Tiểu luận Thân phận con người trong ca từ Trịnh Công Sơn

Những ca khúc viết về thân phận con người của Trịnh Công Sơn trước sự sống cái chết và nỗi tàn phai cũng chỉ là đi tìm cái hữu hạn của kiếp sống. Sự hiện diện của mỗi số phận bắt buộc phải đi qua một khoảng thời gian nào đó, do định mệnh an bài và cái không gian vô định phải nhận diện. Theo nhà Phật đó là nhân quả, là luân hồi, là sự sinh trưởng không ngơi nghỉ và biến hoá vô cùng để phát triển, tạo nên cái “nghiệp” cho số phận. Nên cái thân phận khốn khó mà mỗi kiếp người phải mang nặng, không nằm trong phạm trù riêng, nó trải rộng ra cả thế gian này với những sai biệt xuyên qua cung số. Cát bụi lại trở về cát bụi “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi /Để một mai vươn hình hài lớn dậy .Ôi cát bụi phận này /Vết mực nào xoá bỏ không hay” ("Cát bụi")

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3811 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thân phận con người trong ca từ Trịnh Công Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
seloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon. Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Sài Gòn (Tp Hồ Chí Minh). Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa. Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu- Quê Hương- Thân Phận. Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản; Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim “Tội Lỗi Cuối Cùng”; Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"; Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"; Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường". Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)... Về quan niệm sáng tác, Trịnh Công Sơn bộc bạch: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..." Trong quan niệm sống, ông cho rằng “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!” Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ họ Trịnh có thể kể tên: Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ, Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng. Về con người của Trịnh Công Sơn có thể tóm lại trong lời phát biểu hàm súc của ca sĩ Khánh Ly, người đã gắn bó với các ca khúc của Trịnh như là một cái nghiệp không thể tách rời: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi." Chương II. Thân phận con người trong ca từ Trịnh Công Sơn Thân phận con người là một trong ba chủ để lớn (thân phận- tình yêu- quê hương) kết cấu nên dòng nhạc Trịnh. Có thể nói Con Người là chủ thể của mọi mục đích sáng tạo. Con người hiện sinh, con người tượng trưng, con người mặc định, con người ám chỉ… cứ trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh trong hầu hết các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thân phận con người có khi đứng tách riêng ra thành một chủ đề độc lập, có khi ẩn hiện trong các chủ đề khác tạo nên một sợi dây xuyên suốt, một chất keo kết dính tạo nên tính thống nhất mà đa dạng trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Họ Trịnh khai thác con người ở hầu hết các trạng thái khác nhau, khi thì “gần gụi”, có lúc thật xa xôi, nhưng tựu chung đều bắt nguồn từ một thực thể: Cái Tôi. Cái