Tiểu luận Tăng cường quan hệ liên kết trong sản xuất và chế biến nông sản ở nước ta

Trong những năm qua, công tác quy hoach đã được chú trọng vf thực hiên đồng bộ hơn. Đã hình thành được một số vùng sản xuất nguyên liệu tập chung gắn với công nghiệp chế biến. Nước ta đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá có quy mô lớn như: vùng lúa đồng bằng Sông Cửu Long, vùng cây ăn quả ở Nam Bộ, Bắc Giang, vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên (cà phê, cao su, tiêu, điều ), vùng lúa ở Đồng bằng Sông Hồng, vùng lúa ở Duyên Hải miền Trung.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tăng cường quan hệ liên kết trong sản xuất và chế biến nông sản ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến nông sản. Mối quan hệ giữa sản xuất nguyên vật liệu và công nghiệp chế biến nông sản nằm trong hay xuất phát từ mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp ngày càng có mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp được xem xét trên một số khía cạnh chủ yếu. 1.2.1. Nông nghiệp phục vụ công nghiệp trước hết phải kể đến năng lực cung ứng, nguyên liệu công nghiệp Ngoài lương thực, nông nghiệp cồn cung ứng cho công nghiệp các nông sảnlàm nguyên vật liệu như đậu tương, lạc, mía, thuốc lá, bông, dừa quả, chè bán, cà phê nhâ, mủ cao su, hồ tiêu với mức tăng đáng kể qua các năm. Bên cạnh đó, nông thôn cũng là thị trường có nhiều tiềm năng của công nghiệp bao gồm: thị trường tiêu thụ vật tư kỹ thuật, thị trường hàng tiêu dùng, thị trường nguồn nhân lực. Nhưng do thu nhập và mức sống của nông dân hiện nay nói chung còn thấp nên tiềm năng này chưa được phát huy đầy đủ. 1.2.2. Công nghiệp phục vụ nông thôn chủ yếi ở các mặt trang bị kỹ thuật cho nông nghiệp, cung cấp hàng tiêu dùng cho nông thôn, phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Nhà nước còn đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất phân bón và các nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu phục vụ cho công nghiệp. Mặc dù việc trang bị công cụ sản xuất, nhất là công cụ cơ giới hoá khâu làm đát năm cao nhất mới đạt 25%. Một số vùng có thời gian còn thiếu cả công cụ thường và công cụ cải tiến. Sau khi thực hiện nghi quyết 10 của BTC về cải tiến quản lý công nghiệp phải thay đổi cơ cấu mặt hàng không còn tình trạnh thiếu hàng hoá như những năm trước đây. Nhưng cần có cơ giới giải phóng sức lao động thực hiện thâm canh, mở rộng các nghành chế biến nông sảnsau thu hoạch. Tác động quá trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hoá đối với công nghiệp không thể tác rời những thành tựu về cải tạo giống mới, áp dụng những tiến bộ trong kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường cung ứng vât tư kỹ thuật và năng lượng cho nông nghiệp. Trong máy chục năm qua, năng lượng điện cung cấp cho nông nghiệp còn rất khiêm tốn. Chủ yếu phục vụ cho thuỷ lợi. Năm 1930 trên miền Bắc điện phân phối cho nông nghiệp là 4,2 triệu KWh, những năm gần đây điện phân phối cho nông nghiệp cả nước lên tới gần 600 triệu KWh. Bên cạnh đó phải kể đến công tác vận tải phục vụ cho nông nghiệp cả đầu vào và đầu vào và đầu ra, cũng như một số cải tiến trong việc không bảo quản nông sản (công nghệ sau thu hoạch). 2. Nguyên nhân và ý nghĩa của việc tăng cường liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông sản. 2.1. Nguyên nhân 2.1.1. Đối tượng của sản xuất trong nông nghiệp là những cơ thể sinh vật cây trồng, vật nuôi, chúng sinh và phát triển theo những quy luật sinh vật riêng và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên (quy luật vận động của thời tiết, khí hậu…) Nhận thức đặc điểm này giứp cho chúng ta biện pháp phân vùng, quy hoach sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế (thế mạnh) từng vùng, từng địa phương cũng như từng cơ sở sản xuất. Trong quá trình xây dựng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh lý, yêu cầu vế kỹ thuật sản xuất (kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch) của từng loại cây trồng, vật nuôi. Việc nghiên cứu sản xuất giống mới, nhâp khẩu giống mới vào sản xuất nông nghiệp cần phải thận trọng, phải qua thảo nghiệm. Kiểm tra chặt chẽ và phải đựơc khu vưc hoá đối với từng vùng sinh thái từng loại đất đai hoặc nhập khẩu các loại cây trồng, vật nuôi không thíc hợp sẽ gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. 2.2.2. Chu kỳ sản xuất nông nghiệp nói chung là dài và không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi. Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sinh vật nên kết quả sản xuất nông nghiệp phụ truộc và quy luật sinh trưởng, phát dụng của từng loại cây trồng, vật nuôi. Vì vậy trong nông nghiệp chu kỳ sản xuất nói chung là dài không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi. Đối với những loại cây trồng ngắn ngày (cây lương thực, rau. đậu…) hay những vật nuôi chóng cho sản phẩm (gia cầm) cũng phải từ 2 đến 3 tháng. Còn đối vớinhững cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả…các loại gia súc lớn trâu, bò…) thì phải từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn nữa mới cho sản phẩm và cho thu hoạch trong nhiều năm. Đặc điểm này đòi hởi khi xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng vườn cây lâu năm) xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng. Cần tính toán chặt chẽ nhu cầu vật tư, tiền vốn đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành thuận lợi việc nghiên cứu áp dụng các chính sách kinh tế, nhất là các chính sách tài chính, tín dụng vào nông nghiệp cần xem xét cụ thể cho phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây, con trong đó ngành tài chính, ngân hàng cần lưu ý xác định thời hạn cho vay và lãi xuất phù hợp với nông nghiệp, để khuyến khích nông nghiệp (chủ yếu là nông dân) đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả , khai thức lợi thế nông nghiệp nhiệt đới (trồng cây ăn quả lâu năm…) hoặc đầu tư cải tạo đất đai…Trong công tác quản lý, cần áp dụng hình thức tổ chức sản xuất thích hợp để người lao động quan tâm đến tất cả các khâu, các công đoạn của chu kỳ sản xuất nhằm đạt cuối quả cuối cùng cao nhất. 2.2.3. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ lớn nhất. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, có thời kỳ nhu cầu tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất căng thẳng (thời kỳ làm đất, gieo trồng), ngược lại có thời kỳ rất nhàn rỗi (thời kỳ chăm sóc). Mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết khí hậu, giữa các mùa nên mỗi loại cây trồng thường có sự thích nghi nhất định với điều kiện đó dẫn đến thời vụ gieo trồng và thu hoạch của các loại cây trồng cũng rất khác nhau. Muốn hạn chế tính chất thời vụ cần lưu ý, ở tời kỳ căng thẳng cần đảm bảo đủ nhu cầu về công cụ sản xuất, tập chung sức lao động, tiền vốn kịp thời. Cần có kế hoạch dự trữ vật tư, kỹ thuật; kế hoạch huy động sức lao động và vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu trong lúc mùa vụ khẩn trương. 2.2.4 Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản hàngđầu và đặc biệt không thể thiếu, không thể thay thế được Nó không chỉ là điều kiện vật chất để tồn tại ngành này mà còn tham gia với vai trò là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc vào mức độ đầu tư các tư liệu sản xuất khác (vật tư, giống, thuỷ lợi) đầu tư vốn vào đơn vị diện tích đất đai sử dụng phụ thuộc vào việc giải quyết quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất, giải quyết quan hệ ruộng đất và nông dân. Ruộng đất tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tư liệu sản xuất nhưng nó có những đặc điểm khác với tư liệu sản xuất khác, ruộng đất là tài nguyên thiên nhiêu có giới hạn về diện tích, có vị trí cố định và chất lượng đất đai không đồng đều giữa các vùng…Những đặc điểm đó có ảnh hưởng lớn đến việc khai thác, sử dụng ruộng đất. 2.2.5 Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên phạm vi không gian lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ nét. Vì vậy muốn sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thu sản phẩm gắn phát triển nông nghiệp với lâm nghiệp - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến ở từng địa phươn, từng vùng lãnh thổ. Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá (vùng lý, chè, cà phê, mía….) cần gắn với việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành du lịch và công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Để tận dụng được lợi thế so sánh của từng vùng trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng cần làm tốt công tác phân vùng, quy hoạch và bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng. Đồng thời nhà nước cần quan tâm đầu tư đồng bộ cho các vùng, các địa phương về cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là những vùng khó khăn, những vùng có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp, cần có chính sách ưu tiên trong đầu tư, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài đầu tư vào các vùng đó. Chính từ những đặc điểm của nông nghiệp vậy trên, như mang tính thời vụ, phân tác theo vùng lãnh thổ lớn, sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng nước cao dẫn đến chúng nhanh bị hỏng, cho nên để hạn chế những nhược điểm này và phát huy những ưu điểm của sản xuất nông nghiệp thì cần thiết phải liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến. PHẦN II THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN Ở NƯỚC TA THỜI GIAN QUA. 1. Các hình thức liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến ở nước ta có những bước phát triển nhanh chóng. 