Tiểu luận Tại sao phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

I.Thế nào là nền kinh tế thị trường ?các thành phần trong nền kinh tế thị trường 2

II. Nguyên nhân nước ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 4

III.Biện pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5

1. Thành tựu 5

2. Hạn chế 6

3. Một số giải pháp 8

IV. Liên hệ với Hà Nội 9

C. Kết luận

 

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tại sao phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Năm 1986 tại đại hội Đảng lần thứ VI đã quyết định xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp , chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Đó là bước ngoặt lớn trong nền kinh tế nước ta , đưa nước ta từ một nước không đủ lương thực , và hàng tiêu dùng đến chỗ đã có dự trữ và xuất khẩu lớn . Đó là những thành tựu lớn của đảng , nhà nước ta , nhân dân ta . Tuy nhiên ngoài những thàn tựu đó thì chung ta còn gặp không ít những khó khăn , như là tốc độ tăng trưởng mấy năm gần đây chậm dần , tệ nạn xã hội , tham nhũng còn là những vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội . Đó là những vấn đề đòi hỏi chúng ta cần giải quyết nhằm đưa đất nước ta trở thành một đất nước phát triển xã hội công bằng văn minh .Chính như vậy , Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Đối với em là một sinh viên , em muốn tìm hiểu rõ hơn vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , em đã chọn đề tài : “Tại sao phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ? muốn vậy ta phải làm gì?liên hệ với Hà Nội? Do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu xót về nội dung cũng như hình thức , em kính monh thầy giáo góp ý cho em để em có thẻ hoàn thành bài viết tốt hơn, em xin cám ơn B. NỘI DUNG I. Thế nào là nền kinh tế thị trường nói chung, các thành phần trong nền kinh tế thị trường 1. Nền kinh tế thị trường là gì? Nền kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà sản phẩm sản xuất ra là để bán , trao đỏi trên thị trường . Trong kiểu tổ chức mà toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối , trao đổi tiêu dùng mua bán và hệ thống thị trường do thị trường quyết định . 2.Các thành phần trong nền kinh tế thị trường 2.1. Nền kinh tế nhà nước: Thành phần kinh tế nhà nước là các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu của nhà nước. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước , tài sản thuộc sở hữu nhà nước …. 2.2 .Thành phần kinh tế hợp tác: Là thành phần kinh tế dựa trên cở liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh từng thành viên với sức mạnh tập thể nhằm giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất và kinh doanh 2.3. Kinh tế tư bản nhà nước : Kinh tế tư bản nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động tổ chức kinh doanh , của các đơn vị kinh tế tư bản trong và ngoài nước. 2.4. Kinh tế cá thể , tiểu chủ : Kinh tế cá thể tiểu chủ là thành phần kinh tế hoạt động của bản thân sản xuất kinh doanh giũa vốn và sức lao đọng của bản thân là chính 2.5 . Kinh tế tư bản tư nhân : Là các đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất kinh doanh dịch vụ . II.Nguyên nhân nước ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Việc nước ta phát triển nền kinh tế thij trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan . Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tư cung tư cấp , vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tư nhiên chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá , thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất Khi kinh tế hàng hoá phát triển tới một mức nào đó cao hơn nó sẽ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Như vậy sự phát triển kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất , do đó tạo điều kiện cho sự ra đời của sản xuất lớn mang tính xã hội hoá cao , đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi , hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao , lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước . Mặt khác phát triển nền kinh tế thị trường sẽ giúp chung ta giaỉ phóng sức sản xuất , đọng viên mọi nguộn lực trong và ngoài nước để thực công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội , cải thiện tưng bước đời sống của nhân dân. Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực cải tiến trang thiết bị để có thể cạnh trnah với các doanh ngiệp nước ngoài . Qua đó nhằm cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm , và năng suất lao động . Và với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chúng ta mới đi đến mục tiêu không còn áp bức bóc lột , xã hội dân chủ công bằng văn minh , đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhăm xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển , cùng sánh vai với các cường quốc năm châu và thực hiện ước muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể nhân dân ta III.Biện pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Để có thể đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần phải xác định xem trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa chúng ta đã đạt được những thành tựu nào và còn nhưng khó khăn hạn chế gì ? qua đó chúng ta có thể đưa ra những giải pháp cụ thể . 1. Thành tựu: Trong suốt 20 năm đổi mới chúng ta đã có rất nhiều những thành tựu mà không ai có thể phủ nhận , đó là việc đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng.Bước đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và nhằm đạt mục tiêu tới năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp ( Văn kiện đại hội Đảng XI) và trong suốt 20 năm qua chúng ta đã có những kết quả khả quan trong nền kinh tế quốc dân .Tỷ trọng kinh tế luôn có sự chuyển dịch đúng hướng , phù hợp với mục tiêu của chúng ta : “Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành nông lâm thuỷ sản tuy vẫn còn chiếm vị trí quan trọng nhưng có xu hướng giảm giần từ 42,3% năm 1996 xuống còn 30% năm 2000 và đến năm 2005 chỉ còn 25,3% .Trong khi đó tyr trọng các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp tăng tương ứng từ 29% lên 34,3% và hiện nay là 38,1 %” “Tốc độ tăng trưởng bình quân là khá cao đặc biệt là năm 2005 tốc độ tăng trương đạt 8, 4% “đây là một con số khá khả quan . Mặt khác việc mở rộng thị trường đã giúp chúng ta thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và từ đó có thể cải thiện được cơ sở vật chất kĩ thuật nâng cao trình độ khoa học công nghệ . Theo như cục thống kê thì nguồn vốn FDI tiếp tục ra tăng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội .Chỉ trong 5 năm (1996-2000) tổng vốn đầu tư từ nước ngoài vào thực hiện đạt khoảng 10 tỷ USD gấp 5 lần so với 5 năm trước . Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đạt 24,6 tỷ USD , tăng so với cùng thời kỳ trước là 34% Cũng theo một con số thống kê cho thấy Việt Nam được chọn là nơi đầu tư lý tưởng nhất , đạt mức cao nhất 38,8% .Trong đó Nhật Bản là một nước đâu tư lớn nhất vào Việt Nam , lý do mà các công ty của Nhật chọn đầu tư vào Việt Nam bởi vì họ cho rằng nước ta có chi phí sản xuất thấp . Ngoài ra nguồn vốn phát triển không chính thức ODA tăng góp phần quan trọng vào việc xây dưng cơ sơ kết cấu hạ tầng . Tính chung trong 5 năm nguồn vốn ODA đạt 6,1 tỷ USD chủ yếu để xây dựng các kết cấu hạ tầng như điên , nước , các công trình giao thông thuỷ lợi , giáo dục , y tế , xoá dói giảm nghèo Ngoài việc kinh tế phát triển giúp tỷ lệ người thất nghiệp trong xã hội và số hộ nghèo giảm xuống một cách rõ rệt . Từ khi có chủ trương xoá đói giảm nghèo (năm 1992 ) tới nay Nhà nước đã đầu tư trên 21 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo . Tỷ lệ hộ đói nghèo trong cả nước đã giảm xuống từ 205% năm 1995 xuống còn 10% năm 2000. Đời sống dân cư đã được cải thiện rõ rệt .Mức tiêu dùng bình quân trên đầu người tính theo giá hiện hành từ 2,6 triệu đồng năm 1995 lên 4,3 triệu đồng năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2005 nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới chịu nhiều ảnh hưởng thì nền kinh tế của Việt Nam vẫn trên đà phát triển một cách đều đặn . Tốc độ tăng trương GDP năm 2004 đạt 7,4% và đạt 8,4% trong năm 2005 . 2. Hạn chế : Do cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ còn lạc hậu , nên năng suất lao động còn chưa cao , khối lượng hàng hoá nhỏ bé , chủng loại còn nghèo nàn , chất lượng hàng hoá thấp , giá cả lại cao . Chính những nguyên nhân này dẫn tới việc sức cạnh tranh của hàng hoá , của các doanh nghiệp nước ta với các doanh nghiệp nước ngoài còn thấp . Mặt khác giao thông vạn tải còn kém phát triển nên chưa lôi quấn được tất cả các vùng trong nước vào một mang lưới lưu thông hàng hoá thống nhất . Đồng thời việc vận chuyển lưu thông hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn , trong khi đó thị trường hàng hoá sức lao động còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết .Lực lượng lao động tuy nhiều nhưng số lao động có tay nghề không đáp ứng được so với nhu cầu của xã hội , còn lao động giản đơn chiếm số lượng lớn dẫn đến việc người lao động mất việc làm , hoặc không có việc làm , dẫn tới tỷ lệ thất nghệp cao . Theo thống kê mới nhất thì tỷ lệ thất nghiệp ở thnahf thị năm 2000 là 6,4% ttrong khi đó tỉ lệ thời gian lao động ở nông thôn mơí đạt 73,8% không đạt được chỉ tiêu của Đảng đề ra là 75% Thị trường tiền tệ thị trường vốn tuy có nhiều tiến bộ xong vẫn còn nhiều chắc trở , như nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn để sản xuất nhưng khônh thể vay vôn của ngân hàng do thủ tục còn rươm rà trong khi đó nhiều ngân hàng huy động được tiên gửi mà không thể cho vay đã dẫn tới ứ đọng nợ quá hạn , trong nhiều ngân hàng đã dấn tới mức báo động . Việc đầu tư tràn lan thiếu hiệu quả .Theo các số liệu thông kê cho thấy đầu tư nhà nước năm 1997 là gần 50% tổng mức đầu xã hội , năm cao nhất cũng chỉ đạt 58,7%, thế nhưng hiện nay chỉ còn 26% , trong khi tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài từ cao điểm đạt 30% nay đã tụt xuống chỉ còn khoảng 17% và đang có xu hương giảm dần . Một hạn chế khác của chúng ta mà không thể không nhắc tới đó là sự yếu kém trong các khâu quản lý . Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng đã nhận định về vấn đè này như sau :” Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển kinh tế .Một số cơ chế chính sách còn thiếu , chưa nhất quán chưa sát với cuộc sống , thiếu tính khả thi .Nhiều cấp nhiêù ngành chưa thay thế thay đổi những quy định về quản lý nhà nước đã không còn phù hợp , chưa bổ xung những cơ chế chính sách mới có tác dụng giả phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất , khai thác nhiều hơn nữa những nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế , các doanh nghiệp và các vùng , trong toàn xã hội Ngoài ra còn một số vấn đề khác nổi cộm lên đó là việc lối sông du nhập tư phương tây mà quên đi nền văn hoá của dân tộc , đi cùng vơí nó là mặt trái của nền kinh tế thị trường đó là việc gia tăng nhanh chống các tệ nạn xã hội như mại dâm , cờ bạc , nghiện hút ma tuý , làm ảnh hương lớn tới trật tự an ninh xã hội.Tình hình tai nạn giao thông tăng nhanh . Tình trạng buôn lậu , trốn thuế , gian lận thương mại không những không giảm mà còn có chiều hướng tăng nhanh vào mấy năm gần đây.Với hàng loạt những vụ án tham nhũng , buôn bán ma tuý đã bị phanh phui ra trong mấy năm gần đây như vụ Tăng Minh Phụng tham ô của nhà nước hơn 4000 tỷ đồng , hay gần đây nhất dư luận đang xôn xao về vụ án giám đốc của PMU18 đã tham ô của nhà nước hàng trăm tỷ đồng và còn liên quan tới cả thứ trưởng của bộ giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến , và còn hàng trăm các vụ án lớn nhỏ liên quan tới các tệ nạn trên , đây là các vấn đè gây nhức nhối trong dư luận xã hội từ lâu đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta giải quyết một cách triệt để. Trong khi số lượng tội phạm kinh tế có chiều hướng tăng thì số lượng các vụ án hình sự có chiều hương giảm , tuy nhiên số vụ án nghiêm trọng lại xảy nhiều hơn , đặc biệt là vụ án ma tuý nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với tang vật là hơn 1000kg ma tuý . Qua đấy ta thấy được mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm tha hoá con người, cũng qua nhưng ví dụ vừa rồi ta thấy sự yếu kém trong khâu giáo dục con người . 3. Một số giải pháp: Trước hết muốn đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì ta phải hiểu rõ đó không phải là nền kinh tế tập trung quan liêu như trước đây , mà cũng không phải là nền kinh tế thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .Trong nền kinh tế đó có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới , chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội Khi đã hiểu rõ được bản chất của nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa chúng ta sẽ có nhưng biện pháp đúng đắn nhăm đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau đây là một số biện pháp : Đầu tiên , chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , ứng dụng nhanh chóng khoa học kĩ thuật , công nghệ tiên tiến , trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội .Tuy nhiên để có thể áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động chúng ta không thể không chú trọng vào một nhân tố quan trọng đó là nhân tố con người, có