Tiểu luận Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

Quan điểm duy vật biện chứng của Lênin về chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa tương đối về nhận thức. Lênin phê phán quan điểm về thứ chân lý đúng với mọi thời đại, mọi dân tộc, thứ chân lý tuyệt đích cuối cùng. Đó vốn là quan điểm của Đuyrinh đã từng bị Ph. Ăngghen phê phán trước đó, nay lại xuất hiện ở một số đại biểu thuộc phái dân chủ - xã hội Nga. Nhiều người còn cho rằng chủ nghĩa Mác là một chân lý bất biến.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm, chúng ta dễ dàng nhận thấy có rất nhiều đoạn, lối diễn đạt của Lênin rất gay gắt, có cả những ngôn ngữ đời thường. Điều đó không chỉ phản ánh bức tranh tư tưởng sôi động, phức tạp của nước Nga lúc bấy giờ mà còn tạo cho người đọc sự lôi cuốn. Mục đích của tác phẩm là thông qua việc đấu tranh chống chủ nghĩa Makhơ, Lênin đã bảo vệ những giá trị khoa học về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác, đồng thời tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới. Trong tác phẩm này, Lênin đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề của chủ nghĩa duy vật như vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề nhận thức luận, vấn đề vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất… Có thể nói, đây là một tác phẩm lớn đã trình bày khá cụ thể những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật nói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng. Tác phẩm bao gồm phần nhập đề “Thay lời mở đầu”, 6 phần chính và phần kết luận, trong đó: + Phần nhập đề: Lênin trình bày nguồn gốc tư tưởng của phái Makhơ. + Chương 1: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng I, Lênin vạch ra sự đối lập của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học. + Chương 2: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng II, Lênin đã giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. + Chương 3: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng III, Lênin xác lập những luận điểm cơ bản về nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. + Chương 4: Những nhà triết học duy tâm, bạn chiến đấu và kẻ kế thừa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin bàn đến những khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. + Chương 5: Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy tâm triết học, Lênin phân tích nguyên nhân của cuộc khủng howngr thế giới quan trong khoa học tự nhiên nói chung và trong vật lý học nói riêng, đồng thời chỉ ra con đường để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó. + Chương 6: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán chủ nghĩa duy vật lịch sử; Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác – Ăngghen. + Phần kết luận: Lênin đưa ra bốn chỉ dẫn quan trọng trong việc đánh giá chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. 2. Những nội dung cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng trong tác phẩm 2.1. Vấn đề cơ bản của triết học Trong chương 1, Lênin đã tranh luận với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học. Theo Lênin, Makhơ đã bộc lộ rõ quan điểm duy tâm của mình khi giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức. Makhơ đã thay thế giới vật chất bằng “các yếu tố của thế giới”, trên thực tế đó là sự tổ hợp của cảm giác. Theo Lênin, thực chất trong suy nghĩ của mình, Makhơ không mốn dừng lại ở khái niệm vật chất nói chung mà muốn đi đến tận cùng các yếu tố tác động lên cảm giác của con người. Lênin đã chỉ ra thực chất của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là: “ Toàn bộ lý luận của Makhơ và Avênariút – cái lý luận coi trái đất là một phức hợp cảm giác hay là một “phức hợp yếu tố, trong đó cái tâm lý đồng nhất với cái vật lý”, hay là “một vế đối lập mà vế trung tâm của nó thì không bao giờ có thể bằng số không” – chỉ là một chủ nghĩa ngu dân triết học, tức là chủ nghĩa duy tâm chủ quan được phát triển đến chỗ vô lý” V.I. Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.18. . Như vậy, với luận điểm trên, Lênin đã bóc trần bản chất của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Đằng sau những lời lẽ cao siêu là lập trường của chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà Lênin gọi là chủ nghĩa ngu dân triết học. Theo Lênin, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là ở chỗ họ không xem xét mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong lịch sử phát triển lâu dài của thế giới vật chất. Trái lại, chủ nghĩa duy vật đã làm được điều đó: “Vật chất hữu cơ là một hiện tượng về sau mới có, là kết quả của một sự phát triển lâu dài. Tức là hồi bấy giờ không có vật chất có năng lực cảm giác, không có “phức hợp cảm giác nào”, không có cái Tôi nào hình như gắn bó “khăng khít” với hoàn cảnh, theo như học thuyết của Avênariút nói. Vật chất là cái có trước; tư duy, ý thức, cảm giác đều là sản phẩm của một sự phát triển rất cao. Đó là nhận thức luận duy vật mà khoa học tự nhiên đã chấp nhận một cách tự phát” V.I. Lênin: Sđd, tr. 81 – 82. . Cũng trong chương 1, Lênin phê phán học thuyết của Avênariút về “thuyết thực tại ngây thơ” khi ông trình bày khái niệm của con người về thế giới. Theo Avênariút, cái Tôi của chúng ta và hoàn cảnh - ông gọi là cái không phải Tôi - luôn đi đôi với nhau trong đó Tôi là cái trung tâm, hoàn cảnh là cái đối lập. Theo Lênin, cách lý giải như thế về mối quan hệ của con người với thế giới là một quan điểm thường thấy, ngây thơ, không hề có tính triết học. Cơ sở thế giới quan của thuyết thực tại ngây thơ với nguyên tắc phối hợp giữa cái Tôi và cái không Tôi là chủ nghĩa duy tâm chủ quan bởi trong thực tế, cái không phải Tôi cũng không khác “các yếu tố” của Makhơ. Vì vậy, Lênin đã chỉ rõ: “Xây dựng lý luận nhận thức trên cái tiền đề cho rằng có sự liên hệ khăng khít giữa đối tượng và cảm giác của con người (“phức hợp cảm giác” = vật thể; trong cái tâm lý và cái vật lý “những yếu tố của thế giới” đều đồng nhất; sự phối hợp của Avênariút) như thế thức là không tránh khỏi rơi vào chủ nghĩa duy tâm” V.I. Lênin: Sđd, tr. 80. . Trong tác phẩm, Lênin con đi sâu phân tích thực chất thuyết “khảm nhập” của Avênariút. Theo Avênariút, khảm nhập giống như sự đưa tư duy vào bộ óc hay các cảm giác của con người. Trong mục 5, với tựa đề: Con người có suy nghĩ bằng óc hay không?, Lênin đã dẫn lại quan điểm của Avênariút: “Óc của chúng ta không phải là nơi ở, là trụ sở của tư duy, là kẻ sáng tạo ra tư duy, cũng không phải là công cụ hay khí quan của tư duy, là kẻ chứa đựng tư duy hoặc là cơ chất của tư duy, hoặc “biểu tượng” không phải là những chức năng của óc” V.I. Lênin: Sđd, tr. 85. . Căn cứ vào điều này, Avênariút đã phê phán các nhà khoa học, các nhà triết học duy vật khi đưa tư duy, cảm giác, tinh thần vào bộ óc của con người. Theo ông, điều này là trái với quy luật, điều đó làm cho kinh nghiệm bị “nhiễm bẩn”. Trên cơ sở đó, Lênin đã đưa ra đánh giá tổng quát về thuyết “khảm nhập” như sau: “Thuyết khảm nhập là một sự hồ đồ, nó lén lút du nhập cái mớ hỗn độn duy tâm chủ nghĩa trái ngược với khoa học tự nhiên, là khoa học vốn kiên quyết chủ trương rằng tư tưởng là một chức năng của óc, rằng cảm giác tức là hình ảnh của thế giới bên ngoài, tồn tại trong chúng ta, do tác động của vật vào các giác quan của chúng ta gây nên” V.I. Lênin: Sđd, tr. 101. . Như vậy, với việc phê phán quan điểm duy tâm chủ quan của Makhơ và Avênariút, Lênin đã tiếp tục khẳng định lập trường duy vật vững vàng khi bàn đến vấn đề cơ bản của triết học. Ý thức hay cảm giác cũng chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc con người. Vì vậy, vật chất vẫn là cái có trước, quyết định ý thức hay cảm giác của con người. 