Đề cương:
Mở bài 5
1) Xuất phát từ lý luận . 5
1.1) Một số khái niệm cơ bản . .5
1.1.1) Thế nào là thành phần kinh tế . 5
1.1.2) Kinh tế hàng hóa . .5
1.1.3) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .5
1.2) Quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã . .6
1.2.1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác- LêNin về thời kỳ quá độ lên CNXH và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần . 6
1.2.1.2) Luận điểm của Lênin . .6
1.2.1.2.1). Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan . .6
1.2.1.2.2). Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ qúa độ là: sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần . 6
1.2.1.2.3). Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN .7
1.2.2) Quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường và biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam .7
1.2.2.1) Tính khách quan của thời kỳ quá độ .7
1.2.2.2) Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ . .7
1.2.2.3) Nội dung xây dụng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam .8
1.2.2.3.1) Về chính trị .8
1.2.2.3.2) Về kinh tế . .8
1.2.2.3.3)Về văn hóa _ xã hội 8
1.2.2.4)Biện pháp xây dựng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam .8
1.2.2.4.1) Phương châm .8
1.2.2.4.2) Bước đi và biện pháp .8
1.2.3) Vận dụng tư tưởng đó vào quan điểm đổi mới hiện nay . .8
1.2.3.1) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc .9
1.2.3.2) Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực,trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức .9
1.2.3.3) Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại .10
1.2.3.4) Chăm lo xây dựng đảng vững mạnh,làm trong sạch bộ máy nhà nước,đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu,tham nhũng lãng phí,thực hiện cần,kiệm,liêm,chính, trí công,vô tư để xây dựng CNXH . 10
1.2.4) Những luận điểm cơ bản nhất trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh . .11
1.2.4.1) Phải sử dụng quan điểm, lập trường, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết kinh nghiệm Cách mạng Việt Nam, phân tích một cách đúng đắn các hiện tượng và quá trình kinh tế, từ đó mới hiểu được quy luật phát triển kinh tế của Việt Nam .11
1.2.4.2) Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhiệm vụ phát triển kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam . .11
1.2.4.3) Đối với "Chuyển dịch và phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế'' 11
1.2.4.4) Đối với ''Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa " .12
1.2.4.5) Đối với ''Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân " .12
1.2.4.6) Tư tưởng sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm được vận dụng vào tài chính, tín dụng . trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 12
1.2.4.7) Đối với phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa " ta cần vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về công bằng .13
1.2.5) Hồ Chí Minh cho rằng thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH? .13
2.)kinh nghiệm của các nước thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH .14
2.1) Liên xô .14
2.1.1) Bối cảnh .14.
2.1.2) Chính sách kinh tế mới .14
2.1.3) Lenin mất và sự từ bỏ NEP .15
2.1.3.1) Chủ nghĩa bè phái trong đảng .15
2.1.3.2) Sự củng cố quyền lực của Stalin .16
2.2) Trung quốc: 16
2.2.1) Cải cách bắt đàu từ nông nghiệp 16
2.2.2) Mở cửa và ổn định chính trị .17
2.2.3) Ba mươi năm sau .18
2.2.4) Đường vẫn còn dài . .18
2.3) Tại sao Trung Quốc cải cách thành công, Liên Xô thì không?.18
3) Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và ích lợi của việc sử dụng cơ cấu nhiều thành phần đó vào phát triển Kinh tế–Xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam . .19
3.1) Cơ sở khách quan của việc tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH .19
3.2) Thực trạng nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ 20
3.3). Phân tích các thành phần kinh tế tồn tại ở Việt Nam mà đại hội Đảng IX đã nêu .20
3.3.1) Thành phần kinh tế Nhà nước (TPKTNN) .20
3.3.2) Thành phần kinh tế tập thể (TPKTTT) .22
3.3.3) Thành phần kinh tế cá thể và tiểu chủ (TPKTCT & TC) .23
3.3.4) Thành phần kinh tế tư bản tư nhân (TPKTTBTN) . . . 24
3.3.5) Thành phần kinh tế tư bản nhà nước (TPKTTBNN) .25
3.3.6).Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: . .25
4.) Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế: . 26