thể nói đây là nhân tố rất quan trọng , chỉ có đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kĩ thuật , có tay nghề chuyên môn cao thì mới có thể áp dụng được khoa học kĩ thuật vào sản xuất . Thứ hai, đó là ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật sử phạt thật nghiêm minh đối với những cá nhân , tổ chức,có vi phạm trong sản xuất . Cần đảm bảo tính chất công bằng hợp lý của pháp luật , nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Ngoài hai yếu tố trên thì việc tiến hành phân bổ dân cư , phân công lao động một cách hợp lý trong cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng , để tạo nên sư phát triển đồng bộ ở từng vùng, nhằm tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác , trong bối cảnh thế giới hiện nay thì vấn đề hội nhập , mở cửa , nhằm gia nhập các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới như WTO, ASEAN …Sẽ là một cơ hội cho nền kinh tế nước ta thu nhập được vốn và công nghệ hiện đại của thế giới để khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước . Để đẩy mạnh sự phát triển thì không thể không chú trọng tới ngoại thương , xuất khẩu tạo điều kiện xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như lúa , gạo , cà phê…..Giảm dần nhập siêu , ưu tiên nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ quá trình đổi mới đất nước , và cố gắng cân bằng cán cân xuất nhập khẩu . Đồng thời tranh thủ mọi khả năng và bằng nhiều hình thức nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài , và cần hướng lĩnh vực những ngành có công nghệ tiên tiến , có tỉ trọng xuất khẩu cao.Việc vay vốn và sủ dụng vốn phải có một cách hiệu quả nhất . Ngoài ra để phát triển kinh tế thì không thể không chú trọnh tới an ninh quốc phòng , giữ vững ổn định chính trị . Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam , nâng cao hiệu quả quản ly của nhà nước , phát huy quyền làm chủ của nhân dân. IV. Liên hệ với Hà Nội Cùng với việc phát triển của đất nước ta thì thủ đô Hà Nội cũng có những đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới kinh tế . Tỷ lệ tăng trương GDP liên tục tăng ở mức 10% / năm trong đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 20%-25% / năm . Hà Nội đã xây dựng được 5 khu công nghiệp tập trung và hàng chục khu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ , với đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật . Hơn 10 năm trở lại đây đã có 24500 doanh nghiệp được thành lập với số vốn đăng ký là 39000 tỷ đồng . Khu vực dân doanh đầu tư trải dài trên các lĩnh vực kinh doanh kể cả các ngành đòi hỏi vốn lớn , và khoa học kĩ thuật cao như : “ Thép, chế tạo xe máy , máy tính ….Nhờ đó khu vực dân doanh Hà Nội chiếm 53% tổng sản phẩm hàng hóa bán ra , 77% chỉ số bán lẻ hàng năm , đóng góp 22%ngân sách hàng năm , trên dưới 20% GDP của thành phố. Có thể nói kinh tế Hà Nội có những bước phat triển vượt bậc tuy nhiên không phải Hà Nội đã hết những khó khăn . Ví dụ : “Trong khâu đào tạo người lao động chỉ biết đào tạo nhưng chưa để ý tới nhu cầu sử dụng lao động là các doanh nghiệp.Mặt khác kinh tế Hà Nội phát triển từ thời kỳ bao cấp nên không thể không tránh khỏi máy móc kỹ thuật lạc hậu , làm giảm năng suất lao động , chất lương của sản phẩm , và gây ô nhiễm môi trường.” Khu vực kinh tế quốc doanh còn phát triển chậm hơn khu vực dân doanh nhưng đến nay vẫn chiếm một tỉ trọng rất cao . Vì vậy nếu có chậm hay phát triển không mạnh thì sẽ làm cho cả Hà Nội bị tác động theo . Vì vậy biện pháp đặt ra là phải đổi mới doanh nghiệp thuộc khu vực mình , đồng thời kiến nghị trung ương đổi mới , xắp xệp lại cơ cấu . Nhằm đưa Hà Nội vươn mình trở thành một thành phố phát triển hiện đại và văn minh , xưng đáng với thủ đô ngàn năm văn hiến của đất nước ta ………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin 2. Giáo trình triết học Mác- Lênin 3.Các bài viết trên các trang web www.vietnamnet.vn 4.Một số bài báo trên các thời báo kinh tế MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I.Thế nào là nền kinh tế thị trường ?các thành phần trong nền kinh tế thị trường 2 II. Nguyên nhân nước ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 4 III.Biện pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5 1. Thành tựu 5 2. Hạn chế 6 3. Một số giải pháp 8 IV. Liên hệ với Hà Nội 9 C. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại sao phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.DOC
Tài liệu liên quan