Tiểu luận Tập trung hóa báo chí tại các nước tư bản chủ nghĩa

MỤC LỤC

 

I. SỰ KẾT HỢP LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ TRUYỀN THÔNG CỦA NHÂN LOẠI 4

II. RUPERT MURDOCH VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH ĐẾ CHẾ TRUYỀN THÔNG CÓ TÊN LÀ NEWS CORPORATION (NC) 7

III. LIÊN HỆ 17

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tập trung hóa báo chí tại các nước tư bản chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr­êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa b¸o chÝ --------------- tiÓu luËn M«n: LÞch sö b¸o chÝ thÕ giíi TËp trung hãa b¸o chÝ t¹i c¸c n­íc t­ b¶n chñ nghÜa TẬP TRUNG HOÁ BÁO CHÍ TẠI CÁC NƯỚC TBCN Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành tiền đề và động lực cho quá trình tập trung và độc quyền hoá các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra với nhịp độ nhanh chóng. Sự bành trướng và ảnh hưởng của các tập đoàn báo chí ở phương Tây cũng như ở một số nước TBCN ra phạm vi toàn thế giới đã kéo theo sự biến đổi về tính chất và mức độ của nền báo chí nói chung, nhất là khi bộ máy chính trị ở các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ nhúng bàn tay ma thuật vào dòng chảy thông tin có nguồn sức mạnh và quyền lực vô biên này. Do có sức tác động to lớn đó mà các tập đoàn báo chí đã trở thành một thế lực toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội, một cách tự nhiên vạch ra hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành thái độ, quan điểm chính trị - xã hội. Bằng cách ấy, nó đã tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho những hành động chính trị, kinh tế cụ thể nào đó. Chính các chính phủ ở các nước phương Tây đóng vai trò ngày càng lớn trong định hướng và thao túng các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm phục vụ cho những tham vọng và mục đích chính trị. Điều này chính là căn nguyên để quá trình tập trung hoá báo chí ở các nước TBCN diễn ra. Tập trung hoá báo chí là quá trình hình thành các tập đoàn báo chí nhằm chi phối, lũng đoạn thị trường truyền thông ở một quốc gia, khu vực hoặc trên thế giới. Về cơ bản, các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản hình thành trên hai cơ sở, có thể là cạnh tranh, tích tụ tư bản, cá lớn nuốt cá bé hoặc các công ty báo chí truyền thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức mua bán hay sáp nhập với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Cũng có thể các quá trình trên diễn ra giữa những tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ với các công ty báo chí truyền thông nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo ra lợi thế xã hội trong phát triển. I. SỰ KẾT HỢP LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ TRUYỀN THÔNG CỦA NHÂN LOẠI Đại diện tiêu biểu nhất cho việc các cơ quan báo chí bắt tay, sáp nhập với nhau để tạo thành tập đoàn báo chí chính là cuộc gặp gỡ, kết hợp giữa hai đại gia trong lĩnh vực thông tin và công nghệ là AOL (American online) và TIME WARNER vào năm 2001 với trị giá 163 tỷ USD. American online là nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất nước Mỹ. TIME WARNER là tập đoàn truyền thông khổng lồ của Mỹ có tài sản trị giá 18 tỷ USD. Đây là tập đoàn sở hữu rất nhiều tạp chí, báo, các tác phẩm nổi tiếng của thế giới đặc biệt là tạp chí Thời đại (TIME) tiêu biểu cho phong cách News Magazine (tạp chí tin tức). Tạp chí này đã cạnh tranh được với báo về tính thời sự. Vòi bạch tuộc của nó còn vươn tới cả lĩnh vực phát thanh - truyền hình, sở hữu nhiều studio, kênh phát thanh - truyền hình…đại