Tiểu luận Thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945

Mục Lục

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I:

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời các cao trào cách mạng 2

ChươngII:

Đảng phát Động và lãnh đạo các cao trào cách mạng (1939-1945) 5

ChươngIII:

Cách mạng tháng tám nổ ra và thắng lợi 12

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, đô đốc Đơcu được cử làm toàn quyền thay cho Catơru. Viên toàn quyền mới thực hiện một loạt chính sách nhằm phát xít hoá bộ máy thống trị của thực dân Pháp, vơ vét sức người sức của Việt Nam dốc vào cuộc chiến tranh đế quốc và đối phó với phong trào cách mạng của các dân tộc ở Đông Dương. Trong khi đó, phát xít Nhật tăng cường sức ép với chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Chúng đòi đóng cửa biên giới Việt Trung, đình chỉ tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch, được sử dụng sân bay, hải cảng ở Bắc Đông Dương...Mặc dù thực dân Pháp chấp nhận mọi yêu sách của Nhật, cuối tháng 9-1940, quân đội Nhật vẫn vượt biên giới vào Bắc Việt Nam. Chúng biến Việt Nam thành căn cứ quân sự để tiến công Nam Trung Quốc và làm bàn đạp mở rộng xâm lược khu vực Đông Nam á. Phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, sử dụng nó để vơ vét kinh tế, phục vụ nhu cầu chiến tranh và đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương, ổn định tình hình trong vùng cho chúng. Trên thực tế, Việt Nam đã bị đặt dưới hai ách thống trị của Pháp. 2. tình hình trong nước và khu vực. Khi ở pháp, các thế lực phat xít lên nắm chính quyền , chúng đưa pháp và các thuộc địa vào cuộc chiến tranh và Việt Nam cũng bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này. Chúng thực hiện các chính sách về kinh tế , chính trị và quân sự để vơ vét bóc lột tài nguyên nhân lực của nước ta , chúng định tiêu diệt đảng cộng sản Đông Dương, chúng bắt thanh niên Đông Dương đi lính cho chúng. Trong thời kỳ đó xúât hiện mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với đế quốc Pháp và tay sai, đây là cơ sở lý luận của đảng ta quyết định điều chỉnh chiến lược cách mạng. II.Chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương. 1.Thông cáo TW của toàn đảng ra ngày 29-9-1939. TW chỉ thị cho các cán bộ đảng viên của đảng cộng sản đang hoạt động hợp pháp phải mau chóng rút vào bí mật. Quyết định chuyển trọng tâm hoạt động của đảng đến nông thôn nhưng vẫn phải chú trọng xây dựng, phát triển lực lượng ở thành phố. Khẳng định đây là thời kì giải phóng dân tộc, thời kì giành lấy chính quyền. 2.Hội nghị TW lần thứ VI (11.1939). Chỉ hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ngày 6-11-1939, hội nghị BCHTW đảng được triệu tập tại Bà Điểm ( Hóc Môn, Gia Định) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ- tổng bí thư của đảng chủ trì. Đảng chủ trương phải đặt nhiêm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến và các nhiệm vụ dân chủ khác phải rải ra thực hiện từng bước, phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chống đế quốc. Đảng nhận định: Đông Dương đã bị lôi cuốn vào guồng máy chiến tranh do đế quốc gây ra. Đặc điểm cơ bản của tình hình Đông Dương lúc này là chiến tranh đã thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa nửa phong kiến đến mức quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết. Mâu thuẫn gay gắt nhất lúc ấy là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương. Đảng khẳng định rằng, vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương được đặt ra trước mắt thành một vấn đề khẩn cấp và hết sức quan trọng, ”bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hoặc da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc”. Và Đảng cho rằng: “cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị gây nên bởi đế quốc đấu tranh lần này sẽ nung nấu cách mạng Đông Dương nổ bùng và tiền đồ cách mạng Đông Dương sẽ vinh quang rực rỡ”. Tuy “cách mạng phản đế và cách mạng giải phóng dân tộc “ cao hơn, thiệt dung hơn, song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tính chất cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương không thay đổi. Đảng xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Đông