Tôi xuyên suốt mọi chủ đề và hình ảnh. Tôi hiện lên trọn vẹn nhất trong những bài hát nói về thân phận, về kiếp luân hồi và giải thoát bản ngã. Cái tôi gặm nhấm nỗi cô đơn, nỗi buồn đến đôi khi là tuyệt vọng. Cái tôi đào sâu vào bản ngã, lắng nghe những âm vọng nhân sinh để chiêm nghiệm hết sự tàn phai của cõi đời, để rồi trăn trở với những suy tư, với những quan niệm về sự sống và cái chết. Thân phận con người trong nỗi buồn và sự cô đơn Như đã nói, thân phận con người trong âm nhạc Trịnh Công Sơn có biến hóa muôn hình vạn trạng cũng vẫn ẩn mình trong thực thể “Tôi” thống nhất. Vậy “Tôi” là ai? Đã hơn một lần nhân vật Tôi ấy lặng lẽ nhìn lại mình. Phải trả giá bằng những năm tháng trẻ thơ đầy ảo tưởng, ngày nay không còn bé tôi mới chợt nhìn ra tôi, thấy tôi như chiếc bóng phai mờ, như vết mực nhòe, như hòn đá nặng tình cờ rớt xuống mịt mùng, và tôi cứ trôi trong cuộc đời… không chờ ai. “Trời cao đất rộng- Một mình tôi đi- Một mình tôi đi- Đời như vô tận- Một mình tôi về- Một mình tôi về với tôi” (Lặng lẽ nơi này). Hết âm thầm gõ buồn gót chân hành hương bóng đổ một mình, tôi lại khép cửa quỳ bên vết thương, nhốt mình trong căn gác đìu hiu, soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm, rồi một hôm “chợt thấy hoang vu quanh mình” mà thốt lên: “Ô hay mình vẫn cô liêu!”. Hiu quạnh, lạnh lùng, im vắng, tịch lặng, băng giá, xa lạ, xa vắng, lặng câm, hư vô, hun hút, lẻ loi, âm u, lạnh lẽo, bơ vơ, lạc loài… Bao nhiêu tính từ kiểu đó cứ chồng chéo, vây bủa lấy thân phận Tôi, đan kết thành một tấm lưới vô hình khổng lồ có tên là Cô đơn. Mỗi thanh âm của thế giới khi lọt vào thính trường của con người ấy, của cái Tôi ấy đều trở thành một vọng âm nói về sự cô đơn, gợi đến sự cô đơn hoặc bắt anh ta phải nhận ra sự cô đơn. Đó là tiếng hát: Chiều chủ nhật buồn/Nằm trong căn gác đìu hiu/Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều/Trời mưa trời mưa không dứt/Ô hay mình vẫn cô liêu (Lời buồn thánh). Đó là tiếng gà trưa: Về trên phố cao nguyên ngồi/Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi/Chợt như phố kia không người/Còn lại tôi bước hoài (Lời thiên thu gọi). Đó là tiếng mưa như lời ru miệt mài/ngàn năm ngàn năm trong ca khúc Tuổi đá buồn, tiếng mưa khiến câu hỏi "còn ai còn ai?" bật ra não nuột như tiếng thở dài của thi nhân trước nỗi cô đơn trên nhân thế. Cần nói thêm rằng: giữa trùng trùng âm thanh của thế giới, cùng với lời ru, dường như Trịnh Công Sơn yêu nhất tiếng mưa. Không phải chỉ vì mưa đã giăng mịt mùng trong các ca khúc của ông, mà còn vì tiếng mưa nhiều khi được ông dùng như một âm chuẩn để "đo" các thanh âm khác, tiếng lá chẳng hạn. Dùng tiếng mưa "đo" tiếng lá, ông có những ca từ tuyệt hay: Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ (Diễm xưa), Lá hát như mưa suốt con đường đi (Em còn nhớ hay em đã quên) v.v... Và bằng phương pháp đo cộng hưởng này, ông đã gom nhặt được hầu hết những âm thanh gợi bóng cô đơn và sầu thảm. Cô đơn, ở một khía cạnh nào đó, là cây thập giá tinh thần mà người nghệ sĩ đích thực phải mang vác suốt cuộc đời mình. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn tỏ ra có một thính lực thật kỳ lạ, ông nghe thấy muôn trùng lên tiếng, những thanh âm kết dệt một bầu khí thật ma mị liêu trai: Đêm nghe gió tự tình/Đêm nghe đất trở mình vì mưa/Đêm nghe gió thở dài/Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai... Đêm nghe gió than hoài/ Đêm nghe lá đưa lời hàm oan/Đêm nghe thân xác mịt mùng/Đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa (Nghe tiếng muôn trùng). Đi tới cùng của cô đơn, Trịnh Công Sơn rút gọn toàn bộ thế giới vào chính bản thân mình, ông nghe từ chính mình những âm vọng bi thiết của nhân sinh: Đôi khi ta lắng nghe ta/Nghe sóng âm u/Dội vào đời buốt giá/Hồn ta gió cát phù du bay về/Đôi khi trên mái tình ta/Nghe những giọt mưa/Tình réo tình âm thầm/Sầu réo sầu bên bờ vực sâu (Tình xa). Tận hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật, Trịnh Công Sơn và các ca khúc của ông đã tạo nên một bộ phận giá trị, không thể tách rời trong dòng chảy ca khúc trữ tình Việt Nam thế kỷ XX. Những ca khúc mang giai điệu buồn. Buồn, đó cũng là chủ âm trong ca từ của ông. Bởi lẽ, ở một phương diện nào đó, dường như cái tạng sẵn có của Trịnh Công Sơn không hợp với những vui vẻ hời hợt. Thượng đế đã bắt (hay đã ban?) cho ông sứ mệnh của kẻ có thể lắng trong mình những âm thanh u uất, những tiếng nói tang thương từ cõi người và cõi đời rồi chưng cất chúng thành những ca từ buồn và đẹp. Cái sự buồn rất thật ấy bởi vì được cất cao từ bản ngã của cái Tôi bản thể mà biểu trưng nên nó trở thành “nỗi buồn đẹp”, nỗi buồn của con người, của thân phận. Một điều mà chúng ta có thể khẳng định chắc chắn: Đó sẽ là di sản không bao giờ bị mất chân giá trị của Trịnh Công Sơn. Nỗi buồn, sự cô đơn và tuyệt vọng luôn túc trực, tiềm tàng trong mỗi người, đặc biệt là với những ai còn có dù chỉ một ít thôi sự ưu ái đối với cuộc sống này, với cõi đời này. Bởi lẽ một cái tôi biết buồn, biết ghen tị, biết cô đơn là một cái tôi biết yêu- yêu đời, yêu người và yêu mình. Và như một đại văn hào đã viết “Tuyệt vọng là tiếng hát đẹp nhất!”, Trịnh Công Sơn sau những giây phút lắng hồn mình trong nỗi cô đơn và tuyệt vọng đã phân trần: " không ai muốn làm một tên tuyệt vọng. Nhưng tôi nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều sớm mai khi tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người...Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường. Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Ðôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cùng vẽ lại chân dung của nhân loại. Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ thấy bóng dáng những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ lại những đất đai, trên một đời sống không còn bạo lực...". Và thông qua lăng kính tâm hồn Trịnh, có lẽ là không hàm hồ khi nói rằng nỗi buồn, cô đơn và tuyệt vọng là những bản chất cố hữu của mỗi con người, là thước đo những chân giá trị của thân phận. Đó là kết quả của trái tim, của khối óc, và của cả một quá trình họ Trịnh tập chạy cùng thời gian. Trong tất cả những điều chân thật về con người, có lẽ cảm giác của nỗi buồn, của sự cô đơn, tuyệt vọng là chân thật nhất. Bởi lẽ không ai có thể dối lừa con tim mình. Và như thế nỗi buồn, cô đơn đã trở thành niềm tin, thành triết lý sống.. " Tin vào niềm tuyệt vọng có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác. Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng." (Trịnh Công Sơn). Cái tôi nghệ sĩ cần có đủ nỗi buồn để thấy mình còn tồn tại giữa cuộc sống này, cần có đủ niềm đau để nhận ra mình là người đa cảm, cần những khoảnh khắc cô đơn để yêu mình hơn, yêu đời hơn, và cần những phút giây tuyệt vọng để chiến thắng nỗi sợ hãi, ám ảnh về sự tàn phai và cái chết. Nỗi buồn, sự cô đơn của mỗi cá thể, của mỗi thân phận mà cũng có lúc không phải của riêng ai. Cái tôi đa cảm ấy đã buồn nỗi buồn của bản thân và của mỗi kiếp người. Đó là tiếng kêu đau thương của người mẹ mà gia tài dành tặng cho con chỉ là “một rừng xương khô, một núi đầy mồ” (Ca dao mẹ). Và đó không còn là chuyện tình cảm của một cá nhân, mà là nỗi buồn của toàn thể dân tộc, của người mẹ Việt Nam khóc thương cho những đứa con da vàng. Đôi khi tiếng hát của nỗi cô đơn lại được cất lên từ sự lạc lõng của một (hay những) “đàn bò vào thành phố” (Du mục); của ai đó trong những buổi “chiều một mình qua phố”, hay nhẹ nhàng vương trên nhưng giây phút “ướt mi”… Nói tóm lại cái buồn, cái cô đơn của thân phận con người vừa là tâm sự bản thể, vừa là nỗi ám ảnh của mọi kiếp người. Nó là sự phản ánh của hiện thực đời sống khách quan qua lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ. Trịnh Công Sơn đã đánh thức, đã khơi gợi trong mỗi con người một hoặc nhiều hơn nỗi buồn, nỗi cô đơn, niềm tuyệt vọng để ai đó thoáng chút giật mình bỗng thấy đau nỗi đau kiếp người, nỗi đau nhân thế. Để rồi khi chợt tỉnh “giấc mơ xưa”, trầm ngâm chiêm nghiệm sự tồn tại của bản thể, của cái Tôi và của cõi đời nhiều khi mong manh hơn niềm tuyệt vọng. Con người bản thể trước sự sống và cái chết, ám ảnh về nỗi tàn phai Những ca khúc viết về thân phận con người của Trịnh Công Sơn trước sự sống cái chết và nỗi tàn phai cũng chỉ là đi tìm cái hữu hạn của kiếp sống. Sự hiện diện của mỗi số phận bắt buộc phải đi qua một khoảng thời gian nào đó, do định mệnh an bài và cái không gian vô định phải nhận diện. Theo nhà Phật đó là nhân quả, là luân hồi, là sự sinh trưởng không ngơi nghỉ và biến hoá vô cùng để phát triển, tạo nên cái “nghiệp” cho số phận. Nên cái thân phận khốn khó mà mỗi kiếp người phải mang nặng, không nằm trong phạm trù riêng, nó trải rộng ra cả thế gian này với những sai biệt xuyên qua cung số. Cát bụi lại trở về cát bụi… “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi /Để một mai vươn hình hài lớn dậy ...Ôi cát bụi phận này /Vết mực nào xoá bỏ không hay”  ("Cát bụi")  Xuyên suốt thế giới âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu lứa đôi và một nỗi buồn thê thiết phận người. Đó là một thế giới quá  vô thường, mỏng manh đến bàng hoàng. Trịnh Công Sơn đã gây dựng một thế giới tinh thần bất toàn trên cái nền tảng cũng bất toàn của Phật giáo đó là cõi người Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Trong cái nhìn thông thường, có một đứa bé chào đời, đó là một niềm vui. Nhưng với Phật giáo sự lý giải giản đơn chỉ là một kiếp luân hồi. Con người sinh ra để phải chịu bao nhiêu khổ đau. Vì vậy mà với Trịnh Công Sơn đó là một “tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”. Trong cái nhìn tương đồng, kinh Cựu ước cũng viết rằng: “Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà người ta nói rằng đã có một con người được kết thành thai”. Con người không thể tự quyết định sự ra đời của chính mình, vì nó là câu chuyện dài kỳ của nhân duyên. Với cái nhìn rất chi hồn nhiên vào cõi tồn sinh, Trịnh Công Sơn đã ngơ ngác tự hỏi mình, câu hỏi của nhân loài: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai vươn hình hài lớn dậy”. Một câu hỏi ném vào hư không như một viên đá cuội ném xuống và mất hút giữa mặt hồ cuộc đời rộng thênh thang, có chăng chỉ hồi vọng những vòng sóng nhỏ lăn tăn một nỗi ngậm ngùi. Canh cánh với cái nhìn thấu suốt cõi người, Trịnh Công Sơn không hề né tránh bản chất của Sinh - Diệt, dù ngay khi ông giả định, thì giả định đó cũng là một sự thật tê tái cõi lòng “Hôm nay thức dậy. Không nhìn thấy mặt trời. Như vừa mới vào đời. Tay mẹ đâu rồi. Nôi trống ru ai”. Không có gì khác người khi đó là cái nhìn triết học về thân phận con người ngay từ lúc nó chào đời, nhìn thấy tia nắng đầu tiên và chào cuộc đời cũng bằng thân mệnh của tiếng khóc đầu tiên.  Nhất quán với tư tưởng Phật giáo, Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy ngay từ khi sinh ra, trong con người đã tiềm tàng “mầm bệnh”, hữu thân hữu bệnh. Bệnh ở đây là những cơn đau của thể xác và đặc biệt là nỗi đau tinh thần xuất phát từ nhận thức “vì với ý thức, người là một con vật bị bệnh”. Chu Sơn không cần nhiều hàm ý khi viết rằng chính Trịnh Công Sơn “đã chiếm lấy nỗi đau làm báu vật, đồng thời làm vũ khí của riêng mình”. Nỗi đau khổ tâm hồn ấy đã suốt đời như ngôi sao chiếu mệnh người nhạc sĩ tài hoa, khiến ông cất lên những lời ca quán tưởng nhất, giải thích một hợp đồng thân phận trọn vẹn nhất, có sức thuyết phục nhiều người nhất về sự có mặt của Nỗi - Đau - Làm - Người. Sống với những giấc mơ, Trịnh Công Sơn thấy mình hóa thành chim, như nghìn năm trước Trang Tử thấy mình hóa bướm, nhưng rồi ông “như con chim bệnh, thiếu hạnh phúc trần gian”. Bệnh ở đây là sự ngốc dại, ngậm ngùi “tự làm khô héo tôi đây”, là “ngủ dài lâu mang theo vết thương sầu”, bệnh đến mệt mỏi, ơ thờ và nặng nề nhất, để lại nhiều di chứng nhất đó là BỆNH YÊU: thắc thỏm chờ đợi, như đứng đi trên lửa, nằm ngồi không yên, chút niềm hy vọng “đôi môi em là đốm lửa hồng” chợt lụi tàn tắt vùi nỗi thất vọng: “Chiều nay còn mưa sao em không lại. Nhớ mãi trong cơn đau vùi”. Đi tìm sự đồng nhất, đồng thuận giữa bệnh = nỗi đau thân xác = nỗi đau tinh thần = nỗi đau tình yêu, Trịnh Công Sơn đã đẩy phạm trù cái “bệnh” của Phật giáo vượt qua giới hạn của cách hiểu thông thường về phạm trù của bệnh. Bệnh trở thành một thực thể tồn tại như một phần của bản chất Cái Đẹp. Thông qua giai điệu nồng nàn của âm nhạc Trịnh Công Sơn, con người không còn sợ hãi bệnh, xem bệnh là một tất nhiên - cái giới hạn mà khi nhận thức được nó, con người sẽ tiến gần đến với sự tiệm ngộ. Đó là một cuộc sống chung, hóa vàng nỗi sợ hãi, những cơn đau thành một cái đẹp vô lời. Bệnh trở thành một đóa hoa lạ trong nhận thức sâu thẳm về phận người. Cái “vết thương thời đại” ấy (chữ dùng của Bửu Ý) là một thú