thực tiễn: Đó là phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để triển khai các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng. Gắn trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm cá nhân trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng. Dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Với công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phải quán triệt phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời và hiệu quả. Xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa phương. Có chính sách khen thưởng và động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ rừng. Song cơ bản nhất vẫn là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng một cách bền vững và có hiệu quả lâu dài, có như vậy mới mong hạn chế và ngăn chặn được tình trạng phá rừng trái phép, xâm hại tài nguyên rừng hiện nay. 6.2 Không để mạch nước ngầm lên xuống thất thường Thực hiện các biện pháp bảo vệ mạch nước ngầm không để nó bị ô nhiễm mất đi do thiếu ý thức của con người. Tính ổn định của mạch nước ngầm không còn nữa dẫn đến hình thành nên quá trình laterite hóa ở những vùng này. Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm có thể nói là không khó khăn, tuy nhiên việc này đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội. Qua số liệu kiểm tra tình hình sử dụng nước tại một số quận huyện ngoại thành thành phố cho thấy hơn 95% hộ gia đình sử dụng nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa vệ sinh hàng ngày và chăn nuôi, trồng trọt … với hình thức khai thác chủ yếu là giếng khoan (khoảng 98%). Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy ý thức tự bảo vệ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước của người dân chưa cao, giếng khoan tại các hộ dân bố trí quá gần các nơi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm cao như nhà vệ sinh, sàn nước, bể tự hoại,… và phần lớn các giếng khoan không có bệ giếng bảo vệ. Việc sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí, chưa có ý thức tiết kiệm nước, không tận dụng nguồn nước mưa, nước ao hồ để sử dụng trong tưới cây, làm mát… khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa đúng quy định của nhà nước, chưa nhận thức đầy đủ về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường. Do đó để có nguồn nước sử dụng bền vững, cần có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1. Thường nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy. Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy hải sản. Việc nuôi thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch. 2. Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ côn trùng. Dư lượng thuốc trừ sâu sẽ thấm vào mạch nước ngầm gây ảnh hưởng xấu đến mạch nước ngầm. 3. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải. Không chăn thả rong dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường. 4. Sử dụng nước mặt (nước sông, hồ …), nước từ các công trình cấp nước công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất và tránh gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải khai thác đúng kỹ thuật và sử dụng hợp lý, tiết kiệm: a) Thế nào là khai thác nước dưới đất đúng kỹ thuật: - Khoan đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan (đơn vị có giấy phép hành nghề khoan giếng). - Phải trám lấp giếng hư: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước bẫn vào tầng chứa nước. - Có đới bảo vệ vệ sinh giếng: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10m trở lên. Không khoan giếng gần đường giao thông, không bố trí các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất, dầu nhớt … gần khu vực giếng. - Các giếng phải được xây bệ cao, có nắp đậy. - Có chế độ khai thác hợp lý: trước khi khai thác phải đánh giá khả năng cấp nước, chất lượng nguồn nước và độ hồi phục nước của tầng chứa nước khai thác từ đó có chế độ khai thác hợp lý. - Có chế độ kiểm tra bảo trì giếng và thiết bị khai thác hàng năm để hạn chế rủi ro hư giếng. - Đối với các công trình khai thác lớn nên có hệ thống quan trắc nội bộ để theo dõi mực nước và chất lượng nước thường xuyên. - Kiểm tra chất lượng nước và xử lý nước đạt tiêu chuẩn theo mục đích sử dụng. b) Sử dụng hợp lý: Tùy theo mục đích sử dụng có thể dùng nước sạch, nước giếng, nước mưa, nước sông, nước tái sử dụng … - Sử dụng nước cho ăn uống, sinh hoạt vệ sinh cá nhân, sản xuất thực phẩm, các ngành sản xuất cần nước tinh sạch ta sử dụng nước sạch từ công ty cấp nước, nước giếng hoặc nước sông đã qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. - Sử dụng để tưới cây, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chuồng trại…Có thể sử dụng nước giếng, nước sông rạch hoặc nước thải đã được xử lý. c) Sử dụng tiết kiệm: Tập thói quen tiết kiệm nước từ những việc nhỏ trong hộ gia đình: - Chỉ mở vòi nước khi cần sử dụng và chỉ mở mạnh vừa đủ dùng, không mở quá mạnh hoặc để chảy tràn. Phải khóa vòi