Dương vẫn phải bao gồm hai nội dung là chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ( lúc đó gọi là cách mạng tư sản dân quyền ) do giai cấp công nhân lãnh đạo. Cách mạng phản đế và cách mạng điền địa là hai bộ phận khăng khít, là hai cái mấu chốt của cách mạng tư sản dân quyền, không giải quyết được cách mạng điền địa thì không giải quyết được cách mạng phản đế. Trái lại, không giải quyết được cách mạng phản đế thì không giải quyết được cách mạng điền địa – cái nguyên tắc chính ấy không bao giờ thay đổi được nhưng nó phải ứng dụng một cách khéo léo thế nào để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mạng là đánh đổ đé quốc. Đảng nhấn mạnh : “Tất cả mọi vấn đề của cách mạng, kể cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái đích ấy mà giải quyết”. Đây là chuyển hướng quan trọng nhất về chỉ đạo chiến lược. Để tập trung lực lượng đánh đổ đế quốc, đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất mà thay bằng khẩu hiệu tịch ký ruộng đất của đế quốc Pháp và của những địa chủ phản bội quyền lợi đân tộc, chưa đánh vào toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến. Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công-nông-binh thay khẩu hiệu lập chính phủ cộng hoà dân chủ. Đảng chỉ ra rằng, Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia nay không còn thích hợp nữa, do đó chủ trương lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay Mặt trận dân chủ Đông Dương. Hội nghị TW Đảng tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng cơ bản về chỉ đạo chiến lược và phương pháp cách mạng của Đảng. Điều đó thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. Được hướng dẫn bởi tư tưởng đó, phong trào cách mạng Việt Nam có những bước tiến mới. 3. Hội nghị TW lần thứ VII (11.1940) Hội nghị TW lần thứ VII 11-1940, diễn ra ở Đìng Bảng, Bắc Ninh do đồng chí Trường Chinh lúc đó là bí thư Đảng uỷ Bắc Kì đứng ra tổ chức. Hội nghị chỉ ra kẻ thù của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp và phát xít Nhật (22-9-1940, Nhật Bản đã vào nước ta). Hội nghị đã đặt hẳn vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự của cách mạng Đông Dương. Hội nghị quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì vì cả nước chưa có thời cơ ( cuộc khởi nghia Nam Kì nổ ra ngày 23-11-1940). Hội nghị đã cử đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư lâm thời của Đảng. 4. Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII (5.1941). Tháng 2-1941, đồng chí Nguyễn ái Quốc từ Trung Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị, ngày 10-5-1941, Người triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương đảng tại Pắc Bó, Cao Bằng. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, hội nghị đã quyết nghị những vấn đề quan trọng sau đây: - Phải đặt quyền lợi của đân tộc lên trên quyền lợi của giai cấp, bộ phận. Lợi ích của dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động là thống nhất, nhưng lợi ích của giai cấp, các bộ phận chỉ có thể giải quyết được một khi lợi ích của dân tộc được bảo đảm. Đảng chỉ rõ: ”Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn đân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia đân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Đây là một tư tưởng mới đáp ứng đòi hỏi của nhân dân ta ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, kẻ thù to lớn của dân tộc là đế quốc xâm lược. Mỗi tầng lớp giai cấp đều có yêu cầu nguyện vọng riêng chính đáng, nhưng mục tiêu chung , điểm tương đồng của tất cả các thành viên trong cộng đồng là giành được độc lập đân tộc, thoát khỏi ách nô lệ của kẻ thù ngoại bang. Thực tiễn đấu tranh gần 70 năm qua càng chứng minh luận điểm trên là đúng. - Đoàn kết rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc vào trận tuyến đấu tranh chống đế quốc là nhiệm vụ cốt yếu của đảng, là trách nhiệm lịch sử của giai cấp công nhân. Đảng chủ trương “công, nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên”,vì quyền lợi sinh tồn của toàn đân tộc mà sẵn sàng bắt tay với tiểu tư sản và các tầng lớp tư bản bản xứ, trung, tiểu địa chủ còn căm tức đế quốc, vì sự căm tức ấy có thể làm cho họ có ít nhiều tinh thần chống đế quốc. Đảng chủ trương dùng chữ “cứu quốc” thay chữ “phản đế”. Các tổ chức quần chúng đều lấy tên cứu quốc: nông dân cứu quốc, nhi đồng cứu quốc, phụ nữ cứu quốc... Trong công tác tuyên truyền, Đảng chủ trương khêu gợi tinh thần yêu nước của nhân dân. - Vấn đề dân tộc trước hết phải được giải quyết trong phạm vi từng nước trên nguyên tắc tôn trọng tự nguyện dân tộc, tự quyết dân tộc. Trước đây vấn đề dân tộc được Đảng ta đặt ra trong phạm vi toàn Đông Dương, (Đảng Cộng Sản Đông Dương, mặt trận phản đế Đông Dương, mặt trận dân chủ Đông Dương, chính phủ Cộng Hoà dân chủ Đông Dương), song hội nghị ban chấp hành TW lần thứ VIII chỉ đặt vấn đề đó trong khuân khổ mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia nhằm phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự cường của mỗi dân tộc đồng thời cũng không ngừng tăng cường tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của các đân tộc trên bán đảo Đông Dương. Đảng ta cho rằng, phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân. Cho nên, mặt trân của ta phải đổi ra cái tên khác cho có tinh thần dân tộc hơn, có một mãnh lực để hiệu triệu hơn và nhất là có thể thực hiện được trong tình thế hiện tại. Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn ái Quốc, hội nghị ban chấp hành TW lần thứ VIII đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội gọi tắt là Mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, ở Lào thành lập An Lao độc lập đồng minh, ở Canpuchia thành lập Cao Miên độc lập đồng minh. Chính sách dân tộc như trên hợp với nguyện vọng của toàn thể nhân dân, hợp với nguyện vong của các giai cấp, các dân tộc Đong Dương, hợp với cuộc đấu tranh chung của toàn thế giới chống phát xít và xâm lược, bảo đảm cho cuộc cách mạng Đông Dương thành công. - Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiệ tại. Từ kinh nghiệm lịch sử, Đảng ta cho rằng, khi thời cơ đến thì “với lực lương sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể dành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”. + Căn cứ vào sự phát triển không đều của cách mạng, cách mạng nông thôn mạnh hơn cách mạng thành thị. +Căn cứ vào sự thống trị không đều của Chủ nghĩa đế quốc. +Căn cứ vào sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. - Cử ra ban chấp hành TW Đảng do đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư. Sau hội nghị, Nguyễn ái Quốc đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp Nhật: “Trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng”. Hội nghị TW tháng 5-1941 có tầm quan trọng đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị đánh dấu sự hoàn chỉnh về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng đã đề ra từ Hội nghi TW tháng 11-1939 đó là: Đảng chủ trương phải đặt nhiêm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến và các nhiệm vụ dân chủ khác phải rải ra thực hiện từng bước, phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chống đế quốc. Đường lối đó có ý nghĩa quyết định trong việc vân động toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. III. công tác chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa khởi nghĩa. Thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương lần VIII của đảng. Cuối năm 1942 tình hình trong nước có nhiều biến động. Đông Dương mâu thuẫn Pháp Nhật phát triển sâu sắc , bọn quân Phiệt Nhật ngày càng lấn át quân Pháp. trước tình hình đó từ ngày 25 đến 28-2-1943 ban thường vụ Trung ương họp ở Võng Lai-Đông Anh- Hà Nội . Hội nghị Trung ương chủ trương mở rộng mặt trận để đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết , tranh thủ mọi khả năng chống phát xít Nhật – Pháp . ban thường vụ Trung ương chủ trương đẩy mạnh phong trào phát triển ở thành thị ,trước hết là phong trào công nhân . mùa thu năm 1944 đảng uốn nắn lao động ở Võ Nhai và không cho phép liên tỉnh Cao-Bắc–Lạng phát động chiến tranh du kích . Trong thư gửi đồng bào cả nước 10-1944 đồng chí Nguyễn ái Quốc chỉ rõ phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu giệt .Cơ hội cho nhân dân ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa . Thời gian gấp rút ta phải lam nhanh , bởi vậy đồng chí Nguyễn ái Quốc chủ trương cùng với đấu tranh chính trị ,phải đẩy mạnh đấu tranh quân sự với quy mô thích hợp . 