Tiểu luận Tài nguyên khoáng sản

Việt Nam nằm trên bản lề của hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của trái đất là thái bình dương và địa trung hải nên khoáng sản nước ta rất phong phú về chủng loại,nền công nghiệp và nông nghiệp của nước ta đang từng bước phát triển với tốc độ ngày càng tăng đòi hỏi càng nhiều khoáng sản hơn.

-Các khoáng sản kim loại chính:

+ Quặng sắt:Trữ lượng 700 triệu tấn phân bố rải rác từ Bắc bộ đến Nam trung bộ,những mỏ đạt trữ lượng công nghiệp không nhiều và tập trung ở Bắc bộ trong đó mỏ Thạch Khê(Nghệ Tĩnh)có trữ lượng ước tính khoảng 500 triệu tấn chất lượng quặng tốt.

- Năm 1979 mới tiến hành khai thác ở mỏ Thái Nguyên và đã luyện được 100000 tấn thép.

- Năm 1980 chỉ khai thác được 60000 tấn.

- Năm 1989 khai thác được 75000 tấn.

- Năm 1995 khai thác khoảng 150000 -175000 tấn.

+ Quặng đồng: Trữ lượng ước tính 600000 tấn, hầu hết tập trung ở Tây Bắc Bộ như ở Tạ Khoa( Sơn La) và Sinh Quyền( Lào Cai) hiện nay sự khai thác thủ công với sản lượng 2000 kg/năm.

+ Quặng nhôm: Quặng Boxit chứa hydroxit nhôm có trữ lượng đạt yêu cầu công nghiệp tập trung ở Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Lâm Đồng Ước tính có 4 tỉ tấn, chất lượng quặng tốt, hàm lượng quặng từ 40 - 43%. Tuy nhiên việc khai thác vẫn chưa phát triển vì còn thiếu năng lượng và cơ sở hạ tầng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tài nguyên khoáng sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Tài nguyên khoáng sản: - Khoáng sản là nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ,chứa trong lớp vỏ trái đất,trên mặt đất,dưới đáy biển hoặc hòa tan trong nước đại dương. - Khoáng sản được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ chúng kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp. - Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn( quặng, đá) lỏng( dầu, nước khoáng…) hoặc khí( khí đốt). - Khả năng khai thác và sử dụng khoáng sản phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật công nghệ và nhu cầu của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. - Quy mô khai thác khoáng sản ngày càng mở rộng dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. - Theo tính toán của các nhà khoa học trữ lượng khoáng sản được thăm dò tới năm 1989 chỉ cho phép khai thác trong một khoảng thời gian nhất định. Bảng1: Dự trữ các loại khoáng sản thế giới. Tính bằng năm theo số liệu tới 1989 Loại khoáng sản Dự trữ thế giới Loại khoáng sản Dự trữ thế giới Dầu 55 Niken 60 Khí đốt 47 Quặng Fe 85 Than 216-393 Quặng Mn 100 Đồng 47 Quặng Cr 270 Molipđen 53 Bau xit 290 Chì 24 Thiếc 20 Kẽm 25 ( Nguồn: Nguyễn Đức Quý, 2000) - Việc khai thác và sử dụng khoáng sản đã mở ra một ngành công nghiệp có vai trò quyết định trong nền kinh tế của thế giới đó là ngành công nghiệp khoáng sản.Công nghiệp khoáng sản là ngành đem lại lợi nhuận cao nhất cho nền kinh tế quốc dân.Theo thống kê ở Việt Nam ngành công nghiệp khoáng sản đã đóng góp được trên 100 sản phẩm,giá trị sản xuất công nghiệp khoáng sản tăng liên tục từ 27 lên 40 nghìn tỷ đồng( từ năm 1995 đến năm 1998), chiếm 26% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trong nước và 5%-6% GDP cả nước. Bảng 2:Giá trị sản xuất công nghiệp khoáng sản. Đơn vị: Tỷ đồng STT Ngành sản xuất 1995 1996 1997 1998 1 Khai thác than 1677.2 1929.8 2229.1 2209.8 2 Khai thác dầu khí 10844.6 12466.9 14238.6 17641.6 3 Quặng kim loại 236.1 282.5 172.3 110.7 4 Đá và các mỏ khác 1161.8 1288.4 1673.7 1696.4 5 Than cốc,dầu mỏ 343.2 208.7 83.5 86.0 6 Sản xuất sản phẩm khoáng sản phi kim loại Sản xuất sản phẩm kim loại 9200 3428.0 10120 4085.9 12222.8 