MỤC LỤC
I. Chương 1 Tư tuởng triêt lí trong văn hoá, văn học dân gian, thành ngữ tục ngữ
II. Chương 2 Thành ngữ- tục ngữ giáo dục là những luận điểm chứa đựng tri thức về giáo dục, kinh nghiệm học tập của người việt
III. Kết luận
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 22258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thành ngữ- Tục ngữ giáo dục là những luận điểm chứa đựng tri thức về giáo dục, kinh nghiệm học tập của người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương 1 Tư tuởng triêt lí trong văn hoá, văn học dân gian, thành ngữ tục ngữ
Chương 2 Thành ngữ- tục ngữ giáo dục là những luận điểm chứa đựng tri thức về giáo dục, kinh nghiệm học tập của người việt
III. Kết luận
MỞ ĐẦU
Bài tập này được thực hiện với mục tiêu là thấy được một phần nhỏ vai trò của Thành Ngữ- Tục Ngữ đối với triết lí sống của người Việt từ xưa đến nay. Vì được thực hiện trong thời gian ngắn nên chưa được chuẩn bị công phu, tài liệu chưa được tìm kiếm và thống kê, nhưng với bài tập này tôi hy vọng một phần triết lí có trong Tục Ngữ- Thành Ngữ sẽ được làm rõ với vai trò lớn lao của Văn học Dân Gian nói chung và thành ngữ tục ngữ nói riêng sẽ trở thành nét đẹp của ông cha ta để lại cho con cháu. Đối với cuộc sống hiện đại ta chỉ thấy chúng là những câu nói giản dị mộc mạc thô sơ nhưng ở đó chứa đựng nhiều triết lí được ông cha ta đúc rút từ thực tiễn cuộc sống, nhiều quan điểm nhiều vấn đề của cuộc sống. Đối với vấn đề giáo dục, học tập, trau dồi đạo đức, ông cha ta cũng đặt ra và đưa vào kho tàng văn học dân gian như một vấn đề cần thiết nhất để duy trì cuộc sống, để con người có tri thức có nhận thức tốt, nhằm xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chương 1
Tư tưởng triết lí Việt Nam trong Văn Học Dân Gian, Thành Ngữ - Tục Ngữ
1.1. Văn Hoá và triết học Việt Nam
Văn hoá hôm nay, có thể coi là thể những nét riêng biệt tinh thần vật chất, trí tuệ, cảm xúc quyết định tính cách của xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật, văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục, những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có tình lý, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Như vậy văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt, văn hoá là thể thống nhất nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá của sự phát triển. Văn hoá Việt Nam xưa vốn chứa đựng rất nhiều quan điểm, triết lý nó không được phát triển thành các học thuyết, các luận điểm triết học rõ ràng mà nó tồn tại trong các di sản tinh thần của văn hoá như : Văn học, Sử học, Tín ngưỡng, Phong tục…
1.2. Văn học dân gian và triết học
Văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam là di sản tinh thần của văn hoá Việt Nam. Đó là những di sản tinh thần vô hình được lưu truyền bằng phương thức miệng với nguồn gốc bình dân được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác nên văn học dân gian nói chung và Thành ngữ - Tục ngữ nói riêng là những triết lý về đời sống cuả con người, xã hội, đúc rút kinh ngiệm, nhận thức thế giới xung quanh mình. Từ những tác phẩm văn học dân gian có từ ngàn xưa đó, dần dần nó hình thành một hệ thống quan điểm triết lý một cách vô thức dù các chủ nhân của chúng không hề cố ý tạo nên những quan điểm đó. Những quan điểm đó được tạo nên không phải tất cả đều đúng đắn, hoàn thiện có bộ phận đạt đến quan điểm duy vật,duy vật biện chứng có bộ phận lại rơi vào quan điểm duy tâm siêu hình…Nhưng tất cả tạo nên tư tưởng đan xen giữa duy tâm và duy vật chúng trở thành cuộc đấu tranh không phân tuyến, không diễn ra trên mọi vấn đề, thể hiện giữa việc giải quyết mối quan hệ giữa tâm và vật,linh hồn và thể xác,giữa lý trí và khí của con người.Có lẽ vì vậy mà những triết lý, những quan điểm đó ẩn đằng sau những lời ví von với ngôn ngữ mộc mạc, đầy chất giáo huấn. Thành ngữ và tục ngữ đã trở thành một phương tiện để giáo dục con người ở nhiều phương diện: đạo đức lối sống,nhận thức, kinh nghiệm sống…Nhưng với đề tài nhỏ này tôi chỉ xin được xem xét tính triết lí của Thành ngữ - Tục ngữ đối với vấn đề giáo dục con người theo đúng nghĩa là giáo dục giúp con người có cách học, nhận thức đúng về vấn đề cho việc học hỏi, những lời khuyên cho việc giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Việt từ xưa đến nay.
