MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 3
2. Mục tiêu của đề tài. 4
3.Nhiệm vụ của đề tài. 4
4. Phương pháp nghiên cứu: 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
6. Bố Cục. 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÔN EADIN. 6
CHƯƠNG II. TẾT LÀNG QUÊ. 8
I. TẾT NGUYÊN ĐÁN MỘT GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA VĂN HÓA THÔN EADIN. 8
II. CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT. 9
1. Tiến táo quân về trời. 11
2. Sắm tết. 12
3. Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp của phong tục ngày Tết 14
III.VÀO TẾT. 14
1. Lễ cúng giao thừa. 14
2. Những luật tục khi đón tết. 15
2.1. Hái lộc đầu xuân mong muốn mọi thứ nảy lộc đâm chồi tươi tốt. 16
2.2. Xông nhà, xông đất 16
2.3. Chúc Tết 16
2.4. Mừng tuổi. 17
IV. CÁC HÌNH THỨC KHI ĐÓN TẾT 17
V. KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 20
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tết làng quê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA NGỮ VĂN-VĂN HÓA HỌC
--&--
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN VĂN HÓA THÔNG TIN
ĐỀ TÀI:
TẾT LÀNG QUÊ
( Thôn Eadin, xã Eabar Sông Hinh Phú Yên )
Gvhd: Pgs.Ts . Phan Thị Hồng
Svth: Trần Xuân Hạnh
Lớp: VH K33
Mssv :0911406
05/2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Có những người vội vàng ra nhà xe,phòng trọ trong niềm hân hoan hạnh phúc được đón xuân ở quê nhà. Có những người hạnh phúc dẫn vợ con, người yêu về cùng vui xuân.
Đâu đó vẫn còn những bóng dáng ngậm ngùi vì không kịp cái Tết cùng gia đình, nhưng những nỗi niềm về quê hương ngày Tết vẫn cứ in sâu trong tâm khảm. Ngày Tết quê tôi-dù trở về bằng những bước chân in trên nền đất quê hương, hay một cuộc hành trình bằng nỗi nhớ thì cũng là một lần trở về. Nơi ấy, những cụ già mĩm cười hạnh phúc nhìn con cháu quay về, sau một năm nhớ nhung mong mỏi. Nơi ấy, những người lớn vui tươi trong cái Tết đầm ấm sau nhiều ngày tất bật trước đó nấu những món ăn ngon, sắm những bộ quần áo mới của cả nhà. Nơi ấy, con trẻ chạy vui đùa khắp xóm trong cái vui nhộn của đất trời, của những hương vị quê hương đang nhảy múa cùng nhau rộn rã. Đó là củ kiệu, là bánh tét, là mứt thơm lừng và cả những nồi thịt thơm ngon đang chào ngày Tết. Nơi ấy, có những hành trình hăng hái của những người bạn trẻ, những bước chân mạnh mẽ đem Tết đến những vùng quê xa xôi hẻo lánh, cho không khí lành lạnh của đất trời bỗng nhiên ấm áp hơn, cho làn nắng mỏng manh của mùa xuân bỗng nhiên tươi vui hơn từ những trái tim biết yêu thương và chia sẻ.
Những cảm xúc có thể vui, có thể buồn, có thể đầy ưu tư nhưng luôn lung linh và tươi đẹp như cái nắng xuân dịu dàng e ấp, len lỏi giữa rợp trời những cánh hoa khoe sắc; nơi trời đất giao hòa, nơi lòng người gặp nhau ấm áp, yêu thương; nơi tuổi thơ ngày xưa, chúng ta hôm nay và mãi những ngày sau…luôn nhớ, luôn mong những ngày ở quê của những ngày đang Tết. Một không khí rất Phú Yên. Dừng lại một chút, suy nghĩ một chút, nhớ về một chút và bắt tay chia sẻ một chút những cảm xúc của tôivề ngày Tết quê hương mình, ngày Tết của thôn quê,Một bài viết hay là một bài viết được thể hiện từ chính trái tim tôi. Nơi ấy, đặc biệt, vì nó là TẾT LÀNG QUÊ. Đó cũng là đề tài mà tôi chọn làm bài viết này!