3999.8 13934.0 4239.8 7 Tổng 26890.9 30382.2 34619.8 39918.3 8 Các ngành công nghiệp trong cả nước 103374.7 118096.6 134419.7 150684.6 9 Tỷ lệ ngành khoáng sản/công nghiệp(%) 26 26 26 26 ( Nguồn: Niên giám thống kê, 1999) II.Các đặc trưng của khoáng sản: 1. Phân bố khoáng sản: Diện phân bố của khoáng sản được phân ra làm nhiều loại ( đai,bể), khu vực, trường, mỏ, thân khoáng sản. + Mỏ khoáng sản: - Mỏ khoáng sản là những phần vỏ trái đất có cấu trúc đặc trưng,trong đó khoáng sản tập trung trong các thân quặng về mặt số lượng đủ để khai thác,về mặt chất lượng đảm bảo các yêu cầu sử dụng cho một hoặc nhiều ngành công nghiệp - Các mỏ khoáng sản được chia thành các loại rất lớn,lớn trung bình và nhỏ. + Tỉnh khoáng sản: - Tỉnh khoáng sản là phần vỏ trái đất liên quan với một vùng nền, một đai uốn nếp địa máng hoặc một đáy đại dương chứa các mỏ khoáng sản đặc trưng cho chúng. - Tùy thuộc vào loại khoáng sản chia các tỉnh khoáng sản ra làm nhiều loại như tỉnh chứa than,tỉnh chứa dầu, tỉnh sinh khoáng( được phân biệt theo chu kì kiến tạo lớn). + Vùng khoáng sản( đai,bể): - Vùng khoang sản là vùng chiếm một phần tỉnh khoáng sản và được đặc trưng bằng một tập hợp các mỏ khoáng sản xác định về thành phần và nguồn gốc cùng thuộc một hoặc nhóm yếu tố kiến tạo quan trọng của khu vực( nếp lồi, nếp lõm, đới rìa địa máng…) + Bể khoáng sản: - Bể khoáng sản đặc trưng cho các kiến trúc chứa dầu khí,than,khoáng sản phi quặng( muối mỏ), quặng Fe và Mn trầm tích biến chất. - Diện tích của bể khoáng sản thay đổi trong phạm vi rộng từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn Km2. + Khu vực khoáng sản: - Khu vực khoáng sản là một phần của vùng khoáng sản có sự tập trung cực bộ các mỏ khoáng sản . - Diện tích của khu vực khoáng sản thay đổi từ hàng trăm đến hàng nghìn Km2. + Trường khoáng sản: - Trường khoáng sản là nhóm các mỏ khoáng sản có chung nguồn gốc và giống nhau về cấu tạo địa chất. - Diện tích của trường khoáng sản từ vài Km2 đến vài chục Km2. + Thân khoáng sản: - Thân khoáng sản là các tích tụ cục bộ tự nhiên của khoáng sản liên quan tới một yếu tố hoặc một tập hợp các yếu tố cấu trúc địa chất. - Một mỏ khoáng sản có thể gồm nhiều thân khoáng sản hợp thành. 2. Thành phần hóa học và khoáng vật quặng: - Khoáng sản chứa trong một mỏ được chia ra làm hai loại: + Loại chứa các khoáng vật hoặc nguyên tố được sử dụng trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho ngành luyện kim gọi là quặng. + Loại chứa các khoáng vật khác gọi là khoáng vật mạch. - Tỉ lệ giữa quặng và khoáng vật mạch đối với các mỏ khoáng sản kim loại khác nhau thay đổi trong phạm vi rộng từ vài phần vạn cho tới hàng chục %. - Hàm lượng kim loại trong các khoáng vật quặng khác nhau phụ thuộc vào thành phần hóa học và thay đổi trong phạm vi rộng,theo thành phần khoáng vật chủ yếu trong quặng chia ra các loại quặng : + Quặng oxit: Dưới dạng oxit và hidroxit kim loại Fe,Sn,U,Cr,Al. + Quặng silicat: Đặc trưng cho khoáng sản phi kim loại( mica, tan...). + Quặng sunfua: Dưới dạng sunfua, acsenit phần lớn của kim loại mầu( Zn, Pb, Ni, Sb..). + Quặng cacbonat: Đặc trưng cho các mỏ quặng Fe, Mn, Mg, Pb, Zn, Cu. + Quăng sunfat: Mỏ bari, stronxi…. + Quặng photphat: Các mỏ photphat,aptit. + Quặng halogen: Các mỏ muối và fluorit. + Quặng tự sinh: Các mỏ vàng, Pt, Cu.. 3.Phân loại khoáng sản: Các loại khoáng sản được phân loại theo chức năng sử dụng gồm có ba loại: - Khoáng sản kim loại: + Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt như sắt, mangan , crom, vanadi, niken, molipden, vonfram, coban. + Nhóm kim loại cơ bản như thiếc,đồng,chì,kẽm. + Nhóm kim loại nhẹ như