Quảng Ninh là một trong những nơi có mưa nhiều ởcác tỉnh phía Bắc.
Trung tâm mưa lớn nhất là sườn đón gió phía đông của dãy Nam Châu Lãnh-
Yên Tửvà vùng đồng bằng duyên hải trước dãy núi này gồm các huyện Móng
Cái, Quảng Hà, Tiên Yên với lượng mưa trên 2.000mm. Đây là một trong những
điểm mưa của vùng Đồng bằng sông Hồng. Điểm mưa nhỏnhất là vùng đồi tiếp
giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang, Đông Triều, Đồn Sơn, Bình Khê với lượng mưa
dưới 1.600mm, có nơi dưới 1.400mm. Lượng mưa này xấp xỉvới vùng ít mưa
của Việt Nam.
Trong mùa hè lượng mưa dao động từ1.100mm đến 2.400 mm. Sựphân
bốlượng mưa này giống nhưlượng mưa năm. Mùa đông, lượng mưa phần lớn
các nơi 150- 400 mm. Càng vềphía biển và hải ddaor càng lớn dần lên. Cô Tô,
lượng mưa trong mùa đông là 250 mm.
Nhưvậy, mặc dù trong phạm vi một tỉnh nhưng lượng mưa có sựkhác
nhau giữa các nơi vào các thời điểm.
22 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tài nguyên khí hậu và một số ảnh hưởng của nó đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1996- 2000 là 9,6%. [7]
5
Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh trong những năm qua có sự chuyển dịch
mạnh mẽ, phù hợp với lợi thế của tỉnh. Tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp giảm, từ
năm 2000 đến 2005 tương ứng là 8,6% xuống còn 5,2%. Tỷ trọng du lịch- dịch
vụ cũng giảm từ 45,9% còn 40,3 %. Cùng thời kỳ công nghiêp- xây dựng tăng từ
45,3% lên 51%. [7].
Sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh còn rất nhiều triển vọng của một tỉnh
trong vùng kinh tế trọng điểm.
* Cơ sở hạ tầng: Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao
thông quan trọng từ Hạ Long đi Móng Cái. Đã xây dựng các công trình quan
trọng như cầu Bãi Cháy, cảng Cái Lân, cầu Tài Xá…Hoàn thành dự án cấp thoát
nước ở thành phố Hạ Long. Mở rộng mạng lưới điện.
* Văn hoá- giáo dục và quản lý bảo vệ môi trường: Văn hoá- giáo dục
được nâng cao đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của người dân. Tăng cường quản
lý bảo vệ tài nguyên môi trường, nhất là các dự án bảo vệ vịnh Hạ Long.
Như vây, Quảng Ninh là vùng đất có nguồn tài nguyên rất đa dạng, đặc
biệt là phát triển du lịch. Kinh tế- xã hội của tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ, trong
đó du lịch được xác định là ngành chủ lực.
6
Chương 2: Đặc điểm tài nguyên khí hậu và ảnh hưởng của nó đến
hoạt động du lịch ở Quảng Ninh
2.1. Các nhân tố hình thành khí hậu của tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Bức xạ Mặt Trời
Do nằm trong khu vực nội chí tuyến (giữa chí tuyến Bắc và xích đạo) nên
luôn được Mặt Trời chiếu sáng quanh năm với độ cao lớn.Vì thế, bức xạ tổng
cộng cũng lớn, trung bình năm trên 200 kcal/cm2, tháng ít nhất cũng trên 10
kcal/cm2. [5]
Thực tế bức xạ tổng cộng giảm đi do lượng mây lớn (có tháng chiếm 80-
90% bầu trời). Bức xạt tổng cộng chỉ khoảng 50% bức xạ lý tưởng. Cán cân bức
xạ luôn dương, khoảng 60- 70 kcal/cm2. [5]
Đồng thời, do có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh với khoảng cách nhỏ (chỉ
vài ngày) nên khí hậuchỉ có một cực đại và một cực tiểu.
Bức xạ Mặt Trời là yếu tố quan trọng hình thành khí hậu, quyết định số
giờ nắng, chế độ nhiệt, nên là động lực cho các quá trình và hiện tượng trong khí
quyển cũng như các nhân tố hình thành khí hậu khác.
2.1.2. Hoàn lưu khí quyển
Nằm trong khu vực Đông Nam á, nơi giao tranh mạnh mẽ của hai hệ thống
hoàn lưu có qui mô lớn là hoàn lưu tín phong và hoàn lưu gió mùa châu á. Sự
giao tranh làm biến tính khá mạnh bản chất “nhiệt đới” ở đây.