1.3. Thành ngữ -Tục ngữ với triết lý
Thành ngữ và Tục ngữ là một bộ phận văn học dân gian.Thành ngữ tục ngữ ngắn gọn nhất dễ đọc, dễ thuộc vì thế dễ dàng đi vào lòng người . Có lẽ vì lý do đó nó được sử dụng thường xuyên liên tục trong cuộc sống ,trong giao tiếp của cộng đồng người việt, nhằm mục đích giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đặc biệt Thành ngữ-Tụcngữ về giáo dục là để giáo dục đạo đức, giúp con người học tập tiến bộ,tích luỹ kiến thức trong cuộc sống. Đến nay Thành ngữ -Tục vẫn giúp ta có thêm những vốn sống, hiếu biết về cuộc sống hiện đại cũng như quá khứ xa xưa của dân tộc.
Thành ngữ-Tục ngữ mang nhiều quan điểm triết lý khác nhau rất đa dạng và phong phú, có những quan điểm đối nghịch nhau. Nhưng ở đề tài này tôi sẽ có lựa chọn và quan tâm đến nhiều Thành ngữ-Tục ngữ mang quan điểm duy vật gần gũi với quan điểm của Mác-Lê nin:Như quan điểm giữa vai trò của vật chất và ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa chúng,các quy luật, các cặp phạm trù nội dung và hình thức được thành ngữ phát biểu một cách giản dị thô sơ hay quan điểm toàn diện trong lý luận nhận thức, mối liên hệ biện chứng của lý luận và thực tiễn trong lý luận nhận thức của triết học duy vật lịch sử được thể hiện trong Tục ngữ và Thành ngữ như thế nào. Những quan điểm này giúp con người chúng ta giáo dục nhân cách, đúc rút những phương pháp học tập, phương pháp nhận thức để phát triển trí tuệ và nhân cách như thế nào? Đó là những vấn đề có tính chất triết lý mang đậm màu sắc dân gian nhưng cũng đạt đến đỉnh cao của triết lí dân gian. Nó trở thành những vấn đề có tính chân lý trong cuộc sống, vì vậy người Việt thường xuyên sử dụng xem đó là những lời khuyên bổ ích, và không bao giờ là quan điểm lệch lạc dù ở thời đại nào chế độ xã hội nào đi nữa.
CHƯƠNG II
Những luận điểm vè giáo dục nhận thức, giáo dục đạo đức,kinh nghiệm học tập của người Việt có trong Thành ngữ -Tục ngữ .
2.1 Vai trò của Thành ngữ -Tục ngữ đối với đời sống của người Việt
2.1.1 Khái niệm
Tục ngữ là những câu văn vần được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng dùng để đúc rút kinh nghiệm trong đời sống, trong lao dộng sản xuất.
Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để phê phán, giáo dục tích luỹ những vân đề liên quan đến cuộc sống con người,cuộc sống xã hội.
2.1.2 Thành ngữ và Tục ngữ trở thành món ăn tinh thần,là kho tàng kinh nghiệm sống được người Việt đúc rút từ ngàn xưa.
Ở Thành ngữ -Tục ngữ chúng ta thấy tình cảm quan niệm sống phẩm chất đạo đức, phong tục tập quán kinh nghiệm lao động sản xuất và các mối quan hệ xã hội của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Điều này chứng tỏ Thành ngữ và Tục ngữ có vai trò không nhỏ đối với đời sống của người Việt. Ngày nay các câu Thành ngữ và Tục ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống một cách thường xuyên và có ỹ nghĩa rất lớn đối với vấn đề giao tiếp trong xã hội, góp phần trau dồi tri thức về ngôn ngữ, kinh nghiệm sống,tri thức xã hội. Có thể thấy rõ ai là người thuộc nhiều biết nhiều Thành ngữ -Tục ngữ thì khả năng giao tiếp sẽ tốt hơn ăn nói có duyên sắc sảo và hóm hỉnh hơn. Không chỉ vậy Tục ngữ và Thành ngữ đúc rút những kinh nghiệm trong lao động sản xuất được ông cha ta truyền lại cho con cháu đời sau từ thế hệ này sang thế hệ khác nó còn giúp chúng ta sống tốt hơn, có phẩm chất đạo đức xứng đáng với truyền thống văn hoa Phương Đông phù hợp với tâm lý của người Việt, biết giữ gìn những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Thành ngữ -Tục ngữ có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy đảng và nhà nước ta và bản thân mỗi con người Việt Nam luôn gìn giữ phát huy khôi phục, phá triển những giá trị của Thành ngữ - Tục ngữ dể những nét đẹp văn hoá này có thể tồn tại mãi mãi trong đời sống của tinh thần dân tộc Việ Nam.
2.2. Các loại Thành ngữ-Tục ngữ Việt Nam
2.2.1. Các loại tục ngữ
Tục ngữ với lao động sản xuất: “Nhất nước nhì phân tam cân tứ giống”
Tục ngữ về thời tiết “ Vỏ trút thì mưa, nhả bừa thì nắng”
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa”
Tục ngữ về thời vụ: “Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà, tháng ba cày vỡ ruộng ra”
Tục ngữ về đời sống xã hội: Quan hệ gia đình bằng hữu thầy trò ình cảm đôi lứa “Anh em bát máu sẻ đôi”
“Cắt dây bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em”
“Sẩy cha con chú, sẩy mẹ bú dì”
“Ăn miếng chả, trả miếng nem”
“Có ơn phải nhớ, có nợ phải đền”
“ Ở một mình tốt hơn, ở với kẻ hung ác”
“Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật”
“Đói cơm hơn rau, nghèo quân tử hơn giàu tiểu nhân”
“Yêu nhau chín bỏ làm mười”
“ Không thầy đố mày làm nên”
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
2.2.2. Thành ngữ
Các mối quan hệ trong đời sống xã hội: Gia đình, trên dưới, trước sau, tính cách, phẩm chất đạo đức...
“ Học hay cày biết''
'' Học ăn học nói, học gó, học mở”
“ Giao sắc không gọt được chuôI”
“Lành quá hoá nhờn”
“Cây yếu gió lay”
“Cá lớn nuốt cá bé”
“Hạnh phúc dễ tìm, khó giữ”
“Có học phải có hành”
“Xa thơm, gần thối”
“ Chết trong còn hơn sống nhục”
“Nói có sách mách có chứng”
“ Mất của dễ tìm, mất lòng khó kiếm”
“ Chị ngã em nâng”
“Ăn cám trả vàng”
“Ki cóp cho cọp nó ăn”
“Đóng cửa bảo nhau”…
Mỗi loại thực hiện một vai trò nhưng tất cả đã tạo nên nét độc đáo tế nhị, hài hước, mang đậm tinh thần văn hoá phương đông giàu triết lí xâu xa mà vẫn hấp dẫn đối với mọi thời đại.
Đặc biệt là tục ngữ về thành ngữ giáo dục chúng có vai trò như những kho tàng tri thức về học tập, giáo dục nhân cách đạo đức, phẩm giá của con người. Nó giúp cho chúng ta có phương pháp học tập, có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc học tập đối với sự phát triển của xã hội.
Đó là lí do mà mảng tục ngữ thành ngữ được đề tài này quan tâm
2.3. Thành ngữ-Tục ngữ giáo dục
Là những tri thức về giáo dục nhận thức, phương pháp học tập là những luận điểm triết lí có tính chất tổng hợp được nhân dân lao động đúc rút một cách vô thức từ cuộc sống hiện thực của họ. Người Việt xưa không đưa ra những học thuyết triết học, không phát biểu các luận điểm một cách công khai nhưng các triết lí đó vẫn nằm trong các tác phẩm lịch sử, văn học. Những quan điểm triết lí đó đến nay chúng ta vẫn có thể cảm nhận và rút ra được từ những câu Tục ngữ -Thành ngữ.
