Tiểu luận Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Việt Nam

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG 2

I. Cơ sở lí luận chung 2

1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 2

2. Bất bình đẳng xã hội 5

II- Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 7

1. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế 7

2. Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 13

I.-Thực trạng chất lượng và thành tựu tăng trưởng kinh tế ở việt nam 13

1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 13

2. Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế 15

II. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội 17

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI, GIẢI QUYẾT BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 19

KẾT LUẬN 20

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế trong mỗi thời kì; - Thứ tư, nền kinh tế có tính cạnh tranh cao; - Thứ năm, tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo hài hòa đời sống xã hội; - Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; ● Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%), trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. ● Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế Các nhân tố kinh tế tác động đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm:vốn,lao động,tiến bộ công nghệ và tài nguyên. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Vốn: là yếu tố đầu vào quan trọng,có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu là vốn vật chất,đó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế,bao gồm:nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Để có được vốn, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trênGDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Lao động: Là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây người ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn.Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn con người,đó là lao động có kĩ năng sản xuất,lao động có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp,lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế… Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."[1] Tiến bộ công nghệ: Là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ở các nền kinh tế ngày nay.Yếu tố công nghệ được hiểu theo hai dạng: Thứ nhất là thành tựu kiến thức; Thứ hai là sựu áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Tài nguyên: Là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước.Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có tính chiến lược,lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên của quốc gia là vấn đề sống còn của sự phát triển. Bên cạnh các nhân tố kinh tế là các nhân tố phi kinh tế tức là các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế. Các nhân tố này có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng như: các yếu tố văn hóa- xã hội, thể chế và sự tham gia của cộng đồng. Bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội: Do sự khác nhau về những cơ hội trong cuộc sống; Do sự khác nhau về địa vị xã hội; Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị Phân tầng xã hội là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Để trả lời câu hỏi về mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần có hướng tiếp cận nhằm đo lường bất bình đẳng. Một cách khái quát, có 2 phương pháp đo lường về bất bình đẳng: Thứ nhất, đo lường bất bình đẳng nói chung thông qua hệ số Gini – được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu; Thứ hai, đo bất bình đẳng về cơ hội thông qua khoảng cách chênh lệch về đầu ra giữa các nhóm xã hội. Trong hai phương pháp này, bất bình đẳng cơ hội mô tả rõ nét về sự bất bình đẳng xã hội hơn và chỉ ra “cái bẫy bất bình đẳng” tồn tại dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo cách tiếp cận thứ nhất, hệ số Gini của Việt Nam vào thời điểm năm 1998 là 0,35 và năm 2004 là 0,423 , trong khi đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Gini chi tiêu hoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6. Như vậy theo cách tiếp cận này, trong sự so sánh với các nước có điều kiện tương tự trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải. Như vậy, cách tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn khá lạc quan về mức độ bình đẳng ở Việt Nam. Tuy nhiên, dưới góc độ bất bình đẳng cơ hội, chúng ta lại có một cái nhìn khác về khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam. Căn cứ vào các chỉ số về bất bình đẳng cơ hội (giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa nông thôn và đô thị, giữa nam và nữ) trong những lĩnh vực (như thu nhập, tỉ lệ đói nghèo, chi tiêu công cộng cho y tế, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh) đều cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội khác nhau. Đặc biệt, khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng: chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đô thị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002) và lên đến 6,94 lần (2004). Đặt trong sự so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng về cơ hội của Việt Nam không