2. Mục tiêu của đề tài.
Làm rõ cái tết quê hương đến bạn bè độc giả,qua đó nói lên nét văn hóa trong cách đón tết của người dân thôn quê tôi.
3.Nhiệm vụ của đề tài.
Nói lên vẻ đẹp của ngày tết thôn quê,nghiên cứu ngày tết thôn Eadin.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài mang tên “TẾT LÀNG QUÊ” nói về ngày tết nơi vùng quê thôn giã nên tôi sử dụng biện pháp miêu tả,qua đó phân tích phỏng vấn sâu đồng thời tham khảo tài liệu của các tác giả.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Ngày tết quê hương
* Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thôn Eadin,xã Eabar,Sông Hinh.Phú Yên.
6. Bố Cục.
Chương I. Giới thiệu tổng quan về thôn Eadin.
Chương II. Tết làng quê
Tết nguyên đán một giá trị tâm linh của văn hóa thôn Eadin.
Chuẩn bị đón tết
Tiến táo quân về trời
Sắm tết.
Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp của phong tục ngày Tết
Vào Tết.
1. Lễ cúng giao thừa.
2.Những luật tục khi đón tết.
2.1. Hái lộc đầu xuân.
2.2. Xông nhà, xông đất
2.3. Chúc Tết
2.4 Mừng tuổi.
IV. Những hình thức giải trí trong ngày tết.
V. Kết Luận.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÔN EADIN.
Một ngôi làng nhỏ nằm trên quốc lộ DT645.Cách thị trấn Hai Riêng Sông Hinh chừng 15Km.Có khí khí hậu và đất đai giống Đắc Lắc hơn là miền đồng bằng Phú Yên.Là một nơi khó khăn nhưng đang phát triển nhờ Café ( Cà phê ) lên giá.Dân cư nơi đây đa số là các tỉnh khác vô đây lập nghiêp.
Vùng quê tôi còn nghèo. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên nương rẫy cà phê và chăn nuôi heo, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn. Mặc dù sống trong cảnh khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân. Quê hương Nghệ An chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Thì mảnh đất thôn Eadin.Phú Yên đã cho tôi hơi thở cuộc sống là nơi tôi lớn lên.Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.
Xa quê hương từ nhỏ. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình.
Dịp tết đến là dịp con cái báo hiếu bày tỏ tình cảm sâu đậm va rõ nét nhất,là cảnh đi mua sắm tết là cảnh con cái đi tảo mộ,don dẹp đường thôn quê tưng bừng đón tết.Tết cảu mọi nhà mọi gia đình cảu tất cả mọi người làm tim tôi nao nao khi kết thúc học kỳ 1 đi về quê đón tết là cảnh mua quà cho cháu,cho gia đình,là cảnh mua sắm chuẩn bị đón tết vui xuân.
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của thôn mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Cho nên bài viết này tôi lấy tất cả tâm tư tình cảm của mình về cảm xúc quê hương,cảm xúc ngày tết để viết lên để nói lên,để mô tả thật đúng,thật chân thành để phác họa lên bức tranh thôn Eadin bằng lời của trái tim kết nối đến bạn bè,các bạn đọc giả lời nói chân thành sâu đậm của người con đất Phú.
Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!
CHƯƠNG II. TẾT LÀNG QUÊ.
I. TẾT NGUYÊN ĐÁN MỘT GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA VĂN HÓA THÔN EADIN.
Với người dân thôn Eadin ngày tết có một giá trị tinh thần rất lớn,giá trị đó ẩn sâu trong đời sống của mỗi người,trong gia đình và cả cộng đồng,trong những ngày tết mọi người xem đó là cái giá trị thiêng liêng và cao cả.là ngày bà con đã thu hoạch xong là khoảnh khắc giao mùa một mùa xuân đã đến.