1.đảng đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Nêu cao ngọn cờ cứu quốc, Đảng vận động xây dựng lực lượng quần chúng, tổ chức các đoàn thể cứu quốc ở cả nông thôn và đô thị, trên cơ sở đó xây dựng Mặt trận Việt minh các cấp trong cả nước. Ngày 25 tháng 10 năm 1941 Mặt trận Việt minh tuyên bố ra đời. Việt minh đã công bố 10 chính sách vừa ích nước vừa lợi dân. Từ đầu nguồn cách mạng Pắc Bó, Việt minh đã lan toả ra khắp nông thôn, thành thị, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời, và tham gia làm thành viên Mặt trận Việt minh như Đảng dân chủ Việt Nam ( tháng 6-1944 ). Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp Nhật theo khẩu hiệu của Mặt trận Việt minh. 2.Xây dựng lực lương vũ trang cách mạng và đấu tranh vũ trang, xâydựng căn cứ địa. Trên cơ sở lưc lượng chính trị của quần chúng. Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước tổ chức lực lượng vũ trang các đội du kich bí mật. Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã tiến lên lập giải phóng quân. Đảng cho lập các chiến khu, căn cứ địa cách mạng , tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn-Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng. Các căn cứ đó ngày càng được mở rộng. Các đội vũ trang cách mạng đã tích cực hoạt động vũ trang tuyên truyền, phát triển phong trào quần chúng, đấu tranh chống khủng bố. Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang đã diễn ra sôi nổi ở trong các khu căn cứ, nhất là ở Cao-Bắc-Lạng năm 1944. 3.Đấu tranh trên mặt trận tư tưỏng văn hoá. Đảng đã đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, tuyên truyền đường lối cứu quốc của Việt minh, cổ vũ quần chúng lên trận tuyến cách mạng. Báo chí cách mạng của Đảng, của Việt minh là một vũ khí cách mạng sắc bén đã lần lượt ra đời...Đề cương văn hoá Việt Nam của Đảng năm 1943 đã xác định nhiệm vụ, tính chất, phương châm của văn hoá cách mạng do Đảng lãnh đạo. Nhiệm vụ của các nhà văn hoá yêu nước và cách mạng là phải chống lại văn hoá nô dịch, ngu dân của bọn phát xít, và tay sai, tiến tới xây dựng một nền văn hoá mới của Việt Nam theo các nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng. Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam đã ra đời, thu hút nhiều nhà trí thức, nhiều nhà hoạt động văn hoá, văn nghệ vào cuộc đấu tranh vì một nền văn hoá mới, vì sự nghiệp chống Pháp Nhật, giành độc lập tự do. 4.Củng cố sự thống nhất trong Đảng, tăng cường đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng rất coi trọng cuộc đấu tranh để giữ vững sự thống nhất hàng ngũ của mình, chống lại mọi âm mưu đánh phá của kẻ thù, khắc phục những sự khác biệt về quan điểm nhận thức tư tưởng đối với đường lối mới của Đảng, củng cố hạt nhân lãnh đao, chuẩn bị cho Đảng sẵn sàng tiến lên đảm nhiệm sứ mệnh lãng đạo và tổ chức cuộc tổng khởi nghĩa. Đảng đã tranh thủ tăng cường đội ngũ cán bộ, đảng viên của mình bằng cách bí mật tổ chức một số cán bộ Đảng viên bị giam trong các nhà tù vượt ngục trở về địa phương hoạt động và quyết định kết nạp Đảng viên “lớp Hoàng Văn Thụ”. Nhiều người ưu tú trong phong trào Việt minh đã được kết nạp vào Đảng. 5.Chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội, chờ đón thời cơ. Công cuộc chuẩn bị lực lượng đang diễn ra rất tích cực. Tình hình thời cuộc thế giới lúc này cũng rất khẩn trương. Giữa lúc đó, tháng 10 năm 1944 Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào toàn quốc, thông báo chủ trương của Đảng về việc triệu tập đại hội đại biểu quốc dân và nhấn mạnh: “phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc tế sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp ta phải làm nhanh”. Chương III : Cách mạng tháng tám nổ ra và thắng lợi 1.hoàn cảnh dẫn tới cuộc tổng khởi nghĩa Cuối năm 1944, đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Quân đội Liên Xô mở cuộc tấn công về phía Béclin, lần lượt giải phóng các nước Trung, Đông âu. Quân Anh-Mĩ đổ bộ lên đất Pháp, mở mặt trận mới đánh phát xít Đức. Tháng 8-1944, Pháp được giải phóng. Tướng ĐờGôn lên cầm quyền. ở