đau thương khá bất ngờ và đầy ma lực của âm nhạc Trịnh. “Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi”. Sau phạm trù Sinh, cánh cửa già nua Lão đã kẽo kẹt mở toanh ra một màu tóc trắng. Đã xa rồi khoảng cách bao nhiêu năm của Sinh để tiếp cận với Diệt. Phạm trù Lão trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là sự nối tiếp nỗi buồn của Sinh. Hình ảnh lau trắng = tóc bạc trở lại trong nhiều ca khúc của ông. Nó đến chậm chạp, từng ngày, như cười cợt, như đánh đố, như thách thức kiếp người ngắn ngủi. Và lúc này Trịnh Công Sơn như một đứa trẻ đi tìm trâu lạc ra đồng giữa ngọ tròn mắt ngạc nhiên rồi ồ lên khờ dại: “Chiều hôm thức dậy. Ngồi ôm tóc dài. Chập chờn lau trắng trong tay”. Giữa dòng phù sinh, kiếp người rồi chỉ là một con - phù - du - tóc - bạc. Không ngần ngại nhận thức sự thật trần trụi ấy, tựa vào vô thường, Trịnh Công Sơn ôm cầm thản nhiên ca lời ca yêu thương của một chú ve sầu: “Ôi phù du. Từng tuổi xuân đã già. Một ngày kia đến bờ. Đời người như gió qua”. Dù thông thái, con người chưa bao giờ chịu chấp nhận ngày nọ mình sẽ là con phù du tóc bạc. Nỗi ham sống từ chối ánh sáng hoang mạc như con đà điểu rúc đầu vào cát bỏng từ chối những hiểm nguy đe dọa sự sinh tồn. Phạm trù cái Lão tồn tại tất yếu trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, là màu cỏ lau hắt hiu buồn, là một tín hiệu như chiếc then mục cài cánh cửa kết thúc một đời người.  Dù muốn hay không, thất vọng hay hy vọng, cười hay là khóc, thì cái chết, sự chết, nỗi chết vẫn lơ lửng trên đầu con người. Kinh Thánh dạy con người hãy tập làm quen với cái chết “chết đi trở về với chúa ấy là sống muôn đời”. Phật giáo dạy chết là sự thay đổi một trạng thái, là Tán sau khi đã Tụ, một sự tiếp nối vô thường. Triết học hiện sinh xem cái chết là một điều phi lý nhất trên đời, dù là hiện sinh hành động hay hiện sinh Cơ đốc giáo, cũng đều thấy trong cái chết một sự băng hoại tầm thường. Với Trịnh Công Sơn, cái chết là một thường trực, nỗi ám ảnh ngay từ khi một hình hài mới ra đời. Có thể thiết lập một từ điển về cái chết trong âm nhạc Trịnh Công Sơn với hàng trăm “kiểu chết” khác nhau. Chết bất chợt “Chợt như xác thân không còn. Và cạnh tôi là đồng vắng”. Chết trong một lời khuyên nhủ “Thôi về đi, đường trần đâu có gì”. Chết như đất trời lịm tắt “Một ngày như mọi ngày. Từng chiều lên hấp hối”. Cái chết là một vô thủy vô chung “Không có cái chết đầu tiên. Và có đâu bao giờ. Đâu có cái chết sau cùng”. Cái chết thanh thiên bạch nhật trong đời thực “Chìm dưới cơn mưa. Một người chết đêm qua”. Chết trong cả giấc mơ “Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời”.  Có một điều bất ngờ, là ở mỗi “kiểu chết”, Trịnh Công Sơn đều nhìn thấy những tư thế chết bi tráng, hầu như không muốn làm hạt bụi của con người. Cái tư thế mà bậc đại trí Chế Lan Viên sinh thời đã viết “Vê hạt cát thời gian chọi lại với vô cùng”. Có tư thế chết thơ mộng và kêu dũng “Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù. Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần”. Có tư thế chết chỉ là một dấu bàn chân quên trở lại “Chìm dưới cơn mưa. Bàn chân nhỏ bé. Năm nay năm nay đã quên đường về”. Quả là khó có cái chết đau thương nào lại nhẹ nhàng như là “quên” như vậy, mà nỗi đau đã được nén chịu rồi lặp đi lặp lại qua trạng từ chỉ thời gian “năm nay, năm nay...”