Tiểu luận Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

MỤC LỤC

 

Danh mục các từ viết tắt 5

Phần A. Mô hình tăng trưởng kinh tế 6

I.Mô hình cổ điển 6

1. Xuất phát điểm của mô hình 6

2. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế và quan hệ giữa chúng 7

3. Phân chia các nhóm người trong xã hội và thu nhập của họ 8

4. Quan hệ cung cầu và vai trò của Chính sách với tăng trưởng kinh tế 9

II. Mô hình của K. Marx 9

1. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng 9

2. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế 10

3. Sự phân chia giai cấp trong xã hội tư bản 10

4. Chu kì sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế 11

III. Mô hình Tân cổ điển 11

1. Những quan điểm giống mô hình Cổ điển 12

2. Những nội dung mới của mô hình Tân cổ điển 12

3. Hàm sản xuất Cobb – Douglas 13

IV. Mô hình của Keynes 14

1. Nội dung cơ bản của mô hình 14

1.1 Sự cân bằng của nền kinh tế 14

1.2 Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng 15

1.3 Vai trò của chính sách kinh tế tới tăng trưởng 15

2. Mô hình Harrod – Domar 16

3. Sự phê phán mô hình Harrod – Domar của Trường phái Tân cổ điển 16

3.1 Nguyên nhân 16

3.2 Mô hình Solow 17

V. Lí Thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại 18

1. Nội dung cơ bản 18

1.1Sự cân bằng của nền kinh tế 18

1.2 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 19

2. Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế 20

Phần B. Tăng trưởng kinh tế của trung Quốc 21

I. Tổng quan về nền kinh tế Trung Quốc 21

1. Đo lường tăng trưởng 21

2. Thành tựu cụ thể 23

II. Chính sách của Trung Quốc 24

1. Nội dung cải cách 24

2. Thay đổi sâu sắc các chính sách vĩ mô 25

3. Cải tổ to lớn hệ thống ngân hàng 26

4. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước 26

III. Mục tiêu phát triển 27

IV. Đằng sau sự tăng trưởng thần ki 30

1. Mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng 30

2. Ô nhiễm môi trường 32

3. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng 33

4. Sự lão hoá dân số 33

V. Kinh nghiệm cho Việt Nam 34

Kết luận 38

Tài liệu tham khảo 39

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất Cobb – Douglas Hàm Cobb-Douglas được sử dụng để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: K (vốn), L (lao động), R (tài nguyên), T (khoa học-công nghệ), Y (đầu ra). Y = f (K,L,R,T) - Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb-Douglas có dạng : là cá số luỹ thừa phản ánh tỷ lệ cận biên ﻷ của các yếu tố đầu vào. - Sau khi biến đổi Cobb-Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số. Trong đó : g: tốc độ tăng trưởng GDP k, l, r: tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào t: phần dư còn lại, phản ánh tốc độ của khoa học-công nghệ. Ví dụ: giả sử các biến số của phương trình như sau: g = 0.06 (tốc độ tăng trưởng của GDP là 6%) k = 0.07 (vốn tăng 7%) l = 0.02 (lao động tăng 2%) r = 0.01 (tài nguyên tăng 1%) = 0.3 (vốn chiếm 30%) = 0.6 (lao động chiếm 60%) = 0.1 (tài nguyên chiếm 10%) Thay các số liệu vào phương trình ta có: 0.06 = t + (0.3 x 0.07) + (0.6 x 0.02) + (0.1 x 0.01) t = 0.026 cho biết rằng trong số 6% tăng GDP thì tác động của khoa học công nghệ là 2.6%. Như vậy có 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất. IV. Lí thuyết của Keynes Ra đời năm 1936 với tác phẩm “ Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”. Tác phẩm đã đánh dấu sự ra đời của một học thuyết kinh tế mới. 1. Nội dung cơ bản của mô hình. 1.1. Sự cân bằng của nền kinh tế Keynes cho rằng có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người, tại nơi mà đầu tư được hình thành từ tiết kiệm. Theo ông, cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng(Y0 <Y*). 1.2. Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng. Thu nhập của các cá nhân sẽ được sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ. Nhưng xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm và xu hướng tiết kiệm trung bình sẽ tăng.Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Đầu tư đóng vai trò quyết định đến quy mô việc làm.Nhưng khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của vốn. Keynes sử dụng lý thuyết về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích mức sản lượng thấp và thất nghiệp cao kéo dài trong những năm 30 ở các nước công nghiệp phương Tây.Do đó lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết trọng cầu. Vì vậy theo Keynes nên phát triển nhiều hình thức hoạt động để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội. 1.3. Vai trò của chích sách kinh tế tới tăng trưởng Qua phân tích tổng quan, Keynes đi đến kết luận muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chích sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng. Gồm các chích sách như: - Sử dụng ngân sách của Nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. - Thực hiện lạm phát có mức độ. Tức là tăng lượng tiền trong lưu thông để kích thích đầu tư nhưng phải có mức độ. - Đánh giá cao vai trò của thuế khoá, công trái Nhà nước, qua đó góp phần bổ sung cho ngân sách. - Giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư và đánh thuế thu nhập theo luỹ tiến làm cho phân phối trở nên công bằng hơn. - Tán thành việc đầu tư của chích phủ vào các công trình công cộng. 2.Mô hình Harrod-Domar Mô hình Harrod – Domar được nghiên cứu một cách độc lập bởi hai nhà kinh tế Roy Harrod và Evsay Domar dựa theo tư tưởng của Keynes. Mô hình này giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Theo mô hình thì dù là một công ty, một nghành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế thì đầu ra của nó đều phụ thuộc vào số vốn đầu tư nó nhận được. - Nếu gọi đầu ra là Y, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g: - Nếu goi s là tỉ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ: - Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm: (S=I): - Đầu tư là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn-đầu ra ta có: Vì: => g= k là hệ số gia tăng vốn đầu ra: vốn đươc tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư. 3. Sự phê phán mô hình Harrod- Domar của trường phái Tân cổ điển. 3.1 Nguyên nhân Mô hình Harrod – Domar bị phê phán vì họ cho rằng tăng trưởng kinh tế là kết quả của tiết kiệm và đầu tư.Tuy nhiên thực tế thì có trường hợp: - tăng trưởng không phải vì lý do đầu tư . - ngược lại đầu tư không có hiệu quả vẫn tăng trưởng kinh tế - nếu đầu tư có hiệu quả thì sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn. 3.2 Mô hình Solow Năm 1956, dựa trên tư tưởng thị trường tự do của lý thuyết Tân cổ điển, Solow đã xây dựng nên mô hình tăng trưởng mang ý tưởng mới, còn được gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố: lao động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng. Mô hình đã cho biết thêm những nhân tố ảnh hưởng tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế là: - tiết kiệm, - sự gia tăng dân số - tiến bộ công nghệ (là yếu tố quyết định). Mô hình này đặc biệt quan tâm tới sự tác động của tiết kiệm đến tăng trưởng kinh tế. Xét một hàm sản xuất Cobb – Douglas giản đơn chỉ có vốn (K), lao động (L) thì sản lượng Y sẽ là: Y = Kᾳ . K1-ᾳ Nếu tính mức sản lượng bình quân trên đầu người thì phương trình trên sẽ là: y = kᾳ Với y = Y/L (thu nhập bình quân công nhân) và k = K/L (mức vốn bình quân công nhân). Ta có I = sY (I là đầu tư, s là tỉ lệ tiết kiệm quốc gia). Nếu chia cả hai vế cho L ta có I/L = sY/L hay i = sy (i: mức đầu tư bình quân công nhân). Tại mỗi thời điểm, lượng vốn là yếu tố quyết định sản lượng của nền kinh tế nếu vốn tăng theo thời gian dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Lượng vốn thay đổi được xác định bởi hai nhân tố đó là đầu tư và khấu hao. Trong đó,đầu tư làm