Tiểu luận Tài sản di chuyển

Giá trị sử dụng còn lại của tài sản tại thời điểm nhập khẩu được xác định căn cứ vào kết quả giám định chất lượng hàng hoá của cơ quan giám định nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp căn cứ vào lý lịch của tài sản cố định, thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao, tình trạng thực tế của tài sản thấy không phù hợp với kết quả giám định thì cơ quan thu thuế có quyền trưng cầu giám định lại. Cơ quan thu thuế trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định nếu kết quả giám định lại đúng với kết quả giám định do đơn vị, doanh nghiệp trưng cầu giám định; Đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả chi phí giám định nếu kết quả giám định lại không đúng với kết quả giám định do đơn vị, doanh nghiệp trưng cầu giám định.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tài sản di chuyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mang về khi hồi hương không thuộc đối tượng xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay, những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là thuốc lá, rượu, bia, ôtô, xăng dầu. - Đối tượng áp dụng: + Cá nhân Việt Nam ra nước ngoài làm việc, khi hết thời hạn, được  chuyển về nước những tài sản đã mua ở trong nước mang ra nước ngoài để làm việc và những tài sản mua ở nước ngoài phục vụ sinh hoạt cá nhân + Các tổ chức, công ty có tài sản di chuyển về nước phải là các tổ chức, công ty của Việt Nam công tác, hoạt động kinh doanh sản xuất tại nước ngoài sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước bao gồm: Đại sứ quán, các văn phòng đại diện, đại diện thương mại, các công ty, các chi nhánh của Công ty, các đơn vị trúng thầu thi công công trình ở nước ngoài khi về mang theo tài sản của đơn vị về nước. Tài sản di chuyển phải là tài sản cố định thuộc sở hữu của tổ chức và công ty, được hạch toán vào tài sản của đơn vị quản lý và sử dụng theo quy định tài chính hiện hành. Số tài sản này được mua ở nước ngoài và thực tế đã đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh hay hoạt động của đơn vị tại nước ngoài với thời gian ít nhất từ 6 tháng trở lên. + Người nước ngoài đưa tài sản di chuyển vào Việt Nam phục vụ cho công tác và sinh hoạt trong thời hạn ở Việt Nam II. Quy trình thủ tục Hải Quan đối với tài sản di chuyển Thủ tục hải quan được thực hiện tại hải quan cửa khẩu nơi hàng cập cảng gồm các bước: - Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký hồ sơ; - Người khai hải quan nhận hàng từ người vận tải (đối với hàng nhập khẩu); - Người khai hải quan xuất trình hàng hoá, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hàng hoá. - Người khai hải quan nộp thuế, lệ phí và các khoản khác theo quy định của pháp luật.     Thủ tục hải quan được hoàn thành, hàng hoá được thông quan sau khi các công việc trên được thực hiện. 1. Hồ sơ hải quan. 1.1. Người nước ngoài đưa tài sản di chuyển vào Việt Nam phục vụ cho công tác và sinh hoạt trong thời hạn ở Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau: - Tờ khai hải quan - Văn bản cho phép định cư tại Việt nam của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Giấy xác nhận đến công tác, làm việc tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam: 01 bản sao công chứng. - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt nam: 01 bản sao. - Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên. - Bản sao vận tải đơn - Bản kê chi tiết tài sản di chuyển nhập khẩu vào Việt Nam.  1.2. Người nước ngoài đưa tài sản di chuyển ra khỏi Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau: - Tờ khai hải quan - Giấy xác nhận hết thời gian làm việc, cư trú do Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam cấp - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức ra nước ngoài: 01 bản sao. - Bản kê chi tiết tài sản di chuyển ra khỏi Việt Nam. 1.3. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa từ Việt Nam ra nước ngoài để làm việc hoặc mua tại nước ngoài, khi hết thời hạn chuyển về nước phải làm thủ tục hải quan. Hồ sơ hải quan gồm : - Tờ khai hải quan; - Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh và làm việc ở nước ngoài hoặc cho phép trở về Việt Nam; - Tờ khai hải quan xuất khẩu và các chứng từ khác chứng minh đã mang hàng ra nước ngoài hoặc hóa đơn mua hàng ở nước ngoài. 1.4. Tài sản di chuyển của người Việt Nam và gia đình định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép trở về định cư ở Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài phải làm thủ tục hải quan. Hồ sơ hải quan gồm : - Tờ khai hải quan; - Quyết định cho phép định cư tại Việt Nam hoặc quyết định cho phép định cư ở nước ngoài (nếu xuất cảnh); - Bản kê chi tiết tài sản; - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, trừ đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt bình thường của gia đình, cá nhân. 1.5. Tài sản là ô tô, xe máy phải được Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi sẽ cư trú cấp phép nhập khẩu. Hồ sơ gồm: 1. Văn bản đề nghị nhập khẩu, có xác nhận địa chỉ cư trú của chính quyền địa phương. 