nhôm, titan, berylli. + Nhóm kim loại quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim. + Nhóm kim loại phóng xạ như uran, thori + Nhóm kim loại hiếm và đất hiếm. - Khoáng sản phi kim loại: + Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón:apatit,photphorit,barit,fluorit,muối mỏ,thạch cao,pirit. + Nhóm nguyên liệu gốm,sứ,thủy tinh,chịu lửa,bảo ôn:sét magnezit,fenspat,diatomit. + Nhóm nguyên liệu kĩ thuật: kim cương, grafit, đá quý, mica, thạch anh, zeolit, tan. + Nhóm vật liệu xây dựng:đá macma và đá biến chất,đá vôi, đá hoa, cát sỏi. - Khoáng sản cháy: + Than: than đá, than bùn, than nâu + Dầu khí: dầu mỏ, khí đốt, đá dầu III.Tác động của ngành công nghiệp khoáng sản đến môi trường sống và cảnh quan: 1.Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản: Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực có mỏ khoáng sản và điều kiện địa chất của các thân quặng và tính chất hóa lí của loại quặng mà có nhiều hình thức khai thác khoáng sản khác nhau,các hình thức khai thác này đã tác động trực tiếp đến môi trường sống và cảnh quan trên trái đất. - Tác động đến môi trường không khí: + Hoạt động khai thác khoáng sản tạo ra bụi chủ yếu trong các quá trình nổ mìn,đào xúc đất,bốc xúc và vận chuyển khoáng sản gồm các mảnh vụn đất đá,bụi silic,bụi than,bụi phóng xạ,bụi amiang. + Hoạt động khai thác khoáng sản tạo ra các khí độc hại phát sinh từ khối khoáng sản đang khai thác và vật liệu nổ mìn gồm các khí metan, propan, butan, cacbonic, CO, khí trơ. - Tác động đến môi trường nước: + Nước mặt:từ dòng thải bùn cát trên các khai trường,nước ngầm trong các moong,lò,giếng,nước khoan mang các chất độc hại như chất rắn lơ lửng,các loại muối hòa tan,các kim loại nặng,dầu mỡ và các hóa chất sử dụng trong quá trình khai thác. + Nước ngầm:do đào moong và khai thác đã làm suy thoái,cạn kiệt và hạ thấp mực nước ngầm gây ô nhiễm các tầng chứa nước ngọt và thấu kính nước ngọt. - Tác động đến môi trường đất,sinh thái và cảnh quan: + Việc khai thác khoáng sản đã sản sinh ra một khối lượng đất bóc lớn cần có một diện tích lớn để chứa đựng nên gây nhiều tác động tới sinh thái,môi trường và cân bằng tự nhiên. + Hiện tượng mất đất,mất rừng xảy ra trên quy mô lớn do khai thác lộ thiên,làm đường,tạo các moong khai thác,đổ đất đá thải,lấy gỗ chống lò gây nên. + Đất đai khu vực khai thác khoáng sản thường bị bóc đi lớp đất mầu dễ bị xói mòn nên không thuận lợi cho việc tái phủ xanh rừng,làm cho nhiều loài động vật quý hiếm trong khu vực phải di cư hoặc bị tiêu diệt . + Những dạng địa hình nhân sinh như các moong,núi đá thải đã làm thay đổi cơ bản địa hình nguyên thủy và tạo ra những tai biến môi trường. + Cảnh quan và địa hình khu vực bị biến động mạnh mẽ do các hoạt động khai thác khoáng sản đặc biệt là các mỏ khai thác lộ thiên,ngoài ra các bãi khai thác cát trên sông có thể gây ra các biến động dòng chảy chính của sông và tác động tới chân đê cũng như các công trình thủy nông,cầu cống. - Tác động đến sức khỏe của con người: + Khu vực khai thác khoáng sản gây ra nhiều tiếng ồn cao hơn mức cho phép do các thiết bị khai thác và nổ mìn đã có những tác động xấu đến sức khỏe của nhân dân địa phương. 