Những triết lí sống, học tập đều được người Việt Nam sử dụng hết sức quen thuộc. Nhiều lúc trong cuộc sống chúng ta chỉ dùng một cách vô tình; nó là lời đối thoại trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Những câu nói đó luôn chứa đựng những triế lí mà ngày nay khi được học được tiếp xúc với triết học Mác-Lênin và các tư tưởng triết học khác thì ta thấy rõ những câu Thành ngữ - Tục ngữ dù được phát biểu một cách thô sơ mộc mạc không cần đến lập luận sắc bén, không cần đến dẫn chứng thực tiễn làm tiền đề. Nhưng qua cuộc sống thực tại kiểm nghiệm một cách chính xác chúng ta thấy nó là những triết lí rút ra từ cuộc sống lao động thực tiễn- Nó có tính chân lí rất cao, nó giúp ích rất lớn cho việc học tập, công tác của con người.
Đối với Thành ngữ - Tục ngữ giáo dục, học tập là một mảng hoạt động thực tiễn có giá trị đối với đời sống xã hội rất cao. Nó triết lí cho quá trình tích luỹ ri thức của dân tộc, tích luỹ phương pháp học tập, giáo dục nhân cách của con người Việt Nam theo đúng mục đích ra đời và tồn tại của nó.
Sau đây là một số triết lí có tính chất như những luận điểm triết học được thống kê rút ra từ nội dung của các Thành ngữ - Tục ngữ trong kho tàng Tục ngữ - Thành ngữ Việt Nam. Những luận điểm triết lí này không phải đều hoàn chỉnh hay được soi rọi dưới tất cả các quan điểm triết học trên thế giới, mà nó sẽ được soi rọi trên quan điểm tư tưởng Mác-Lênin nó là những triết lí không theo một hệ thống cụ thể nhất quán nào. Nhưng chúng ta có thể thấy ông cha ta từ ngàn xưa đã có những cách nhìn, rất gần, rất sát với các nhà tư tưởng lớn của mọi thời đại.
Trong triết học Mác-Lênin có những nguyên lí về sự phát triển- phép duy vật biện chứng. Trong đó có quy luật chuyển đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại. Trong Thành ngữ- Tục ngữ giáo dục có một bộ phận khá lớn được đúc rút để nhằm khẳng định vai rò của lượng đối với sự biến đổi của chất và ngược lại: Những thành ngữ này được sự dụng một cách thông dụng nhưng mang đậm tính triết lí của chủ nghĩa duy vật biện chứng: “Ăn vóc học hay” câu tục ngữ này có ý nghĩa ăn uống đầy đủ thì khoẻ mạnh, chịu khó học hành thì hiểu biết nhiều. Rõ ràng câu tục ngữ này mang ý nghĩa tích luỹ về chất dẫn tới biến đổi về lượng hay các câu tục ngữ:
“Có cày có thóc, có học có chữ”
“Dao có mài có sắc, người có học có nên”
“Dẫu rằng thông hoạt chẳng học cũng hư đời, tài trí bằng trời chẳng học cũng khổ”
Những câu Tục ngữ - Thành ngữ này đều là những lòi khuyên chân thành đúng đắn phải chịu khó học chữ, học nghề, phải chăm chỉ không chủ quan thì mới có tri thức, có nghề nghiệp , mới thành người. Rõ ràng triết lí về luợng chất được sử dụng một cách linh hoạt, giản dị mà sâu xa giúp người đọc tìm ra chân lí của cuộc sống.
Ngoài những câu tục ngữ trên còn có một số câu thành ngữ:
“Luyện mãi thành tài, miệt mài thành giỏi”
“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”
“Có đất tất có người, có ngưòi tất có tài , có tài tất có dụng”
Tất cả những câu Thành ngữ - Tục ngữ trên đều đem lại triết lí về lượng chất, ngoài ra chúng ta còn thấy thấp thoáng ở đó một số cặp phặm trù triết học như: nội dung - hình thức, nguyên nhân- kết quả…Điều này chứng tỏ cách nhìn rộng rãi sâu sắc của ông cha ta vượt lên trên cả lịch sử và thời đại.