2.2. Vấn đề lý luận nhận thức. Trong chương 2, Lênin đã trước tiếp bàn đến vấn đề lý luận nhận thức. Xuất phát điểm của ông là tuyên bố của Ph. Ăngghen về sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: “Chủ nghĩa duy vật cho rằng giới tự nhiên là cái có trước, tinh thần là cái có sau; nó đặt tồn tại lên hàng đầu và tư duy vào hàng thứ hai. Chủ nghĩa duy tâm thì ngược lại. Ph. Ăngghen nêu rõ sự khác nhau căn bản phân chia các nhà triết học thuộc “các môn phái” của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật thành “hai phe lớn”, và dứt khoát buộc tội là “mập mờ” những kẻ dùng những danh từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật theo bất cứ một nghĩa nào khác” V.I. Lênin: Sđd, tr. 112. . Trên cơ sở phê phán thuyết bất khả tri và chủ nghĩa Makhơ, Lênin đã rút ra một số nguyên tắc của quá trình nhận thức như sau: Thứ nhất, mọi sự vật đều tồn tại độc lập với ý thức của con người. Thứ hai, không có ranh giới cách biệt về nguyên tắc giữa “hiện tượng” và “vật tự nó”. Sự khác nhau chẳng qua là giữa cái đã nhận thức được và cái còn chưa thể nhận thức được. Thứ ba, cần xem xét lý luận nhận thức từ quan điểm biện chứng, không nên cho rằng nhận thức của chúng ta là cái gì sẵn có hoặc bất biến; cần xem xét nó như một quá trình từ chưa chính xác trở nên chính xác hơn như thế nào* Xem V.I. Lênin: Sđd, tr. 117. . Những kết luận đó có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận nhận thức: Một là, Lênin đã chỉ một cách đúng đắn đối tượng, nguồn gốc, bản chất của nhận thức. Điều đó góp phần đấu tranh chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức. Hai là, Lênin đã khẳng định con người có khả năng nhận thức được về thế giới. Điều đó chống lại quan điểm hoài nghi luận và thuyết bất khả tri. Ba là, Lênin đã chỉ ra tính chất biện chứng của quá trình nhận thức. Điều đó chống lại quan điểm siêu hình về nhận thức. Ba kết luận trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lý luận về nhận thức. Một mặt, Lênin đã chỉ ra một cách đúng đắn đối tượng, nguồn gốc, bản chất của nhận thức nhằm chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức. Mặt khác, Lênin cũng khẳng định lập trường khả tri về khả năng nhận thức của con người, điều này chống lại quan điểm của thuyết bất khả tri về vấn đề này. Ngoài ra, Lênin còn chỉ ra tính chất biện chứng của quá trình nhận thức, chống lại quan điểm siêu hình về lý luận nhận thức. Cũng trong tác phẩm, Lênin đã chỉ ra nguồn gốc thực chất của chủ nghĩa Makhơ trong vấn đề nhận thức luận chính là thuyết bất khả tri của Hium và Cantơ: “Một đường lối cho rằng cảm giác cung cấp cho chúng ta một hình ảnh đúng đắn về các vật, rằng chúng ta biết được bản thân các vật đó, rằng thế giới bên ngoài tác động đến các giác quan của chúng ta. Đấy là chủ nghĩa duy vật mà người bất khả tri không tán thành. Như vậy, bản chất đường lối của anh ta là gì? Là ở chỗ anh ta không đi quá cảm giác, là ở chỗ anh ta dừng lại ở bên này những hiện tượng, anh ta không chỉ thừa nhận là có bất cứ một cái gì “xác thực” ở bên kia giới hạn của cảm giác. Chúng ta không thể biết được tí gì xác thực về bản thân các vật đó (nghĩa là về những vật tự nó, về những “khách thể tự nó” như những người duy vật thường nói, những người mà Beccơly chống lại” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.123. . Cùng với sự phê phán trên, Lênin đã đồng thời xác lập các luận điểm cơ bản của thuyết phản ánh. Nội dung của thuyết đó là: “Sự vật tồn tại (vật chất) ở ngoài chúng ta. Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các vật đó. Chúng ta dựa vào thực tiễn mà kiểm tra những hình ảnh ấy và phân biệt những hình ảnh đúng với những hình ảnh sai” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr. 126. . Qua nhận định trên, chúng ta nhận thấy Lênin coi các cơ quan cảm giác là những dòng kênh mà thông qua đó thông tin về thế giới được truyền đến bộ não. Các sự vật, thực tiễn khách quan trong khi tác động lên các cơ quan cảm giác đã hình thành ở bộ não những quan niệm phản ánh chuẩn xác thực tại, các thuộc tính của sự vật cùng với những mối liên hệ mang tính bản chất và quy luật. Theo Lênin, cảm giác thuộc về phạm vi tinh thần, các quá trình hệ thần kinh diễn ra trong bộ não cũng là bản thể vật chất của tư duy. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể đồng nhất ý thức, tinh thần với các quá trình sinh lý học diễn ra trong bộ não. Nội dung của quá trình phản ánh không có gì khác chính là các thuộc tính, bản chất của sự vật, là quá trình thực tiễn khách quan của con người. Không có các khách thể phản ánh thì cũng không có quá trình phản ánh. Do đó, về nội dung, những sao chép của ý thức, tinh thần thuộc về các sự vật mang tính khách quan. Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin cũng trình bày những luận điểm khác nhau của các nhà triết học trong lịch sử về vấn đề lý luận nhận thức. Trước hết, ông phân tích đóng góp của những nhà triết học duy vật tiền bối vào sự phát triển lý luận phản ánh như Phoiơbắc và đặc biệt là Plekhanốp – người có công truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nga. Lênin đánh giá cao vai trò của các nhà triết học này trong cuộc đấu tranh chống lại thuyết bất khả tri. Từ đó, Lênin đã rút ra một kết luận: “Bất kỳ sự phân biệt bí hiểm, khôn khéo, tinh vi nào giữa hiện tượng và vật tự nó đều chỉ là lời nói xằng bậy về triết học. Thực tế, mỗi người đều đã nhìn thấy hàng triệu lần sự chuyển hóa rõ rệt và đơn giản của “vật tự nó” thành hiện tượng, thành “vật cho ta”. Sự chuyển hóa đó chính là nhận thức. Học thuyết của chủ nghĩa Makhơ cho rằng vì chúng ta chỉ biết có cảm giác thôi nên chúng ta không thể biết được ở bên kia các giới hạn của cảm giác có tồn tại cái gì nữa không – học thuyết đó chỉ là một lối ngụy biện cũ rích của triết học duy tâm và bất khả tri, được che đậy dưới hình thức mới mà thôi” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.138-139. . Cũng trong Chương 2 của tác phẩm, Lênin đã tranh luận với các đại biểu của phái Makhơ ở Nga, đại biểu là Bôgđanốp về chân lý. Chân lý theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là quá trình phản ánh đúng đắn thế giới khách quan tồn tại bên ngoài chúng ta vào trong đầu óc con người. Trong chương này, Lênin cũng đưa ra quan điểm về chân lý khách quan. Đó là những quan điểm, quan niệm phản ánh đúng đắn thế giới khách quan, phù hợp với bản chất của sự vật. Theo nghĩa đó, trí tuệ của con người không tạo ra chân lý mà khám phá chân lý. Những người theo phái Makhơ đã phủ nhận tính khách quan của chân lý. Theo Lênin, phủ nhận chân lý khách quan không tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri. Chủ nghĩa Makhơ đã theo đường lối này khi xem xét cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức, phủ nhận thực tiễn khách quan với tính cách là nguồn gốc của mọi cảm giác. Lênin cũng phân tích quan điểm của Bôgđanốp, đại diện của chủ nghĩa Makhơ ở Nga khi khẳng định vai trò của “kinh nghiệm tập thể” trong nhận thức. Theo Lênin, luận chứng của Bôgđanốp