4.1) Sự thống nhất giữa các thành phần kinh tế: .26
4.2) Sự mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế: . . .26
5) Ích lợi và hạn chế của việc sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vào phát triển kinh tế-xax hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH. . .27
5.1) Ích lợi . .27
5.2.) Hạn chế . .28
6) Chính sách và giải pháp để sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần . . .29
6.1) Chính sách và giải pháp chung . 29
6.2) Chính sách và giải pháp đối với từng thành phần kinh tế . .29
6.2.1) Thành phần kinh tế nhà nước: .29
6.2.2) Thành phần kinh tế tập thể: 30
6.2.3) Thành phần kinh tế cá thể và tiểu chủ: .30
6.2.4) Thành phần kinh tế tư bản tư nhân: .31
6.2.5) Thành phần kinh tế tư bản nhà nước.(TPKT TBNN) 31
6.2.6) Thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài 32
7) Kết luận 32
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư bản quốc gia (tư bản nhà nước)Do vậy, mục tiêu ban đầu của 6 thành phần kinh tế đó là làm sao cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành.Để duy trì 6 thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra 4 chính sách mấu chốt:+ Công tư đều lợi.+ Chủ thợ đều lợi.+ Công nông đều lợi.+ Lưu thông trong ngoài.Khi chế độ dân chủ mới ở nước ta ngày càng phát triển, thành phần kinh tế phong kiến địa chủ bị tiêu diệt .Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN chỉ còn 5 thành phần kinh tế xếp theo thứ tự sau:A.Kinh tế quốc doanhB.Các hợp tác xãC.Kinh tế cá nhân, nông dân, thợ thủ côngD.Tư bản tư nhânE.Tư bản nhà nước công tư hợp danhTheo Hồ Chí Minh, nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại suốt thời kì quá độ là vì 2 lý do sau:- Các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất khác nhau. - Khi chế độ xã hội đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất còn manh mún. Những mảnh vụn ấy của xã hội cũ sẽ được cải tạo chuyển dần lên CNXH.Tiếp tục tư tưởng HCM, ĐH IX của Đảng khẳng định: Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.Ngoài 5 thành phần kinh tế trên, ĐH IX khẳng định thêm 1 thành phần kinh tế mới là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nó sẽ giúp ta kêu gọi và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Đến ĐH X, Đảng đã ghép kinh tế tư bản vào với kinh tế tư nhân cho nên chỉ còn 5 thành phần kinh tế.Tư tưởng phát triển nhiều thành phần kinh tế của HCM ko chỉ đáp ứng kịp thời cho cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc mà còn là tư tưởng chiến lược về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước taNgày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nề kinh tế nhiều thành phần của HCM vẫn là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
2.)kinh nghiệm của các nước thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH
2.1) Liên xô:
Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới”. Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “ chính sách cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốcChính sách kinh tế mới là chương trình cải cách kinh tế diễn ra tại Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1929.
2.1.1) Bối cảnh
Trong cuộc nội chiến (1917-1921), Lenin thông qua Cộng sản thời chiến, bắt buộc giải tán các bất động sản ruộng đất và sự cưỡng ép tịch thu thặng dư nông nghiệp. Cuộc nổi loạn Kronstadt là dấu hiệu cho Cuộc chiến tranh chủ nghĩa cộng sản không được dân chúng ủng hộ ở vùng nông thôn: tháng Ba 1921, vào thời điểm cuối của cuộc nội chiến, các thuỷ thủ bị vỡ mộng, các nông dân ban đầu từng là những người ủng hộ tích cực của Bolshevik thời chính phủ lâm thời, nổi loạn chống chính quyền mới. Mặc dù Hồng quân, dưới sự chỉ huy của Leon Trotsky, vượt qua biển Baltic băng giá và nhanh chóng tiêu diệt cuộc nổi loạn nhưng dấu hiệu về sự bất mãn ngày càng lớn đã buộc chính quyền dưới sự lãnh đạo của Lenin phải tạo điều kiện thuận lợi cho một liên minh rộng lớn của tầng lớp lao động và nông dân (tám mươi phần trăm dân số), mặc dù các bè phái cánh tả trong đảng thích một chính quyền được đại diện và có lợi ích dành riêng cho giai cấp vô sản hơn.
2.1.2) Chính sách kinh tế mới
Tháng Ba, Đảng cộng sản Nga tiến hành Đại hội X. Lenin tuyên bố chấm dứt chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thành lập Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số thị trường giới hạn được tồn tại. Công việc kinh doanh tư nhân nhỏ được cho phép và các hạn chế về hoạt động chính trị được nới lỏng một chút.