Đặc biệt trong lí luận nhận thức của triết học Mác- Lênin có rất nhiều các quan điểm như: quan điểm toàn diện;quan điểm lí luận và thực tiễn; tính kế thừa và sáng tạo trong lí luận nhận thức. Có lẽ lí luận nhận thức là một lí luận gắn liền với tri thức, giáo dục, vì vậy trong Thành ngữ - Tục ngữ giáo dục chứa đựng nhiều luận diểm mà triết học Mác- Lênin phát biểu.
Quan điểm nhận thức lí luận và thực tiễn của triết học Mác là lí luận đi đôi với thực tiễn, thực tiễn quyết định lí luận và lí luận quay trở lại phục vụ cho thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm :
“Học đi đôi với hành”
“Học để mà hành”
“Học hay cày giỏi”
“Rành việc hơn rành lời”
“Vừa hành vừa học mới thành người khôn”
“Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi”
Rõ ràng những câu Thành ngữ - Tục ngữ này quan niệm “ học” kết hợp với “ hành” đem lại kết quả tốt, học phải có tìm tòi sáng tạo kết hợp lí thuyết với thực hành, áp dụng điều đã học vào thực tiễn đời sống, gắn học với hành là truyền thống của dân tộc ta. Dù lí luận này được phát biểu một cách mộc mạc. Nhưng chắc chắn trong nhận thức của người Việt luôn đề cao việc học đặc biệt là học từ thực tiễn, học không phải là học suông học vẹt mà học là để làm, để làm tốt công việc mình muốn làm và tiếp thu những điều mình chưa biết đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây chỉ là chỉ ra một phương pháp học tập không hay sao? Mà ở đây chính là quan điểm học tập của ông cha ta truyền lại cho con cháu mai sau. Quan điểm đó vừa đúng đắn vừa tiến bộ, đầy văn minh phục vụ tốt cho nhận thức và quá trình học tập của con người. Không chỉ đưa ra lí thuyết về nhận thức, vai trò của lí luận và thực tiễn mà thành ngữ và tục ngữ còn phê phán quan điểm thiển cận chủ quan duy ý chí, những cách học chưa kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, giữa lí luận và thực tiễn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta có tầm nhìn xa trông rộng để ngăn ngừa những nhận thức sai trái, không phù hợp. Có nghĩa là phê phán người chỉ biết có lí luận, lí thuyết suông mà không chú ý đến thực hành trong công việc, trong học tập hoặc không biết đến cả lí thuyết và thực hành hoặc chỉ biết đến thực hành mà quên đi lí luận:
“Học chẳng hay, cày chẳng biết”
“Ăn ốc nói mò”
“Văn dốt vũ đát”
“Quen tay không bằng hay làm”.
Ngoài ra Thành ngữ và Tục ngữ còn có nhiều luận điểm khác nữa gắn liền với lí luận nhận thức như quan điểm toàn diện:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
“Học thầy, không tày học bạn”
“Tiên học lễ, hậu học văn”.
Có nghĩa là phải có quan điểm toàn diện không nên nhận thức phiến diện, không nên có cách nhìn một chiều, không nên chỉ biết một điều. Điều đó cũng có nghĩa là: điều gì cũng phải học, học không chỉ là học kiến thức, học tri thức mà còn học làm người, trau dồi đạo đức nhân phẩm để trở thành con người hoàn thiện hơn. Đã học thì học cho đến nơi đến chốn, không nên được chăng hay chớ học gạo, học vẹt. Có lẽ vì vậy mà Thành ngữ - Tục ngữ phê phán những kẻ dốt nát có cách nhìn một chiều phiến diện, tự cho mình là giỏi, điều gì cũng biết:
“Ếch ngồi đáy giếng”
“Chó con ngồi ghế gỗ”
“Ăn trong mun, ỉa trong bếp”
“Dốt đặc cán mai, hay chơi chữ lỏng”.
Tục ngữ - Thành ngữ còn đề cao những người ham học hỏi, ham hiểu biết, biết trau dồi nhân cách đạo đức để trở thành người có ích cho cuộc đời, cho xã hội:
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
“Học khôn đến chết, học nết đến già”
“Học là học biết giữ giàng
Học điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung”.
Những câu Tục ngữ - Thành ngữ đó gúp con người hoàn thiện nhân cách trí tuệ một cách toàn diện. Bên cạnh đó nó luôn luôn nhắc nhở chúng ta mọi sự vật đều vận động biến đổi không ngừng, nên học ở hiện tại là không đủ mà phải học ở cả quá khứ và tương lai, phải học lâu dài, phải tự rèn luyện mình mới đạt được kết quả tốt.
