Tảo chiếm vịtrí chủchốt, nó nằm ởtrái tim của thếgiới sinh vật. Các nhà
sinh học không bao giờ được quên chúng (Chadefaud et Emberger, 1960).
Nhân loại đến với nhóm thực vật này tương đối muộn so với các nhóm sinh vật
khác, đặc biệt là tảo nước ngọt.
Tảo trởthành đối tượng của các cuộc thí nghiệm khoa học từkhi phát
hiện và sửdụng rộng rãi kính hiển vi phức tạp. Các nhà sinh học đến với Tảo
bằng sựlàm quen hình thái vì chúng có vẻ đẹp đầy quyến rũ, tiếp đến là sựtìm
hiểu cấu trúc, cách sinh sản nghiên cứu khảo cổlàm sáng tỏchủng loại phát sinh
từ đó ngày nay người ta đặc biệt chú ý đến nghiên cứu các đặc điểm sinh lí, sinh
hoá và ứng dụng tảo trong nền kinh tế.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tảo học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi tảo (Microalgae) là những thực vật bậc thấp, có khả năng quang tự
dưỡng. Chúng có cấu trúc hết sức đa dạng: đơn bào, đa bào hay tập đoàn sống
chủ yếu ở nước và phân biệt với nhau bởi các chất màu (diệp lục tố, các sắc tố)
và các chất dự trữ. Đó chính là dấu hiệu hoá học để nhận biết trực tiếp bằng mắt
thường hay dưới kính hiển vi quang học.
Trong tự nhiên và đời sống con người, vai trò của vi tảo hết sức quan
trọng vì chúng là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái
nước. Vi tảo giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường (đất và nước),
làm sinh vật chỉ thị cho độ ô nhiễm của môi trường nước. Bên cạnh đó, vi tảo
còn là nguyên liệu để tách chiết các hợp chất có giá trị dinh dưỡng và để chữa
bệnh.
Qua chuyên đề Tảo học, khi học xong chắc hẳn trong chúng ta có những
suy nghĩ và tâm đắc nhất đối với môn học. Điều thú vị đối với những người yêu
thích và quan tâm đến đến các lĩnh vực nghiên cứu vi tảo đều không thể không
tìm hiểu và nghiên cứu hình thái cấu trúc vi tảo tuy rằng đây là một hướng
nghiên cứu mang tính kinh điển.
2
NỘI DUNG
Tảo học (Phycology) là khoa học nghiên cứu về tảo. Khi nghiên cứu về
đặc điểm hình thái và hệ thống phân loại vi tảo. Điều đầu tiên nhận thấy rằng
thành tựu của phân loại học luôn gắn bó với mức độ phát triển của khoa học kĩ
thuật, đặc biệt là liên quan đến kính hiển vi, kính hiển vi quét, kính hiển vi điện
tử và kĩ thuật sinh học phân tử. Tuy nhiên trên thế giới, phân loại tảo đi theo
nhiều hệ thống khác nhau, những tri thức về tảo càng ngày càng được phát triển
với các phương tiện nghiên cứu ngày một cao, không dừng ở mức độ nghiên cứu
hình thái, cấu trúc trước kia mà đi sâu vào mức độ vi mô, phân tử.
Để hiểu biết và sử dụng các loài vi tảo, các kiến thức của nhân loại phải
lần lượt trải qua cách nhận diện phân biệt chúng, sắp xếp chúng vào hệ thống
phân loại, các nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với môi trường,
cũng như các nghiên cứu về sinh học, sinh lí – sinh hoá nhằm điều khiển và sử
dụng chúng.
Người ta thường định nghĩa phân loại học là khoa học về sự đa dạng của
sinh vật. Theo định nghĩa của Simpson (1961) phân loại học là nghiên cứu một
cách khoa học các sinh vật khác nhau, sự đa dạng của chúng cũng như tất cả và
từng mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau.
Không có phân loại học, chúng ta không bao giờ hiểu được sự đa dạng
của sự sống. Phân loại học là một nhánh của sinh học, là một trong các lĩnh vực
cơ sở của khoa học.