nước cẩn thận sau khi sử dụng. - Khi rửa tay, rửa mặt, đánh răng … nên mở vòi nước khi nào cần dùng, hoặc hứng sẵng trong thau, ca, trách để vòi chảy tự do gây lãng phí nước. - Khi rửa thức ăn, rửa bát đĩa và các vật dụng khác nên hứng nước vào chậu hoặc bồn lavabo vừa đủ dùng, nhằm tiết kiệm nguồn nước sử dụng đồng thời có thể giữ lại phần nước dư sau cùng dùng cho các mục đích khác. - Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa ngay khi bể đường ống dẫn nước, hư khóa van nước. Không để nước rò rỉ lâu ngày. Để tránh nguồn nước ngầm bị ô nhiễm cần xử lý đúng kỹ thuật các giếng khơi không còn nhu cầu sử dụng, bởi nhiều gia đình khi không dùng giếng khơi nữa thì lại dùng ngay giếng đó làm nơi đổ rác hoặc lấp sơ sài tạo nguy cơ lớn cho nguồn nước ngầm. Cách tốt nhất là đổ xuống đáy giếng một lớp cát vàng 1-1,5 m; và 1,5-2 m đất sét; 1-1,5 m cát vàng rồi lấp đất bình thường bằng mặt đất và xây kín. Với các giếng khoan khi xây lắp không đúng kỹ thuật, nhất là phần cổ giếng tạo ra kẽ hở cho nước bẩn chảy xuống mạch nước ngầm, khi giếng khoan không còn nhu cầu sử dụng (thường gặp trong các vùng dân cư được xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung hoặc khi xây dựng người ta khoan để lấy nước thi công công trình) phải lấy ống nhựa PVC bịt kín cổ giếng và xây trùm kín cổ giếng. Những người thợ làm nghề khoan giếng thủ công cần được tuyên truyền, giáo dục, giúp họ có thêm kiến thức và ý thức bảo vệ nguồn nước, không để họ thăm dò, khai thác bừa bãi.  6.3 Hạn chế quá trình rửa trôi xói mòn và tích lũy sắt và mangan Ở phạm vi vĩ mô, trên toàn lảnh thổ rộng lớn phòng chóng xói mòn đòi hỏi có những đầu tư lớn với tầm cở quốc gia. bao gồn các biện pháp: - Điều tra, khoanh vẽ bản đồ xói mòn trên lảnh thổ. Xây dựng và thực thi các biện pháp chống xói mòn, cụ thể là: Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng mới hoặc nuôi dưỡng rừng dầu nguồn. Cần xác định cụ thể về phạm vi, diện tích, chủng loại của rừng đầu nguồn. Xây dựng và thiết lập mạng lưới hồ chứa có ý nghĩa nhiều mặt: + Hạn chế lũ lụt + Kết hợp sản xuất thủy điện ( nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Trị An…) + Cung cấp nước tưới cho cây trồng vào mùa khô (thủy lợi) + Kết hợp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản + Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu và môi trường… Xây dựng các công trình ngăn lũ và phân lũ, nguyên tắt chung của phương pháp này là phân lũ thành nhiều nhánh chảy để hạn chế cường độ lũ, cũng có thể đắp các hệ thống đập ngăn trên các con sông, con suối, tạo hệ thống hồ chứa nhỏ, đào các mương phụ nối với các sông lớn. Phòng chống xói mòn trên phạm vi khu vực Phương pháp này được thực thi ở những khu vực nhỏ như một nương rẫy, một quả đồi hay một cánh đồng. Trên đất canh tác cây hàng năm: cây hàng năm có đặc điểm là tán che phủ thấp,bộ rễ phát triển yếu, đất bị xáo xới, làm cỏ trong quá trình canh tác. các biện pháp thường áp dụng: + Hàng gieo dày, gieo trồng các hàng theo dạng nanh sấu ( các hàng gieo so le nhau) + Trồng xen, trồng gối, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp. + Lên luống cắt ngang sườn dốc (khoai lang, khoai mì…) + Trồng theo băng, tạo băng đệm: dùng cỏ khô, cỏ tươi, thân cây… trải đều ngang dốc để ngăn dòng chảy. + Trồng băng chống xói mòn: trồng thảm phủ cây họ đậu, trồng cỏ vertiver theo đường đồng mức. + Làm ruộng bậc thang. Trên đất canh tác cây lâu năm: Cà phê, chè, ca cao, điều, tiêu… + Thiết kế lô và trồng cây theo đường đồng mức. + Thiết kế hàng trồng, và bố trí mật độ trồng phù hợp. + Trồng cây tủ đất. Thiết kế các đai rừng chắn gió ngăn cản cát lấp các làng mạc,ruộng vườn xói mòn, đặt biệt là các vùng ven biển (trồng phi lao). Chống xói mòn cho đất bằng polymer Ngoài việc trồng cây phòng hộ, cải tạo các hệ thống chắn nước, thoát nước... để làm giảm sự xói mòn của đất, còn có một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay - sử dụng polymer. Lần đầu tiên tại VN, một loại vật liệu polymer như vậy đã được tổng hợp thành công tại Viện Hoá học (Viện KH&CN VN). Được gọi là PAM (polyacrylamide), vật liệu dạng bột trắng mịn này có thể được hoà vào nước với tỷ lệ 10mg/lit rồi phun lên bề mặt đất sau khi trồng cây hoặc gieo hạt. Khi đó, PAM hoà tan trong nước sẽ hoạt động như tác nhân gia cố, liên kết các hạt đất với nhau. Nhờ vậy mà lớp bề mặt kết dính với lớp đất bên dưới, làm giảm nguy cơ xói mòn đất cũng như hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng, hạt cây mới gieo... Không những liên kết đất, PAM còn tăng độ thấm nước của đất lên tới 80%, giảm tốc độ dòng chảy trên bề mặt đất. Khả năng hút nước tốt hơn sẽ làm tăng độ bền của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm và rễ cây phát triển. Mặc dù không phải là một loại phân bón nhưng PAM chứa khoảng 14-15% nitơ, hữu ích đối với cây trồng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLaterite.docx
Tài liệu liên quan