ở mức vừa phải, mà thuộc loại cao hơn. Sự khác biệt này được thể hiện rõ trong sự so sánh giữa nông thôn – đô thị, giữa nhóm người Kinh/Hoa và các dân tộc thiểu số. Trong đó, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa ngày càng mở rộng hơn so với khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa nông thôn và đô thị. Như vậy, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra xu hướng dịch chuyển từ sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị (1993-1998) sang sự bất bình đẳng giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh/Hoa (2004). Tức là vấn đề nghèo đói ở Việt Nam trong tương lai gần là vấn đề nghèo đói ở nông thôn miền núi và là nghèo đói của người dân tộc thiểu số. Có thể thấy, hai cách tiếp cận đã cho chúng ta hai bức tranh tương phản về bất bình đẳng tại Việt Nam. Nên chăng chúng ta nên có cái nhìn mới về bất bình đẳng? Vì khi bất bình đẳng tăng lên, nó sẽ làm cho sự gắn kết xã hội yếu đi và chứa đựng những yếu tố “tiềm ẩn” của xung đột xã hội. Các chính sách cần hướng tới phát triển các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số để giữ sự chện lệch giữa các nhóm xã hội ở mức độ có thể chấp nhận được. II- Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP: GDP là giá trị thị trườngcủa tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Phương pháp tính GDP Phương pháp chi tiêu Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm. GDP=C+G+I+NX Trong đó: C là tiêu dùng của hộ gia đình G là tiêu dùng của chính phủ I là tổng dầu tư I=De+In De là khấu hao In là đầu tư ròng NX là cán cân thương mại NX=X-M X (export) là xuất khẩu M (import) là nhập khẩu TIÊU DÙNG (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ. ( xây nhà và mua nhà không được tính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN). ĐẦU TƯ (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình. (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP) CHI TIÊU CHÍNH PHỦ (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản CHUYỂN GIAO THU NHẬP như các khoản trợ cấp cho người tàn tât, người nghèo,... XUẤT KHẨU RÒNG (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(M) Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội. GDP=W+R+i+Pr+Te+Dep Trong đó W là tiền lương R là tiền thuê i là tiền lãi Pr là lợi nhuận Te là thuế gián thu ròng Dep là phần hao mòn tài sản cố định GDP danh nghĩa và GDP thực tế GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành. GDP thực tế là tổng sảnphẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định). GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: Được thể hiện qua đường cong Lorenz và hệ số Gini Đường cong Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối. Nó được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập. Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập. Như vậy đường Lorenz là cách biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao. Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nó có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối. Hệ số này được phát triển bởi nhà thống kê học người Ý Corrado Gini và được chính thức công bố trong bài viết năm 1912 của ông mang tên "Variabilità e mutabilità". Chỉ số Gini (Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, được tính bằng hệ số Gini nhân với 100. Hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren) là hệ số dựa trên đường cong Loren (Lorenz) chỉ ra mức bất b́nh đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế. [1] Khái quát Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập). Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Khi sử dụng hệ số Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phải thỏa mãn không tồn tại cá nhân nào có thu nhập ròng âm. Hệ số Gini còn được sử dụng để đo lường sự sai biệt của hệ thống xếp loại trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng. Tuy hệ số Gini đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về sự phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tế nhận thấy, hệ số Gini mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối thu nhập, trong một số trường hợp, chưa đánh giá được các vấn đề cụ thể. Ứng dụng Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc gần đây trong năm 2009, công bố bản báo cáo về khoảng cách thu nhập của thế giới. Công cụ thông thường để tính toán về sự bất bình đẳng là hệ số Gini. Hệ số này càng cao, xã hội càng thiếu công bằng. Kết quả năm nay cho thấy, Đan Mạch là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và đồng thời cũng có khoảng cách thu nhập thấp nhất thế giới. Hệ số Gini của quốc gia Bắc Âu này chỉ là 24,7. Tại châu Á, quốc gia có khoảng cách giàu - nghèo thấp nhất là Nhật Bản với hệ số Gini là 24,9.[2] Chỉ số nghèo khổ  Người ta sử dụng chỉ số HPI để đánh giá tình trạng nghèo khổ ở các nước Chỉ số HPI thành 2 loại: HPI-1 để đánh giá mức độ nghèo tổng hợp ở các quốc gia đang phát triển và HPI-2 để đánh giá mức độ nghèo tổng hợp ở các quốc gia có thu nhập cao (OECD) nhằm phản ánh tố hơn sự khác biệt kinh tế - xã hội.       