Như vậy, việc nghiên cứu hình thái và phân loại vi tảo là một điều đem lại
thú vị cho chúng ta vì sự đa dạng về hình thái. Bên cạnh đó, song song với sự
phát kiến của khoa học, tính hiện đại của kính hiển vi điện tử và các trang thiết
bị công nghệ sinh học đã mở ra trong nghiên cứu về vi tảo hàng loạt sự thay đổi.
Nhưng tiêu chí nghiên cứu dựa trên tiêu chí hình thái được xem là cơ sở cho các
hướng nghiên cứu đến đặc tính sinh thái học, mối quan hệ giữa sự phát triển của
chúng với yếu tố môi trường, nghiên cứu về đặc điểm sinh lí sinh hoá, các ứng
dụng phục vụ đời sống con người.
3
Nếu sự phân loại Tảo ở các thế kỉ trước đây chủ yếu dựa trên hình thái
cấu trúc tế bào, đặc điểm tế bào sinh sản và chu trình sinh sản của chúng thì ở
thế kỉ XX bên cạnh những đặc điểm đó sự phát triển của khoa hoc đã cho phép
đi sâu vào các lĩnh vực hình thái cá thể phát triển (morphogenese), phân loại các
taxon bậc ngành theo các đặc điểm cấu trúc siêu hiển vi của roi (flagellum), của
màng bao thể màu (thylakoid), các sản phẩm dự trữ dưới góc độ bản chất hoá
học, thành phần chất màu (pigments) với các phổ màu khác nhau. Các chỉ tiêu
sinh lí, sinh hoá (độc tố, hoạt chất) trong các hoạt động sống của các chi (genus),
các loài đã trở thành những dấu hiệu và đặc điểm phân loại taxon ở mức độ loài
và dưới loài. Mục đích của phân loại cuối cùng là để phân biệt được sự đa dạng
của sinh giới và các nhà khoa học phải tìm cho mình một cách đi trong hoàn
cảnh của mình. Chính vì vậy sự phân loại Tảo của trường phái Nga dựa trên đặc
điểm hình thái, cấu trúc vỏ, tính chất chất màu (pigments), cấu trúc roi, đặc điểm
tế bào sinh sản - trường phái này vẫn được trong không ít các công trình nghiên
cứu về tảo ở Việt Nam.
Trong những năm cuối của thế kỉ XX, các nhà sinh học đã cố gắng tìm
kiếm các cơ chế đặc thù của các quá trình sinh học cơ bản nhất nhằm chi phối
toàn bộ thế giới sinh vật. Đồng thời phát hiện ra nhóm sinh vật có tốc độ phát
triển nhanh. Tảo – Algae là nhóm thực vật nằm trong sự chú ý đó vì chúng
không chỉ có những cơ chế đặc thù mà còn có tốc độ sinh trưởng và phát triển
cực kì nhanh. Hàng năm có khoảng 200 tỷ tấn chất hữu cơ được tạo thành trên
toàn thế giới trong số đó 170 – 180 tỷ tấn do tảo được tạo thành.
Những điều ngày nay người ta đã biết và sẽ biết về cơ chế và sản phẩm
của quá trình quang hợp là do nghiên cứu sinh lí tảo. nhờ các quá trình nghiên
cứu hình thái và nghiên cứu tảo nuôi trong phòng thí nghiệm mà chúng ta biết
được thành phần, sự hoạt động của nguyên sinh chất, nhu cầu dinh dưỡng của
thực vật, sư lựa chọn các nguyên tố vai trò của Vitamine. Phản ứng với nguyên
tố khí hiếm, sự cố định đạm và nhiều đặc điểm sinh lí khác (Prescott, 1969).