1.1 Hình thức hợp đồng. Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh, với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Để tránh sai lầm có thể xảy ra trong việc ký kết hợp đồng kinh tế điều quan trọng trước tiên là các bên phải đảm bảo hợp đồng có hiệu lực pháp lý. Hợp đồng kinh tế chỉ có hiệu lực pháp lý khi hội tụ đầy đủ các điều kiện sau: a) Chủ thể của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp pháp luật b) Nội dung của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp luật: Hình thành nên mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhà sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, hạn chế được tình trạng nông sản dư thừa, không có thị trường tiêu thụ tạo môi trường để doanh nghiệp với các hộ nông dân, hợp tác xã, các nông trường, các trang trại thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo lượng sản xuất hàng hoá lớn, có chất lượng tốt để xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư hỗ trợ của Nhà nước. Trong những năm qua ở nước ta đã cổ phần hoá đượcc nhiều các doanh nghiệp chế biến nông sản, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua có bước phát triển tốt. - Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nông sản được thông qua cổ phần hoá, nó có nội dung: Nhà nước cổ phần hoá các doanh nghiệp chế biến nông sản, đưa một số doanh nghiệp lên thành công ty cổ phần, từ đó phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho những người trong công ty và những người ngoài doanh nghiệp theo tỷ lệ nhất định, đặc biệt là bán cổ phiếu cho người nông dân cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. - Tác dụng: Việc cổ phần hoá nhà máy chế biến đó đã làm cho người nông dân gắn bó với nhà máy, bởi vì một phần tài sản của doanh nghiệp cũng là của họ, nếu nhà máy làm ăn có hiệu quả thu được nhiều lợi nhuận cao thì họ cũng bán được các sản phẩm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy với giá cả tốt, ngoài ra khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì họ cũng được hưởng một phần lợi nhuận đó. Chính vì vậy việc liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và công nghệ chế biến thông qua việc hình thành các Công ty cổ phần là rất có hiệu quả, cần được phát huy và mở rộng. 2. Những thành tựu đạt được. 2.1. Từ phía sản xuất nguyên liệu nông sản 2.1.1. Về công tác quy hoạch. Trong những năm qua, công tác quy hoach đã được chú trọng vf thực hiên đồng bộ hơn. Đã hình thành được một số vùng sản xuất nguyên liệu tập chung gắn với công nghiệp chế biến. Nước ta đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá có quy mô lớn như: vùng lúa đồng bằng Sông Cửu Long, vùng cây ăn quả ở Nam Bộ, Bắc Giang, vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên (cà phê, cao su, tiêu, điều…), vùng lúa ở Đồng bằng Sông Hồng, vùng lúa ở Duyên Hải miền Trung. . 2.1.2. Về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đã thu hút được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền cũng như của các doanh nghiệp. - Tổng vốn đầu tư cho máy móc và thiết bị chế biến tăng đáng kể đối với nhà máy chế biến cà phê từ nay đến năm 2010 đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng, đối với nhà máy chế biến cao su, các dây truyền sẵn có đang dần được nâng cấp hiện đại hoá. - Giống mới được sử dụng hơn 90% diện tích gieo trồng lúa và 60% diện tích ngô bắp giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha gieo trồng tăng từ 13,5 triệu năm 1996 18 triệu đồng năm 2001 - Kết cấu hạ tầng kinh tễ xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là về thuỷ lợi tăng lên gần 3 triẹu ha năm 1996, đảm bảo tưới gần 80% diện tích gieo trồng. 