tăng lượng vốn và khấu hao làm giảm lượng vốn như vậy: Lượng vốn thay đổi = Đầu tư – Khấu hao. Mô hình Solow đã chứng minh rằng: nếu nền kinh tế nằm ở trạng thái ổn định thì nó sẽ đứng nguyên ở đó, và nếu nền kinh tế chưa nằm ở trạng thái ổn định thì nó sẽ có xu hướng tiến về trạng thái đó. Do đó trạng thái ổn định là cân bằng dài hạn của nền kinh tế. Mô hình Solow cho rằng nếu tỷ lệ tiết kiệm cao, thì nền kinh tế sẽ có mức sản lượng lớn hơn. Nhưng tỷ lệ tiết kiệm cao chỉ đưa đến việc tăng trưởng nhanh trong một thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định. Nếu một nền kinh tế duy trì một tỷ lệ tiết kiệm cao nhất, sẽ duy trì được mức sản lượng cao nhưng không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.Đây là kết luận hoàn toàn khác với kết luận của mô hình Harrod- Domar. Nếu hai nền kinh tế do điều kiện lịch sử mà xuất phát với hai mức vốn khác nhau, vậy thì quốc gia có mức thu nhập thấp hơn tất yếu sẽ tăng trưởng nhanh hơn, dần đuổi kịp quốc gia có mức thu nhập cao hơn, nhờ tăng tỷ lệ tiết kiệm. V. Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại Các nhà kinh tế của trường phái này ủng hộ xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, tức là : - Thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế - Nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường.(Thực chất của nền kinh tế hỗn hợp chính là kết hợp học thuyết tân cổ điển và học thuyết kinh tế của keynes.) Những ý tưởng của học thuyết được trình bày trong tác phẩm “ Kinh tế học” của P.A Samuelson xuất bản năm 1948. 1.Những nội dung cơ bản 1.1 Sự cân bằng của nền kinh tế Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa theo mô hình của Keynes: sự cân bằng của nền kinh tế thường ở dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường nền kinh tế vẫn có thất nghiệp và lạm phát. Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được. Sự cân bằng được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu. Tổng cung AS là khối lượng hàng hoá mà các ngành kinh doanh sẽ sản xuất và bán ra trong điều kiện khả năng sản xuất, chi phí sản xuất và giá cả đã được xác định. Tổng cầu AD là khối lượng hàng mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ sẽ mua trong điều kiện giá cả, mức thu nhập đã được xác định. 1.2 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại giống mô hình kinh tế cổ điển cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất: nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ. Y = f(K,L,R,T) Về mối quan hệ của các yếu tố tăng trưởng, thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuất Cobb-Douglas về sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng: Y = T. Kα.Lβ.Lγ g = t + αk + βl + γr Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng của GDP k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào. t: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ. Cũng thống nhất với mô hình cổ điển tức là các nhà sản xuất có thể lựa chọn kỹ thuật sử dụng nhiều vốn (phát triển kinh tế theo chiều sâu) hoặc sử dụng nhiều lao động (phát triển kinh tế theo chiều rộng). Lí thuyết này cũng thống nhất với mô hình Harrod – Domar về vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Ngày nay hệ số ICOR vẫn được sử dụng để xác định tỉ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến tổng mức cầu như cách đề cập của Keynes: Y = (C,G,I,NX). 2.Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế Lí thuyết này cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung và tổng mức cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, việc làm – thất nghiệp, mức giá – tỉ lệ lạm phát là cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Khác với các nhà kinh tế cổ điển và Tân cổ điển các nhà kinh tế học hiện đậi ngày càng đề cao vai trò của Chính phủ trong đời sống kinh tế,Chính phủ có bốn chức năng cơ bản: - Thiết lập khuôn khổ pháp luật. - Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. - Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế. - Thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập. Theo Samuelson chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định cho các DN và các hộ gia đình trong sản xuất vầ trao đổi. Cần đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế và ưa tiên cần thiết cho từng thời kỳ và sử dụng các công cụ như: thuế quan, chương trình tín dụng, trợ giá. Thực hiện phân phối lại thu nhập của cải giữa các DN và và các hộ gia đình. Thực hiện phúc lợi xã hội. Đồng thời chính phủ cần khuyến khích một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bền vững, chống lạm phát và giảm ô nhiễm môi trường. PHẦN B: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC (1978 - 2010) I. Tổng quan về nền kinh tế Trung quốc. 1. Đo lường tăng trưởng. Sau 1/3 thế kỷ cải cách thể chế, xúc tiến mở cửa, Trung Quốc có sự phát triển vượt bậc, tạo bước ngoặt lịch sử; làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế-xã hội đất nước. Từ đầu thập niên năm 1980 đến 1996, kinh tế Trung Quốc lúc nào cũng tăng trưởng trên dưới 10% (có năm lên đến 15%), trừ hai năm 1989 và 1990 là thời kỳ kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự kiện Thiên An Môn (1989). Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (1997- 1998), tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước trong khu vực giảm nhanh nhưng Trung Quốc vẫn duy trì trong khoảng 7-10% cho đến bây giờ. - Với tăng trưởng trên 30 năm ở mức bình quân 9,7%/năm (đứng đầu thế giới). - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã vượt Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản để đứng hàng thứ 2 thế giới (sau Mỹ). GDP cả năm 2010 của Trung Quốc tăng 10,3%, mạnh nhất trong 3 năm qua, đạt 6,04 nghìn tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt mức 9,8% trong quý 4/2010, vượt dự báo trước đó của giới quan sát. - Tăng trưởng hàng năm đạt 4,6% trong nông nghiệp, 11,4% về công nghiệp và dịch vụ 10,8% trong thập niên 1997-2007, cơ cấu GDP đãchuyển hóa tích cực với mức đóng góp 11,3% từ nông nghiệp. - Tỷ trọng công nghiệp 48,6%. - Thu nhập bình quân đầu người trên 4000 USD/năm. Trung Quốc đã vượt qua 4000 USD để bước vào nhóm nước thu nhập trung bình khá. Biểu đồ 1. Tỷ lệ tăng GDP của Trung Quốc (1978-2010) Biểu đồ 2. GDP của Trung Quốc và Mỹ (1970-2009) Tốc độ tăng trưởng số liệu kinh tế Trung Quốc 2010 cao gấp 7 lần so với mức tăng của kinh tế Mỹ trong thập kỷ qua (316% so với 43%). Mức tăng trưởng này được đánh giá là bền vững và nhanh nhất trong lịch sử kinh tế thế giới 50 năm qua. Độ lớn của nền kinh tế TQ (nếu tính theo giá cả hiện thời) đã vượt tổng các nền kinh tế của các quốc gia chủ yếu trong Cộng đồng châu Âu. Với đà tăng trưởng này, OECD dự báo TQ có thể trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới trong đầu thập niên tới. 2. Những thành tựu cụ thể - Nông nghiệp: năm 1978 đạt 304,7 triệu tấn, 1987 đạt 402 triệu tấn, 1997 đạt 494,1 triệu tấn. Năm 2005 cung cấp 46% thịt lợn thế giới, 24% bông, 15% ngũ cốc, 70% lê, 40% táo,, 30% cà chua. Đứng đầu thế giới về rau khô, nấm chế biến, tỏi. Sự phát triển của nông nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế, cung cấp mặt hàng cho công nghiệp và xuất khẩu. - Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, giá trị sản phẩm CN năm 1997 tăng 14 lần so với 1978, bình quân mỗi năm 14,9%.Năm 2006 sản lượng gang 193,2 triệu tấn, thép thô 199,47 triệu tấn, 3,89 triệu xe ô tô, trong đó 2,01 triệu xe con tăng 53,2% so với 2005. Sự phát triển công nghiệp luôn cao hơn các ngành khác và thúc đẩy công nghiệp hóa ở Trung Quốc tiến lên giai đoạn mới. - Trung Quốc hiện đã là "nông trại" và "công xưởng" của thế giới; theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2040 Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (27 năm) và về tốc độ tăng trưởng cao (cứ khoảng 8 năm là GDP tăng gấp đôi), là nước có tỷ lệ tích lũy so với GDP cao nhất thế giới và liên tục tăng lên (từ năm 2002 đã vượt qua mốc 40%, trong đó từ năm 2004 đã đạt 45%). Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Đức, Mỹ và trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn ở vị thế xuất siêu ngày một lớn. Thị phần xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc vừa lớn, vừa rộng khắp không chỉ ở khu vực có mật độ cao về nhân công không có tay nghề mà ngay cả ở khu vực có cường độ công nghệ lớn (chiếm 15% hàng nhập khẩu của Mỹ, 13% của châu Âu). Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt trên 900 tỉ USD, vượt qua Nhật Bản lên đứng đầu thế giới. II. Các chính sách của chính phủ: Theo tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (TQ) đã tăng tốc kể từ khi bắt đầu chính sách đổi mới kinh tế cách đây đúng 25 năm, bình quân 9,5%/năm và sẽ còn duy trì các năm về sau. Đằng sau sự tăng trưởng thần kỳ này là một cuộc cách mạng sâu sắc, từ các chính sách kinh tế vĩ mô đến sự thay đổi tận gốc năng suất - hiệu quả của các doanh nghiệp. 1. Nội dung cải cách: Chủ trương: xây dựng một nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ( từ 1992 ). Khôi phục và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần: Đa dạng hóa các loại hình sở hữu. Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, các hình thức kinh tế tư bản nhà nước được chú trọng. Áp dụng các chính sách khoán cho cả nông nghiệp và công nghiệp. Trong hoạt động kinh tế cho phép tự do cạnh tranh, giải thể doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thi hành chế độ hợp đồng lao động. Nông nghiệp: cho phép quyền sở hữu ruộng đất, cho phép chuyển nhượng theo phương châm “ li điền bất li hương”.Nhờ đó đa dạng hóa các ngành nghề thúc đẩy nông thôn phát triển và thu nhập người dân tăng lên. Chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế vốn đã mất cân đối từ trước. Chuyển từ thứ tự ưu tiên “ CN nặng- CN nhẹ- nông nghiệp” sang “ nông nghiệp- CN nhẹ- CN nặng”. Thực hiện hiện đại hóa công nghiệp bằng hiện đại hóa công nghệ và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp làm cơ sở, công nghiệp nặng hỗ trợ cho công nghiệp nhẹ phát triển. Chủ trương thực hiện chính sách mở cửa: Đây là đường lối chiến lược không thay đổi và là điều kiện cơ bản để hiện đại hóa. Trao đổi hàng hóa với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, thu hút đầu tư, mở rộng du lịch và xuất khẩu lao động. Đặc biệt: chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiến hành cải cách thể chế chính trị: Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế. Nhận định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng thực hiện của nhà nước. Giảm số lượng và tăng chất lượng đội ngũ cán bộ nhànước. 2. Thay đổi sâu sắc các chính sách vĩ mô. Chính sách kinh tế đã liên tục được thay đổi theo hướng nới lỏng ngày càng nhiều hơn sự kiểm soát của chính phủ đối với thị trường, bắt đầu từ khu vực nông nghiệp cách đây hơn 20 năm, sau đó mở rộng sang công nghiệp rồi cuối cùng là khu vực dịch vụ. Đồng thời với việc xóa bỏ kiểm soát giá cả, chính phủ ban hành luật doanh nghiệp, trong đó lần đầu tiên cho phép thể nhân sở hữu doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Chính phủ cũng thi hành mạnh mẽ luật về cạnh tranh để thống nhất thị trường trong nước, trong khi đó môi trường kinh doanh được cải thiện sâu sắc hơn bằng cách cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TQ, giảm thuế, bãi bỏ độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước và chấm dứt chế độ áp dụng nhiều tỉ giá hối đoái. Động lực hướng về một nền kinh tế tự do hơn được tiếp sức với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2001 và kết quả là Trung Quốc đã tiêu chuẩn hóa một số