Tuy nhiên, sự thay đổi to lớn nhất liên quan tới vấn đề thặng dư nông nghiệp. Thay vì trưng thu thặng dư nông nghiệp để nuôi dân thành phố (phần cốt yếu của Chiến tranh chủ nghĩa cộng sản), NEP cho phép nông dân bán sản lượng thặng dư của họ ra thị trường tự do.Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu của cái mà Lenin cho là “chỉ đạo tối cao” nền kinh tế: công nghiệp nặng như các lĩnh vực than, thép và luyện kim cùng với các thành phần ngân hàng và tài chính của nền kinh tế. Sự “chỉ đạo tối cao” đã sử dụng phần lớn công nhân trong các vùng đô thị. Theo chính sách NEP, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình.
NEP của Xô viết (1921-29) hầu như là một giai đoạn “thị trường xã hội chủ nghĩa” tương tự như các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc sau năm 1978 theo đó dự tính trước một vai trò cho những nhà thầu tư nhân và các thị trường bị hạn chế dựa trên thương mại và giá cả hơn là hoàn toàn kế hoạch hoá tập trung. Một điều khá thú vị, trong cuộc gặp đầu tiên vào đầu những năm 1980 giữa Đặng Tiểu Bình và Armand Hammer, một nhà công nghiệp Mỹ và là nhà đầu tư lớn vào Liên bang sô viết của Lenin, Đặng đã cố tranh thủ được càng nhiều thông tin về NEP càng tốt.Trong giai đoạn NEP, sản lượng nông nghiệp không chỉ hồi phục ở mức đã đạt được trước cách mạng Bolshevik mà còn tăng trưởng mạnh. Việc phá bỏ các lãnh địa gần như phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa Hoàng trước đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô thị. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng cộng sản củng cố quyền lực từ 1917-1921 là Liên bang sô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nông nghiệp phục hồi sau cuộc nội chiến nhanh hơn so với công nghiệp nặng. Các nhà máy bị hư hại nặng trong cuộc chiến và sự sụt giá tư bản có sản lượng kém hơn rất nhiều. Hơn nữa việc tổ chức các nhà máy vào các tờ rớt (trust) hay liên đoàn thuộc một lĩnh vực của nền kinh tế đóng góp nhiều vào việc làm mất cân bằng giữa cầu và cung đi liền với độc quyền. Vì thiếu sự thúc đẩy từ cạnh tranh thị trường, và với rất ít hoặc không có kiểm soát nhà nước về các chính sách bên trong của họ, các tờ rớt sẽ bán hàng với giá cao hơn. Việc công nghiệp phục hồi chậm càng đặt thêm các vấn đề cho giới nông dân, những người chiếm tám mươi phần trăm dân số. Bởi vì sản xuất nông nghiệp có năng suất cao hơn, vì vậy giá của hàng hoá công nghiệp cao hơn giá hàng hoá nông nghiệp. Hậu quả của nó là thứ mà Trotsky gọi là “khủng hoảng kéo” bởi vì hình dáng giống như cái kéo của biểu đồ biểu thị sự đi lên trong bảng chỉ số giá liên quan. Đơn giản là nông dân phải sản xuất thêm nhiều lúa gạo nữa để mua các hàng hoá tiêu thụ từ các vùng thành thị. Hậu quả, một số nông dân giấu thặng dư nông nghiệp vì đoán trước chúng sẽ tăng giá, điều đó góp phần làm dịu sự khan hiếm trong các thành phố. Tất nhiên điều đó là sự tích trữ đối với thái độ của thị trường, nó đã gây khó chịu cho nhiều cán bộ đảng cộng sản, nhưng người coi đó là việc bóc lột những người tiêu thụ tại các thành phố. Trong lúc ấy đảng tiến hành các bước suy diễn để bù đắp sự khủng hoảng, cố gắng hạ giá các mặt hàng sản xuất và ổn định lạm phát, bằng việc áp đặt giá được kiểm soát trên các mặt hàng công nghiệp chính và phá bỏ các tờ rớt nhằm tăng hiệu năng nền kinh tế.