diện đẳng cấp thế giới là CNN (Cable News Network). Được thành lập và đi vào hoạt động từ 1-6-1960, đến nay CNN (hệ thống tin tức cáp) đã phủ sóng toàn cầu thông qua vệ tinh, cung cấp dịch vụ tin tức truyền hình cho hơn 55 triệu gia đình ở Mỹ và hàng tỷ dân của 92 nước trên thế giới. Hãng Turner Broadcasting System do Robert Edward Turner sáng lập năm 1963 cũng thành công và nổi tiếng chủ yếu dựa trên sự nổi tiếng và phát đạt của kênh truyền hình này.Năm 1995, CNN đã sáp nhập vào TIME WARNER - một đế chế truyền thông của Mỹ, tạo nên sức mạnh khổng lồ. Bởi một lẽ truyền hình luôn là cuộc sống, là thực tế sống động hiện lên ngay trên màn hình, có sức thu hút lớn nên việc đầu tư để thiết lập đế chế hùng mạnh luôn là mục đích hàng đầu. Nói như nhà báo Mỹ Giôdep Phitchơ khi nhận xét về kênh truyền hình toàn cầu CNN “người ta nhận thấy rõ rằng CNN - và cùng với nó là việc đưa tin dồn dập của toàn thế giới báo chí mà CNN đã kích thích - bắt đầu ảnh hưởng đến chiều hướng diễn biến của các sự kiện”. T.W và AOL là hai tập đoàn truyền thông, giải trí, công nghệ khổng lồ của Mỹ và thế giới đã kết hợp với nhau thành một tập đoàn lớn để tiến tới lũng đoạn thị trường truyền thông, giải trí trên thế giới.Công nghệ và truyền thông đang là hai lĩnh vực chiếm ưu thế có thể nói là tối quan trọng trong cuộc sống hiện đại, nó đem lại nguồn siêu lợi nhuận khiến cho hai trong số các đại gia đó nghĩ ngay đến sự liên kết với nhau để tạo ra lợi nhuận cao nhất cho tập đoàn của mình.Không có gì cần ưu tiên hơn là mở rộng hoạt động trong những lĩnh vực liên quan tới internet để thu lợi.Một lĩnh vực có khả năng bứt phá về khả năng làm chủ cuộc sống của con người, đem lại nguồn kinh tế cao, một lĩnh vực có sức mạnh to lớn trong việc tạo lập và định hướng dư luận đã gặp nhau hỗ trợ nhau, hạn chế rủi ro và để đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, tạo ra quy mô hoạt động và sức ảnh hưởng ra ngoài biên giới quốc gia, phạm vi khu vực và trên toàn thế giới. Việc hình thành các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa là một quá trình thuần tuý kinh tế, nhằm mục đích kinh tế.Những yếu tố liên quan đến khuynh hướng, tác động chính trị thực ra cũng nhằm tìm đến lợi nhuận và bị lợi nhuận chi phối. Ngay cả ở một số quốc gia khá thống nhất về chính trị thì đảng cầm quyền và nhà nước vẫn chủ động tạo ra các nguồn lực và điều kiện kinh tế - xã hội - kỹ thuật - công nghệ để xây dựng các tập đoàn báo chí nhằm mục đích tạo ra sức mạnh truyền thông chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Khi trở thành tập đoàn báo chí thì nó có thế lực truyền thông chính trị, thế lực kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế trong quá trình tồn tại và phát triển. Nguồn lợi mà các tập đoàn báo chí mang lại cho giới chủ thông qua hai dạng thức chủ yếu là trực tiếp và gián tiếp. Nguồn trực tiếp thu được qua việc bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ báo chí truyền thông và hoạt động quảng cáo. Nguồn gián tiếp thu đuợc thông qua việc tạo ra những ảnh hưởng chính trị, làm thay đổi các chính sách của nhà nước, hình thành những điều kiện đầu tư thuận lợi, những đơn đặt hàng béo bở. Về sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn hơn mà các nhà tư bản hướng tới, là lý do quan trọng nhất để dẫn tới sự liên kết giữa báo chí truyền thông với tài chính, dịch vụ để hình thành những tập đoàn độc quyền khổng lồ. Xu hướng phát triển của chúng là phát triển nhằm đảm bảo sự bao quát đầy đủ các công đoạn sản xuất một loại hình sản phẩm truyền thông (lập chương trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối) hoặc liên kết trong nội bộ nhằm tăng cường ưu thế và sức mạnh cạnh tranh với các tập đoàn báo chí khác. Như với Thomson là tập đoàn báo chí - xuất bản đa quốc gia lớn nhất có các công ty xuất bản và phát thanh truyền hình hoạt động tại Canada, Mỹ, Anh và một loạt các nước tại Á, Phi có lợi nhuận lớn nhất cũng là từ các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể nói việc bắt tay liên kết với nhau sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng lớn, và quan trọng nhất là hai bên cùng có lợi. Trong các chiến dịch thông tin và tuyên truyền, khối liên kết đa năng này cho phép khai thác hiệu quả một cách tối đa đồng thời tiết kiệm được nhiều tiền bạc. II. RUPERT MURDOCH VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH ĐẾ CHẾ TRUYỀN THÔNG CÓ TÊN LÀ NEWS CORPORATION (NC) Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu XX, phát thanh truyền hình chỉ mới ở trình độ sơ khai, báo in là loại hình truyền thông đại chúng quan trọng nhất, giữ vai trò chi phối dư luận cũng như thị trường báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Do các điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó cũng như mức độ thu lợi hạn chế mà việc phát triển các tập đoàn báo chí chỉ mới dừng lại ở những bước đi đầu tiên. Cho tới khi phát thanh và truyền hình phát triển mạnh mẽ, các phương tiện truyền thông đại chúng dần dần được coi là những doanh nghiệp có khả năng sinh lời lớn. Xu hướng tập trung và tích tụ tư bản khiến cho các công ty báo chí truyền thông ngày càng bành trướng bằng việc mua lại, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh.Với việc bỏ ra hàng tỷ đôla, các ông chủ đó đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng dẫn tới tình trạng tập trung, độc quyền hoá ngày càng tăng. Nếu như vào năm 1892, “chuỗi mắt xích” đầu tiên ra đời ở Mỹ với sự góp mặt của 5 tờ báo thì ngày nay, 50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông của nước này. Nghiên cứu của tờ The Washington Post: trong những năm tới chắc chắn toàn bộ báo chí Mỹ sẽ tập trung trong tay của 12 tập đoàn lớn nhất. Tại các nước tư bản khác tình trạng cũng diễn ra tương tự. Nhiều tờ báo nhỏ hoặc là đóng cửa, hoặc là trở thành bộ phận của các công ty lớn. Nhiều tờ báo nổi tiếng cũng không thể tồn tại độc lập mà đã phải bán lại cho các tập đoàn xuyên quốc gia. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sáp nhập, mua lại giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông với tổng giá trị lên đến 93,8 tỷ USD. Đáng ghi nhận và nhắc tới nhất phải kể đến nhân vật đa quốc gia, đa quốc tịch rất nổi tiếng có tên là RUPERT MURDOCH - cái tên mà hầu như cả thế giới phải nói đến vì quyền lực báo chí, truyền thông trong tay ông trùm này có ảnh hưởng ở khắp nơi trên thế giới. Người đã biến một tờ báo nhỏ ở thành phố quê hương mình thành một tập đoàn truyền thông lớn- The News Corporation.“Đừng lo lắng”- “vị giáo chủ” rất thích nói lại câu này- “chúng tôi không muốn chinh phục cả thế giới mà chỉ một phần của nó”. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch Sinh năm 1931 tại Autralia, Murdoch được nuôi dưỡng trong bầu không khí báo chí của gia đình. Cha ông là một nhà báo và làm chủ tờ Adelaides- tờ báo nhỏ của vùng. Ngay từ nhỏ ông đã làm quen với khả năng nắm bắt những sự kiện nóng bỏng của xã hội trên bàn ăn của gia đình mỗi ngày. Cha ông đã biến Adelaide News thành tờ báo của những tin giật gân và những hồ sơ mật về những người nổi tiếng. Cách làm này khác hẳn với báo chí hồi đó vì nó mang lại sự giải trí cho người đọc hơn là