. Chết chủ động tiếp nhận với tư thế của một lời chào không chút ngại ngần “Đường trần rồi khăn gói. Mai kia chào cuộc đời. Nghìn trùng cơn gió bay”... Và không ở đâu cái chết vốn tràn ngập bi thương và phi lý lại xuất hiện đẹp như đoạn kết một cuộc hẹn hò “Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây”. Vậy đó, sau khi đã mô tả hàng trăm “kiểu chết” tàn lạnh khói hương, tạc vào giai điệu buồn như phúc âm hàng trăm “tư thế chết” dịu dàng và lẫm liệt, Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ, bỗng trở thành một Thiền Sư đốn ngộ với nụ cười nhẹ nhàng rằng cái chết không đe dọa được ai. Tạo hóa đã đùa cợt con người và đến lượt mình con người minh triết có thể “nhân định thắng thiên” bằng cái nhìn trực diện, không trốn tránh và sợ hãi trước cánh cửa vô thường Sinh - lão - bệnh - tử.  Tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn Tạ ơn đời, tạ ơn tình yêu là một trong những đặc điểm nổi bật trong ca từ Trịnh Công Sơn. Tình yêu ở Trịnh Công Sơn là tình yêu không hạnh phúc. Hầu hết trong những tình ca của ông là những bức tranh mang tên: tình phụ, tình sầu, tình xa, tình xót xa vừa, tình nhớ, tình vơi... Hạnh phúc có chăng, chỉ đong bằng những mảnh vụn và những mảnh vụn... cũng sẽ chìm trôi. Trong đời người ai chẳng từng yêu và được yêu... và tránh sao khỏi những cuộc tình tan vỡ. Thế giới tình yêu của Trịnh Công Sơn là một đóng góp thành công trong việc phát hiện và biểu hiện những ngôn ngữ tình yêu sâu kín, thể hiện mọi cung bậc tình cảm, nhớ thương, tương tư, mong chờ, giận hờn, trách móc, xót xa, biệt ly, thất tình, tình phụ... Điều đó làm nên tính chân thật, đa dạng trong các ca từ của ông. Lạc vào thế giới tình ca của ông, mỗi người đều bắt gặp thân phận tình yêu của mình. Trong bài Biển nhớ, viết về mối tình với cô Tôn Nữ Bích Khê, người Nha Trang, một bạn học cùng lớp thời Sư Phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn nói lên nỗi chờ mong, da diết: “Ngày mai em đi/ Biển nhớ tên em gọi về/ Gọi hồn liễu rũ lê thê/ Gọi bờ cát trắng đêm khuya/ Ngày mai em đi/ Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ/ Sỏi đá trông em từng giờ/ Nghe buồn nhịp chân bơ vơ...”  Chỉ trong một bài Biển nhớ, mà chúng ta bắt gặp đến 2 từ chờ, 3 từ nhớ, 6 từ buồn, 6 từ gọi. Có lẽ chưa có một bản tình ca nào mà nỗi nhớ cồn cào, mãnh liệt đến thế. Tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn buồn, đau một cách lặng lẽ. Ông kể lể, thì thầm như tự an ủi chính mình. Không quằn quại, tuyệt vọng như Hàn Mặc Tử, không mặc cảm như Nguyễn Bính, không vội vã cuống quýt như Xuân Diệu. “Vì tình yêu của Trịnh Công Sơn là chiếc bóng lung linh, thấp thoáng, chập chờn: “tình không xa nhưng không thật gần...” (Như một lời chia tay), thoắt ẩn thoắt hiện: “rộn ràng nhưng biến nhanh...” (Tình sầu). Những mối tình “không hẹn mà đến, không chờ mà đi” (Bốn mùa thay lá), nghĩa là chẳng có hẹn hò, thề thốt, ràng buộc gì nhau. Tất cả chỉ là tình cờ: “Ta gặp tình cờ như là cơn gió (Hoa vàng mấy độ), “coi như phút ấy tình cờ” (Nguyệt