2.1.3) Lenin mất và sự từ bỏ NEP
2.1.3.1) Chủ nghĩa bè phái trong đảng
Bởi vì nhiều bộ máy kế tiếp nhau không được thành lập trong thủ tục của đảng, cái chết của Lenin vào năm 1924 làm tăng sự lo sợ về cuộc đấu tranh bè phái về việc từ bỏ NEP. Đối lập cánh tả trong đảng, dẫn đầu là Trotsky từ lâu đã phản đối NEP vì nhiều lý do ý thức hệ và thực tiến (hệ thống thị trường đã bắt đầu tạo ra những kết quả xấu theo kiểu chủ nghĩa tư bản: lạm phát, thất nghiệp, và sự nổi lên của tầng lớp giàu có). Họ thường sử dụng “Cuộc khủng hoảng kéo” để chiếm đoạt vốn ý thức hệ của cánh ôn hoà trong đảng (những người ủng hộ NEP), do Nikolai Ivanovich Bukharin lãnh đạo. Ban đầu, Stalin thống nhất với phe cánh của Bukharinite để đấu tranh với Trotsky. Nhưng cuối cùng ông chuyển sang chống những người ôn hoà, những người ủng hộ NEP sau khi Trotsky phải lưu vong, để củng cố sự kiểm soát của ông ta đối với đảng và nhà nước.
2.1.3.2) Sự củng cố quyền lực của Stalin:
Stalin- người đã chấm dứt chính sách kinh tế mới. Nhằm đưa ra một hoàn cảnh để từ bỏ NEP, Stalin gắn các vấn đề bóc lột cùng “Khủng hoảng kéo”. Hơn nữa, ông ta chĩa mũi nhọn vào việc nổi lên của Nepmen (những người buôn bán nhỏ kiếm lời từ sự tăng thương mại giữa thành phố và nông thôn) và Kulack (tầng lớp trung lưu bên trên đang nổi lên của những nông dân giàu có) dưới chế độ NEP như những tầng lớp tư bản mới. Ông cũng nâng những sự tranh cãi được những kẻ thù của mình trong Đối lập cánh tả sử dụng, như lạm phát và thất nghiệp như những con quỷ của thị trường.
Stalin đã thay đổi và tống khứ khỏi đảng những bè phái bằng cách đặt ra một con đường phát triển tổng hợp các ý kiến của cả hai phe. Ông chấp nhận lập trường “phe tả” phản đối thị trường nông nghiệp bởi vì họ muốn sản xuất ra vật tư căn bản cho chủ nghĩa cộng sản một cách nhanh chóng, thông qua một nền kinh tế kế hoạch hoá, mặc dù đang ở các điều kiện bất lợi. Nhưng ông ta cũng tán thành ý kiến của “phe hữu” về “chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia” muốn tập trung vào phát triển bên trong hơn là xuất khẩu cách mạng. Trong bối cảnh đó, ông cũng thích tăng xuất khẩu lúa gạo và vật liệu thô; tiền từ buôn bán với nước ngoài cho phép Liên bang sô viết nhập khẩu kỹ thuật cần thiết cho phát triển công nghiệp.
Đầu tiên Stalin thành lập troika với Zinoviev và Kamenev chống lại Trotsky. Sau đó cùng với việc Trotsky bị cách ly và hất khỏi vị trí Uỷ viên nhân dân chiến tranh và thành viên Bộ chính trị, Stalin nhập với Bukharin chống lại đồng minh cũ. Sau đó, cuối cùng ông quay lại chống NEP, bắt buộc Bukharin, người đề xuất chính của nó vào vị trí đối lập và để lại Stalin là khuôn mặt thống trị trong đảng và trong nước.
Vào thời điểm đó, Stalin đã có danh tiếng là một nhà cách mạng, “một người Bolshevik tận tuỵ” và là “cánh tay mặt” của Lenin. Tuy nhiên, trên thực tế Lenin đã không còn tin cậy Stalin, và trước khi chết ông đã viết một bức thư, thường được cho là Di chúc của Lenin, cảnh báo việc trao quyền lực cho Stalin, gọi ông ta là “thô lỗ”, “cố chấp” và “thất thường”. Stalin và những người ủng hộ mình đã che giấu bức thư này. Các phần của nó đã bị rò rỉ ra tới các thành viên của đảng nhưng nội dung đầy đủ không được công bố tới tận khi Stalin chết vào năm 1953.