Nếu thủa nhỏ, ta chờ mong Tết để được mặc quần áo mới cùng khoe với bạn bè, được ăn bánh chưng được đi chơi,đi thăm chúc phúc người thân, được chạy nhảy vui đùa, thì khi lớn lên, tôi lại cảm nhận nhiều hơn về cái Tết cổ truyền của dân tộc thắm đượm tình người trong trời đất, sâu thẳm nơi cội nguồn bản thể mà gia đình là cái nôi nuôi dưỡng nó. Những phong tục tập quán đậm đặc trong mấy ngày Tết diễn ra trong các gia đình, tạo thành nếp nhà, làm nên một giá trị tâm linh của văn hoá gia đình.Bởi đó là cái giá trị nhân văn mà tôi cảm nhận được qua những cái tết mà trong ký ức tuổi thơ tôi còn đọng lại.
Những ngày Tết, con người được trở về với chính mình. Dù ai đi đâu đi học xa nhà,đi làm ở Sài Gòn thì đến ngày giáp tết đều không quên gắng làm hăng say kiếm thật nhiều tiền về mua quà cho cha mẹ,ông bà,cháu,và một phần lo cho cuộc sống gia đình,dù ở đâu đi đâu thì những ngày Tết cũng phải trở về với gia đình, tuân theo những tục lệ thiêng liêng, làm tròn bổn phận của mình với Trời, Đất, với ông bà, cha mẹ, vợ con và người thân ruột thịt với tình cảm chân thành, là những con người,cá nhân chân thật, đầy tình cảm, đầy thương yêu, nhân nghĩa... sống dậy trong mối giao cảm thiêng liêng với Trời, Đất, với cõi thiêng, với người ruột thịt qua các tục lệ trong nhà như: lễ cúng Ông Táo, lễ cúng giao thừa, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi, thăm hỏi họ hàng...
Vì thế trong các ngày Tết, con người ai cũng tốt hơn, và mong mỏi cho người khác tốt hơn, đẹp hơn người người hạnh phúc,vạn sự như ý,sung túc quanh năm. Họ chúc nhau "Năm mới vạn sự tốt lành", "Năm mới an khang thịnh vượng". Lời chúc đó xuất phát từ cái tâm lương thiện,từ cái lòng nên nó chân thật, không phải là những lời giả dối một lời nói xuất phát từ trái tim của những con người quanh năm bên cái quốc mang hồn của văn hóa Việt Nam vào trong lời nói đó!
Qua những giây phút sống trong phong tục đẹp đẽ của gia đình thôn Eadin mấy ngày Tết, tôi càng và cảm nhận một cách sâu sắc một điều gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng đời sống tâm linh của mỗi người. Mà con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do có đời sống. Những giá trị vật chất và tinh thần mà gia đình mang đến cho mỗi người hết sức bền vững. Đời sống tâm linh, đó chính là hạt nhân bất biến của gia đình và văn hoá gia đình. Xét cho cùng, con người cần tổ ấm gia đình tức là cần có giá trị tâm linh để duy trì sự sống của mình trên một bình diện văn hoá mà chỉ ở đó con người mới có. Những phong tục đẹp trong ngày Tết diễn ra trong các gia đình thôn quê tôi còn cái giá trị nhân văn cao cả mang hồn của nước của loài người là những gì thể hiện qua cách bố trí đem hương vị của lòng mình lên ông bà tổ tiên.
II. CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT.
Là một địa bàn vùng sâu vùng xa chợ búa khá xa,vào những ngày lễ tết bà con nơi đây phải đi chợ khá xa.Từ thôn Eadi đi tới chợ huyện Sông Hinh vào khoảng 15ki lô mét khoảng cách khá xa nhưng bà con vẫn hăng say đi chợ mua đò sắm tết,những ngày đó bà con thôn xóm hỏi nhau rất than mật: “nhà chị đã mua đồ tết hết chưa?đến đâu rồi?.......hôm nay nhà mình đi chợ mua sắm đồ tết anh nhỉ………”tiếng xe máy nổ xình xịch lan tảo trong cái se lạnh của thời khắc giao mùa,tôi còn nhớ ngày trước các bà con xóm tôi do nhà nước chưa làm đường nên đường đá đỏ mưa lầy lội rất khó đi bà con trong xóm lấy xe “công nông” (một loại xe đầu kéo bằng máy nổ có rơ móc để kéo hàng) khoảng độ trên dưới 10 người gì đó đi theo xe và phải đi gần 15kilomet để đi chợ mau sắm đồ tết,tôi nhớ lại mà thấy nao nao lòng và nhớ mùi vị của bánh chưng,bánh tét của không khí đoàn tụ bên bếp lửa cùng gia đình…..Giờ đây được nhà nước quan tâm giúp đỡ ,với cà phê được giá nên đời sống của bà con đã khá lên nhiều giờ thì mỗi nhà tự trang bị cho mình những chiếc xe máy để làm ăn,đi chơi du xuân ngày tết,đi chợ tết.
Ngày trước khi chưa có điện ban lãnh đạo thôn cùng người dân cùng góp tiền mua máy nổ phát điện,đầu chiếu video,tivi phục vụ cho nhu cầu giải trí,vui xuân đón tết của bà con,vào những ngày giáp tết các thanh niên trong thôn sửa máy,dọn dẹp chuẩn bị công tác chiếu phim ca nhạc vui xuân đón tết,các chương trình đón tết được lên kế hoạch,vào ngày cận tết các thanh niên tích cực dọn dẹp đường xá thôn xóm sạch sẽ,đâu đâu tiếng nhạc vang lên “xuân xuân ơi xuân đã về……”làm nao nức lòng người hứa hẹn đón một cái tết thật an bình và vui vẻ…
Nhà nhà dọn dẹp nhà cửa,trang trí hoa,cây cảnh,xuống huyện mua mấy chậu quất,cây mai trang trí cho ngày tết thật hoành tráng,người thì kiếm củi nấu bánh chưng,bánh tét,người vào rừng ,ve suối lấy lá chuối lá giong về gói
bánh,người đi cắt cỏ cho trâu bò,chuẩn bị cho đàn trâu,bò,heo…lượng thức ăn trong 3 ngày tết để mọi người cùng du xuân hái lộc,tiếng nhạc,làn khói hun lên trong không gian thật ấm cúng một không khí xuân đầy niềm tin tự hào,một cái tết như một đứa trẻ vẫn khát khao mong đợi.tiếng hát ví von của cô cậu trau trẻ vang trong đậm trong không gian hạnh phúc ấm nồng tình làng nghĩa xóm.
Những bữa tiệc cúng tất niên mời người lớn tuổi, ông bà, cha mẹ ,bạn bè quanh mâm cơm cùng quay quần nói chuyện về năm đã qua những thành công những thất bại và hứa hẹn năm nay sẽ tốt hơn bữa tiệc tất niên là bữa tiệc của mọi cá nhân ,mọi nhà,mọi đoàn thể,cùng nhau say sưa hàn huyên tâm tình,nhà này mời nhà kia,bạn bè mời nhau cứ thể cho đến ngày tết đến không khí hân hoan vui ve đón xuân như thêm nồng nàn bên những bếp lẩu,nồi cơm…..cùng chai rượu xuân….
1. Tiến táo quân về trời.
Người dân thôn Eadin từ bao đời nay vẫn nhớ Tết ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.
Đây là "hoạt động" đầu tiên trong những ngày cuối năm báo hiệu một cái Tết sắp đến. Theo dân gian, Ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về trời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Cúng ông Táo trọng với đầy đủ lễ vật,gồm có: nhang (hương), nến, hoa quả, mũ đàn ông, đàn bà và giấy tiền đều bằng vàng mã, cá chép sống bơi trong chậu nước. Cá chép sẽ giúp Ông Táo vượt Vũ môn để lên trời gặp Thượng đế. cũng được thay bằng vàng mã. Tiễn Ông Táo đi, người ta cũng không quên đón Ông Táo về vào chiều ngày 30 (hoặc 28,29 nếu là tháng thiếu), trước Giao thừa.