Về  mặt hợp phần, chỉ số HPI đo lường sự  nghèo khổ của con người trên hai lĩnh vực chính là giáo dục và y tế. Cụ thể, các chỉ số HPI-1 và HPI-2 cùng đo lường qua những chiều cạnh sau: Thứ nhất là sự thiếu thốn liên quan đến sự tồn tại: có thể bị chết sớm được thể hiện qua khả năng không sống đến tuổi 40 (đối với HPI-1) và tuổi 60 (đối với HPI-2); Thứ hai là chiều cạnh liên quan đến tri thức: bị loại trừ khỏi thế giới đọc và giao tiếp, được đo lường bằng tỷ lệ người lớn mù chữ (đối với HPI-1) và tỷ lệ người lớn trong độ tuổi 16 – 65 thiếu các kỹ năng biết chữ thiết thực, có thể dung để làm việc (đối với HPI-2); Thứ ba là liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt, cụ thể là là sự cung cấp về kinh tế toàn diện. Điều này được thể hiện trong sự tổng hợp ba biến số: tỷ lệ người tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nước sạch, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân và suy sinh dưỡng.       Ngoài ba lĩnh vực trên, chỉ số HPI-2 còn đo lường một chiều cạnh thứ tư – đó là sự  loại trừ xã hội. Nội dung này được  đo lường qua chỉ số tỷ lệ người dân bị thất nghiệp lâu dài (từ 12 tháng trở lên). Chỉ số phát triển con người (HDI) Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau: Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học). Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM I.-Thực trạng chất lượng và thành tựu tăng trưởng kinh tế ở việt nam 1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 1.1. Tốc độ tăng trưởng chung Nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục và với tốc độ cao trong suốt một thời gian dài sau đổi mới.Tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,chỉ thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân năm của Trung Quốc trong thời gian tương ứng. Hơn thế, thời gian tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đã đạt 28 năm, vượt kỉ lục 23 năm của Hàn Quốc, và cũng chỉ thua kỷ lục 30 năm mà Trung Quốc đang nắm giữ cho đến nay. -Giai đoạn 1976-1985: + Bình quân thời kì này đạt 2%/năm +Nguyên nhân: Nhà nước quyết định mọi thứ,QHSX không phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của LLSX; Đây là giai đoạn vừa bước qua thời kì chiến tranh -Giai đoạn 1986-1990: + Đạt 3,9%: Tăng trưởng thấp,chưa ổn định + Nguyên nhân: nhà nước đang bước sang thời kì giao thoa, từ tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Cơ chế cũ đang còn ảnh hưởng,cơ chế mới chưa phát huy được; Năm 1990, hệ thống các nước XHCN sụp đổ. Giai đoạn 1991-1995: tăng trưởng cao,đạt 8,2%/năm + Nguyên nhân: Cơ chế mới đẵ bắt đầu phát huy tác dụng, quan hệ KTQT được khai thong Giai đoạn 1996-2000: Tốc độ tăng trưởng có giảm,đạt 7% + Nguyên nhân: Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính của khu vực - Giai đoạn 2001-2005: Đạt 7,5%, tăng trưởng phục hồi trở lại khi cuộc khủng hoảng tạm thời lắng xuống. - Giai đoạn 2006-2008: Đạt 7,5% -Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế bắt đầu một chu kì suy giảm tăng trưởng do chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 1.2. Tốc độ tăng trưởng trong nhóm ngành kinh tế 1.2.1. Khu vực nông,lâm,ngư nghiệp Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong cả giai đoạn 1991-2008, với tốc độ bình quân 4%/năm 1.2.2. Khu vực công nghiệp và xây dựng Từ năm 1991 đến nay, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng luôn cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nền kinh tế, bình quân cả thời kì đạt 10,9%/năm, một tốc độ tăng vừa cao,vừa liên tục vừa trong thời gian dài và chưa bao giờ đạt được trong lịch sử nền kinh tế nước ta. 1.2.3. Khu vực dịch vụ Có thể nói, khu vực dịch vụ phản ánh rõ nét nhất sự thăng trầm của tăng trưởng kinh tế Việt Nam (tăng trưởng bình quân 8.6%/năm). Tốc độ này giảm sút dần trong 5 năm 1996-2000 (5.7%/năm), nhưng trở lại đà tăng trưởng kể từ năm 2001 đến nay. Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu nhóm ngành kinh tế Có thể thấy rõ, tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP Việt Nam giảm dần theo thời gian, từ 40,49% xuống 22,1% trong thời kì 1991-2008, trong khi công nghiệp và xây dựng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, từ 23,7% tăng lên 39,7%trong cùng thời kì. Khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong ba khối ngành nhưng lại có xu thế đi xướng, chi ở mức 38,1% trong hai năm trở lại đây. Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến khá rõ rệt, thể hiện sự lớn mạnh và tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực ngoài quốc doanh,đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,vào các hoạt động kinh tế. Theo xu hướng này,tỉ trọng của khu vực quốc doanh trong một số lĩnh vực kinh tế giảm dần, còn tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên tương ứng, đánh dấu những bước chuyển cơ bản trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thi trường ở nước ta. Tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo Tỉ lệ người nghèo chung đã giảm từ 13% (từ năm 1993-2002), có nghĩa là Việt Nam đã hoàn thành sớm kế hoạch toàn cầu “giảm một nửa tỉ lệ nghèo vào năm 2015” mà Liên hợp quốc đề ra. Hơn thế, đến năm 2006tyr lệ nghèo đói toàn quốc đã giảm xuống còn 16%, tức là giảm hơn 3,6 lần so với 13 năm trước đó. Tuy các chuẩn nghèo khác nhau sẽ đưa ra những tỷ lệ khác nhau về nghèo đói, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, tình trạng đói nghèo của nước ta cũng vẫn duy tri được chiều hướng ngày một giảm xuống. Đây là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, thành công của Việt Nam xét về mức giảm nghèo tương ứng với mỗi phần trăm tăng trưởng kinh tế cũng đáng được ghi nhận. Trong giai đoạn 1993-1998, 1% tăng trưởng trong GDP/ người tương ứng với 1,3% giảm nghèo, trong khi đó ở giai đoạn 1998- 2002 là 1,2%. Cả 2 tỷ lệ này cao hơn so với mức trung bình quan sát được giữa các nước. Lợi ích tăng trưởng kinh tế được phân phối rộng khắp. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ nghèo giảm từ 25% dán số đo thị năm 1993 xuống một mức tương đói thấp so với nhiều nước khác trong năm 2006. Đồng thời, tỷ lệ này ở nông thôn cũng giảm nhah chóng: năm 1993 khoảng 2/3 dân số nông thôn được coi là nghèo, nay con số này giảm xuống còn 1%. Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ về y tế và phát triển con người. Năm 2006 cả nước có khoảng 93 nghìn lớp mẫu giáo với 112,8 nghìn giáo viên, có 299 trường ĐH&CĐ với 53,4 nghìn giảng viên, 1666,2 nghìn sinh viên, có 269 trường trung cấp với 14,5 nghìn giáo viên, 468,8 nghìn học sinh, số sinh viên tốt nghiệp ĐH&CĐ là 230 nghìn người, tốt nghiệp các trường trung cấp là 149,3 nghìn người. Tổng số người đi học lên tới 23,2 triệu người, bình quân 1 vạndân có 2841 người đi học, tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo khoảng 50%, tỷ lệ người biết chữ tăng từ 88% năm 1993 lên 90,3% năm 2003 và 94% năm 2006. Bên cạnh hệ công lập hệ ngoài cũng có những bước phát triển mạnh để khai thác nguồn lực xã hội, chia sẻ với nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt khoảng 18,25% tổng chi ngấn sách giai đoạn 2001- 2006. Tỷ lệ chi phí cho giáo dục/GDP là 8,3% nhưng do tổng GDP của nước ta rất thấp nên chi phí cho một học sinh ở Việt Nam vẫn thấp xa so với các nước. Tuy nhiên xét về mặt nào đó thì đó là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Trong gần 20 năm đổi mới, mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng và tiến bộ xã hội được quan tâm đúng mức nhờ đó chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng từ 0,539 năm 1994 lên 0,733 năm 2007. Thứ bậc HDI cao hơn đáng kể so với thứ bậc phát triển kinh tế cho thấy sự phát triển của Việt Nam có xu hướng phục vụ con người và đảm bảo công bằng xã hội. Nhận định này càng được khẳng định vững chắc khi chúng ta quan sát thực tế rằng tỷ lệ số người sống dưới mức nghèo khổ cuae Việt Nam thấp hơn đáng kể so với các nước có mức GDP/ đầu người vượt trội. Trong những năm qua, tuy nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng nhưng như đánh giá trên đây song vẫn còn không ít yếu kém và khuyết điểm về tăng trưởng kinh tế, công bằng và tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế tuy đạt cao và tương đối ổn định song chưa bền vững và chất lượng thấp. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp. Theo đánh giá của WEF, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thứ hạng của Việt Nam thấp là nạn tham nhũng, bộ máy hành chính kém hiệu quả, kết cấu hạ tầng chưa thích hợp, lực lượng đào tạo chưa được tương xứng, quy định về thuế bất hợp lý, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính yếu Về khía cạnh công bằng xã hội cũng bộc lộ một số yếu kém. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi đang có xu hướng dãn ra. Hệ số Gini của Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng, việc xóa đói giảm nghèo có xu hướng chậm lại, số hộ tái nghèo tăng lên. Mô hình tăng trưởng và phân bố nguồn lực là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất và lâu dài đến việc tạo lập công bằng và tiến bộ xã hội. Mô hình “ thị trường hướng về xuất khẩu” được triển khai trên thực tế lại chệch sang xu hướng “ thị trường thay thế nhập khẩu”. Tăng trưởng cao nhưng không mở rộng cơ hội việc làm tương Phân phối thu nhập không được thực hiện một cách đồng đều. Một phần lớn thu nhập được chuyển sang những người sở hữu các nguồn lực khác ngoài lao động thay vì chuyển một phần thỏa đáng cho những người sở hữu sức lao động mà thiếu các nguồn lực khác. Vì vậy, khoảng cách giữa các nhóm người giàu và nghèo càng dãn ra. Có một nhóm người giàu nhanh nhờ đặc quyền tiếp cận với các nguồn lực phát triển. Cơ chế xin – cho, bao cấp, bảo hộ nhà nước, cộng them vào đó là môi trường kinh doanh không bình đẳng, cơ hội phát triển của tư nhân bị hạn chế, hình thành các nhóm lợi ích mạnh, làm méo mó quy hoạch và định hướng phát triển. Nhìn ở một khía cạnh khác, tình trạng chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo cũng như bất bình đẳng có phần gia tăng trong thời gian qua ở nước ta phản ánh một xu hướng của quá trình CNH, HĐH. Và nhìn chung, những sự chênh lệch này vẫn ở trong giới hạn hợp lý của sự “ đánh đổi”. Tuy nhiên chúng cũng bộc lộ những nguy cơ và thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI, GIẢI QUYẾT BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội vấn là vấn đề cấp thiết vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112673.doc
Tài liệu liên quan