Tín phong là hoàn lưu thường xuyên ở vùng nội chí tuyến, nhưng ở Việt
Nam thì gió này không liên tục vì bị gió mùa lấn át. Tín phong thổi theo hướng
7
Đông Bắc nên mang nhiều hơi nước và khá nóng. Vì vậy, nó không ổn định, hay
bị nhiễu động, đôi khi gây thời tiết xấu.
Hoàn lưu gió mùa châu á là một trong những chế độ gió mùa đặc sắc nhất
hành tinh, được hình thành chủ yếu bởi sự tương phản về nhiệt độ giữa lục địa
châu á rộng lớn với Thái Bình Dương và ấn Độ Dương; giữa hai bán cầu trong
cùng một mùa. [4]
- Gió mùa mùa đông gồm gió mùa cực đới của vùng đông bắc tràn xuống
và gió mùa có tính nhiệt đới (sự phát triển của tín phong) của vùng Đông Nam á.
- Gió mùa mùa hè có thể là gió mùa Tây Nam á (từ ấn Độ Dương tàn sang)
và tín phong Nam Bán Cầu thổi lên theo hướng Đông Nam. Quảng Ninh không
chịu tác dụng của gió mùa Tây Nam.
Hai loại gió mùa này đã tạo nên hai mùa tương phản: mùa đông và mùa hè
cho miền Bắc Việt Nam, trong đó có Quảng Ninh. Gió mùa mùa đông đã tạo nên
một mùa đông lạnh với hai loại thời tiết: lạnh khô vào đầu mùa do khối không
khí cực đới lục địa và lạnh ẩm vào cuối mùa do khối không khí này qua biển đã
bị biến tính. Gió mùa mùa hè với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới đã tạo nên
thời tiết nóng ẩm cho Quảng Ninh.
Hoạt động của hai loại gió này cũng kèm theo các nhiễu động gây mưa
như frônt lạnh, dải hội tụ nhiệt đới, bão…làm cho khí hậu càng thêm phức tạp.
2.1.3. Các nhân tố địa lý
* Vị trí địa lý
Vĩ độ địa lý quyết định độ cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng nên quyết
định lượng bức xạ Mặt Trời. Quảng Ninh nằm trong khu vực nội chí tuyến, bức
xạ Mặt Trời lớn nên nền nhiệt độ khá cao (trừ mùa đông cho khối khí cực làm
biến tính). [3]
Mặt khác, do vị trí giáp biển nên khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hải
dương. Mùa đông, biển có tác dụng làm ấm không khí nên vào cuối mùa đây là
khu vực đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc qua biển. Gió này đem lại thời tiết ấm,
ẩm với hiện tượng mưa phùn rất điển hình. Mùa hè gió từ biển thổi vào làm cho
thời tiết mát mẻ và ẩm hơn. Tác dụng của bão đến Quảng Ninh không mạnh mẽ
do sự che chắn của hệ thống đảo trên vịnh. Tuy nhiên, một số nhiễu động như lốc
xoáy, mưa lớn… cũng thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
8
* Địa hình: Địa hình có hướng vòng cung do các dãy núi trong cánh cung
Đông Triều tạo thành. Cánh cung này cùng với sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn
chụm đầu ở Tam Đảo giống như hình nan quạt có tác dụng hút gió mùa Đông
Bắc. Vì thế, mùa đông Quảng Ninh chịu tác dụng trực tiếp của gió mùa Đông
Bắc tạo nên một mùa đông sâu sắc, nhiệt độ xuống thấp (Tiên Yên nhiệt độ
xuống tới 10C)
Đồng thời, địa hình núi cao có hướng Tây Nam- Đông Bắc cũng trở thành
nơi đón gió Đông Nam tạo thành các điểm mưa lớn như Nam Châu Lãnh, Cao
Xiêm, Am Váp…
Địa hình đảo trong vịnh giống như bức tường thành giảm bớt sự hoạt động
của bão, gió mùa Đông Bắc.
* Dòng biển: ở đây, không có những dòng biển lớn hoạt động ổn định hoạt
động quanh năm nên ảnh hưởng với khí hậu không lớn, ví dụ dòng biển nóng
làm khí hậu ấm suốt năm. Các dòng biển hoạt động theo mùa, mùa hè dòng biển
nóng, mùa đông dòng biển lạnh nên chỉ có tác dụng làm tăng cường các kiểu thời
tiết đặc trưng của mỗi mùa.