Ngày hôm ấy là ngày gia đình tiễn Vua bếp của nhà mình lên Trời để kính báo với tổ tiên, trời đất cái sự làm ăn, đời sống bếp núc, đời sống gia đình vợ chồng, con cái trong một năm qua. Từ sáng sớm, người ta ra các chợ mua lễ vật về cúng. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép con. Cúng xong thì thả ba con cá chép ra hồ. thôn Eadin có nhiều hồ chứa nước,trong đêm Táo quân, người ta toả ra các hồ thả cá, vừa là nét đẹp văn hoá, vừa là sự nhắc nhở con người hãy quan tâm đến môi trường. Và cảnh các bà, các chị, các em gái hăm hở đi sắm lễ cúng ông Táo khắp chợ,của hang tạp hóa, là sự hiện hữu của một cuộc sống yên bình. Nhà nhà bình yên, no đủ, ấm áp, xã hội bình yên. Hạnh phúc thật sự đang hiện diện trong mỗi người, mỗi nhà qua bếp lửa gia đình do Táo quân cai quản. Đặc biệt hôm ấy là ngày hội của những người đàn bà trong gia đình. Sáng sớm người mẹ gọi con dâu, con gái cùng dọn dẹp lau chùi bếp, như để suy ngẫm xem một năm qua nó có luôn đỏ lửa không? Và nếu chẳng may nhà nào một năm qua để bếp lạnh tro tàn thì đó là nỗi bất hạnh lớn. Tết ông Táo nhắc mỗi chúng ta đừng để tắt bếp lửa nhà mình. Sau Tết ông Táo Trước lễ giao thừa vài ngày, người ta đem hết cả chân nhang bát hương đốt đi và thay tro vào bát hương. Nhân lúc con cháu dọn dẹp, bày biện lại bàn thờ. Đây là sự chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ tâm linh diễn ra trong nhà những ngày Tết. Người ta quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mọi đồ vật được lau chùi, sắp đặt lại. Tất cả mọi ngóc ngách trong nhà như được thổi vào luồng sinh khí mới để đón phúc chuyển vần vũ trụ từ năm cũ sang năm mới. Hay nhất là tục tắm lá mùi, sáng 30 Tết, người mẹ đi chợ Tết không quên mua mớ lá mùi già về nấu nước thơm cho cả nhà cùng tắm. Hương lá mùi thơm phức gian nhà đêm 30 Tết se lạnh làm cho không khí ấm áp lạ thường. Càng lớn lên tôi càng hiểu cái niềm vui sang trọng ngày tết ấy được bắt nguồn từ tục lệ dân gian, từ bàn tay chăm sóc dịu hiền của mẹ nuôi tôi lớn khôn để tết đến tôi mặc áo mới du xuân .
2. Sắm tết.
“Nhớ chiều 30 cuối năm, cố trồng cho xong luống khoai ,bán con đàn heo để có tiền về đi chợ Sông Hinh mua lấy bánh kẹo,hoa quả, cây quất rẻ nhất khi tàn buổi chợ mà lòng vẫn phơi phới gió xuân... Ôi, phải kinh qua được những lúc gian khó thì bây giờ mới thấy khó quên được những cảnh cơ hàn. Ước gì các thế hệ sau hiểu được những thời gian đã qua để thấy trân trọng những gì đang có???” Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Thìn cư ngụ tại thôn Eadin.
Để có một cái tết thật đầy đủ không phải nhà nào cũng làm được tùy hoàn cảnh gia đình cho phép nhưng dù giàu hay nghèo thì ngày tết quê tôi người dân vẫn trưng lên ông bà tổ tiên những gì họ có,đó là bánh chưng mâm ngũ quả…ngày nay được sự hỗ trợ cảu nàh nước hỗ trợ cho người dân ăn tết nên không khí đón tết cảu bà con vui lên,nhộn nhịp không khí mau sắm đi chợ ngày tết đông vui tràn ngập lời nói vui cười.