thông tin đơn thuần. Murdoch được gửi sang Anh học Đại học Oxford danh tiếng. Thời trẻ Murdoch được chú ý đến bởi tư tưởng cấp tiến của mình, là thanh niên say mê sự biến đổi thế giới theo ý chí cá nhân của mình nên ông rất tôn sùng những nhà hoạt động chính trị, xã hội. Trong thời gian học tại Oxford, Murdoch còn đặt bức tượng Lênin trong phòng của mình. Khi học ở đây, Murdoch vẫn âm thầm tìm hiểu cách làm báo giật gân của xứ sở sương mù này và mơ ước một ngày nào đó có thể đặt ngai vàng thống trị của mình vào mảnh đất tươi tốt của truyền thông báo chí Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, Murdoch trở về Úc. Người cha để lại cho chàng trai 21 tuổi một số tờ báo, nhưng sau đó phải bán đi để trả nợ.R.M chỉ giữ lại được tờ báo nhỏ Adelaides vào năm 1952, đây là một tờ báo nhỏ, hạng 2. Và từ đây ông bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh cao của mình. Áp dụng những gì học được ở Anh, ông biến nó thành tờ báo lớn nhất nước Úc, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân ở đây. Nhưng ước mơ ngự trị đế chế truyền thông khổng lồ của Mỹ vẫn nung nấu trong đầu chàng trai trẻ. Tìm hiểu thật kỹ về miếng mồi béo bở này, ông thấy không thể tiến thẳng tới Mỹ bởi không dễ gì mà người Mỹ dễ dàng chấp nhận những gì đến từ bên ngoài đất nước mà không phải từ Anh- đất nước tổ tiên của họ. Với toan tính và mưu đồ khôn ngoan đó, năm 1970 Murdoch đã quay về Anh, mua lại một số tờ báo để lập sản nghiệp báo chi khổng lồ và chiếm 40% thị phần báo chí ở đây. Murdoch đã quyết định mua hai tờ báo lớn đang có nguy cơ phá sản là News of the World và The Sun, giữ nguyên ban biên tập nhưng hướng dẫn thay đổi cách đưa tin và đặt tít giật gân.Tiếp đến ông mua hai tờ khổng lồ của Anh là The Sunday Times và The Times. Đích ngắm tiếp theo của ông là các kênh truyền hình tin tức và giải trí, nhanh chóng chiếm đoạt bằng tiền bạc và mưu kế.Sau một thời gian ngắn, người Anh gọi ông bằng danh hiệu “Lord” (vua) vì quyền lực của ông đối với đất nước sương mù này. Bí quyết của ông là luôn tìm tới những tờ đang khủng hoảng, thổi vào đó công nghệ quản lý báo chí tiên tiến cùng với kinh nghiệm và tiền bạc, biến thành những tờ báo đại diện cho dòng báo chí chất lượng và dòng báo chí đại chúng ở Anh quốc. Từ đây, Murdoch tìm cách vươn cái “vòi bạch tuộc” của mình sang đất Mỹ. Cuộc xâm chiếm thị trường kết hợp bởi chính sách không khoan nhượng và cuộc chiến thẳng tay với các nghiệp đoàn đã đổ xuống đầu nhà tài phiệt truyền thông này một làn sóng các quan điểm, sự đánh giá dữ dội. Các nhà chuyên gia cho rằng ông biết sử dụng triệt để các nguyên tắc của báo chí vàng để thu hút sự chú ý của độc giả bằng mọi phương tiện. Đó là các tin tức thời sự nóng hổi và sắc đẹp bán thân - những thứ nhanh chóng mang lại lợi nhuận.Có tiền đầu tư ông mua lại các tờ báo mà không hề sợ nợ nần. Cùng với cách làm như thế nên ông đã mua được rất nhiều đài phát thanh và truyền hình. Đế chế của Murdoch không ngừng lớn mạnh, năm 1977 ông mua thời báo New York Post với giá 30 triệu USD, đến năm 1988 bán sang tay để có tiền mua đài truyền hình và cuối cùng lấy lại vào năm 1993. Những năm 80, ông đặt chân tới cái rốn của báo chí thế giới: thị trường báo chí Hoa Kỳ. Ông đổ tiền mua bằng được tập đoàn báo chí Sun-Times có trụ sở tại Chicago, là tập đoàn hùng mạnh có ành hưởng to lớn trong dư luận xã hội Mỹ và mua một số tờ báo nhỏ, biến nó trở nên hấp dẫn để chắc chân tại thị trưòng cạnh tranh khốc liệt này. Nhờ cách dùng người vô cùng khôn khéo, có thể đặt niềm tin vào kẻ chống đối khi cần mà R.M đã dần dần nắm được thị