ca). Trong “Thủ bút Trịnh Công Sơn” có viết: “Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại. Dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi”. Điều ông nói quả thật đúng; hơn thế nữa, khi lắng nghe một bản tình ca cũng là khi “lắng nghe im lặng cuộc tình” (Tôi đang lắng nghe). Theo Lê Hữu, thực ra, Trịnh Công Sơn thích nói về tình phụ hơn là tình yêu, vì ông nghĩ hầu như ai đến với ông cũng chỉ chực chờ phụ rẫy ông vậy. “Cái may ở đời là được yêu và đôi khi cái may ở đời là bị phụ tình”, ông nói thế. Và những tình phụ, phụ tình vẫn trải đầy trong những ca từ của ông. Ru em phụ rẫy trong ta... Yêu em, yêu thêm tình phụ...(Ru em)  Em phụ tôi một thời bé dại... Trả nợ một đời em đã phụ tôi... (Xin trả nợ người)  Trịnh Công Sơn cũng viết về duyên và nợ, những món nợ tình chẳng bao giờ thanh toán nổi: Trả nợ một đời không hết tình đâu... (Xin trả nợ người) Trong những tình khúc Trịnh Công Sơn, tình yêu vừa là mật ngọt, vừa là mật đắng: Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi. Tình yêu mật đắng, mật đắng trong đời... (Lặng lẽ nơi này)  Tại sao lại như vậy? Trịnh Công Sơn không có lời giải thích, chỉ nghe ông nói: “Con người không thể sống mà không yêu. Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc, con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại”.  Những chuyện tình ông viết thường là những chuyện tình lặng lẽ, không sóng gió, không sôi nổi, nhưng không phải là không đắm say, nồng nàn: Tôi xin làm cây xa, đứng nhìn em rực rỡ Tôi xin làm nụ cười, chờ em giữa đôi môi Tôi xin làm mộng nhỏ, em vừa giấc ngủ say... (Vì tôi cần thấy em yêu đời)  Cái thứ tình yêu vừa dịu vợi xa xôi, lại cũng thật gần gụi ấy vấn vương gót chân người, xô đẩy tình nhân đến với tình nhân, rút gần những khoảng cách yêu tin, và trói chặt tâm hồn người. Chúng ta dễ dàng nhận ra một tình yêu xuyên suốt các tác phẩm của họ Trịnh và mang một phong cách rất Trịnh: Yêu em với đủ các sắc thái (nhớ nhung, lặng lẽ pha chút hờn dỗi) để tiến tới yêu đời. Trịnh Công Sơn ru người tình mà cũng chính là ru mình, ru đời… Tình khúc Trịnh Công Sơn là một di sản vô cùng quý giá trong dòng nhạc Trịnh nói riêng và trong âm nhạc trữ tình Việt Nam nói chung. Có thể nói rằng tình yêu trong các ca khúc của Trịnh đã, đang, và sẽ mãi còn ám ảnh người nghe bao thế hệ. KẾT LUẬN Bao nhiêu năm đã trôi qua kể từ ngày họ Trịnh bước những bước chân mò mẫm vào lịch sử âm nhạc dân tộc. Bao nhiêu năm ấy, rất nhiều thứ đã phôi pha cùng thời gian, nhưng nhạc Trịnh vẫn còn đó, lặng lẽ mà sâu xa như một lời tự tình, như tiếng thở dài của kẻ chợt nhận ra mình sau một giấc ngủ vùi trong vòng nôi “ngậm ngùi”. Thật khó mang xét định điều gì đã chôn sâu âm nhạc Trịnh Công Sơn trong long người nghe đến như vậy. Nhưng có lẽ một điều mà bất cứ ai yêu mến nhạc Trịnh đều nhận ra rằng ca từ của Trịnh sâu xa, huyền hoặc, cơ hồ như đang nói về thứ gì đó rất xa xôi, như là ảo vọng. Nhưng xét cho cùng cái thứ ngôn ngữ hiện sinh ấy lại được người nhạc sĩ tài ba chưng cất từ chính cõi đờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThân phận và Tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn.doc
Tài liệu liên quan