2.2. Đặc điểm tài nguyên khí hậu Quảng Ninh
Đặc điểm bao trùm khí hậu Quảng Ninh là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
có mùa đông lạnh và mùa hạ nóng, mưa nhiều. Đặc điểm đó đã tạo nên giá trị tài
nguyên khí hậu riêng biệt, chi phối các hoạt động KT-XH, trong đó có hoạt động
du lịch.
2.2.1.Tài nguyên bức xạ- nắng
Bức xạ- nắng là tài nguyên khí hậu cơ bản và quan trọng của Việt Nam nói
chung và Quảng Ninh nói riêng.
* Bức xạ tổng cộng: Do độ cao Mặt Trời lớn và thời gian chiếu sáng tương
đối đồng đều nên bức xạ tổng cộng hàng năm đến được mặt đất trên lãnh thổ
Quảng Ninh khá dồi dào. Trung bình bức xạ tổng cộng năm là là 114 kcal/cm2.
Lượng bức xạ tổng cộng có trị số lớn khoảng 8 tháng từ tháng IV đến tháng XI
(trên 10 kcal/cm2). Bức xạ tổng cộng đạt cực đại vào tháng V (12,2 kcal/cm2).
Các tháng có bức xạ tổng cộng đạt cực tiểu là tháng I, tháng II ( xấp xỉ 5
kcal/cm2).
Bảng 2.1: Bức xạ tổng cộng (kcal/cm2) [1]
9
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Trước
1975
5,8 5,7 6,9 10,0 12,2 11,5 12,3 11,8 11,6 11,5 8,9 7,1 115,3
1976- 1985 5,6 5,2 6,6 6,3 12,2 10,3 10,4 11,4 11,2 9,9 9,3 8,1 106,5
1986- 1995 4,8 4,7 6,0 7,2 11,3 10,9 11,8 12,3 11,6 10,1 8,6 8,2 107,5
Khoảng thời gian lên xuống của bức xạ tương ứng với hai mùa trong năm:
mùa hạ và mùa đông. Bức xạ tổng cộng lớn tạo cơ sở cho một nền nhiệt dồi dào.
* Số giờ nắng: Liên quan trực tiếp đến bức xạ là chế độ nắng. Số giờ nắng
trong năm ở Quảng Ninh xê dịch trong khoảng 1.500- 1.800 giờ (trung bình cả
nước là 1.400- 3.000 giờ). Như vây, Quảng Ninh có số giờ nắng thuộc loại khá
cao. Cô Tô có số giờ nắng lớn nhất (1.941 giờ) và ít nhất ở Tiên Yên (1.514
giờ). Không những có sự phân hoá theo không gian, số giờ nắng còn có sự phân
hoá theo thời gian trong năm. Tháng có số giờ nắng lớn nhất là tháng IX, tháng
X (trên 1.800 giờ) do trời quang, ít mây. Ngược lại các tháng II và III, số gời
nắng rất ít, chỉ khoảng trên 400 giờ. Đây là thời điểm mùa xuân, nhiều mây và
mưa phùn. [5]
Theo tính toán của GS. Nguyễn Trọng Hiệu (1975), số giờ nắng chỉ chiếm
50% thời gian chiếu sáng. Trong những tháng mưa phùn (II, III), nắng rất ít, tỷ
suất nắng không quá 20%. Vào các tháng IX, X, mặc dù thời gian chiếu sáng
không dài những số giờ nắng xấp xỉ các tháng giữa mùa hạ (VII, VII).
Như vậy, biến trình năm của số giờ nắng phù hợp với biến trình năm của
tổng xạ và phản ánh rất rõ ảnh hưởng của mây đến số giờ nắng.
2.2.2. Tài nguyên nhiệt
Tổng xạ và số giờ nắng tương đối lớn đã mang lại cho Quảng Ninh một
nền nhiệt khá dồi dào. ở những vùng thấp dưới 200 m, tổng nhiệt độ năm trên
8.0000C và nhiệt độ trung bình năm trên 210C (đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt
đới) [5]. Tuy nhiên, nhiệt độ này có sự phân hoá theo thời gian và không gian.
* Phân hoá theo thời gian của nhiệt độ: gồm phân hoá theo ngày và theo
mùa.