trường truyền thông, báo chí nước Mỹ. Năm 1985, Murdoch nhập quốc tịch Mỹ để có đủ điều kiện có được giấy phép và không vi phạm luật cấm người nước ngoài sở hữu các kênh truyền hình. Hai lần: năm 1990 và 1993 thiếu chút nữa ông bị phá sản vì nợ nần nhưng đã kịp thời thu xếp ổn thoả và tiếp tục bành trướng. Murdoch đã mua 7 đài truyền hình từ tập đoàn truyền thông quốc tế Metromedia với giá 1.55 triệu USD. Kết hợp với 20th Century Fox Studio, “bộ sậu” này đặt nền móng cho việc sáng lập kênh truyền hình Fox Television Network liên kết 35 đài truyền hình, cạnh tranh với CNN. Đến năm 1988, ông đã chi 3 tỷ USD để mua TV Guide, sau đó sáp nhập với công ty tương tác truyền hình Gemstar.Năm 1989, thành lập kênh truyền hình qua vệ tinh Sky TV với 4 kênh phát sóng trên toàn nước Anh, một năm sau sáp nhập với công ty British Satellite Broadcasting lúc đó đang làm ăn thua lỗ. Khối liên minh sau đó lỗ tới 2tỷ USD và rơi vào khủng hoảng tài chính nhưng dưới bàn tay của Murdoch đã trở thành BskyB hùng mạnh như ngày hôm nay. Năm 1993, Murdoch đã mua 63,6% cổ phiếu của công ty Star TV có trụ sở tại Hồng Kông với giá 525 triệu USD, từng bước thiết lập đế chế của mình tại châu Á.Những tính toán của ông rất khớp khi vào năm 1997, Hồng Kông trở về với Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất đều tập trung ở đất nước rộng lớn và nhiều tiềm năng này. Hiện nay, kênh truyền hình vệ tinh này đang giúp các chương trình của News Corp. đến với 300 triệu người xem trên 53 quốc gia toàn thế giới. Để tập trung quyền lực và điều phối công việc cho thuận lợi, ông đã thành lập Tập đoàn báo chí, truyền thông News Corporation (NC) với 785 công ty và hãng ở 52 quốc gia.Năm 2002, NC được định giá là 45 tỷ USD và có doanh thu khoảng 18 tỷ USD.Riêng ở Australia, ông làm chủ 70% thị trường báo chí, ở Anh là 45%.Tại Mỹ, ông hiện có 8 đài truyền hình trong hãng Fox-TV, các hệ thống truyền hình cáp với những thương hiệu hàng đầu như HarperCollins, New York Post, 20th Century Fox, The Autralian, The Times of London…Những tờ báo hay kênh truyền hình của ông có những phong cách hoàn toàn tách biệt nhau, có những tờ thật lá cải nhưng có những tờ cực kỳ nghiêm túc Đó là cách điều hành của Murdoch khiến cho đối thủ của ông rất khó có thể đoán định và lật đổ được. Hãng phim 20th Century Fox nổi tiếng của News Corp Ảnh: solarnavigator.net Sau trận “hỗn chiến” với các đối thủ đấu thầu, Murdoch giành quyền kiểm soát đối với 38% cổ phiếu trị giá 6,8 tỷ USD của công ty truyền hình qua vệ tinh DirectTV, cùng với StarTV ở Châu Á, BskyB ở Anh thì lượng thuê bao đã lên tới 200 triệu. Tiếp đó mua MySPace.com với giá 580 triệu USD, trước con mắt tiếc rẻ của những công ty truyền thông khác, cho đến năm 2007 đã được trả giá 1 tỷ USD nhờ lượng truy cập ngày càng tăng và doanh thu quảng cáo khổng lồ. Dù đã lớn mạnh nhưng News Corp. của Murdoch vẫn còn cách xa với ý tưởng của ông giống như trong phim “Ngày mai sẽ không bao giờ chết” của Elliott Carver là “thiết lập sự độc quyền trong báo chí”. Nó vẫn thua kém 68,9 tỷ USD so với Time Warner hay Disney. Từ lâu, ông đã muốn thâu tóm Dow Jones và The Wall Street Journal, tờ báo cùng với Washington Post và New York Times tạo nên bộ ba báo chí mạnh nhất nước Mỹ. Chính vì thế mà ông không khỏi thất vọng khi những người chủ của Dow Jones không hề nghĩ đến chuyện bán, mua. Đúng vào thời điểm báo in đang đánh mất dần uy thế trước sự bùng nổ của Internet và báo mạng thì thời khắc của Murdoch đã điểm, người ta ví ông như “con cá mập ngửi thấy mùi máu trong nước”. Dowjones nay đã thuộc về News Corp - Ảnh: Google Cái giá 5tỷ USD mà ông đưa ra trong vụ mua bán này là khó lòng từ chối bởi nó cao hơn giá thị trường 67% nếu tính trên cổ phiếu Dow Jones. Nhưng tại sao lão trùm sừng sỏ nhất trong giới truyền thông lại chịu “hớ” như vậy, khi thời điểm báo in đang khó khăn. Câu trả lời, bởi Rupert Murdoch là kẻ có tầm nhìn xuyên thấu mọi ngóc ngách. Trong kinh doanh, ông sử dụng rất tốt luật lệ của cuộc chơi chính trị lớn với các phương tiện cực tốt. Ông luôn thành công nhờ tính nhẫn tâm và tác động được vào chính quyền.