2.1.3. Về công tác tổ chức sản xuất, quản lý vùng nguyên liệu việc sản xuất quản lý vùng nguyên liệu ngày càng được tổ chức khoa học luôn theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ trong đó đóng vai trò tiên phong phải kể đến hai nông trường Sông Mậu và nông trường Cờ Đỏ. 2.1.4. Về lợi ích của người dân: Đời sống của nông dân ở hầu hết các vùng đựoc cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân hộ đạt hơn 10 triệu đồng/ năm, tăng 29,8% so với năm 1993. Hộ đói nghèo ở nông thôn giảm 8,08% lên 20%. Tốc đọ tăng thu nhập bình quân hàng năm ở khu vực nông thôn trong 3 năm 1996-1999 là 6% thu nhập bình quân đàu người trên năm 1999 so với năm 1992 đều tăng từ 3 đến 4,85 lần. 2.2. Công nghiệp chế biến Nhờ có sự liên kết hiệu quả nên trong những năm qua có hàng loạt các nhà máy chế biến nông sản ra đời với công nghệ hiện đại của thế giới, chế biến nhiều các loại nông sản khác nhau như: chè, cà phê, hạt điều, rau quả, mía cây… cho nên đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà máy . Nông sản hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà máy chế biến nông sản ra đời, với công nghệ và kỹ thuật hiện đại của thế giới, chế biến nguyên liệu các loại nông sản khác nhau như: chè, cà phê, hạt điều, rau quả, mía cây… cho nên đã hình thành được nhiều vòng sản xuất nông sản hàng hoá lớn có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà máy. 2.3.Về vai trò của nhà nước. Nhà nước coi công nhận các thành phần kinh tế của thị trường cùng tồn tại và phát triển, được coi là sự ngang bằng nhau, nhờ vậy nên thu hút được nhiều nguồn vốn của xã hội và sản xuất nông nghiệp và vào công nghiệp chế biến nông sản Ngoài ra, nhà nước còn ban hành một số chính sách như: chính sách ruộng đất, chính sách giao đất giao rừng…những thay đổi về chính sách nông nghiệp nông thôn nới chung, các vùng nguuyên liệu nông sản và công nghiệp chế biến nới riêng. nhờ chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước đã làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển rất nhanh, ttừ đó đã ra đời hàng loạt nhà máy chế biến quan hệ, tác động, phụ thuộc mạnh mẽ lẫn nhau làm cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nông nghiệp nông thôn diễn ra rất nhanh, hình thành được hàng loạt các vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến. 3. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiệ liên kết đó vẫn còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện hợp đồng giữa doanh doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu còn nhiều vấn đề bất cập, hợp đồng còn chưa mang tính pháp lý cao nên trong những năm vừa qua đã sảy ra rát nhiều hiện tượng vi phạm hợp đồng làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, làm họ mất lòng tin vào nhau. Ngoài ra còn có trường hợp vi phạm từ phía nhà máy như tình trạng máy năm trước do giá đường đã ký là cho công nhân phải dời bỏ mía, làm cho người dân dã nghèo lại còn nghèo hơn. Chính vì vậynhững hạn chế trên cho nên ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta, hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn còn chưa tương xứng vaói tiềm năng thế mạnh của nước ta về phát triển nông nghiệp, là giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 4. Nguyên nhân: 4.1. Nguyên nhân từ các cấp quản lý - Trình độ tổ chức và thực hiện quy hoạch: + Chưa gắn kết với quy hoạch với chính sách thực hiện quy hoạch, tạo ra là tổng hợp cho việc phát triển tự phát, kém bền vững, dẫn đến tình trạnhv ừa thừa vừa thiếu nguyên liệu. + Trình độ tổ chức và thực hiện các quy hoạch của các cấp quản lý còn nhiều hạn chế. + Do việc sử lý vi phạm hợp đồng của pháp luật chưa rứt điểm, còn lúng túng trng việc sử lý các trường hợp vi phạm pháp luật. - Chính sách đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu chưa thoả đáng + Việc đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi cho vùng cây trồng công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. + thiếu giống chất lượng cao, hiện nay phần lớn sử dụng cách giống cũ, cho năng suất thấp. Trong đó, việc đầu tư công tác giống quá ít ỏi, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, đội ngũ cán bộ làm công tác giống chưa được chú ý đào tạo đủ trình độ tiếp cận tiến bộ khao học kỹ thuật mới. 4.2. Nguyên liệu từ phía doanh nghiệp - Không giải quyết thoả đáng về mặt lợi ích vật chất cho người nông dân. Nhiều trường hợp doanh nghiệp lạm dụng thế độc quyền thu mua nguyên liệu gây sức ép đối với hộ nông dân về giá cả, tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó, do cơ chế quản lý lỏng lẻo, tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thiếu