2.Tác động của hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản: Hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản gồm có tuyển khoáng,chế biến sơ bộ,vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khoáng sản,các công đoạn này đã tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh. - Tác động của tuyển khoáng: Bảng 3: Tác động của tuyển khoáng đến môi trường. Môi trường Dạng tác động Nguyên nhân Môi trường không khí Sinh bụi -Các quá trình bốc dỡ,vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. -Các quá trình đập,nghiền,sàng. -Các quá trình sấy nguyên liệu và sản phẩm. Khí thải chứa khí độc -Các quá trình gia công nhiệt sản phẩm. -Các quá trình đốt cháy nhiên liệu. -Khí thải bốc ra từ nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình vận chuyển và lưu kho. Gây tiếng ồn -Do thiết bị có công suất lớn:đập nghiền -Do toàn bộ hệ thống tuyển quặng hoạt động. Môi trường đất Mất đất nông lâm nghiệp -Xây dựng mặt bằng công nghiệp. -Các bãi thải rắn và bể thải bùn. -Các hồ trữ nước mùa khô. -Các công trình phụ trợ khác. Thay đổi chất lượng đất -Do nước bùn tràn vào. -Do các chất hòa tan trong nước ngấm vào đất. -Thải bừa bãi do không có bể chứa quặng thải sản xuất và bãi thải sự cố. -Các chất thải tập trung các nguyên tố độc hại gây ô nhiễm không được chôn cất. Môi trường nước Mất cân bằng nước khu vực -Trữ nước cho sản xuất. -Sử dụng nước cho sản xuất. Nước đục -Diện tích bể lắng nước không đủ. -Bùn sét trôi theo nước trong quá trình tuyển. Nước nhiễm độc -Sử dụng các thuốc tuyển,hóa chất khi chế biến quặng. -Các nguyên tố trong quặng hòa tan. Môi trường sinh thái Phá rừng -Chiếm đất xây dựng công nghiệp và dân dụng. -Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. -Cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu cho sinh hoạt khu dân cư. Thực vật và động vật bị suy thoái -Do khí độc. -Do nước đục noặc có chất độc. -Do chất lượng môi trường đất thay đổi. Bệnh nghề nghiệp -ảnh hưởng của chất lượng môi trường lao động và sinh hoạt thay đổi. -Vệ sinh môi trường không đảm bảo. Bùng nổ dân cư khu vực -Không sử dụng nhân lực địa phương. -Người nơi khác đến tìm việc làm. -Gia tăng dân số. Môi trường kinh tế xã hội -Đô thị hóa với các mức độ khác nhau -Mức độ hợp lí các giải pháp về dịch vụ các nhu cầu ăn ở,học hành của khu dân cư. -Sự phát triển của các loại hình dịch vụ khác. Trật tự an ninh xã hội kém -quy hoạch phát triển vùng mỏ chưa hợp lí hoặc không có quy hoạch. -Quản lí xã hội kém. Phát triển kinh tế,văn hóa khu vực -Có ảnh hưởng tốt hay xấu tùy thuộc vào: +Khả năng trình độ quản lí của địa phương. +Hiệu quả kinh tế của cơ sở sản xuất. +Mức thu nhập của người lao động. (nguồn:Nguyễn Đức Quý,1995) - Tác động của chế biến sơ bộ khoáng sản: Chế biến sơ bộ theo các phương pháp vật lí và hóa học đã tạo ra khói bụi,các chất khí độc hại và chất thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh. - Tác động của việc vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khoáng sản: Trong quá trình vận chuyển bằng các loại phương tiện chủ yếu là ô tô phân khối lớn thải ra môi trường một lượng khí thải lớn và gây nhiều tiếng ồn ngoài ra trong quá trình vận chuyển còn làm rơi vãi nhiều vật liệu cản trở giao thông và góp phần làm tăng lượng bụi gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh. IV.Quản lí tài nguyên khoáng sản: 1.Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản: Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản bao gồm: +Lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường(ĐTM):đây là biện pháp bảo vệ môi trường cơ bản và quan trọng đối với các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản qua các phương pháp như: -Danh mục điều kiện môi trường:Thống kê các thành phần môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án và đáng giá định tính các ảnh hưởng đó,phương pháp này được dùng trong quá trình lập dự án tiền khả thi. -Ma trận môi trường:Liệt kê các hoạt động phát triển khai thác,chế biến khoáng sản và các yếu tố tài nguyên môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dưới dạng ma trận,phương án tối ưu được lựa chọn theo giá trị tổng tác động môi trường của dự án.Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn lập dự án tiền khả thi và dự án khả thi khai thác,chế biến khoáng sản. -Phân tích lợi ích-chi phí:Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản,đối với dự án khai thác và chế biến khoáng sản phải đưa thêm các yếu tố môi trường vào chi phí của dự án.Phương pháp này mở rộng đảm bảo đánh giá đứng đắn hiệu quả kinh tế môi trường của hoạt động đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản,được dùng trong quá trình lập luận chứng kinh tế của việc đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản. + Kiểm toán môi trường(kiểm toán các chất thải): - Các cơ sở đang hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phải xác định số lượng chất thải mà cơ sở đang tạo ra,các tác động của nó đến môi trường xung quanh,đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. - Hoạt động thanh tra môi trường nhằm kiểm tra sự tuân thủ về mặt pháp lí và kĩ thuật công nghệ các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường. + Các công trình xử lí và giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn: - Sử dụng phương pháp phun nước,tạo sương mù,tạo độ ẩm cho nguyên liệu khoáng sản để sử lí bụi. - Sử dụng phương pháp thu hồi khí độc,thông khí hoặc pha loãng để hạn chế tác động của khí độc. - Sử dụng các công trình kè đập chắn đất đá thải trên dòng chảy,lọc và sử lí nước thải để hạn chế tác động ô nhiễm nước mặt. - Trong dây chuyền tuyển khoáng có thể sử dụng việc quay vòng nước thải trong công nghệ sản xuất,lọc nước thải. - áp dụng các biện pháp trồng cây và phủ xanh bãi thải làm giảm tác động đối với tài nguyên rừng,đất,địa hình cảnh quan. + Các công cụ kinh tế được sử dụng hiệu quả như đặt cọc,hoàn trả,địa tô đất,sử dụng thuế và phí môi trường. + Sử dụng các biện pháp quan trắc môi trường. Ngoài các biện pháp trên để bảo vệ môi trường hiện nay trong quá trình vận chuyển khoáng sản đến nơi chế biến và sử dụng một số nước trên thế giới đã áp dụng phương thức vận chuyển bằng đường ống,Colombia là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ này vào năm 1994 với đường ống dài 27Km để vận chuyển 40000 tấn đá vôi.Hiện nay gần 45 hệ thống đường ống vẫn đang hoạt động tốt ở các châu lục và hình thức vận chuyển này dần thay thế các hình thức vận chuyển khác như ở Mỹ ngành đường sắt ở một số bang phải ngừng hoạt động. - Có thể thấy rằng loại hình vận chuyển này rất thích hợp đối với những mỏ ở vùng sâu,vùng xa,địa hình phức tạp khó khăn và chi phí để xây dựng đường ống thấp hơn 20%-30% so với đường sắt,ngoài ra việc vận chuyển bằng đường ống an toàn hơn và không bị tổn thất mất mát trong quá trình vận chuyển,không gây ô nhiễm môi trường,không chiếm đất và không cản trở giao thông vì đường ống được chôn sâu 1m. - Hệ thống công nghệ này gồm có hệ thống cấp nước,thiết bị nghiền quặng tinh sau khi đã được tuyển rửa,trạm bơm,trạm điều áp và đường ống. - Có rất nhiều loại khoáng sản được vận chuyển bằng đường ống như:đá vôi,tinh quặng,photphat,than,cao lanh,Fe,Cu,Zn,boxit,dầu mỏ…Hiện nay ở một số nơi dầu mỏ còn được vận chuyển bằng hệ thống đường ống xuyên quốc gia.Nhờ có công nghệ mới này cũng đã hạn chế được phần nào sự ô nhiễm môi trường do việc khai thác và sử dụng khoáng sản gây ra. 