về “kinh nghiệm tập thể” hoàn toàn không thuyết phục vì bản thân kinh nghiệm có thể được lý giải một cách duy tâm, thậm chí phủ nhận cả nội dung trong nó. Hơn nữa, ý nghĩa phổ quát và tính khách quan là những khái niệm khác nhau. Một tư tưởng nào đó có thể được nhiều người thừa nhận song chưa hẳn đã phản ánh trung thực thế giới khách quan. Qua đó, Lênin đã lưu ý rằng việc thừa nhận kinh nghiệm, cảm giác là nguồn gốc của tri thức chưa hẳn đã là duy vật. Lập luận cho rằng tất cả những tri thức đều được bắt nguồn từ kinh nghiệm và cảm giác là đúng nhưng chưa đủ bởi lẽ thế giới khách quan cũng thuộc về tri giác,là nguồn gốc của tri giác. Ngoài vấn đề chân lý khách quan, Lênin phân tích mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối là sự phản ánh chính xác, toàn diện thế giới khách quan cũng như quá trình thực tiễn của con người. Tuy nhiên, tri thức của con người ở mỗi thời đài luôn bị chi phối bởi những điều kiện của hoạt động thực tiễn và trình độ phát triển của khoa học. Cùng với sự phát triển của nhận thức khoa học, những quy luật mới được khám phá đồng thời những điểm kiện cho phép những quy luật này trở nên đũng đắn cũng được xác lập, chỉnh lý. Do đó, chân lý tương đối thể hiện tính chế ước lịch sử của nhận thức, sự hạn chế của nó trên từng chặng đường lịch sử nhất định. Vì vậy, không nên đối lập chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối, hai mặt ấy cũng tồn tại, thâm nhập vào nhau, chi phối lẫn nhau. Chân lý tuyệt đối chính là mục đích mà nhận thức luôn hướng tới. Sự tích lũy tri thức khoa học sẽ mở rộng khả năng của chân lý tuyệt đối. Điều này đã được Lênin chỉ rõ: “Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý của mọi định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp lại, tùy theo sự tăng tiến của tri thức” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.158. . Điều này cũng có nghĩa là do sự biến đổi thường xuyên của hoạt động con người, của các lĩnh vực tri thức mà có những quan niệm hôm qua được xem là chân lý, hôm nay lại trở nên lỗi thời, không còn phù hợp nữa. Từ đó, Lênin đã kết luận bản chất của học thuyết duy vật biện chứng về chân lý bằng một luận điểm như sau: “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật hiện đại, tức là chủ nghĩa Mác thì những giới hạn của sự nhận thức gần đúng của chúng ta so với chân lý khách quan, tuyệt đối đều là những giới hạn có điều kiện về mặt lịch sử nhưng bản thân sự tồn tại của chân lý đó là vô điều kiện cũng như việc chúng ta đang tiến đến gần chân lý đó là vô điều kiện. Các đường viền của bức tranh đều có điều kiện về mặt lịch sử nhưng việc bức tranh đó phản ánh vật mẫu tồn tại một cách khách quan lại là vô điều kiện” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.159. . Quan điểm duy vật biện chứng của Lênin về chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa tương đối về nhận thức. Lênin phê phán quan điểm về thứ chân lý đúng với mọi thời đại, mọi dân tộc, thứ chân lý tuyệt đích cuối cùng. Đó vốn là quan điểm của Đuyrinh đã từng bị Ph. Ăngghen phê phán trước đó, nay lại xuất hiện ở một số đại biểu thuộc phái dân chủ - xã hội Nga. Nhiều người còn cho rằng chủ nghĩa Mác là một chân lý bất biến. Ngoài vấn đề bản chất của nhận thức, chân lý, trong tác phẩm, Lênin còn bàn đến vấn đề thực tiễn. Điều này được Lênin trình bày trong mục cuối cùng của chương 2 với tên gọi: Tiêu chuẩn thực tiễn trong lý luận nhận thức. Trong phần này, Lênin đã chỉ ra sự thiếu xác đáng trong cách lập luận của Makhơ về tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý – sự lập luận hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm. Lênin đã dẫn lời của Makhơ: “Trong tư