- Biến trình ngày của nhiệt độ: Biến trình ngày của nhiệt độ trong các mùa
đều rất có qui luật. Từ sáng sớm, nhiệt độ bắt đầu tăng và đến chiều nhiệt độ bắt
đầu giảm. Thời gian có nhiệt độ cực tiểu là 4- 6 giờ sáng và cực đại vào lúc 10-
12 giờ. [5]
10
- Biến trình năm của nhiệt độ: Nhiệt độ có sự phân hóa thành các mùa rõ
rệt. Nếu thừa nhận mùa nóng là thời gian có nhiệt độ trung bình ngày trên 250C,
mùa lạnh là thời gian có nhiệt độ trung bình ngày dưới 200C, các mùa chuyển
tiếp là thời gian có nhiệt độ trung bình ngày nằm trong khoảng 20- 250C thì ở
những vùng thấp mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng IV và đầu tháng V, kết thúc
vào cuối tháng IX, đầu tháng X; mùa lạnh bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào
cuối tháng III năm sau. [5]
Mùa hè có nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng VII ở hầu hết các nơi
trong tỉnh dao động từ 27,9 đến 28,80C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số
38,80C, ở các nơi dao động từ 36,2 đến 38,00C. [5]
Mùa đông, nhiệt độ trung bình dao động từ 13 đến 150C. Nhiệt độ tối thấp
tuyệt đối xuống thấp tới 0,90C. [5]
ở Quảng Ninh, tháng lạnh nhất là tháng I, tháng nóng nhất là tháng VII
Biên độ dao động nhiệt độ trong năm lớn (trên 100C). Biên độ cực đại lên đến
300C. Biên độ năm ở miền Đông khoảng 12- 130C, miền Tây khoảng 11- 120C.
Cô Tô là nơi có biên độ năm lớn nhất [5]. Như vây, nếu dùng biên độ nhiệt độ
năm để phán ánh độ lục địa thì kết quả trái ngược lại với thực tế: độ lục địa của
các nơi trên đất liền nhỏ hơn ở các vùng đảo.
* Phân bố theo không gian của nhiệt độ:
Vùng ven biển có mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng I dao
động từ 13- 150C, do đây là vùng cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc. Mùa hè ở đây
cũng mát mẻ bởi đón gió từ biển thổi vào.
Do địa hình có sự phân hoá mạnh, nhiều đồi núi và thung lũng nên ở vùng
núi mùa đông lạnh và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV năm sau), thường xuất
hiện những ngày có nhiệt độ dưới 150C. Đôi khi có những ngày rất rét, nhiệt độ
hạ thấp xuống còn 0,90C (Tiên Yên).
Mặt khác, mùa lạnh ở các vùng phía Đông dài và rét hơn các vùng phía
Tây, mùa nóng thì ngược lại.
Bảng 2.2: Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình các cấp (0C) [5]
Trạm Số ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Móng
Cái
t0≤ 100C 2,3 2,4 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0,5
t0≤ 150C 6,7 12,9 4,9 0,2 0 0 0 0 0 0 1,1 8,5
11
t0≥ 300C 0 0 0 0 0 0,5 1,1 0,9 0,1 0 0 0
Cửa
Ông
t0≤ 100C 0,9 1,5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,5
t0≤ 150C 15,5 0,1 4,6 0,2 00 0 0 0 0 0 1,0 7,3
t0≥ 300C 0 0 0 0 0,7 1,6 4,3 1,4 0,2 0 0 0
Nhìn chung, nhiệt độ ở Quảng Ninh thấp hơn nhiều nơi khác ở miền Bắc
tuy ở cùng một vĩ độ và độ cao. Nhiệt độ giảm dần từ Nam lên Bắc, từ Tây sang
Đông và từ vùng thấp lên vùng cao.
2.2.3. Tài nguyên ẩm
Tài nguyên ẩm được biểu hiện qua mưa và độ ẩm trong không khí.
2.2.3.1. Mưa
* Lượng mưa
Quảng Ninh là một trong những nơi có mưa nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Trung tâm mưa lớn nhất là sườn đón gió phía đông của dãy Nam Châu Lãnh-
Yên Tử và vùng đồng bằng duyên hải trước dãy núi này gồm các huyện Móng
Cái, Quảng Hà, Tiên Yên với lượng mưa trên 2.000mm. Đây là một trong những
điểm mưa của vùng Đồng bằng sông Hồng. Điểm mưa nhỏ nhất là vùng đồi tiếp
giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang, Đông Triều, Đồn Sơn, Bình Khê với lượng mưa
dưới 1.600mm, có nơi dưới 1.400mm. Lượng mưa này xấp xỉ với vùng ít mưa
của Việt Nam.
Trong mùa hè lượng mưa dao động từ 1.100mm đến 2.400 mm. Sự phân
bố lượng mưa này giống như lượng mưa năm. Mùa đông, lượng mưa phần lớn
các nơi 150- 400 mm. Càng về phía biển và hải ddaor càng lớn dần lên. Cô Tô,
lượng mưa trong mùa đông là 250 mm.