Bậc cha mẹ lo nhiều thứ đi mua đò cần thiết cho gia đình,đồ hoa quả bánh kẹo,quần áo cho con cái,cây cảnh đón tết làm cho không khí đón tết thêm chút hương vị và màu sắc ngày tết.Là một đại bàn đa số là làm nông nghiệp và dựa vào cây cà phê,lúa là chính nên thu nhập không cao lắm khác với những người nhân viên,cán bộ,nếu như các cán bộ nhân viên dùng tiền lương trong tháng đó để chi tiêu reong tháng và dành dụm thì người nông dân lại dựa vào một vụ cà phê lớn trong năm để chi tiêu chia nhỏ ra các tháng còn lại và dịp tết cũng là lúc người dân thu hoạch xong nên công tác chuẩn bị mua sắm tết khá nhộn nhịp góp phần tạo bản sắc đón tết của đị phương.
Sự rộn rang nhộn nhịp của những lần sắm đồ tết với sinh viên xa nhà cũng vậy những đồng tiền đi làm thêm ngoài giờ học,những đồng tiền bỏ hũ bịp giờ tích
góp mua đồ tết quần áo cho mình,quà cho cháu,cho cha mẹ,tôi là sinh viên đại học Đà Lạt mỗi lần về tết là tôi mua những quà của Đà Lạt mang kỷ niệm Đà Lạt là môi trường tôi đang theo học đòng tiền đó được đánh đổi bằng những tháng làm thêm cảu tôi vào những ngày rảnh rỗi nhưng tôi vẫn thấy tự hào khi có ai đó hỏi cháu tôi : “ai mua áo mới cho cháu mà đẹp thế?-Cậu Hạnh đó!”sinh viên xa nhà cái không khí nhộn nhịp mau sắm làm quà cũng rất đa dạng người thì mua mứt,người thì mua rươu….cái không khí sứm đồ tết lại càng vui hơn khi những ngày giapscaanj tết tiếng còi xe,tiếng reo hô những mặt hàng biểu hiện cho năm mới như mai,trái sung,bong vàng thọ…hương sắc mùi tết nồng say khi ai ghé qua.
3. Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp của phong tục ngày Tết
Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp. Ở miền Bắc người ta gói bánh chưng còn miền Nam gói bánh tét. Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn, cần sự hợp tác của nhiều người, mỗi người phụ trách một khâu như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt... rồi lại cùng nhau ngồi trông nồi bánh, ôn chuyện cũ, bàn chuyện mới,sum họp đầm ấm. Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, điều kiện ở thành phố hạn chế nên phần nhiều người ta không tự gói bánh mà mua ở ngoài hàng hoặc được biếu để dùng.
III.VÀO TẾT.
1. Lễ cúng giao thừa.
Thiêng liêng nhất là lễ cúng giao thừa. Đây là giây phút gặp gỡ linh diệu của từng người với các vị thần trong nhà, với các bậc tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất và cũng là cuộc gặp gỡ giữa con người và Trời - Đất trong khoảnh khắc vũ trụ chuyển vần. Trong lễ cúng giao thừa, nhà nào cũng chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên với đủ các món ăn truyền thống: thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, hoa trái, và một mâm cỗ cúng giao thừa ở ngoài trời. Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh huyền ảo, chắp tay cung kính, im lặng giữa khói hương ta gặp tổ tiên. Cuộc gặp gỡ vô hình này tạo nên một giá trị tâm linh mà thiếu nó, con người không thể trở thành người. Ngoài sân, bên mâm cỗ cúng giao thừa ở ngoài trời, mỗi người lại có dịp được nối mình với vũ trụ trong phút thiêng liêng. Văn hoá dân gian quan niệm con người ta sống trong Trời - Đất. ở Thiên đình cũng có tổ chức quan quân trông coi hạ giới. Mỗi năm, đến phút giao thừa, Thiên đình lại thay tốp quan mới nên các cụ ta làm mâm cỗ cúng Trời, tiễn đưa người cũ, đón người mới về, hy vọng một năm làm ăn yên ổn, mưa thuận, gió hoà, không bị nạn tham nhũng quấy nhiễu. Ngoài ý nghĩa tâm linh ấy, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời làm cho đêm 30 Tết thêm linh thiêng, huyền ảo bởi ánh đèn, hương nến cháy đỏ bập bùng trong bụi mờ sương khói, ghi đậm một ấn tượng giao lưu giữa con người với Trời Đất. Đây cũng là giây phút con người tiếp nhận năng lượng của trời đất qua không khí êm dịu của đêm tĩnh lặng. Sau phút giao thừa là tục hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi, mừng thọ. Đây là cuộc gặp gỡ đẹp nhất, thân thương nhất, ấm áp nhất của những người thân trong gia đình mà đau đớn cho những ai phải xa nhà trong giây phút thiêng này.