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản: Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản là một vấn đề phức tạp được giải quyết theo các phương hướng địa chất,kĩ thuật mỏ,công nghệ,kinh tế và tổ chức. - Phương hướng địa chất bao gồm: + Hoàn chỉnh các phương pháp thăm dò,tính toán và lập bản đồ địa chất. + Đổi mới công nghệ thiết kế khai thác các mỏ khoáng sản. -Phương hướng kĩ thuật mỏ bao gồm: + Xây dựng và hoàn chỉnh công nghệ khai thác mỏ. + Đảm bảo việc tăng hiệu suất và chất lượng khoáng sản lấy ra từ lòng đất. - Phương hướng công nghệ chế biến liên quan tới việc xây dựng và hoàn chỉnh các quá trình chế biến khoáng sản: + Cho phép thu hồi một cách có hiệu quả các phần có ích trong quặng. + Sử dụng công nghệ tạo ra ít chất thải,công nghệ sạch trong chế biến quặng nghèo,quặng tận thu và sử dụng đất đá vây quanh,chất thải của sản xuất. - Phương hướng kinh tế:Tạo ra việc sử dụng tổng hợp tài nguyên khoáng sản. - Phương hướng tổ chức đảm bảo việc tổ chức khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản. Sơ đồ tổng hợp các phương hướng sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản và bảo vệ lòng đất : Sử dụng hợp lý và bảo vệ lòng đất Sử dụng lòng đất vào các mục đích liên quan tới KTKS Sử dụng hợp lý trứ lượng khoáng sản và lòng đất Sử dụng tổng hợp khoáng sản Tận dụng nguyên liệu khoáng và phế thải tuyển Lấy tối đa khoáng sản trong khâu khai thác và chế biến Khai thác tổng hợp mỏ Lấy tối đa các hợp phần có ích từ các nguyên liệu khoáng Sử dụng phế thải của quá trình chế biến sơ khai và tái chế nguyên liệu, nhiên liệu khoáng V.Khoáng sản Việt Nam: 1. Khoáng sản Việt Nam: Việt Nam nằm trên bản lề của hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của trái đất là thái bình dương và địa trung hải nên khoáng sản nước ta rất phong phú về chủng loại,nền công nghiệp và nông nghiệp của nước ta đang từng bước phát triển với tốc độ ngày càng tăng đòi hỏi càng nhiều khoáng sản hơn. -Các khoáng sản kim loại chính: + Quặng sắt:Trữ lượng 700 triệu tấn phân bố rải rác từ Bắc bộ đến Nam trung bộ,những mỏ đạt trữ lượng công nghiệp không nhiều và tập trung ở Bắc bộ trong đó mỏ Thạch Khê(Nghệ Tĩnh)có trữ lượng ước tính khoảng 500 triệu tấn chất lượng quặng tốt. - Năm 1979 mới tiến hành khai thác ở mỏ Thái Nguyên và đã luyện được 100000 tấn thép. - Năm 1980 chỉ khai thác được 60000 tấn. - Năm 1989 khai thác được 75000 tấn. - Năm 1995 khai thác khoảng 150000 -175000 tấn. + Quặng đồng: Trữ lượng ước tính 600000 tấn, hầu hết tập trung ở Tây Bắc Bộ như ở Tạ Khoa( Sơn La) và Sinh Quyền( Lào Cai) hiện nay sự khai thác thủ công với sản lượng 2000 kg/năm. + Quặng nhôm: Quặng Boxit chứa hydroxit nhôm có trữ lượng đạt yêu cầu công nghiệp tập trung ở Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Lâm Đồng…Ước tính có 4 tỉ tấn, chất lượng quặng tốt, hàm lượng quặng từ 40 - 43%. Tuy nhiên việc khai thác vẫn chưa phát triển vì còn thiếu năng lượng và cơ sở hạ tầng. + Quặng thiếc: Có trữ lượng 70000 tấn phân bố ở 3 khu vực: khu vực Đông Bắc Bắc Bộ( Cao Bằng, Tuyên Quang), khu vực Bắc Trung Bộ( Nghệ An, Hà Tĩnh), khu vực Nam Trung Bộ( Lâm Đồng, Thuận Hải) hiện nay lượng khai thác không đồng đều, dự kiến năm 1995 khai thác được 1000 tấn. + Quặng Cromit: Trữ lượng chung khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các khu vực phía bắc nhưng chất lượng quặng không cao, trữ lượng lớn tập trung ở Thanh Hóa ước tính khoảng 3,2 triệu tấn với hàm lượng 46% cho thấy việc khai thác tiến hành từ lâu song sản lượng chưa nhiều, trong tương lai ước tính sẽ đưa sản lượng lên khoảng 15000 – 20000 tấn/năm. + Các kim loại khác như: vàng, titan, kẽm, niken, Mangan…phân bố rộng rãi ở nhiều nơi từ vùng núi đến các bãi biển tuy nhiên việc khai thác các quặng này còn hạn chế và nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý nguồn tài nguyên này nên việc khai thác bừa bãi làm hao hụt tài nguyên và còn ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các khoáng sản cháy: + Than: Có nhiều loại chủ yếu là than antaxit trữ lượng cấp cho công nghiệp khoảng 3,5 tỉ tấn(1991) than tập trung nhiều ở Quảng Ninh và Thái Nguyên. + Dầu mỏ và khí đốt tập trung trong các trầm tích trẻ ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa sản lượng dầu đạt 20 triệu tấn và 4 - 8 tỉ m3 khí/năm( 2000) Khoáng sản phi kim loại: + Đá quý có nhiều ở sông Chảy ở Yên Bái, Thanh Hóa Nghệ An, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên bao gồm: rubi, granat, saphia, topa… + Nguyên liệu xi măng chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền bắc miền trung và Hà Tiên( Tây Nam Bộ) với trữ lượng khoảng 18 tỉ tấn đá vôi, 1.6 tỉ tấn đất sét, 0.2 tỉ tấn phụ gia và dư thừa để sản xuất 29 triệu tấn xi măng/năm. + Cát thủy tinh phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận trữ lượng khoảng 2,6 tỉ tấn cung cấp đủ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. - Phân bón: + Apatit trữ lượng trên 1 tỉ tấn tập trung ở Cam Đường( Lào Cai) và Quỳ Châu( Nghệ An) trong đó quặng có chất lượng cao khoảng 70 triệu tấn, sản lượng khai thác hiện nay là 1,5 triệu tấn/năm từ đó chế biến khoảng 500000 tấn phân lân. Năm 1995 sản xuất được 1 triệu tấn phân lân số phân này chỉ đáp ứng 50% nhu cầu trong nước + Đá vôi: là nguồn nguyên liệu đáng kể, trữ lượng lớn phân bố ở Bắc Bộ và Trung Bộ đá vôi là nguyên liệu để làm xi măng một số dùng để bón ruộng. 2. Tác động của việc khai thác, chế biến khoáng sản đối với môi trường và sức khỏe con người ở Việt Nam: - Việc khai thác và chế biến khoáng sản đã trực tiếp gây ô nhiễm môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của con người như: +Việc khai thác than ở mỏ than Khánh Hòa(Thái Nguyên) gây ra rất nhiều bụi than trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến đã làm cho trên 50% dân số sống ở khu vực mắc các bệnh về đường hô hấp. + Việc khai thác quặng ở mỏ sắt Trại Cau( Thái Nguyên) làm cho nguồn nước ngầm ở khu vực bị nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực như mắc các bệnh về mắt, đường ruột Việc khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản gây ra mất đất mất rừng ô nhiễm bụi khí độc, ô nhiễm nước, trực tiếp làm thay đổi địa hình sinh thái cảnh quan môi trường ở khu vực. 3. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường: - Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình khai thác, thăm dò, chế biến. - Điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển luyện khoáng sản. - Đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản như: Xử lý chống bụi, chống độc, xử lí nước thải, quy hoạch xây dựng các bãi thải. - Hạn chế việc sử dụng các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm môi trường như: ô tô, tàu, thuyền bằng cách vận chuyển bằng đường ống. - Thu phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác một số khoáng sản như: đá, sỏi, thạch cao, than, cát, titan, sét… - Khôi phục lại cảnh quan và môi trường sinh thái ở những nơi không còn khai thác và sử dụng. - Sử dụng những công cụ pháp lí để xử lí hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng tới công tác quản lí tài nguyên môi trường. Nước ta là nước có nhiều tài nguyên khoáng sản, đó là một nguồn lực và lợi thế quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên nguồn tài nguyên quý giá này còn chưa được khảo sát kĩ và mới được khai thác ở mức độ thấp, trong tương lai chúng ta cần tiếp tục thăm dò, đánh giá chính xác nguồn trữ lượng để có thể lập kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTài nguyên khoáng sản.doc
Tài liệu liên quan