Như vậy, mặc dù trong phạm vi một tỉnh nhưng lượng mưa có sự khác
nhau giữa các nơi vào các thời điểm.
* Số ngày mưa và cường độ mưa
Số ngày mưa và cường độ mưa quyết định lượng mưa. Các cực đại và cực
tiểu mưa của Quảng Ninh cũng là các cực đại, cực tiểu của vùng Đồng bằng Bắc
Bộ. Móng Cái và Tiên Yên là hai địa phương có số ngày mưa nhiều nhất trên
160 ngày. Vùng núi Nam Châu Lãnh và các khu vực xung quanh có số ngày mưa
trên 120 ngày. Ngược lại, vùng giáp ranh với Hải Phòng, Hải Dương, có số ngày
mưa ít (không quá 100 ngày). [5]
12
Bảng 2.3: Số ngày mưa trung bình của một số
địa điểm thời kỳ 1946- 1995 [5]
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Uông Bí 7 10 13 12 13 16 16 19 14 10 5 4 141
Hòn Gai 6 9 12 10 11 15 16 19 14 9 5 5 132
Móng Cái 10 12 15 15 15 19 21 16 14 10 7 8 163
Cô Tô 7 8 10 9 9 12 12 20 14 9 6 5 117
Lượng mưa nhiều hay ít một phần do số ngày mưa nhưng chủ yếu do
cường độ mưa quyết định. Nếu phân ngày mưa theo các cấp thì cường độ mưa
ngàng phổ biến trong mùa đông là 0,1- 5,0 mm; mùa hè là 0,1- 25,0; trong các
mùa chuyển tiếp là 0,1-10 mm. Riêng Tiên Yên, Móng Cái cường độ mưa lớn
hơn, cực đại trong mùa đông là 10 mm; mùa hè là 50 mm; còn mùa xuân, mùa
thu là 26 mm. [5]
Như vậy, các vùng mưa nhiều của tỉnh đều có số ngày mưa và cường độ
mưa lớn.
* Biến trình năm của mưa
Nhìn chung, lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, chia thành
hai mua. Mùa hè, lượng mưa chiếm phần lớn trong năm. Thời gian này kéo dài
từ tháng V đến tháng IX (chiếm 75- 85% cả năm). Mùa đông từ tháng X đến IV
năm sau, chỉ chiếm 15- 25% lượng mưa năm.
Về mùa hạ tháng nào lượng mưa cũng trên 100mm. Có năm tháng X,
lượng mưa lên đến 100 mmm. Mùa đông thì ngược lại, lượng mưa đều dưới 50-
100 mm. [5]
Tháng có lượng mưa lớn nhất ở khu vực miền Đông và một số huyện miền
Tây như Hoành Bồ, Cẩm Phả là tháng VII; các đảo ngoài khơi và các huyện khác
còn lại là tháng VIII. Tháng có mưa ít nhất ở Quảng Ninh là tháng XII và tháng
I.
2.2.3.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm của lớp không khí sát mặt đất được xem xét thông qua độ ẩm tuyệt
đối và độ ẩm tương đối. ở đây, ta xét đến đại lượng độ ẩm tương đối. Độ ẩm
trung bình của tỉnh bằng mức trung bình của cả nước, trung bình là 83%. Tuy
13
nhiên độ ẩm có sự phân hoá theo khu vực. Nhìn chung, những khu vực có lượng
mưa lớn thường đồng nghĩa với độ ẩm tương đối lớn. Trị số này có giá trị lớn
nhất là vùng đảo Cô Tô, Tiên Yên, Móng Cái, Quảng Hà với mức trung bình
trên 84%. Các khu vực khác dao động từ 81- 83%, thấp nhất tuyệt đối đã xuống
đến 4- 5%.
Nhìn chung, độ ẩm ẩm tương đối ở Quảng Ninh chênh lệch giữa các vùng
không lớn và phụ thuộc vào độ cao địa hình.
Bảng 2.4: Độ ẩm không khí trung bình của một số trạm [5]
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
Uông Bí 78 83 86 86 83 83 83 85 82 78 75 75 81
Hòn Gai 80 85 88 87 83 84 83 86 82 78 76 76 81
Móng Cái 79 83 87 88 86 86 86 86 82 78 76 76 83
Cô Tô 83 88 90 90 88 87 85 86 82 78 77 79 84
TB 81 85 88 88 85 85 86 83 79 78 76 77 83
Xét về độ ẩm tương đối có thể chia mùa đông thành hai thời kỳ. Nửa đầu
mùa đông độ ẩm rất thấp, tháng XII và tháng I có độ ẩm thấp nhất trong năm.