lượng lớn các luật và qui định, tạo ra triên vọng cắt giảm thuế quan nhiều hơn nữa. . Thật ra sự thay đổi nền tảng là việc sửa đổi hiến pháp năm 2004, nhấn mạnh vai trò của bộ phận không thuộc nhà nước quản lý trong việc khuyến khích hoạt động kinh tế quốc nội và bảo vệ tài sản tư nhân khỏi sự cưỡng đoạt chuyên chế. Năm 2005, các qui định ngăn cản sự thâm nhập của các công ty tư nhân vào một số lĩnh vực của nền kinh tế như hạ tầng cơ sở, các ngành phục vụ công cộng và dịch vụ tài chính bị xóa bỏ. Nhìn chung, những thay đổi này cho phép sự nổi lên một bộ phận tư nhân hùng mạnh trong nền kinh tế TQ và bộ phận này đã đóng một vai trò chủ chốt. 3. Cải tổ to lớn hệ thống ngân hàng. Điều quan ngại của chính quyền trong việc tiến tới một tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn có lẽ do lo lắng ngân hàng dễ bị tác hại bởi các khoản vay nước ngoài và bởi sự yếu kém của hệ thống này. Tuy nhiên, công việc cải tổ đang được tiến hành một cách mạnh mẽ. Cho đến năm 1995, các ngân hàng phải tập trung phân bổ tín dụng theo chính sách của nhà nước. Kết quả của chính sách này đã làm cho nợ khó đòi tích lũy trong hệ thống ngân hàng lên đến 4 tỉ nhân dân tệ, chủ yếu là các món vay thời kỳ trước 1999. Kể từ sau thời điểm 1999, TQ bắt đầu tiến hành cải tổ sâu rộng hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đã bắt đầu hiện đại hóa các phương pháp cho vay và quản lý rủi ro. Ngân hàng nhà nước đưa vào áp dụng phương pháp tính toán cân đối phân tán rủi ro và hệ thống phân loại nợ quá hạn cho các ngân hàng. Tháng 7-2005, Chính phủ TQ đã đánh giá lại giá trị của đồng nhân dân tệ cùng với thay đổi liên quan đến sắp xếp tỉ giá hối đoái, cho phép TQ linh động hơn trong việc kìm hãm lạm phát trên thị trường sản phẩm và tài sản. Bằng cách này, sức mạnh thị trường sẽ đóng vai trò hơn nữa trong việc xác định lãi suất ngân hàng của nền kinh tế TQ. 4. Cải cách doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã tiến hành chương trình cải cách sâu rộng ở bộ phận thuộc nhà nước sở hữu. Đây là thành phần chủ yếu của nền kinh tế TQ vào những năm 1990. Các xí nghiệp sở hữu nhà nước được chuyển đổi thành tập đoàn theo hình thức do pháp luật qui định và nhiều công ty loại này được niêm yết trên các thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã bắt đầu hoạt động từ đầu những năm 1990. Từ năm 1998 chính sách để các doanh nghiệp nhỏ mua và tái cấu trúc các công ty lớn được thực hiện một cách thành công. Chương trình này làm cho số lượng các xí nghiệp công nghiệp do nhà nước kiểm soát giảm hơn một nửa trong vòng năm năm. Hợp đồng lao động được qui định linh hoạt hơn làm cho lao động trong bộ phận công nghiệp tăng hơn 14 triệu người trong năm năm, tính đến năm 2003. Quá trình này được trợ giúp bởi các chương trình trợ cấp xã hội và trợ cấp thất nghiệp nhằm chuyển trách nhiệm bồi thường do giảm biên chế lao động dôi dư từ doanh nghiệp sang cho nhà nước. Cuối cùng trong năm 2003, chính phủ hợp lý hóa sự kiểm soát trên các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát hơn nữa bằng cách tạo ra một cơ quan chịu trách nhiệm thực thi quyền sở hữu của nhà nước và thúc đẩy thành quả của những doanh nghiệp này. III. Mục tiêu phát triển Trong thế kỷ XXI, mục tiêu phát triển của trung Quốc đólà phải phát triển với tốc độ nhanh để đuổi kịp nước Mỹ. Vậy câu hỏi đặt ra là trong thế kỷ này, Trung Quốc có đuổi kịp Mỹ không? Nếu đuổi kịp được thì hàm ý đuổi kịp Mỹ là gì? Thứ nhất, Trung Quốc phải rút ngắn cho được khoảng cách GDP giữa Mỹ và Trung Quốc. Năm 1988, theo tính toán của Augus Maddoson năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về tổng lượng GDP nhưng lúc đó GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp hơn Mỹ. Vì thế, để rút ngắn khoảng cách GDP bình quân đầu người với Mỹ thì phảicần một thời gian lâu dài. Thứ hai, Trung Quốc phải ưu tiên rút ngắn khoảng cách về chỉ tiêu phát triển con người (HDI). Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, chỉ tiêu HDI của Trung Quốc: năm 1975 mới đạt 60,2%, năm 1997 cũng mới bằng 75% chỉ tiêu HDI của Mỹ. Trong đó ở Bắc Kinh và Thượng Hải, chỉ tiêu này đã bằng 90% so với Mỹ. Điều này chứng tỏ khoảng cách về chỉ tiêu phát triển con người giữa Trung Quốc và Mỹ ngắn hơn so với khoảng cách về GDP bình quân đầu người giữa Mỹ và Trung Quốc. Thứ ba, Trung Quốc phải rút ngắn cho được khoảng cách về mặt tri thức, giáo dục và thông tin giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này có lợi cho việc rút ngắn hai khoảng cách đã nói trên. - Khoảng cách về giáo dục giữa Trung Quốc và Mỹ ngắn hơn khoảng cách giữa GDP bình quân, giữa khoa học, giữa thông tin so với Mỹ. Cho nên chiến lược đuổi kịp và vượt Mỹ của Trung Quốc trong thế kỷ XXI về thực chất là chiến lược phát triển xúc tiến tri thức. - Muốn rút ngắn ba khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và Mỹ (tri thức, giáo dục, thông tin), yêu cầu có sự điều chỉnh phương hướng đầu tư của nhà nước, từ đầu tư vào khu vực có tính cạnh tranh chuyển sang đầu tư vào khu vực không có tính cạnh tranh, từ đầu tư phần cứng sang đầu tư phần mềm. Dẫu cho Trung Quốc là nước có đầu tư trong nước cao nhất thế giới về tỷ suất cũng như tổng số là 42% tổng ngân sách, cao hơn nước Mỹ (18%), nhưng đại bộ phận ở phần cứng (nhà xưởng, thiết bị), còn phần mềm (chi R&D, giáo dục, vệ sinh công cộng, y tế cộng đồng...) chiếm tỷ trọng trong GDP còn rất thấp, chưa bằng một nửa của Mỹ. Trong mấy chục năm sau này, Trung Quốc phải tăng tốc đầu tư vào phần mềm này. Thứ tư, Trung Quốc phải tìm cách rút ngắn khoảng cách về cơ sở hạ tầng giữa Trung Quốc và Mỹ, hơn nữa phải xem đây là một trong những lĩnh vực chủ yếu yêu cầu mở rộng đầu tư trong nước lâu dài. Diện tích đất đai Trung Quốc lớn hơn Mỹ, nhưng quốc lộ chỉ mới bằng 7,3%, lộ trình đường sắt mới bằng 27,4%, ống dẫn dầu bằng 3,5%, ống dẫn hơi đốt mới bằng 2,8%, thị trường vận chuyển hàng không mới bằng 9,1%, tổng số xe hơi đăng ký mới bằng 3,5% nước Mỹ. 20 năm sau này sẽ là thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc trong phát triển hạ tầng cơ sở, bao gồm phát triển đường sắt, đường bộ, đặc biệt là đường cao tốc, đường hàng không, vận chuyển bằng đường ống, vận chuyển hàng không và hàng hải. Từ đó mở rộng nhu cầu đầu tư trong nước, sản xuất nhiều thiết bị phương tiện cơ sở, giảm được nhập khẩu. Thứ năm, Trung Quốc cần phải tăng nhanh tiến trình xã hội hóa dịch vụ, rút ngắn khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và Mỹ về ngành dịch vụ, hơn nữa xem ngành dịch vụ là con đường tựu nghiệp chủ yếu của tương lai, trở thành nguồn quan trọng của tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng mậu dịch. Hiện nay, lực lượng lao động ở ngành dịch vụ Trung Quốc mới chiếm tỷ trọng chưa đầy 30% tổng lực lượng lao động. Trong đó, lao động nữ trong ngành dịch vụ chỉ chiếm 11%. Con đường chủ yếu để phát triển ngành nghề dịch vụ là phải đập tan sự lũng đoạn này của một số ngành kinh tế quốc hữu, thủ tiêu sự bảo hộ dẫn đến thực hiện cơ chế cạnh tranh, cải cách mở cửa thị trường ngành nghề dịch vụ trong nước. Thứ sáu, Trung Quốc cần phải tăng tiến trình đô thị hóa. Từ nay đến 50 năm sau, đô thị hóa là động lực thúc đẩy chủ yếu để phát triển kinh tế Trung Quốc. Tỷ suất đô thị hóa càng cao càng sáng tạo nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hơn nữa cũng sáng tạo nhu cầu sử dụng hạ tầng cơ sở ở thành thị. Kết luận: Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc đuổi kịp Mỹ thì không có nghĩa Mỹ là mô thức mục tiêu của phát triển hiện đại hóa Trung Quốc. Bởi vì tình hình 2 nước hoàn toàn khác nhau, không thể làm giống như kiểu của Mỹ. Thông qua sự so sánh giữa 2 nước là để phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.doc
Tài liệu liên quan