Ông ta giống “Hittler của thời nay” như Ted Turner- người bạn và cũng là đối thủ của ông đã mô tả. Murdoch biết hoà trộn sở thích của người tiêu dùng, biết ứng dụng các công nghệ mới và luôn đề ra các quyết định chiến lược đúng đắn, “bóc lột” được sức mạnh của chính quyền. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới thì ông đứng ở vị trí khá khiêm tốn- 73 với khối tài sản 9tỷ USD nhưng ảnh hưởng của ông là rất lớn khi nắm “quyền lực thứ tư” trong tay.Ông đã giúp đỡ hai vị Thủ tướng Anh, ba Tổng thống Mỹ và vài Thị trưởng New York đắc cử. Bắt đầu từ năm 2007, ông đã thâu tóm được tờ báo tài chính hàng đầu của Mỹ- The Wall Street Journal Nhật báo phố Wall, một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất trên thế giới - Ảnh: Getty Images Tờ nhật báo phố Wall là một trong những tờ thành công và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Trong những năm trở lại đây, tờ báo này có lượng phát hành lớn nhất trong số các tờ báo của Mỹ là 1,7 triệu tờ mỗi ngày. Là tờ có lịch sử lâu đời, nội dung chủ yếu về tài chính, chứng khoán. Giới chính trị và tài chính đánh giá đây là tờ báo “phải đọc” và đến mức nó có biệt danh là “kinh thánh của công việc”. Tờ này phát hành bản Châu Á năm 1976 và bản Châu Âu năm 1983. Hiện trang web của tờ báo này có hơn 930 ngàn độc giả thuê bao. Trong khi đó, tập đoàn truyền thông Dow Jones sở hữu nhiều công ty chuyên cung cấp thông tin tài chính như hãng tin tài chính Dow Jones Newswires cũng những tờ báo và kênh truyền hình khác. Nhà tài phiệt truyền thông Murdoch đã thắng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát đối thủ cạnh tranh của mình. Tập đoàn truyền thông News Corp. đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên khi đưa ra quyết định đó. Việc sở hữu tờ nhật báo và mua Dow Jones đã đánh dấu thành công mới và góp phần làm cho thương hiệu News Corp.ngày càng trở nên nổi tiếng. Có thể nói đến đây thì truyền thông báo chí thế giới đã bị quy tụ vào tay một người và không ai còn có thể ngăn cản Murdoch trong tham vọng mở rộng đế chế không ngừng nữa. Ông đã nhìn nhận tương lai của các loại hình báo chí mà không hề thấy sự mâu thuẫn giữa chúng. Tuy tuổi đã cao nhưng ông chưa có ý định từ bỏ vị trí lãnh đạo News Corp. Ông nói “tôi sẽ còn làm việc khi mà trí óc chưa trở nên lẩm cẩm. Hy vọng điều này không sớm xảy ra”. Tỷ phú này cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm tới lợi thế của Internet trên toàn cầu. Theo ông, với việc mở rộng các dịch vụ Internet băng thông rộng, tốc độ cao, thế giới truyền thông đang mở cửa đối với tất cả mọi người, bất kể khu vực địa lý. Khi ngày càng có nhiều người được tiếp cận Internet, mọi thứ từ ngành công nghiệp điện ảnh tới báo giấy sẽ phải thay đổi. Với rất nhiều biệt danh mà thế giới đặt cho ông nhưng có lẽ lời đánh giá sau mới có thể chứng minh được sức mạnh từ ông trùm truyền thông này: “Trên đế chế của Rupert Murdoch, mặt trời không bao giờ lặn”. Mặc dù là công dân Mỹ nhưng ông vẫn được chọn là người Australia có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Ngày nay, quá trình độc quyền hoá các phương tiện thông tin đại chúng vẫn tiếp diễn. Theo một mức độ nào đó thì độc quyền luôn đơn giản hoá khả năng tạo ra một cách có hiệu quả dư luận xã hội và điều khiển nó. Những tổ chức độc quyền gia tăng sự hùng mạnh của mình bằng cách không ngừng giảm số lượng các phương tiện thông tin đại chúng còn đang “độc lập”, tăng cường quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia, các cơ quan chính phủ.