Nửa cuối mùa đông và tháng II, III độ ẩm xấp xỉ các tháng trong mùa hạ, thậm
chí lớn hơn cả mùa hè như đảo Cô Tô. Trong mùa đông, phân bố của độ ẩm
tương đối phù hợp với sự phân bố của lượng mưa.
* Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi toàn năm của vùng thấp 700- 1.300 mm, lớn nhất ở Đông
Triều và thấp nhất ở Móng Cái. Trong mùa hè, lượng bốc hơi từ 400- 650 mmm,
ít nhất là các tháng VII, VIII. Sang đông xuân lượng bốc hơi là 350- 700 mm,
trong đó các tháng XII, I có lượng bốc hơi nhiều nhất.
14
0
200
400
600
800
1000
1200
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Th¸ng
BiÓu ®å tæng l−îng bèc h¬i trong n¨m cña tØnh
Qu¶ng Ninh thêi kú 1946- 1995
L−îng bèc h¬i (mm)
Sự tăng hay giảm của nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều đến lượng bốc hơi.
ở đây, mưa và độ ẩm không khí ảnh hưởng chủ yếu đến lượng bốc hơi. Do đó
biến trình năm của lượng bốc hơi về cơ bản phù hợp với biến trìn năm của hai
yếu tố này.
Để đánh giá khả năng cung cấp nước tự nhiên cho các hoạt động KT- XH,
người ta thường dùng chỉ số khô hạn, hay chỉ số ẩm ướt. Chỉ số khô hạn là là tỷ
số giữa lượng bốc hơi và lượng mưa và ngược lại chỉ số ẩm ướt là tỷ số giữa
lượng mưa và lượng bốc hơi. Chỉ số khô hạn của Quảng Ninh rất nhỏ. Nơi mưa ít
như Đông Triều chỉ số khô hạn ≤ 0,5. Nơi mưa nhiều như Móng Cái, Tiên Yên
chỉ số khô hạn là 0,2. Đồng thời, chỉ số khô hạn cũng có sự khác nhau giữa các
tháng trong năm. Các tháng có chỉ số khô hạn nhỏ nhất là tháng VII, VIII (0,1-
0,4). Trung bình chỉ số khô hạn các tháng mùa hè là ≤ 1,0. Những tháng mùa
đông, chỉ số khô hạn ≥ 1,0.
Như vậy, Quảng Ninh hầu như không bị đe doạ bởi nạn hạn hán.
2.2.4. Tài nguyên gió
Cũng như các tỉnh khác, mùa gió ở Quảng Ninh tương ứng với mùa hoàn
lưu: mùa đông và mùa hè.
15
Hướng gió mùa đông: chủ đạo là hướng Đông và Đông Bắc.
Hướng gió mùa hè: chủ đạo là hướng Nam và Đông Nam.
Hướng gió các tháng chuyển tiếp giống với hướng gió mùa đông nhưng
tần suất đồng đều hơn.
Trong đó, gió mùa Đông Bắc tác động đến Quảng Ninh rất rõ rệt. Là một
trong những yếu tố quan trọng chi phối thời tiết. Trung bình mỗi năm ở Quảng
Ninh có 20- 25 đợt gió mùa Đông Bắc. Trong mùa đông, mỗi tháng có gần 3 đợt,
có khi 4- 5 đợt, hoặc chỉ 1- 2 đợt. [5]
Tốc độ gió lớn nhất thường trên 15 m/s (bằng tốc độ gió cực đại của Việt
Nam). Ngoài khơi, tốc độ gió lớn nhất 10- 15 m/s. Trên đất liền, tốc độ gió nhỏ
hơn. [5]
Gió mùa Đông Bắc thường xảy ra trong các tháng XI, XII và I. Tháng II
và tháng III, gió này thường kèm theo mưa phùn, nhiều khi mưa kéo dài hàng
tuần lễ. Hầu hết các đợt gió mùa thường gây ra sự giảm nhiệt độ đột ngột trong
24 giờ, chênh lệch nhiệt độ trước và sau lúc gió về thường 4- 50C, có khi đến
100C.
Gió mùa Đông Bắc mang đến cho Quảng Ninh một mùa đông lạnh với
thời tiết khô hanh vào đầu mùa và lạnh, ẩm vào cuối mùa. Mùa hè, gió Đông và
Đông nam từ biển thổi vào mang theo không khí mát và ẩm,phần nào giảm bớt
đặc tính oi nóng cho khu vực.