Những quan điểm trên ở Thành ngữ - Tục ngữ còn chứa đựng tính kế thừa, tính sáng tạo trong lí luận nhận thức của triết học Mác – Lênin đã đề cập:
“Ôn cố tri tân – phi cố bất thành kim”
“Không thầy đố mày làm nên”
“Trọng thầy mới được làm thầy”
“Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa”
“Trâu kén cỏ trâu gầy, trò không thầy trò dốt”
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Ở những câu thành ngữ trên chúnh ta thấy vai trò của những người đI trước, của người thầy, người đã truyền đạt nhưng tri thức những kinh nghiệm của thế hệ đi trước cho thế hệ sau. Phải biết ơn những công lao to lớn của họ và tiếp thu những tinh hoa lấy đó làm gốc rễ để phát tiển nhân cách, tri thứ của mình. Đó là những điều có tính triết lí rất sâu sắc mà ông cha ta đã để lại cho cháu đời sau.
Ngoài quan điểm về tính kế thừa phải chú ý đến tính sáng tạo, tính độc lập trong suy nghĩ và tự thân trong học tập để phát triển tri thức và nhân cách:
“Thầy dạy không bằng tự mình suy nghĩ” (Thành ngữ Thái)
“Học một biết mười”
“Học ít hiểu nhiều”
Đây là những câu Thành ngữ khuyên người học phải có suy nghĩ tìm tòi sáng tạo, hiểu biết lí thuyết để kết hợp với thực hành, áp dụng điều đã học vào đời sống, biết suy nghĩ độc lập trong học tập, tìm ra phương pháp học tập tốt nhất để việc học tập đạt hiệu quả cao, phát triển tư duy và nhận thức của mình. Đièu đó chứng tỏ đầu óc triết học của người Việt xưa tuy chưa thành học thuyết, quan điểm triết học nhưng nó đã trở thành những triết lí học tập, giáo dục có ích cho nhiều thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay. Các triết lí đó đi vào đời sống và trở thành những chân lí, những lời khuyên bổ ích, những phương pháp học tập có hiệu quả cao. Có thể xem đây là những luận điểm triết học sơ khai, được sáng tạo một cách vô thức và trở thành những luận điểm khi đưa vào nghiên cứu khoa học chúng ta mới thấy được tính triết học của nó
KẾT LUẬN
Từ tất cả những quan điểm triết lí trên chứng tỏ Thành ngữ- Tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn có nhiều quan điểm, nhiều triết lí khác được phát biểu ở nhiều đề tài khác nữa. Nhưng vì lượng bài tập nhỏ ,thời gian hạn hẹp nên đề tài này chỉ bàn về một số triết lí trên có ở Tục ngữ- Thành ngữ giáo dục – học tập. Nhưng điều này chứng tỏ Thành ngữ- Tục ngữ chứa đựng cả kho tàng tri thức đời sống mà ở đó ta có thể tìm thấy tất cả những phương diện ,quan điểm của triết học Đông- Tây kim cổ. Dù nó chỉ tồn tại dưới hình thức là những câu văn vần, thơ ,ngữ cố định nhưng nó chứa đựng tư tưởng của người Việt từ ngàn xưa đến nay.
Đối với mọi thế hệ người Việt Nam ai cũng đã từng sử dụng tiếp xúc với Thành ngữ- Tục ngữ nhưng chắc chắn không phảI ai cũng ý thức về các giá trị của nó. Không phải ai cũng có ý thức gìn giữ, bảo vệ những giá trị văn hoá và những quan điểm của ông cha vì nó không chỉ là nét đẹp của văn học dân tộc mà nó còn là kho tàng tri thức để lại cho thế hệ người đời sau. Những người trí thức như chúng ta cần chú ý hơn nữa, không chỉ biết gìn giữ mà còn phải biết phát huy, phát triển những giá trị vốn có của Thành ngữ-Tục ngữ, đem vận dụng những giá trị của nó vào cuộc sống, vào công việc học tập để góp phần phát triển xã hội./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận Triết học- Vấn đề triết lí Thành ngữ - Tục ngữ trong giáo dục.doc