mặt trận Châu á-Thái Bình Dương, phát xít Nhật bị thua ở nhiều nơi. ở Đông Dương, bọn thực dân Pháp ráo riết hoạt động, chuẩn bị chiếm lại Đông Dương khi quân Đồng minh tiến vào đánh Nhật. Biết được ý đồ của Pháp, 20 giờ ngày 9-3-1945, Nhật đưa tối hậu thư đòi Pháp trao tất cả quyền hành cho chúng. Sau đó, quân Nhật nổ súng tiến công trên toàn cõi Đông Dương. Quân Pháp chống cự yếu ớt, sau vài giờ chống trả đã nhanh chóng đầu hàng. Bọn phát xít Nhật giở trò bịp bợm, tuyên bố “trao trả độc lập” cho Việt Nam. Chúng dựng lên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim; lập thêm nhiều tổ chức tay sai phản động: Đại Việt quốc xã, Phụng sự quốc gia, Đại Việt quốc gia liên minh ...Thực chất, Nhật thay thế Pháp nắm mọi quyền hành ở Đông Dương. Về kinh tế, Nhật chiếm đoạt các cơ sở kinh tế của Pháp, và tài sản của nhân dân ta, vơ vét nguyên liệu, hàng hoá, lương thực. Việc thu thóc tạ, bông, đay...được đẩy mạnh bằng biên pháp cưỡng bức và dùng vũ lực đàn áp. 2.Cao trào kháng Nhật cứu nước. Ngay trong đêm Nhật đảo chinh Pháp, Hội nghị mở rộng của ban thường vụ TW Đảng đã họp ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) và ngày 12-3-1945 ra bản chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị nêu rõ: Sự biến ngày 9-3-1945 đã tạo ra một cơ hội tốt cho các điều kiện khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi, đó là chính trị khủng hoảng do cuộc đảo chính gây ra, nạn đói ghê gớm và chiến tranh đã đến giai đoạn quyết liệt. Kẻ thù chính cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương là phat xít Nhật, cho nên cần phải thay khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp bằng khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật và nêu lên khẩu hiệu “Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương” để chống lại chính phủ bù nhìn Việt gian của Nhật. Phải phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền cổ động, tổ chức và đấu tranh phải thay đổi cho thích hợp với thời hì tiền khởi nghĩa, nhanh chóng đưa quần chúng vào trận tuyến đấu tranh, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang, đánh vào các kho thóc của Nhật đẻ giả quyết nạn đói, đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ cứu quốc, bộ đội du kích, thành lập căn cứ địa cách mạng, phát động chiến tranh du kích ở những nơi có điều kiện. Phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa là phương pháp duy nhất của dân tộc để đóng vai trò chủ động trong việc đánh đuổi quân Nhật ra khỏi nước ta và sẵn sàng chuyển sang hình thức khởi nhĩa khi có đủ điều kiện. Ban thường vụ TW dự kiến điều kiện để có thể thực hiện tổng khởi nghĩa là: khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật đã bám chắc, tiến sâu trên đất nước ta và quân Nhật đã kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở. Cũng có thể là cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập, hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần. Ban thường vụ TW nhắc nhở là dù sao, ta cũng không được ỷ lại và tự bó tay mình trong khi tình thế chuyển biến thận lợi, mà phải nêu cao tinh thần tích cực chủ động, dựa vào sức mình là chính. Từ giữa tháng 3-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức, kết hợp chặt chẽ, linh hoạt đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận, thành lập căn cứ địa và khu giải phóng, nhanh chóng phát triển lực lượng về mọi mặt, gấp rút chuẩn bị để chớp thởi cơ tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ra nhiều ở vùng miền thượng du và trung du. Các lực lượng vũ trang gồm Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các đội vũ trang cứu quốc ở địa phương đã phối hợp với quần chúng giải phóng đưọc hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra ở một số vùng thuộc Bắc Giang, Quảng Ngãi, các chiến sĩ cách mạng bị giam trong các nhà tù Sơn La, Nghĩa Đô, Hoả Lò, Buôn Mê Thuật...nắm thời cơ tổ chưc vượt ngục... Tổng bộ Việt minh ra chỉ thị tổ chức Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có. Tháng 6-1945, khu giải phóng chính thức được thành lập. Khu giải phóng là căn cứ địa chính của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. Chính quyền cách mạng ở