Trong một ngày- đêm, các khu vực ven biển còn có sự luân phiên của gió
đất- gió biển làm thời tiết dễ chịu. Ban ngày, mặt biển lạnh hơn so với mặt đất
nên gió từ biển thổi vào, gọi là gió biển. Ban đêm, gió thổi ngược lại, gọi là gió
đất.
Như vậy, tài nguyên khí hậu Quảng Ninh khá phong phú về tiềm năng ánh
sáng, bức xạ, nhiệt và ẩm tương đối thuận lợi cho các hoạt động KT- XH.
2.5. Một số bất lợi của khí hậu Quảng Ninh
Bên cạnh những thuận lợi, còn có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt gây
bất lợi cho con người.
2.5.1. Sương mù và sương muối
Đây là những hiện tượng thường xuất hiện ở Quảng Ninh.
16
Sương mù xuất hiện nhiều nhất ở vùng đồi khuất sau núi Nam Châu Lãnh.
Khu vực này quanh năm có sương mù. Còn các khu vực khác trong tỉnh, sương
mù thường xảy ra vào cuối mùa hè, đầu mùa đông, nhiều nhất vào tháng VIII. Số
ngày có sương mù trong năm là 15- 20 ngày. Cửa Ông và Cô Tô là hai địa điểm
có sương mù nhất (20- 29 ngày). Sương mù ít nhất ở Uông Bí (0,9 ngày). Sương
mù gây khó khăn cho các hoạt động, nhất là giao thông vận tải vì cản trở tầm
nhìn.
Khác với sương mù, sương muối chỉ xuất hiện vào mùa đông, nhất là vào
những đợt gió mùa Đông Bắc, khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới điểm sương (<
00C). Những đợt sương muối của Quảng Ninh thường xảy ra vào các tháng XII,
I, II. Nhiệt độ có nơi xuống dưới 00C, rất nguy hiểm đối với sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là gia súc, gia cầm.
2.5.2. Dông
Hàng thángở Quảng Ninh có khá nhiều dông. Móng Cái, Tiên Yên trung
bình năm 40- 55 ngày có dông. Đảo Cô Tô có ít dông nhất, khoảng 33 ngày.
Mùa hè thường xảy ra dông nhiệt vào những ngày có nhiệt độ cao, bốc hơi
mạnh, độ ẩm không khí lớn. Lớp không khí sát mặt đất trở lên kém ổn định nên
thường xảy ra dông, mưa lớn kèm theo gió mạnh. Trong mùa hè, mỗi tháng ít
nhất cũng có 6- 8 ngày dông.
Bảng 2.5 : Số ngày có dông tại một số trạm [5]
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Uông Bí 0,1 0,3 1,6 4,1 5,9 9,6 10,1 9,3 5,3 1,7 0,1 0,0 48,1
Hòn Gai 0,2 0,3 1,2 4,1 5,2 7,6 6,2 10,1 5,7 1,6 0,2 0,1 42,5
Móng Cái 0,1 0,3 1,6 4,1 5,9 9,6 10,1 9,3 5,3 1,7 0,1 0,0 48,1
Cô Tô 0,3 0,3 1,0 3,9 3,9 4,6 5,2 7,5 4,8 1,6 0,3 0,0 33,4
Mùa có dông thường bắt đầu từ tháng III, IV và kết thúc vào các tháng IX,
X. Có năm mùa dông kéo dài hơn bắt đầu từ tháng II và kết thúc vào tháng XI.
Thậm chí có năm, dông xuất hiện từ tháng I. [5]
Dông thường kèm theo gió mạnh và mưa rào. Nhiều cơn dông, tốc độ gió
trêm 25 m/s, thậm chí trên 40 m/s. Mưa dông không kéo dài nhưng có cường độ
rất lớn. ở một vài nơi mưa dông kèm theo mưa đá. Hiện tượng này thường xảy ra
vào các tháng đầu và cuối mùa đông khi có frônt lạnh, gây thiệt hại cho sản xuất
nông nghiệp.
17
2.5.3. Bão
Là một địa phương giáp biển, Quảng Ninh cũng thường xuyên phải hứng
chịu các cơn bão biển Đông đổ bộ. Tháng có nhiều bão là tháng VII, VIII, sớm
hơn các khu vực khác ở miền Bắc. Tuy nhiên chủ yếu là các cơn bão ảnh hưởng
gián tiếp, ít các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp. Trung bình mỗi tháng có 1 cơn bão,
nhiều thì 3- 4 cơn. Cũng có năm không có cơn bão nào đổ bộ.