Sau giao thừa là các thanh thiếu niên nhi đồng cùng đốt lủa trại cùng nhau hát chúc mừng năm mới,mọi người cùng đi hái lộc hi vọng cùng chúc sức khỏe ông bà cha mẹ ,cầu chúc năm nay sẽ phát tài gia đình hạnh phúc.
2. Những luật tục khi đón tết.
Nếu cuộc sống thường nhật đầy tất bật không cho người ta nhiều thời gian để chú ý tới nó thì "đến hẹn lại lên", mỗi độ xuân sang, những ước vọng, niềm tin về một khởi đầu tốt đẹp, may mắn vào năm mới lại đưa mọi người tìm về với những phong tục tết truyền thống.người dân thôn Eadin vẫn xem đay như là cái gì đó mang bản sắc dân tộc.
2.1. Hái lộc đầu xuân mong muốn mọi thứ nảy lộc đâm chồi tươi tốt.
Vào đêm Giao thừa hoặc sang mùng Một, hái một cành lộc mới, đem chồi non về nhà để mong sao năm mới mọi thứ nảy lộc đâm chồi tươi tốt. Ngày nay ở thành phố, việc hái lộc làm một điều khó khăn vì... biết hai lộc ở đâu bây giờ? Thế nên nhiều nhà chùa thường bị bẻ sạch cành cây trong đêm 30 khi người ta đến viếng.
2.2. Xông nhà, xông đất
Theo dân gian, kể từ sau đêm Giao thừa, người nào đặt chân đến nhà đầu tiên gọi là xông đất (xông nhà). Người được chọn xông nhà thường là hàng xóm láng giềng, lớn tuổi, có đạo đức, thành công, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, có uy tín trong cộng đồng. là người có cầm tinh con gì đó mà phù hợp với gia chủ để almf ăn khấm khá.Hầu như người được mời xông nhà đều không từ chối vì có niềm tin, niềm vui là mình đang làm điều tốt.
Nếu không tìm được người xông nhà thì người chủ gia đình - thường là người đàn ông năm vai trò trụ cột - sẽ tự xông nhà mình, để "phần" cho người khác "nặng vía" hoặc có điều xui xẻo, có tang xông... Những người gia đình có tang cũng kiêng không đến nhà người khác chúc Tết. Mặc dù mang yếu tố tâm linh, không có cơ sở khoa học nhưng đa phần mội người đều theo bơi tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".
2.3. Chúc Tết
Ngày Tết chúc nhau những điều tốt đẹp là một trong những phong tục không thể thiếu. Trẻ nhỏ cũng được dạy để chúc những lời hay đến ông bà, cha mẹ, anh chị, người thân quen. Thường thì người ta chúc nhau sức khỏe, tiền tài, chúc làm ăn phát tài, gia đình hạnh phúc, thành công... lời chúc có ý nghĩa, phù hợp từng đối tượng, chẳng hạn người lớn tuổi thì chúc có sức khỏe, sống lâu, nhiều phúc, người làm ăn thì chúc phát tài, trẻ con thì chúc hay ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi...ví dụ như : “năm nay con đến chơi nhà bác không có gì hơn chúc gia đình bác năm mới mạnh khỏe làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn..các em học giỏi…”