2.2)trung quốc
Sáu mươi năm trước, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và "Nhân dân Trung Quốc đã đứng lên!". Thời khắc ấy đã được nhân dân Trung Quốc ghi nhớ với niềm tự hào và hy vọng vô cùng lớn lao. Nhưng ba mươi năm tiếp theo, với những biến cố thăng trầm của lịch sử, Trung Quốc vẫn chưa thể vươn lên như một cường quốc trên thế giới. Tháng 12/1978, tại Hội nghị TW 3 khoá 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một quyết định vô cùng quan trọng: chuyển trọng tâm công tác của đất nước sang phát triển kinh tế. Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 1990, Trung Quốc mới thực sự có những bước đại nhảy vọt với chính sách mở cửa nổi tiếng do nhà lãnh đạo thế hệ hai Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Tiếp đó là Ban lãnh đạo thế hệ ba với Chủ tịch Giang Trạch Dân là hạt nhân và hiện nay là Ban lãnh đạo thế hệ bốn đứng đầu là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã triển khai hàng loạt bước đi đầy sáng tạo và phù hợp với tình hình nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách cải cách và mở cửa.
2.2.1) Cải cách bắt đàu từ nông nghiệp
Cải cách kinh tế Trung Quốc mở đầu bằng việc thực hiện "chế độ trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp" mà sau này được ngưòi ta gọi tắt là "khoán sản lượng tới hộ" vốn đã diễn ra thực tế trước đó tại hai tỉnh An Huy và Tứ Xuyên. Với việc để cho người nông dân được tự chủ làm ăn và được hưởng toàn bộ sản phẩm làm ra trên mảnh đất được phân phối sau khi nộp cho nhà nước một số phần trăm thu hoạch, tính tích cực sản xuất hay là nói sức sản xuất trong nông nghiệp Trung Quốc đã được giải phóng mạnh mẽ. Thuế nông nghiệp đã được xoá bỏ, con em nông dân một số vùng sâu vùng xa được phát sách giáo khoa, được miễn học phí, chính sách hộ khẩu với những nông dân vào thành phố làm thuê đã được nới lỏng... Chỉ trong một thời gian ngắn, với diện tích canh tác chỉ chiếm 7% thế giới, nhưng Trung Quốc đã nuôi được 22% dân số thế giới. Cho đến nay có thể nói đây là bước cải cách mang tính đột phá, là thành tựu lớn nhất trong cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc.
2.2.2) Mở cửa và ổn định chính trị
Trong 30 năm cải cách, xã hội Trung Quốc không có những biến động lớn, đặc biệt là với việc thành lập ban lãnh đạo thế hệ ba từ năm 1989 đến nay. Ổn định chính trị tương đối ở tầng cao đã khiến Trung Quốc tập trung được trí tuệ, sức người, sức của cho xây dựng kinh tế cải thiện đời sống nhân dân. Với phương châm chỉ đạo "dò đá qua sông", sau những việc thành lập đặc khu kinh tế, thực hiện qui luật giá trị, cải cách giá cả, nới lỏng nhiều chính sách kinh tế... cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình và ban lãnh đạo đã vạch ra con đưòng "xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", đó cũng là một thành tựu trọng đại nữa của công cuộc cải cách kinh tế.
Đến năm 2003 Trung Quốc đã trở thành nước thu hút đầu tư nuớc ngoài lớn nhất thế giới. Theo thống kê, đến năm 2004, Trung Quốc đã thu hút 508.941 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức ký kết là 1096, 6 tỷ USD. Năm 1995, chỉ cần thời gian 15 năm, Trung Quốc thực hiện được mục tiêu tăng GNP 4 lần so với năm 1980, vượt thời hạn 5 năm. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trung bình 9-10% năm và liên tục trong suốt gần 20 năm là chưa có tiền lệ trong lịch sử kinh tế thế giới. Hàng hoá Trung Quốc sản xuất ra tràn ngập thế giới, không phải vô cớ mà Trung Quốc được mang tên gọi "nhà máy thế giới". Theo các số liệu mới nhất, Trung Quốc sản xuất đến hai phần ba số máy phôtô, lò vi sóng và giày dép; 60% điện thoại di động; 55% đĩa DVD; hơn nửa số máy ảnh digital; và 75% đồ chơi trẻ em, cộng thêm rất nhiều mặt hàng khác. GDP của Trung Quốc nhanh chóng vượt qua nhiều nước phát triển như Anh, Pháp, Đức... và hiện nay nền kinh tế nước này đã đứng thứ ba trên thế giới, chỉ còn sau Nhật và Mỹ và là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, hiện đạt mức trên 2.000 tỷ USD, một con số lớn đến mức gộp tổng dự trữ ngoại tệ của cả khối G7 lại cũng không bằng.