Bão vào Quảng Ninh phần lớn là bão vừa và nhỏ. Tốc độ gió trong cơn
bão lớn nhất trên 25 m/s. Thỉnh thoảng có những cơn trên 40 m/s. Tốc độ gió này
cũng không kém các khu vực khác nên tác dụng che chắn của các đảo là không
lớn. [5]
Bão thường gây ra mưa to, gió lớn. Những cơn bão đổ bộ trực tiếp cho
mưa rất to, nhỏ nhất cũng trên 100 mm/ngày. Có cơn bão cho lượng mưa tới 500
mm.
Các cơn bão ảnh hưởng gián tiếp nhiều, chủ yếu là những cơn đổ bổ vào
bờ biển Bắc Bộ và khu Bốn cũ. Bão vào Quảng Đông (Trung Quốc ) ít ảnh
hưởng đến Quảng Ninh. Bão là nguyên nhân chủ yếu gây mưa lớn và những thiệt
hại về người và của.
Tóm lại, khí hậu Quảng Ninh khá điều hoà, ít thiên tai bão lũ thuận lợi cho
các hoạt động KT- XH của người dân. Theo bảng Phân hạng các khu vực địa lý
theo tài nguyên khí hậu của Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu tài nguyên
mưa và mưa mùa hè được xếp hạng 1, gió hạng 2 và bức xạ, nhiệt độ hạng 3, 4.
Qua đó cho thấy Quảng Ninh cũng có tiềm năng về tài nguyên khí hậu.
2.3. ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đến hoạt động du lịch của tỉnh
Quảng Ninh
Ngoài nông nghiệp chịu sự chi phối trực tiếp thì các hoạt động du lịch
cũng bị ảnh hưởng lớn bởi khí hậu. Bất cứ tác động nào cũng có tính chất hai
mặt: thuận lợi và không thuận lợi, song tuỳ từng đối tượng mà một trong hai mặt
sẽ là yếu tố trội. ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu Quảng Ninh đến hoạt động du
lịch cũng thể hiện ở hai mặt thuận lợi và khó khăn.
2.3.1. Một số ảnh hưởng có lợi của tài nguyên khí hậu đối với hoạt động
du lịch
18
a, Khí hậu là thành phần tự nhiên chủ yếu tạo nên cảnh quan nhiệt đới ẩm
gió mùa và một số cảnh quan đặc biệt phục vụ cho du lịch
Động lực của mọi quá trình tự nhiên là bức xạ Mặt Trời, biểu hiện cụ thể
là nhiệt và ẩm. Hai yếu tố này chi phối sự hình thành, phát triển và đặc điểm của
các thành phần tự nhiên khác. Mang đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam với
nguồn nhiệt và ẩm dồi dào đã tạo cho Quảng Ninh cảnh quan của vùng nhiệt đới
ấm gió mùa. Thổ nhưỡng từ đất feralit, đất phù sa, đất mặn đến đất mùn trên núi.
Sông ngòi dày đặc, quanh năm có nước. Từ đó, lớp “áo” cảnh quan là thảm thực
vật rừng thường xanh với độ đa dạng sinh học khá cao còn được bảo tồn ở một
số nơi như Cô Tô, Hoành Bồ… ở đây thích hợp cho hoạt động du lịch nghiên
cứu, tham quan, dã ngoại…
Dọc theo ven biển là hệ sinh thái rừng ngập mặn với hai loài chủ yếu là sú
và vẹt rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Nét đẹp của xứ nhiệt đới được tô điểm
thêm bởi những đồi thông của vùng ôn đới. Những đồi thông xuất hiện nhiều nơi
trong tình làm cho du khách có cảm giác rất dễ chịu, thư thái như được đến với
xứ sở Đà Lạt. Cái đẹp mà không một mảnh đất nào có được là sự kết hợp rất tinh
tế của tự nhiên tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Từ đồi thông sát biển
phóng tầm mắt xuống dải sú vẹt ven biển và hít thở vị mặn mòi của biển cả cũng
như thưởng ngoạn công trình kiệt tác của tạo hoá đó là các đảo đá vôi lô nhô trên
biển. Hệ thống đảo đá vôi này mang đặc điểm riêng của xứ nhiệt đới. Từ trên cao
nhìn xuống màu xanh của thực vật nhiệt đới như tấm thảm vây quanh con rồng
trên biển. Còn địa chỉ nào hấp dẫn để du khách tham quan ngắm cảnh, nghỉ
dưỡng hơn mảnh đất Quảng Ninh này?
b, Đặc điểm của điều kiện và tài nguyên khí hậu thích hợp cho các hoạt
động du lịch
Như phần trên đã nói, các đặc điểm của khí hậu ảnh hưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài nguyên khí hậu và một số ảnh hưởng của nó đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh.pdf