2.4. Mừng tuổi.
Đi kèm với chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ con một ít tiền nhỏ để trong một phong bì đỏ (gọi là bao lì xì) để "tặng lộc" cho bé. Món tiền chỉ là tượng trưng, không nặng về vật chất, miễn sao đồng tiền mới, phẳng phiu, không dùng tiền cũ nát ,mừng cho con cháu thêm một tuổi mới…
IV. CÁC HÌNH THỨC KHI ĐÓN TẾT
Ngày tết nơi vùng quê không phải là những chuyến du ngoạn đây đó mà là những trò chơi như đá cầu,đánh bóng chuyền,đá bóng giao lưu bóng đá,bóng chuyền với các thanh niên xóm này xóm kia,thôn này thôn nọ rồi cùng nhậu đón tết trong không khí tình làng nghĩa xóm những câu nói như “bán anh em xa mua láng giềng gần” trở nên cụ thể hóa trong những ngày tết quê tôi.
Ban thanh niên tổ chức hái hoa dân chủ,tặng quà cho người già,các cháu thiếu nhi có thành tích tốt trong học tập,giao lưu văn nghệ mừng đảng mừng xuân cùng hát về mùa xuân quê hương đất nước ,chiếu phim màn ảnh lớn cho bà con cùng xem những tiếng cười tiếng bày tỏ cảm xúc vang rộn trong dịp tết thôn quê.Các thanh niên trai trẻ thường hay tổ chức đi chơi ở thành phố,huyện..tham gia các lễ hội như lễ hội đua thuyền vào ngày mồng 6 tháng 6 được tổ chức thường niên tại hồ Trung Tâm huyện Sông Hinh.Hay cũng có thể là các quán cà phê bên khúc nhạc vui xuân đón tết,bên chậu quất,bên cành mai,bên ly cà phê tý tách ttrong điệu nhạc xuân ơi xuân đã về!
V. KẾT LUẬN
Đối với người Việt Nam tết nguyên đán là tết quan trọng nhất dù người giàu hay người nghèo,tầng lớp trên hay dưới có học hay thất học đều đón tết,tết nguyên đán cho mọi người thấy một sức mạnh tinh thần không gì có thể thay thế được đó là sự háo hức đón chờ,sự hy vọng tốt đẹp hơn ở năm mới.
Đối với người dân thôn Eadin tết là dịp để mọi người củng cố,phát triển quan hệ xã hội của mình qua năm tháng sống nhọc nhằn bên cái quốc nặng tay,là việc hàn gắn những rạn nứt do những va chạm trong những đời sống hàng ngày,gia tăng tính thân thiện cảu mỗi con người với nhau.
Tết là dịp không chỉ là sự cảm ơn ông bà tổ tiên,thần linh về những gì đạt được trong năm cuxhay cầu xin sự phù hộ trong năm mới mà còn là dịp để nhác nhở cho con cháu thương nhớ ông bà,tổ tiên nhớ công sinh thành,một nguyên tắc sống tốt đẹp: “Uống nước nhớ nguồn”…..
Bài viết là sự hiểu biết của bản thân về tết quê hương và có sử dụng tài liệu cảu các tác giả bài viết ắt hẳn có sự sai sót mong cô và các bạn độc giả đóng góp nhiệt tình để bài viết sau hoàn chỉnh hơn.Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thực tiễn bản than bằng những năm tháng sống tại thôn Eadin(từ những năm 1990 cho đến nay)
2. TẾT. năm mới ở Việt Nam.NXB Văn Hóa Thông tin-H.1999
3.Tết Việt.NXB Lao Động-Xã hội.
4. Hppt.www.google.com.vn/hinh anh.
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Lễ vật cúng ông táo về trời mâm cơm đón giao thừa
Bóng chuyền ngày tết lửa trại đêm giao thừa
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đà Lạt, ngày …. tháng ….. năm 2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tết làng quê.doc