Với sức mạnh kinh tế, với đội ngũ nhân tài (đào tạo từ trong nước và ở nuớc ngoài, chủ yếu là các nước phát triển) các ngành khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cũng đã có những bước tiến lớn mà việc phóng tầu vũ trụ và đưa con người vào vũ trụ thành công là một minh chứng. Song hành với những thành tựu kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng vũ trang, ngày nay, quân đội Trung Quốc với những vũ khí tối tân, những hạm đội hùng mạnh và những tàu sân bay như những cường quốc quân sự thực thụ. Điều này được thể hiện rất rõ gần đây nhất thông qua những hình ảnh biểu dương quân sự hiện đại trong Ngày Quốc khánh lần thứ 60 của mình.
2.2.3) Ba mươi năm sau
Ba thập niên sau cải cách, xã hội Trung Quốc đã bùng nổ thực sự. Người dân Trung Quốc ngày nay được tận hưởng nhiều quyền tự do cá nhân trong cuộc sống hàng ngày mà ông cha họ chưa bao giờ biết đến. Đất nước và xã hội Trung Quốc cũng đang quay lại bằng cách tuyên dương các giá trị Khổng giáo và Phật giáo. Hơn 200 triệu người đã được đưa ra khỏi cuộc sống nghèo khổ và con số của giới trung lưu ngày càng tăng với thu nhập dư giả đã du lịch nước ngoài, đầu tư vào thị trường chứng khoán, ăn uống ở tiệm và trang trí các căn hộ thời thượng của họ với vật dụng bàn ghế mua từ những cửa hàng sang trọng. Điều kiện tiếp cận giáo dục trở nên rộng rãi. Có khoảng 21 triệu sinh viên Trung Quốc đang theo học các trường đại học trong khi ước lượng có khoảng 300 nghìn người đang du học nước ngoài. Có khoảng 206 triệu trẻ em Trung Quốc đang học các trường tiểu học và trung học. Học vấn cơ bản hầu như là phổ thông tại Trung Quốc hôm nay, so với chỉ khoảng 20% vào năm 1949.
2.2.4) Đường vẫn còn dài
Tuy vậy bên cạnh những thành tựu đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra một số tồn tại, như: Trả giá quá lớn đối với tài nguyên, môi trường trong tăng trưỏng kinh tế; Phát triển không cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, giữa kinh tế và xã hội; Nông thôn phát triển tụt hậu, tăng thu nhập cho nông dân ngày càng khó hơn; Việc làm, bảo đảm xã hội, giáo dục y tế, nhà ở, tư pháp, trị an xã hội …vẫn tồn tại nhiều vấn đề; Xa hoa, lãng phí, tham nhũng vẫn khá nghiêm trọng; Xu thế mở rộng khoảng cách thu nhập (nhất là giữa thành thị và nông thôn) về cơ bản vẫn chưa xoay chuyển được; Vẫn còn một số lượng tương đối lớn ngưòi có thu nhập thấp tại thành thị và nông thôn; Cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, sức ép về kinh tế, khoa học công nghệ của các nước phát triển vẫn tồn tại lâu dài;…
Để giải quyết tình trạng trên, ban lãnh đạo Trung Quốc đã có một số chính sách, biện pháp tương đối có hiệu quả, như một số chính sách về nông thôn nói trên, chính sách an sinh xã hội cho tầng lớp nghèo, chính sách tiết kiệm tài nguyên, chính sách chống ô nhiễm môi trường. Đã coi việc "xây dựng xã hội hài hòa", là một nhiệm vụ chính trị trọng đại, đã xác lập tư tưởng quan trọng "thuyết ba đại diện". Trong quan hệ đối ngoại về cơ bản Trung Quốc đã đạt được thoả thuận hoặc ký được hiệp định về biên giới trên bộ với hầu hết các nước láng giềng và đã sửa phương châm chiến lược "trỗi dậy hoà bình" thành "phát triển hoà bình", tích cực tham gia các tổ chức quốc tế và hoạt động quốc tế. Đặc biệt cần nhấn mạnh, ban lãnh đạo các thế hệ Trung Quốc trong thời gian này đã tỏ ra rất nhanh nhạy và có bản lĩnh trong việc nắm bắt thời cơ, lợi dụng mâu thuẫn trên thế giới và khu vực cũng như trong quan hệ song phương. Một nhận định không thể tranh cãi: Trung Quốc đã trở thành một cưòng quốc thế giới và có tiếng nói ngày càng quan trọng trên trường quốc tế nhất là trong khu vực. Một nước Trung Hoa giầu mạnh, yêu hoà bình và có trách nhiệm với các nước nhất là với các nước láng giềng không chỉ là mục tiêu của hơn 1.300 triệu dân Trung Quốc mà còn mong ước của nhiều quốc gia trên thế giới này.