Ngày nay, tảo còn có ý nghĩa kinh tế (là lương thực, sản phẩm thương
nghiệp, xử lí ô nhiễm nước, hình thành các taxon, xử lí nước thải). Trong tương
4
lai sự phát triển của kĩ thuật hiển vi rộng rãi và kính hiển vi điện tử, các nhà Tảo
học và Tế bào học sẽ sử dụng tảo nhiều hơn bao hết dùng làm đối tượng nghiên
cứu tìm những thông tin sinh học cơ bản (Prescott, 1969). Trong một lĩnh vực
khác mà ở đó sự hiểu biết về Tảo đóng vai trò hết sức quan trọng là Đầm hồ học
và Đại dương học với những nghiên cứu hình thái và tác động của Tảo lên thành
phần hoá học của nước và ngược lại. Sự hình thành các chất hữu cơ, thức ăn của
cá tôm, những kí sinh làm chết cá tôm trực tiếp hoặc gián tiếp. Tảo là thức ăn
được dùng trực tiếp cho con người, ở phương Tây được dùng trong các trang trại
chăn nuôi. Cuối cùng Tảo còn có hại làm chết các gia cầm, gia súc, cá, thuỷ hải
sản… bằng các chất độc hại tiết ra từ cơ thể chúng (Prescott, 1969).
Trong tương lai y dược cũng như sự tìm kiếm trong y dược bao gồm cả
việc nghiên cứu và thí nghiệm các tảo có thể xảy ra như việc tìm kiếm thuốc
chữa bệnh ung thư, dị ứng, tảo chiết chất kháng sinh có thể thay thế Peniciline
(Prescott, 1969). Trong tương lai sẽ có môn chữa bệnh dùng tảo (Algotherapia
hay Phycotherapia) (Gorunov và cộng sự 1969).
Không có tảo thì không có chu trình vật chất trong các thuỷ vực, không có
nghề nuôi thuỷ sản, tảo không chỉ có tác dụng khép kín chu trình vật chất trong
tự nhiên mà còn có tác dụng rút ngắn chu trình ấy và làm cho tốc độ vòng quay
của chu trình này tăng lên.
Tảo chiếm vị trí chủ chốt, nó nằm ở trái tim của thế giới sinh vật. Các nhà
sinh học không bao giờ được quên chúng (Chadefaud et Emberger, 1960).
Nhân loại đến với nhóm thực vật này tương đối muộn so với các nhóm sinh vật
khác, đặc biệt là tảo nước ngọt.
Tảo trở thành đối tượng của các cuộc thí nghiệm khoa học từ khi phát
hiện và sử dụng rộng rãi kính hiển vi phức tạp. Các nhà sinh học đến với Tảo
bằng sự làm quen hình thái vì chúng có vẻ đẹp đầy quyến rũ, tiếp đến là sự tìm
hiểu cấu trúc, cách sinh sản nghiên cứu khảo cổ làm sáng tỏ chủng loại phát sinh
từ đó ngày nay người ta đặc biệt chú ý đến nghiên cứu các đặc điểm sinh lí, sinh
hoá và ứng dụng tảo trong nền kinh tế.
5
Dần dần những thí nghiệm về Tế bào học, sinh lí và sinh thái được tiến
hành bổ sung cho chúng ta những kiến thức cần thiết.
Từ những ý nghĩa về Tảo thông qua nghiên cứu hình thái, nghiên cứu sinh lí,
sinh hoá
Từ các hệ thống phân loại của các nhà nghiên cứu tiếp cận các loài vi tảo
từ hình thái hình dạng, màu sắc như hệ thống của Harvey (1836) chia thành 4
ngành: Tảo Silic, tảo Lục, tảo Đỏ, tảo Nâu. Từ hình dạng màu sắc bên ngoài
Smith (1933, 1950, 1962) dựa vào số lượng tế bào, sắc tố, roi, cấu trúc tế bào đã
chia thành 8 ngành gồm: tảo Lục, tảo Mắt, tảo Vàng Ánh, tảo Nâu, tảo Giáp, tảo
Lam, tảo Đỏ và Chloromonadophyta. Vanden Hoek (1980, 1994) dựa vào sắc tố,
sản phẩm quang hợp, cấu trúc vách, cấu trúc roi, kiểu phân bào có tơ, màng bọc
của lục lạp, sự liên hệ với lưới nội chất (CER) đã chia tảo thành 11 ngành.