duy thường ngày và trong lối nói thông thường, người ta hay đem đối lập cải vẻ bề ngoài, cái ảo tưởng với hiện thực. Giơ một cây bút chì lên trước mặt chúng ta trong không khí, chúng ta thấy nó thẳng. Thọc nghiêng vào nước, chúng ta thấy nó gẫy gập lại. Trong trường hợp sau người ta nói: “Cây bút chì có vẻ gẫy nhưng trong thực tế thì nó thẳng”” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.162-163. . Theo Lênin, chúng ta dựa vào đâu mà gọi sự vật này là hiện thực và hạ thấp sự vật kia xuống hàng ảo tưởng? Lênin kết luận: “Trong trường hợp như thế mà nói đến ảo tưởng thì có ý nghĩa về mặt thực tiễn, tuyệt nhiên không có ý nghĩa về phương diện khoa học… Khi E. Makhơ đem cái tiêu chuẩn thực tiễn, là cái giúp cho mỗi người phân biệt được cái ảo tưởng với cái hiện thực, đặt ra ngoài giới hạn của khoa học, ngoài giới hạn của lý luận nhận thức thì đấy chính là chủ nghĩa duy tâm gượng gạo kia của các giáo sư” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr. 163. . Chủ nghĩa duy vật biện chứng theo Lênin khác về nguyên tắc so với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán trong việc xem xét bản chất của quá trình nhận thức và vấn đề tiêu chuẩn của chân lý. Lênin đã quán triệt điều này bằng một luận điểm sau: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức. Gạt ra bên đường những điều bịa đặt vô tận của triết học kinh viện nhà giáo, quan điểm đó tất nhiên dẫn đến chủ nghĩa duy vật. Dĩ nhiên không nên quên rằng tiêu chuẩn thực tiễn, xét về thực chất không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào chăng nữa” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.167-168. . Có thể nói, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đã trình bày khá cụ thể, đầy đủ những vấn đề cơ bản của lý luận nhận thức mácxít. Lênin không chỉ đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái, không có căn cứ khoa học của chủ nghĩa tương đối, thuyết bất khả tri, chủ nghĩa Makhơ về nhận thức mà còn tiếp tục bảo vệ, phát triển quan điểm của triết học Mác và khiến lý luận này đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật. 2.3. Vấn đề vật chất Một trong những vấn đề cơ bản của tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là việc Lênin bàn đến vấn đề vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất. Xuất phát điểm của Lênin là việc trình bày cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học hiện đại. Trong Chương V với tên gọi: Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy tâm triết học, Lênin đã tìm hiểu các phát minh khoa học, nhất là các phát minh trong lĩnh vực vật lý, bản chất của chúng, ý nghĩa của chúng với sự tiến bộ xã hội. Nét nổi bật của cuộc cách mạng trong vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là đã thay đổi các quan niệm truyền thống, khiến nhiều nhà triết học rơi vào trạng thái hụt hẫng trong cách giải thích về thế giới, mất phương hướng về thế giới quan. Lênin cũng đã chỉ rõ, thực ra không phải bản thân các phát minh gây nên khủng hoảng mà chính các kết luận sai lầm về mặt thế giới quan đã dẫn đến tình trạng mất phương hướng ở nhiều nhà vật lý. Lênin đã chỉ ra thực chất của sự khủng hoảng này: “Thực chất của cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri. “Vật chất tiêu tan” – người ta có thể dùng câu nói đó để diễn đạt cái khó khăn cơ bản và điển hình đối với nhiều vấn đề riêng biệt, khó khăn đã gây ra cuộc khủng hoảng ấy” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.318. . Như vậy, nguồn gốc sâu xa của cuộc khủng hoảng thế giới quan là ở cách lý giải vật chất, cách đặt vấn đề về “viên gạch đầu tiên” của vũ trụ, tức là vấn đề bản nguyên của thế giới. Sự truy đuổi