2.3) Tại sao Trung Quốc cải cách thành công, Liên Xô thì không?
Trung Quốc và Liên Xô có 5 điểm khác nhau cơ bản, khiến người thành công, kẻ thất bại khi cải tổ kinh tế
Viện phó Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Nga là Yevgeny Bazhanov nhận định, Liên Xô cũng cải cách nhưng thất bại không vì phương hướng cải tổ sai, không thành công như Trung Quốc bởi hai quốc gia có quá nhiều điểm khác biệt, khiến Moscow không thể "bắt chước" Bắc Kinh.
Theo ông Bazhanov, thứ nhất là hai nước có vị trí khác nhau. Trung Quốc rơi vào hỗn loạn sau Cách mạng văn hóa (1966 – 1976). Tới năm 1978, phần lớn người Trung Quốc hiểu rằng họ cần một cuộc cải tổ triệt để. Trong khi đó, Liên Xô năm 1985 vẫn mạnh nên hầu hết người dân vẫn tự coi mình là cường quốc với nền kinh tế hoạt động tốt, xã hội ổn định, trật tự, hơn hẳn Trung Quốc thời kỳ trước cải tổ 1978. Nói cách khác, người Liên Xô không nhiệt tình cải cách như láng giềng Trung Quốc.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức của hai nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Trong lúc phe “cải cách” áp đảo phe “bảo thủ” trong giới cầm quyền Trung Quốc thì tình hình ngược lại ở Liên Xô: ông Gorbachev bị nhiều thành viên “bảo thủ” trong bộ chính trị và nhiều quan chức quân sự chống đối quyết liệt.
Thứ ba, người đứng đầu cuộc cải cách ở Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình có nhiều kinh nghiệm, được tự do đưa ra những cải tổ sâu rộng. Còn cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành bởi những người có quyền lực hạn chế do bị những lực lượng thủ cựu kìm hãm.
Nguyên nhân thứ tư là tình trạng xã hội, kinh tế hai nước khác nhau. Trước cải cách, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, những người khao khát được làm việc trên mảnh ruộng của chính mình. Và khi ông Đặng biến giấc mơ của họ thành hiện thực, tình hình biến chuyển nhanh chóng tới mức ngay cả những người bảo thủ, hoài nghi cũng phải thừa nhận cải tổ thành công. Và với xuất phát điểm thuận lợi là nông nghiệp, ông Đặng có cơ sở để công nghiệp hóa và cải cách các lĩnh vực khác.
Trong khi đó, tình hình Liên Xô hoàn toàn khác: công nghiệp quân sự mới là xương sống của nền kinh tế Liên Xô. Do đó, để kích thích và đa dạng hóa nền kinh tế, Liên Xô phải cắt giảm mạnh và cải tổ lĩnh vực sản xuất khí tài với hy vọng giảm dần việc sản xuất tên lửa đạn đạo sang làm giày phụ nữ... Tuy nhiên, kế hoạch này bị giới tướng lĩnh phản đối gay gắt với lý do: Mỹ và Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là nguy cơ trực tiếp tới an ninh quốc gia.
Chưa dừng lại, chương trình cải tổ ngành nông nghiệp ở Liên Xô cũng gặp khó khăn bởi sau hàng chục năm tồn tại, hệ thống nông trường tập thể quá lạc hậu, giới công chức sơ cứng, không chịu thay đổi, còn người nông dân không có khát vọng lao động để cải thiện đời sống... Tóm lại, cải cách nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất khí tài khó hơn là ngành nông nghiệp.