Lee ER (1999) dựa vào tế bào nhân sơ và nhân chuẩn chứa roi, sản phẩm dự trữ,
kiểu phân chia tế bào chia tảo thành ngành tảo Lam (nhân sơ), tảo có nhân
chuẩn, không có sự liên hệ lưới nội chất (CER) như: tảo Lục, tảo Đỏ, tảo
Glaucophyta, Dinophyta, nhóm tảo nhân thực có CER như tảo Mắt,
Cryptophyta, Heterokontophyta, Haptophyta. Graham LE (2000) dựa vào trình
tự gen 18S chia tảo thành 9 ngành.
Theo tài liệu Tảo học của Võ Hành (2007, NXB khoa học kĩ thuật Hà
Nội) và các tài liệu phân loại vi tảo khác thì ở mỗi ngành tảo đều có hình thái
cấu tạo đặc trưng khác nhau, từ các đặc điểm đặc trưng đó giúp cho người tìm
hiểu và nghiên cứu về chúng cách nhận biết và phân loại chính xác từ đơn vị
ngành đến loài và dưới loài dựa trên đặc điểm cấu tạo tế bào như: vách tế bào,
cấu trúc roi, chất nhầy, sắc thể, hạt tạo bột, nhiễm sắc thể, …, dựa trên mức độ
cấu trúc tản như: đơn bào, đa bào ở các dạng tập đoàn, sợi, ống. Ngoài ra khi
phân loại người phân loại phải tìm hiểu kĩ về các hình thức sinh sản và chu trình
sống của các loài vi tảo khác nhau để có cách đánh giá, phân loại chính xác các
ngành, các loài khác nhau.
Ví dụ: * Đặc điểm đặc trưng của ngành tảo Lam - tảo tiền nhân
(Cyanophyta) cần quan tâm các đặc điểm: vách tế bào, có bao hay không có bao,
6
tế bào dạng sợi đơn bào hay tập đoàn, các tế bào dạng sợi thì các trichom ngăn
cách thắt eo hay không, đặc điểm đầu tế bào cũng rất quan trọng để phân loại
các loài, tế bào phân nhánh thật hay phân nhánh giả, có tế bào dị hình hay không
và phải lưu ý đến điểm nút của nó để phân biệt với tế bào sinh dưỡng và bào tử
nghỉ, đặc điểm sắc tố và vùng chất màu của tảo Lam cũng là một tiêu chí phân
loại. bên cạnh đó hình thức sinh sản của tảo Lam là sinh sản vô tính khi quan sát
trên kính hiển vi chúng ta cũng có thể phân biệt được như sinh sản bằng cách
chia đôi tế bào sinh dưỡng, ở tảo sợi thường là sinh sản bằng đoạn trichom tách
ra…Từ các đặc điểm đó dựa vào các hệ thông phân loại để phân loại đến bộ, chi,
loài khác nhau.
* Ở ngành Tảo đỏ (Rhodophyta) cần chú ý tế bào dạng đơn bào hay đa
bào (lõi đơn trụ hay đa trụ), sắc tố tản, sản phẩm dự trữ là tinh bột thường cho
màu tím khi tác dụng với KI (iotduakali), đặc điểm cầu nối giữa 2 tế bào, chu
trình sống ở tảo đỏ thường là 2 pha hoặc ba pha, nguyên phân đóng, phân bào
bằng khe cắt, đặc biệt là quá trình sinh sản là sinh sản hữu tính chuyên hoá cao.
từ đó đi phân loại các lớp và các chi.