2. Quyết định cho phép định cư tại Việt Nam. 3. Hộ chiếu (bản photo kèm bản chính để đối chiếu). 4. Giấy đăng ký xe do nước sở tại cấp, thời gian ít nhất 6 tháng trước thời điểm về nước (bản sao có công chứng kèm bản dịch tiếng Việt có công chứng) 5. Bằng lái xe ô tô (bản sao có công chứng kèm bản dịch tiếng Việt có công chứng) 6. Vận tải đơn (03 bản copy hoặc 01 bản copy và  02  bản sao của bản chính) Xe ô tô được nhập khẩu phải là: Tay lái thuận (bên trái); được sản xuất tối đa là 5 năm tính đến thời điểm nhập khẩu; có động cơ sử dụng xăng không pha chì; và được gởi về trước khi làm thủ tục xuất cảnh và  từ nước cư trú. Lưu ý việc gửi hàng về nước được thực hiện trước khi làm thủ tục xuất cảnh nước cư trú, gửi từ chính nước mà chủ hàng cư trú và thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành khi nhập khẩu ô tô.  vd. + Việt kiều có giấy phép đầu tư ở Việt Nam , thường trú làm việc tại Việt Nam, không thể mang xe 2 bánh về sử dụng , phải mua, đăng kí ôtô xe máy tại Việt Nam. Thủ tục cần thiết gồm hộ chiếu còn giá trị + giấy giới thiệu của cơ quan Việt Nam quản lí văn phòng /công ty của họ + giấy tờ mua bán hợp lệ. Để sử dụng môtô, ôtô tại Việt Nam, cần có bằng lái xe do cơ quan quản lí cấp. Nếu có giấy phép lái xe quốc tế, quốc gia (do nước ngoài cấp) và còn giá trị sử dụng thì được đổi giấy phép lái xe Việt Nam với thời hạn như giấy phép lái xe nước ngoài, nhưng không vượt quá thời hạn qui định cho giấy phép lái xe Việt Nam (3 hoặc 5 năm tùy theo hạng giấy phép lái xe). Thủ tục đổi giấy phép lái xe được thực hiện tại Cục đường Bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Công chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Việt kiều hiện đang sinh sống tại nước ngoài. có nguyện vọng về VN làm việc, với tư cách là tạm trú tối thiểu là 2 năm chứ không phải hồi hương, muốn mang về 1 chiếc xe ô tô 5 chỗ và sau 2 năm sẽ mang xe trở lại. Theo qui định pháp luật Việt Nam hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ 01 năm trở lên theo lời mời của Cơ quan Nhà nước Việt Nam như Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao, các cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tạm nhập khẩu miễn thuế 01 xe ô tô 04 chỗ ngồi để làm phương tiện phục vụ cho việc đi lại trong thời gian làm việc ở Việt Nam. Những đối tượng này muốn tạm nhập xe ôtô phải có giấy xác nhận do Thủ trưởng của Cơ quan Nhà nước Việt Nam nói trên ký tên và đóng dấu, trong đó nêu rõ tên, số hộ chiếu, địa chỉ ở nước ngoài của người Việt Nam ở nước ngoài được mời; Thời gian công tác ở Việt Nam; Các công việc cụ thể hoặc dự án, đề án người Việt Nam ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu tạm nhập xe ô tô thì việc tạm nhập phải được thực hiện trong 06 tháng đầu kể từ khi đến nhận công việc tại Việt Nam (tính từ ngày nhập cảnh lần đầu). Xe ô tô mới, tay lái thuận (tay lái ở bên trái xe), dùng xăng không pha chì... theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp tạm nhập xe ô tô đã qua sử dụng thì chất lượng còn lại của xe phải đảm bảo từ 70% trở lên và phải xuất trình giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu xe. Trước khi xuất cảnh (hết thời hạn công tác), người Việt Nam ở nước ngoài có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép tạm nhập ô tô để được cấp giấy phép tái xuất xe. Cơ quan giải quyết và cấp phép: Cục Hải quan tỉnh, Thành phố. 2. Kiểm tra hàng hoá: Việc kiểm tra hàng hoá cũng phải tuân thủ nguyên tắc kiểm tra hàng hoá theo quy định tại luật Hải Quan 2005 và nghị định. - Kiểm tra loại tài sản: những tài sản di chuyển được phép và không được phép xuất, nhập khẩu vào Việt Nam như đã đề cập ở mục I. - kiểm tra về lượng tài sản di chuyển xuất, nhập khẩu. - kiểm tra xuất xứ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản Riêng hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế được hưởng quy chế ngoại giao tại Việt Nam và những người nước ngoài có thân phận ngoại giao làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên được miễn kiểm tra trong mọi trường hợp cụ thể: + Phương tiện vận tải, đồ vật dùng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật;   + Những người mang hộ chiếu ngoại giao do Bộ Ngoại giao hoặc các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài cấp hoặc do Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền của những nước đã công nhận Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp; + Vợ (hoặc chồng), các con chưa đến tuổi thành niên cùng đi với đối tượng ở trên. Trừ trường hợp vi phạm pháp luật quả tang: tổ chức, cá nhân nói trên và người được uỷ quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bị phát hiện vi phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. 