trách nhiệm đối với người dân còn khá phổ biến. - Các doanh nghiệp chưa xây dựng được mối quan hệ liên kết giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, dẫn đến trình trạng khủng hoảng về nguyên liệu. - Các cơ sở chế biến công nghiệp còn manh mún, quy mô nhỏ, năng suất thấp, hoạt động kém hiệu quả - Chế biến chủ yếu thủ công, chưa khoa học. Do thiếu các thiết bị công nghệ chế biến nên sản phẩm có chất lượng kém. 4.3. Từ phía người nông dân - Người nông dân còn chưa quen với cung cách làm ăn mới là thông qua hợp đồng khiến nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện cũng khó tìm đối tác. - Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn rất thấp, thục tế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguyên liệu. 4.4. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác - Lục lượng lao động ở nông thôn có trình độ thấp, phần lớn chưa đựơc đào tạo nghề nghiệp chỉ có khoảng 3,5% lao động đựơc đào tạo so với tổng số lao động ở nông thôn. - Song nhìn chung công nghệ sinh học nói riêng và khoa học công nghệ nói chung ở nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu và thấp kém nhiều so với các nước trong khu vực. Sản phẩm làm ra chất lượng chua cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu, đòi hỏi phải được đầu tư lớn để tăng cường tiền lực khoa học công nghệ trong khi vốn rất thiếu đang là một mâu thuẫn và thách thức gay gắt. - Một số nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm, thậm chí có dấu hiệu suy thoái đã làm hẹp thị trường tiêu thụ hàng hoá nói chung, thị trường hàng nông sản nói riêng ở nước ta. - Do biến động thường xuyên của giá cả thị trường trên thế giới, gây ảnh hưởng lớn đến giá cả nguyên liệu cũng như sản xuất hàng hoá nông sản trong nước, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người nông dân PHẦN 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở NƯỚC TA 1. Giải pháp tăng cường liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông sản ở nước ta. 1.1. Phía nông nghiệp: Các giải pháp về phía nông nghiệp bao gồm: giải pháp của ngành nông nghiệp, hộ gia đình, trang trại. 1.1.1. Giải pháp từ phía ngành nông nghiệp Để tăng cường liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông sản ngành nông nghiệp cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: * Tổ chức công tác quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản gắn với công nghiệp chế biến. - Xây dựng và thực hiện quy hoạch và sử dụng đất chi tiết trên cơ sở gắn với các cơ sở chế biến, từ đó kết hợp với điều kiện khí hậu đất đai mà quy hoạch các vùng nguyên liệu, xác định các loại cây mũi nhọn cho từng vùng, tránh đầu tư tràn lan và tự phát. - Có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trung ương đến địa phương trong việc rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch chuyển dịch cơ cấu với từng loại cây trồng. Trên cơ sở xác định nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để lựa chon công nghệ chế biến và trồng các loại cây chất lượng tốt có giá trị xuất khâu lớn theo phương châm tập chung đàu tư thâm canh, tăng giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, đồng thời hạn chế phát triển các laọi nguyên liêu chất lượng kém hoặch dư thừa so với nhu cầu. * Ngành nông nghiệp cầnphải giúp nông dân trong viêc tranh bị kiến thức cho họ và áp dụng cũng như nghiên cứu các công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học. - Tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi từ nguồn gien sẵn có cảu nước ta, nghiên cứu cải tạo để có những giống với nhiều đặc tính di truyền tốt. - Tập trung nghiên cứu sử dụng ưu thế lai của giống để nông nghiệp nước ta được áp dụng phần lớn các giống đã có ưu thế lai. - Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh phục vụ trồng trọt, chăn nuôi (kể cả nuôi cá). - Đẩy mạnh sản xuất phân bón vi sinh từ các nguồn phế thải hữu cơ và sản xuất các loại thuốc thú y, thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại có nguồn gốc thực vật hoặc bằng các công nghệ hoá sinh hiện đại không gây hại cho người và gia súc. Phát triển mạnh công nghiệp hoá chế biến nông sản trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại. Đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong việc bảo quản phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta, giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm lâu dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 1.1.2. Giải pháp từ phía hộ gia đình trang trại - Tích cực chủ động tham gia các lớp tập huấn, các trung tâm dạy nghề dưới mọi hình thức như: đào tạo tập trung, lưu động, dài hạn, ngắn hạn, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất. góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng nguôn nguyên liệu nông sản. - Phải chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Giống, phân bón, máy móc… vào sản xuất để phát triển sản xuất. Tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm tốt của cán bộ khác. - Đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ yêu cầu tưới tiêu. Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiêu tốt tiết kiệm nước như: tưới phun, tưới giọt, tưới thấm cho các loại cây trồng cần thiết ở các vùng sinh thái thích hợp. - Phải chủ động nghiên cứu thị trường để từ đó nuôi trồng cây con theo nhu cầu của thị trường để tránh được rủi ro trong sản xuất. - Kết hợp chặt chẽ giữa thâm canh, khai hoang tăng vụ và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp 2. Giải pháp từ phía công nghiệp chế biến. - Kết hợp đầu tư từ nông nghiệp với đầu tư các cơ sở chế biến hiện tại đảm bảo đầu ra cho cây trồng vật nuôi theo quy hoạch, có kế hoạch đầu tư hợp lý, có trọng điểm và phù hợp với việc điều chỉnh cơ cấu nguyên liệu, đồng thời rút ngắn thời gian đầu tư, giảm lượng vốn vay, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp - Phtá triển quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu nhất là các sản phẩm từ rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả. - Nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại để bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản nhằm giảm được tính tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, và đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ tiêu dùng và nội địa phục vụ cho hoạt động xuất khẩu - Tăng cường đầu tư, hỗ trợ nông dân trong việc trồng trọt, thu hái, bảo quản tiêu thụ sản phẩm. - Doanh nghiệp phải làm hợp đồng với người sản xuất nguyên liêu để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy, phải có giá cả thu mua hợp lý để đảm bảo lợi ích kinh tế cho hộ, từ đó hộ mới yên tâm để đầu tư vào sản xuất. 3. Giải pháp từ phía nhà nước. Để liên kết có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước nói chung, nông nghiệp nông thôn phát triển theo em cần có một số biện pháp như sau: 3.1.1. Giúp hai bên về khoa học và công nghệ - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tạo cơ sở xây dựng chương trình phát triển sản phẩm cụ thể từ đầu nâng cao chất lượng nguyên liệu đến công nghệ chế biến, bảo quản, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Triển khai các thành tựu công nghệ sinh học từ phòng thí nghiệm và đưa nhanh những tiến bộ mới về kỹ thuật đến nông dân sản xuất nguyên liệu. - Phát triển công nghệ sau thu hoạch nhàm làm giảm bớt tổn thất sau khi thu hoạch, nâng cao chất lượng bảo quản và chế biến nông sản phẩm. 3.1.2. Giải quết thoả đáng mối quan hệ lơi ích giữa nông dân và các vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến nông sản * Xây dựng và phát triển mô hình liên kết ngang và liên kết dọc. Ngoài ra, cần có sự liên kết giữa nông dân doanh nghiệp chế biến các cơ quan khoa học với nhà nước nhằm đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời củng cố liên minh công - nông - tri thức, bảo đảm hài hoà lợi ích người lao động, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích nhà nước. + Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành nông nghiệp, thu hút càng nhiều các cổ đông là nông dân và phát triển sự thúc đẩy sự phát triển của công ty thu mua nguyên liệu. + Uỷ ban nhân dân các tính có vùng nguyên liệu khẩn trương điều tra, nghiên cứu lập đề án quy hoạch vùng nguyên liệu, đề xuất chính sách ưu đãi chính sách khyến khích nông dân các đại phương tham gia phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho cơ sở chế biến + Quy định rõ trác nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng. * Tổ chức công tác thu mua, vận chuyển nguyên liệu. - Chỉ có các đơn vị đàu mới được phép thu mua, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán thiết lập các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các nhà máy chế biến với các nông dân các vùng trồng nguyên liệu. - Giá thu mua lên công bố ngay từ đầu vụ để bà con yên tâm sản xuất, cần tổ chức các điểm thu mua hợp l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32069.doc
Tài liệu liên quan