* Ở ngành Heterokontophyta đây là một ngành lớn, mang tính tự nhiên
cao, vách tế bào bằng silic đó là một đặc điểm khác với các ngành khác để phân
loại. Trong cấu tạo siêu hiển vi có những đặc điểm khi phân loại cần chú ý: Các
tế bào đều mang roi khác nhau, một roi dài có 2 hàng lông ở 2 bên dùng để bơi,
roi ngắn không có lông dùng để lái và cảm thụ ánh sáng. Ngoài ra còn quan tâm
đến cấu tạo của roi, điểm mắt, chất dự trữ,…Khi phân loại đến các bộ cần chú ý
đến các đặc điểm như tập đoàn hay đơn bào, hình dạng tế bào. Chẳng hạn như
tế bào hình lọ hoa sống tập đoàn dạng cây (chi Dinobryon), hay ở tảo Silic khi
phân loại chúng ta cần quan tâm các đặc điểm vách tế bào, cách sắp xếp đường
vân có thể là đối xứng toả tròn (Bộ Centrales) hay đối xứng 2 bên (bộ Pannales).
Ngoài ra đặc điểm của rãnh sống, đường vân, số u lồi, vị trí rãnh sống, số lượng
rãnh. Đặc điểm ở tảo Silic có hai hình thức sinh sản: sinh sản sinh dưỡng và sinh
sản hữu tính là một tiêu chí dùng để phân loại.
7
* Ngành Dianophyta có hai roi không giống nhau khi phân loại cần chú ý
đến các đặc điểm như: vành đai và vị trí của nó nằm trên vỏ, các tấm vỏ và cách
sắp xếp, số lượng, hình dạng các tấm vỏ để từ đó lập công thức tấm vỏ từ đó
mới phân loại được các loài thuộc ngành Dinophyta.
* Để nhận biết ngành tảo Mắt cần dựa trên các tiêu chí như vách tế bào
cứng, màu sắc thường là màu vàng nâu, trên đỉnh tế bào có cổ nhô lên, tế bào có
2 roi, sản phẩm dự trữ là hạt paramilon khó thay đổi dù hình dạng tế bào thay
đổi… từ đó để phân biệt các loài khác nhau.
* Ở ngành Chlorophyta là một ngành đa dạng nhất. Ba đặc điểm quan
trong khi phân loại tảo Lục: Dựa trên cấu trúc tế bào màng roi, ở tảo lục giữa
thân roi và chân roi là vùng chuyển tiếp dạng hình sao – là đặc điểm đặc trưng
của Chlorophyta. Dựa vào quá trình nguyên phân (có thể là nguyên phân đóng
hoặc nguyên phân mở) và phân bào. Ngoài ra một đặc điểm truyền thống,
nguyên tắc cơ bản được sử dụng khi phân loại đó là đặc điểm cấu trúc hình thái
của tản như: tản kiểu đơn bào có roi – monad (gặp ở Chlamydomonas), kiểu tập
đoàn có roi (gặp ở Volvox, Gonium…), kiểu tập đoàn Palmelloid, kiểu Coccoid
(ở Chlorococcum, Chlorella, Oocytis), kiểu sợi, kiểu bản, kiểu ống...
8
KẾT LUẬN
Như vậy, nghiên cứu vi tảo từ trước đến nay dù đi sâu nghiên cứu về một
lĩnh vực nào đó từ nghiên cứu sự đa dạng, ứng dụng vi tảo điều đầu tiên phải
nghiên cứu hình thái vi tảo tức là dựa vào tiêu chí hình thái, từ hình thái bên
ngoài đến cấu trúc siêu hiển vi, khi khoa học hiện đại phát triển vấn đề nghiên
cứu vi tảo dưa trên trình tự phân tử ADN và ngày nay sự phối hợp giữa các tiêu
chí có vai trò bổ trợ, đan xen nhau trong nghiên cứu. Ở một lĩnh vực nghiên cứu
nào thì nghiên cứu hình thái và phân loại vi tảo giữ một vai trò quan trọng và từ
đó sẽ phát triển các hướng nghiên cứ khác nhau về vi tảo đặc biệt là lĩnh vực
nghiên cứu ứng dụng vi tảo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_tao_hoc_6865.pdf