các địa phương lần lượt ra đời. Nhiều chiến khu mới đã được xây dựng...Căn cứ địa là bàn đạp để phát triển lực lượng cách mạng, là hậu phương của lực lượng vũ trang giải phóng, là ngọn cờ hiệu triệu, cổ vũ phong trào cách mạng cả nước. Phát động và lãnh đạo chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần và giành chính quyền bộ phận ở nông thôn, mở rộng căn cứ địa cách mạng, thành lập chính quyền ở địa phương , lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức là chính phủ lâm thời Việt Nam) là một nét điển hình và sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo và tổ chức lực lượng tiến lên tổng khởi nghĩa vũ trang ở một nước là thuộc địa trong thời kì tiền khởi nghĩa. 3.Đảng phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đến giữa tháng 8-1945, cách mạng đã có một ưu thế lực lượng rộng rãi ở cả nông thôn và đô thị, bao gồm các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, khắp nơi, quần chúng nô nức tự vũ trangvà hừng hực khí thế tiến lên tổng khởi nghĩa. Sau khi phát xít Đức bị thất bại hoàn toàn (tháng 5-1945), các nước đồng minh Mĩ, Anh, Liên Xô tập trung lực lượng đánh Nhật trên mặt trận Châu á-Thái Bình Dương. Ngày 14-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện. Bọn phát xít Nhật ở đông Dương hoang mang, rệu rã. Chính quyền bù nhìn tay sai mất tinh thần. Quần chúng cách mạng đã sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền. Tình thế cách mạng trực tiếp đã xuát hiện. Đảng cộng sản đã chuẩn bị và quyết tâm phất động tổ chức toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền từ tay Nhật và đứng ở địa vị người chủ đất nước để tiếp quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Chủ trương, phương châm lãnh đạo tổng khởi nghĩa được thể hiện rõ trong Nghị quyết của Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào ngày 13-15/8/1945. Nghị quyết khẳng địng cơ hội tốt cho ta giành độc lập dân tộc đã tới. Tình thế vô cùng khẩn cấp đòi hỏi phải:Tập trung lực lượng vào những việc chính; thống nhất mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy, kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội. Khẩu hiệu đấu tranh lớn là: phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân! phương châm hành động là phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng không kể thành phố hay nông thôn, quân sự và chính trị phải phối hợp, làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh. Phải chộp lấy những căn cứ chính (cả các đô thị) trước khi quân Đồng minh vào, thành lập ngay các uỷ ban nhân dân ở những nơi giành được chính quyền. Hội nghị toàn quốc của Đảng còn đề ra những chủ trương chính sách đối nội, đối ngoại cần được thi hành sau khi ta đã giành được chính quuyền... Ngày 16 và 17-8-1945, Đại hội đại biểu quốc dân họp ở Tân Trào, tham gia Đại hội có hơn 60 đai biểu Bắc, Trung, Nam, đại biểu Việt kiều, đại biểu các đảng phái, các đoàn thể quần chúng, các dân tộc, các tôn giáo. Đai hội đã nhất trí với chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa cuả Đảng, thông qua 10 chính sách lớn, trong đó điểm đầu tiên là phải giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ công hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập, lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Quốc dân đại hội Tân Trào là một tiến bộ lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc ta từ ngót một thế kỉ nay mang tầm vóc lịch sử của một Quốc hội nước Việt Nam mới, một cơ quan quyền lực lâm thời tối cao của dân, do dân và vì dân. Đại hội biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng. Thời cơ ngàn năm có một cho ta giành lấy chính quyền đã đến. Sự lãnh đạo của Đảng rất kiên quyết, kịp thời, không do dự, lừng chừng để bỏ mất thời cơ. Trước thời điểm lịch sử đó Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước: ”Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên!”. Lập chiên khu trong cả nước ,xây dựng căn cứ địa ở những nơi có điều kiện . thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, cứu quốc quân và các lực lượng cách mạng khác thành Việt Nam giải phóng quân .Giải quyết vấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60090.DOC