3. Thuế xuất đối với TSDC 3.1. Quy định về thuế xuất đối với tài sản di chuyển. - Hàng hoá là tài sản di chuyển mang theo người khi xuất cảnh, nhập cảnh hoặc gửi chậm, đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương về nước mang theo thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, được miễn thuế xuất, nhập khẩu, cụ thể: - Đối với số tiền thuộc tài sản, thu nhập của người Việt nam ở nước ngoài mang theo khi hồi hương về Việt Nam không hạn chế về số lượng, không phải chịu khoản thuế nào. - Đối với hàng hoá tiêu dùng như ôtô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, dàn âm thanh đang sử dụng được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình (hoặc cá nhân) người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép về định cư tại Việt Nam.Số mang vượt phải nộp thuế theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu. - Theo qui định hiện hành của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì hàng hoá là tài sản di chuyển của cá nhân và gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về khi hồi hương không thuộc đối tượng xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt gồm thuốc lá, rượu, bia, ôtô. Ngoại trừ trường hợp hàng hoá là là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng lại nằm trong định mức hành lý miễn thuế của người nhập cảnh: Stt Đồ dùng, vật dụng Định mức Ghi chú 1   Rượu, đồ uống có cồn: - Rượu từ 22 độ trở lên - Rượu dưới 22 độ - Đồ uống có cồn, bia 1,5 lít 2,0 lít 3,0 lít   Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 2 Thuốc lá: - Thuốc lá điếu - Xì gà - Thuốc lá sợi 400 điếu 100 điếu 500 gam   Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 3 Chè, cà phê: - Chè - Cà phê 5 kg 3 kg   Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 4 Quần áo, đồ dùng cá nhân   Số lượng phù hợp phục vụ cho mục đích chuyến đi 5   Các vật phẩm khác ngoài danh mục 1, 2, 3, 4, Phụ lục này (không nằm trong Danh mục hàng cấm nhập khẩu  hoặc nhập khẩu có điều kiện) Tổng trị giá không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng Việt Nam Trường hợp vượt quá định mức được miễn thuế thì phần vượt này được coi là hàng hoá nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hoá nhập khẩu, pháp luật về thuế: Nếu tổng số thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 50.000 đồng thì được miễn thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm. - Tài sản di chuyển của tổ chức, công ty khi nhập khẩu về nước phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). 3.2. Tỷ giá xác định trị giá tính thuế Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa được cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó. Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. 3.3. Đồng tiền nộp thuế Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì đối tượng nộp thuế phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam được tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. 3.4. Trị giá tính thuế đối với tài sản di chuyển. Đối với hàng hoá nhập khẩu là tài sản di chuyển đã qua sử dụng của cá nhân, tổ chức sau thời gian học tập, công tác tại nước ngoài khi hết nhiệm kỳ mang theo về nước nếu được phép nhập khẩu theo quy định thì giá tính thuế được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá tại thời điểm  nhập khẩu tương tự như hướng dẫn tại khoản i, điểm 1, mục II, phần B Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam phải truy thu thuế, nếu có đủ các điều kiện sau: + Phải có quyết định của cơ quan Nhà nước (bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố) cử đi công tác, làm việc, làm chuyên gia ở nước ngoài với thời hạn từ 3 năm trở lên. + Đối với tài sản di chuyển là ô tô, phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư liên bộ số 27/2001/TTLT/Bộ thương mại - TCHQ ngày 06/12/2001 hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô của một số đối tượng theo đường phi mậu dịch: không phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, nhưng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. (Theo các Thông tư 172/1998/TT/BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính và Thông tư số 4738 TCHQ-KTTT ngày 27/8/1999 của Tổng Cục Hải quan). Giá trị sử dụng còn lại của tài sản tại thời điểm nhập khẩu được xác định căn cứ vào kết quả giám định chất lượng hàng hoá của cơ quan giám định nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp căn cứ vào lý lịch của tài sản cố định, thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao, tình trạng thực tế của tài sản thấy không phù hợp với kết quả giám định thì cơ quan thu thuế có quyền trưng cầu giám định lại. Cơ quan thu thuế trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định nếu kết quả giám định lại đúng với kết quả giám định do đơn vị, doanh nghiệp trưng cầu giám định; Đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả chi phí giám định nếu kết quả giám định lại không đúng với kết quả giám định do đơn vị, doanh nghiệp trưng cầu giám định. Trên cơ sở kết quả giám định chất lượng tài sản di chuyển của cơ quan giám định nhà nước có thẩm quyền, cơ quan Hải quan xác định giá tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo đúng nguyên tắc đã được quy định tại Thông tư số 65 TC/TCT ngày 24/9/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu của các đối tượng được miễn thuế nay thay đổi lý do miễn giảm thuế. + Trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài được phép về định cư ở Việt Nam, tài sản di chuyển được đăng ký lưu hành tại Việt Nam là tài sản cá nhân, vì lý do chính đáng như không còn nhu cầu sử dụng, sức khỏe yếu, gia đình gặp khó khăn…, có xác nhận của cơ quan để chuyển nhượng theo quy định tại Thông tư số 02/2001/TT-TCHQ ngày 29/5/2001 của Tổng cục Hải quan. Việc chuyển nhượng hàng hóa trong trường hợp này là thay đổi sở hữu tài sản cá nhân, không phải thay đổi mục đích đã được miễn thuế do vậy chỉ phải nộp lệ phí trước bạ, không phải nộp truy thu thuế nhập khẩu. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt = Thuế suất tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá x (Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu) + Trường hợp kiều bào hồi hương mang ôtô về VN được miễn thuế nhập khẩu vì vậy giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = giá tính thuế nhập khẩu   Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô từ 05 chỗ ngồi trở xuống là 80%.  Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô dưới 05 chỗ ngồi thuộc diện hồi hương = 80% x Giá mua tại cửa khẩu nhập, kể cả phí vận tải, bảo hiểm, theo hợp đồng.   Căn cứ để tính thuế là giá mua xe tại cửa khẩu nhập của Việt Nam do cơ quan Hải quan xác định. Nếu là xe đã qua sử dụng thì giá xe sẽ được chiết khấu %  trị giá so với xe mới cùng chủng  loại nhập khẩu về Việt Nam.  + Trong trường hợp việc nhập khẩu ô tô của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm mục đích tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu, nếu như phương tiện đó nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận (theo quy định tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 14/06/2007 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). Nếu việc nhập khẩu ô tô để sử dụng vào mục đích khác, phải đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đã cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp) cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Sau khi có Giấy phép này, doanh nghiệp mới thực hiện được thủ tục mua ô tô ở nước ngoài (theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Thuế suất thuế nhập khẩu của xe ô tô trên 5 chỗ ngồi là 60% (theo Quyết định 106/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/12/2007 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi). + Trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài được phép về định cư ở Việt Nam, tài sản di chuyển được đăng ký lưu hành tại Việt Nam là tài sản cá nhân, vì lý do chính đáng như không còn nhu cầu sử dụng, sức khỏe yếu, gia đình gặp khó khăn…, có xác nhận của cơ quan để chuyển nhượng theo quy định tại Thông tư số 02/2001/TT-TCHQ ngày 29/5/2001 của Tổng cục Hải quan. Việc chuyển nhượng hàng hóa trong trường hợp này là thay đổi sở hữu tài sản cá nhân, không phải thay đổi mục đích đã được miễn thuế do vậy chỉ phải nộp lệ phí trước bạ, không phải nộp truy thu thuế nhập khẩu. 3.5. Kê khai nộp thuế đối với tài sản di chuyển - Kê khai: Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế mỗi lần có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam phải đến cơ quan hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc những cơ quan đã được Tổng Cục hải quan cho phép để làm thủ tục đăng ký tờ khai hàng hoá. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. + Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm hoá xong lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, nếu hàng hoá có thay đổi thừa hay thiếu so với lúc đăng ký tờ khai hàng hoá, cơ quan hải quan sẽ điều chỉnh lại số thuế phải nộp và đồng thời thông báo lại cho đối tượng nộp thuế chính thức sau khi đã kiểm hoá. + Quá thời hạn 15 ngày đối với hàng hoá xuất khẩu và 30 ngày đối với hàng hoá nhập khẩu, kể từ ngày cơ quan hải quan xác nhận đăng ký tờ khai hàng hoá, nhưng tổ chức, cá nhân vẫn chưa có hàng hoá thực xuất khẩu hoặc thực nhập khẩu thì việc đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và thông báo số thuế đối với lô hàng hoá ấy không còn giá trị. Khi có hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì phải làm lại thủ tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu mới. - Nộp thuế: Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau: + Ðối với hàng hoá xuất khẩu là 15 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức cuả cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp. + Ðối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu được nộp thuế trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức cuả cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn nộp thuế có thể được gia hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu cuả doanh nghiệp theo quy định cuả Chính phủ. + Ðối với hàng hoá tạm xuất, tái nhập hoặc tạm nhập, tái xuất là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm xuất, tái nhập hoặc tạm nhập, tái xuất theo quy định cuả cơ quan có thẩm quyền. + Ðối với hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phương tiện vận tải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức cuả cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp. + Ðối với hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng. Trong trường hợp có bảo lãnh về số tiền nộp thuế cuả các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định cuả Luật các tổ chức tín dụng thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức cuả cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp. Quá thời hạn nộp thuế nói trên mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh phải có trách nhiệm nộp thuế đó thay cho đối tượng nộp thuế. 3.6. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế đối với tài sản di chuyển: - Miễn thuế: theo quy định tại phần D trong thông tư 113/ 2005/ TT-BTC + Tài sản di chuyển được miễn thuế Nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu 2005 + những hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được miễn thuế trong định mức hành lí miễn thuế quy định. - Giảm thuế: + Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hoá bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế. - Hoàn thuế: + Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai thuế, tính thuế thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan. + Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3.7. Giấy tờ xét miễn, giảm, hoàn thuế đối với tài sản di chuyển: - Miễn, giảm thuế: + Danh mục tài sản di chuyển xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (đối tượng nộp thuế tự chịu trách nhiệm về bản danh mục này); + Bản cam kết sử dụng đúng mục đích được miễn thuế của đối tượng nộp thuế. + Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có). + Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan. + Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản. + Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép di chuyển tài sản xuất hay nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Hàng hoá nằm ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân nhập cảnh được miễn thuế số hàng hoá có trị giá không quá 1 (một) triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 1 (một) triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng để làm quà biếu, tặng, vật lưu niệm (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). - Hoàn thuế: + Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế (bao gồm cả đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan hải quan) thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận có sự nhầm lẫn giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan hải quan. Hồ sơ xét hoàn thuế bao gồm: ● Công văn yêu cầu hoàn lại tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nộp thừa ● Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan (kèm theo hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan); ● Chứng từ nộp thuế. + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế. Hồ sơ xét hoàn thuế bao gồm: ● Công văn yêu cầu hoàn lại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp; ● Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã thanh khoản của cơ quan hải quan; ● Chứng từ nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; ● Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn thuế III. Thực trạng và giải pháp về tình hình xuất, nhập khẩu tài sản di chuyển ra hay vào lãnh thổ Việt Nam 1. Thực trạng. Nghị quyết số 36 – NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành 26/3/2004 về công tác đối với n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTài sản di chuyển.doc
Tài liệu liên quan