Cuối cùng, Trung Quốc cải cách thành công vì Bắc Kinh khi đó có quan hệ quân sự, chính trị gần với phương Tây trên cơ sở chống Moscow nên được Mỹ và đồng minh nồng nhiệt ủng hộ, giúp đỡ cải cách trong mảng quốc doanh lẫn tư nhân. Cùng với lượng lớn kiều bào ở nước ngoài tích cực góp sức, Trung Quốc cải cách nhanh, mạnh và hiệu quả. Trong khi đó, ở phía Bắc, Liên Xô không thể mơ về những sự trợ giúp như vậy từ nước ngoài dù ông Gorbachev nỗ lực dừng cuộc chạy đua vũ trang đang khiến Liên Xô “chảy máu”...cũng như đưa ra nhiều sáng kiến khác.
Kết quả là chỉ sau hai năm làm người đứng đầu Liên Xô, ông Gorbachev nhận ra cuộc cải cách kinh tế của mình đã thất bại. Nhưng không đầu hàng, tới năm 1987, ông quyết khởi động lại cuộc cải tổ, vượt qua sự chống đối của phe bảo thủ. Chỉ có khác là điểm xuất phát không phải là kinh tế, mà là từ lĩnh vực chính trị với hy vọng rằng, hành động đó sẽ lôi kéo được người dân tham gia cải cách và sẽ tác động lại lĩnh vực kinh tế...
Tuy nhiên, hành động này chẳng khác nào "gậy đập lưng ông" bởi nó chỉ khiến Liên Xô suy yếu, phá vỡ sợi dây đoàn kết các thành viên trong Liên Xô thành một khối thống nhất, hùng mạnh. Hậu quả là Liên Xô bị tê liệt trong cuộc đấu tranh giữa phe tự do và bảo thủ trong bộ chính trị, giữa Moscow (trung ương) và địa phương... Liệu pháp “shock” của ông Gorbachev thất bại hoàn toàn.
3)Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và ích lợi của việc sử dụng cơ cấu nhiều thành phần đó vào phát triển Kinh tế–Xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN:
3.1) Cơ sở khách quan của việc tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ lên CNXH
- Khi cách mạng thành công, chúng ta phải tiếp thu nền sản xuất do xã hội
trước để lại, bên cạnh nền sản xuất lớn tư bản dừa trên tư hữu lớn tư bản về tư
liệu sản xuất (TLSX) thù tồn tại sản xuất nhỏ của những nông dân, thợ thủ công
dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Chúng đều là đối tượng cải tạo theo
CNXH nhưng bằng những biện pháp khác nhau:
+Đối với tư hữu lớn TBCN chúng ta thực hiện quốc hữu hóa XHCN (
không hoặc có bồi thường) để chuyển thành sở hữu toàn dân do nhà nước thống
nhất quản lý. Quốc hữu hóa là chia theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu quốc hữu
hóa những doanh nghiệp quan trọng và lớn. Tiếp theo đến những doanh nghiệp
vừa và cuối cùng là các doanh nghiệp nhỏ. Điều này rất có lợi về kinh tế chính trị. Vì vậy, dù muốn hay không trong TKQĐ vẫn còn tồn tại kinh tế TB tư nhân.
+ Đối với tư hữu nhỏ nông dân, thợ thủ công .. . chúng ta cải tạo thông qua
con đường hợp tác hóa để chuyển từ kinh tế cá thể thành kinh tế tập thể dưới các
loại hình HTX khác nhau, mà hợp tác hóa dựa trên nhiều nguyên tẳc trong đó
nguyên tắc cơ bản nhất là tự nguyện vì vậy phải có thời gian. Do đó dù muốn
hay không trong TKQĐ vẫn còn tồn tại kinh tế cá thể, tiểu chủ là tất yếu khách
quan.
+ Nhà nước đầu tư xây dựng mới các doanh nghiệp của nhà nước thuộc sở
hữu toàn dân, đây là chỗ dựa kinh tế cho nhà nước.
- Sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia không đều về LLSX giữa các ngành
các vùng, các doanh nghiệp. Chính sự phát triển không đều đó quyết định
QHSX, trước hết là hình thức, quy mô và quan hệ sở hữu phải phù hợp với nó,
nghĩa là tồn tại các quan hệ sở hữu không giống nhau.
- Với đường lối đổi mới và phát triển nền kinh tế mở, từ đó hình thành
nên các doanh nghiệp liên doanh giữa nước ta với nước ngoài hoặc doanh nghiệp
có 100% vốn của nước ngoài. Nhà nước cùng các nhà tư bản, các công ty trong
và ngoài nước, hình thành kinh tế tư bản nhà nước.
Như vậy, việc thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá
độ không những có ý nghĩa về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25407.doc