này khiến cho mỗi lần khoa học tạo ra được những khám phá mới là tư duy lại rơi vào trạng thái hụt hẫng. Sai lầm của chủ nghĩa Makhơ cũng như của vật lý học mới theo Lênin là ở chỗ không tính đến luận điểm của chủ nghĩa duy vật về tính chất cơ bản nhất của vật chất, sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Lênin viết: “Trong khi phủ nhận tính bất biến của những nguyên tố và của những đặc tính của vật chất đã được biết cho đến nay, họ đã rơi vào chỗ phủ nhận vật chất, nghĩa là phủ nhận tính thực tại khách quan của thế giới vật lý. Trong khi phủ nhận tính chất tuyệt đối của những quy luật quan trọng nhất và cơ bản, họ rơi vào chỗ phủ nhận mọi quy luật khách quan trong tự nhiên; rơi vào chỗ tuyên bố rằng quy luật của giới tự nhiên là ước lệ đơn thuần, là “sự hạn chế việc chờ đợi”, là “tất yếu logic”… Nhấn mạnh tính chất gần đúng và tương đối của những tri thức của chúng ta, họ đã rơi vào chỗ phủ nhận khách thể độc lập đối với nhận thức, được nhận thức ấy phản ánh một cách gần chân thực, tương đối đúng” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.323. . Lênin đã vạch ra và phê phán chủ nghĩa Makhơ và những người bị ảnh hưởng bởi trường phái này khi tìm cách thay thế khái niệm “vật chất”, “ý thức” bằng khái niệm “năng lượng”. Lênin đã chỉ ra: “Sự khác nhau cơ bản giữa người duy vật và những người theo triết học duy tâm là ở chỗ nhữngngười duy vật coi cảm giác, tri giác, biểu tượng và nói chung, ý thức của con người là hình nahr của thực tại khách quan. Thế giới là sự vận động của thực tại khách quan ấy, cái thực tại được ý thức của chúng ta phản ánh. Tương ứng với vận động của những biểu tượng, tri giác… là vận động của vật chất ở bên ngoài tôi. Khái niệm vật chất không biểu hiện cái gì khác ngoài cái thực tại khách quan mà chúng ta nhận thức được trong cảm giác. Cho nên, tách vận động khỏi vật chất thì cũng như tách tư duy khỏi thực tại khách quan, tách những cảm giác của tôi khỏi thế giới bên ngoài tức là đi sang phía chủ nghĩa duy tâm ” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.329-330. . Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật, Lênin khẳng định sự chiến thắng tất yếu của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm trong lĩnh vực vật ký học nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung: “Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. Nó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Một cuộc sinh đẻ đau đớn. Kèm theo sinh vật sống và có sức sống, không tránh khỏi có một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác. Toàn bộ chủ nghĩa duy tâm vật lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng, thuyết kinh nghiệm nhất nguyên… đều thuộc những thứ cặn bã phải vứt bỏ đi ấy” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.388. . Lênin đã phê phán quan điểm “vật chất tiêu tan” của phái Makhơ và chỉ rõ: ““Vật chất đang tiêu tan”, điều đó có nghĩa là giới hạn hiểu biết vật chất cho đến nay của chúng ta đang tiêu tan, tri thức của chúng ta trở nên sâu sắc hơn; những đặc tính của vật chất trước đây được coi là tuyệt đối, bất biến, đầu tiên đang tiêu tan và bây giờ tỏ ra là tương đối và chỉ là đặc tính vốn có của một số trạng thái nào đó của vật chất” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.321 . Một trong những điểm quan trọng của tác phẩm này là việc Lênin đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.151. . Từ định nghĩa vật chất của Lênin, có thể rút ra một số điểm lớn sau: - Thừa nhận rằng có một thực tại khách quan được đem đến cho ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchu nghia duy vat va chu nghia kinh nghiem phe phan.doc
Tài liệu liên quan