Điều này đóng vai trò ngày càng lớn trong việc định hướng và thao túng các phương tiện TTĐC, tạo cơ hội cho những tập đoàn truyền thông tìm được vị trí xã hội, tác động hiệu quả đến toàn bộ công chúng.Tuy nhiên mức độ tập trung hoá diễn ra mà vượt mức kiểm soát thì rất có thể sẽ gây không ít phiền toái cho các nước thuộc thế giới thứ ba. III. LIÊN HỆ Trong xã hội thông tin ngày nay, nhu cầu về thông tin, quyền được thông tin của người dân được nâng cao và là nhu cầu chính đáng. Việc thiết lập các cơ quan truyền thông lớn thành một tập đoàn, hãng thông tấn là việc rất cần thiết, góp thêm sức mạnh cho Thông tấn xã Việt Nam. Chúng ta cần xây dựng một “tổ hợp truyền thông” (hay tập đoàn truyền thông) có quy mô, khả năng mở rộng các sáng kiến và tham gia kinh doanh các thể loại hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực truyền thông hiện đại.Tại Trung Quốc, nhà nước đã cho ra đời hình thức tập đoàn báo chí kể từ năm 1996 và tính đến năm 2003, nước này đã có 39 tập đoàn báo chí, mạnh nhất là ở Quảng Đông, trong đó cũng có một số tờ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Còn ở nước ta, khả năng xây dựng tập đoàn báo chí hiện đang được các giới chức có thẩm quyền thảo luận để có thế đưa ra quyết định và định hướng đúng đắn. Hình thành tổ hợp truyền thông không phải nhằm để tờ báo đạt được “đẳng cấp quốc tế” mà đơn giản là góp phần giúp cho các tờ báo trong nước thúc đẩy hơn nữa đời sống truyền thông, đời sống văn hoá của đất nước, góp phần mở mang kiến thức và nâng cao dân trí. Điều này có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh hiện nay bởi lẽ những thay đổi theo hướng tích cực trong lĩnh vực truyền thông sẽ dẫn tới những tác động tích cực vào tất cả các lĩnh vực xã hội khác. Tờ Tuổi trẻ của nước ta hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực báo in, tuy cũng đã có tờ online trên mạng,và hiện nay đang nhanh chóng phát triển, vươn lên về mọi mặt, phấn đấu trở thành một tập đoàn truyền thông mạnh, trở thành tờ báo lớn của đất nước, thực sự thành ngọn cờ đầy ấn tượng đáp ứng lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Muốn làm được điều đó trước hết phải hợp tác với các đài phát thanh và truyền hình để xây dựng những chương trình hoặc chuyên mục truyền hình không chỉ nhắm tới tầng lớp thanh niên mà có thể đề cập cả những vấn đề thời sự, văn hoá, xã hội…mà hiện nay đang là thế mạnh của báo. Hoặc bên cạnh tủ sách TS hiện nay có thể nghĩ đến việc sản xuất CD dạng tư liệu, dạng phim mở mang kiến thức về âm nhạc, hội hoạ, khoa học, giáo dục môi trường…đây vốn là những sản phẩm dễ hấp dẫn và phổ biến, bổ ích không chỉ các gia đình Việt Nam mà các gia đình Việt kiều cũng đang rất cần. Với lực lượng phóng viên, thông tin viên trên cả nước khá mạnh và trẻ như hiện nay cùng với sự đáp ứng các điều kiện tốt nhất từ phía Đảng, Nhà nước thì trong tương lai không xa nước ta sẽ có thể thành lập được các tập đoàn báo chí với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng và thúc đẩy nền báo chí trong nước phát triển ngày càng mạnh hơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 21.doc