Tiểu luận Thất nghiệp và lạm phát

MỤC LỤC:

Trang

I. LẠM PHÁT 2

 

1. Khái niệm 2

 

2. Tỷ lệ lạm phát 4

 

3. Phân loại lạm phát 6

 

4. Nguyên nhân lạm phát 9

 

5. Tác động của lạm phát 11

 

6. Một số VD điển hình 14

 

TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (TỪ 2002 ĐẾN 8/2010) 17

 

II. THẤT NGHIỆP: 20

 

1. Khái niệm 20

2. Các dạng thất nghiệp 22

 

3. Ảnh hưởng của thất nghiệp 24

 

4. Thất nghiệp tự nhiên 27

 

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP: 30

 

1. Đường cong Phillips 30

 

2. Sự dịch chuyển của đường Phillips 30

 

3. Mối quan hệ giữa LP-TN trong dài hạn 32

 

IV. BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢM LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP: 33

 

1. Biện pháp giảm tỉ lệ lạm phát 33

 

2. Biện pháp giảm tỉ lệ thất nghiệp 35

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

docx36 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 12048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thất nghiệp và lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động của ngân hàng: Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống Ngân hàng Thương mại. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi. Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, Ngân hàng Nhà nước thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các Ngân hàng Thương mại cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động. Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng Thương mại. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng. 6. Một số ví dụ điển hình: Zimbabwe: Cuộc lạm phát lớn nhất trong lịch sử phải kể đến lạm phát ở Zimbabwe vào năm 2008. Lạm phát ở Zimbabwe đã phá vỡ mọi kỷ lục lạm phát từ trước tới nay sau khi tỉ lệ lạm phát lên đến con số 2,2 triệu %. Sự khốn khổ của những tỉ phú đô la, “vô sản” lương thực ở Zimbabwe bắt nguồn từ cuộc cải cách ruộng đất vào đầu những năm 1990, khi Robert Mugabe (tổng thống Zimbabwe kể từ khi nước này giành độc lập từ Anh vào năm 1980) muốn phân phối đất đai của người da trắng cho người da đen nghèo khổ để tăng cường phát triển kinh tế. 100 tỷ đô la mua được 3 quả trứng. Cuộc cải cách này chính là nguyên nhân làm cho những ngành quan trọng sống còn của đất nước đình trệ và lạm phát nhảy vọt. Những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2000 phản ánh bức tranh thảm hại của nền kinh tế Zimbabwe: GDP giảm 6,1%, lạm phát lên đến 56,6%, nợ tính trên đầu người 406 USD, sản lượng lương thực sa sút (những cây lương thực chính như ngô giảm trên 60%). Đây chính là những con số khởi đầu cho tốc độ lạm phát phi mã, siêu phi mã rồi “siêu siêu” phi mã. Trước cải cách ruộng đất, việc giá trị đồng đô la Zimbabwe với tỉ giá hối đoái ở thế khá thăng bằng 1,59 đô la Zimbabwe (ZBD) ăn 1 USD. Chỉ trong vòng gần 18 năm sau, khi Ngân hàng dự trữ quốc gia Zimbabwe ban hành đồng tiền mệnh giá 100 tỉ đô la vào tháng 7/2008, thì số tiền này chỉ xấp xỉ bằng 1,20 USD. Người dân phải cầm hơi bằng rau quả dại, 100 tỷ đô la chỉ mua được một ổ bánh mì, ba triệu người phải rời bỏ quê hương. Đồng thời, tỉ lệ thất nghiệp ở nước này lên tới 80%. Chỉ vẻn vẹn một năm sau, chiều dài của con số phần trăm tỏ ra không thua kém gì các kỷ lục khác, khi tỉ lệ lạm phát hàng năm công bố vào tháng 2/2008 mới là 165.000% thì đến tháng 7, ngân hàng dự trữ quốc gia Zimbabwe chính thức công bố lạm phát tăng mạnh lên 2, 2 triệu %. Từ đó, chính phủ Zimbabwe không công bố tỷ lệ lạm phát nữa. Người dân cầm 50 triệu đô la đi mua chuối. Tuy nhiên theo báo cáo mới nhất thì tình trạng lạm phát tại Zimbabwe đang hạ nhiệt nhanh chóng nhờ giá cả thực phẩm và các loại đồ uống có cồn giảm xuống. Đây cũng là kết quả của việc đồng nội tệ của quốc gia châu Phi này bị loại hoàn toàn khỏi lưu thông. Theo Cơ quan Thống kê Trung ương Zimbabwe (CSO), giá cả ở nước này trong tháng 8 đã tăng 0,4% so với tháng 7. Trong tháng 7, tốc độ lạm phát ở Zimbabwe là 1% so với tháng trước đó. Đây được xem là những bằng chứng mới nhất cho thấy Zimbabwe đã thoát khỏi tình trạng siêu lạm phát của năm 2008. Mặc dù vậy, CSO vẫn chưa chịu công bố số liệu lạm phát so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, căng thẳng chính trị tại Zimbabwe hiện vẫn đang tồn tại giữa đảng Zanu-PF của Tổng thống Robert Mugabe và đảng Phong trào thay đổi dân chủ của Thủ tướng Morgan Tsvangirai. Ông Tsvangirai cho biết, các thành viên của đảng ông vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng bạo lực và những lời hăm dọa. Các nhà bình luận cho rằng, sự bất ổn chính trị này sẽ còn tiếp tục cản trở những dòng vốn đầu tư nước ngoài muốn chảy vào Zimbabwe - nguồn tài chính mà nền kinh tế nước này đang vô cùng cần tới. Đức: Thế giới đã từng kinh hoàng về nạn siêu lạm phát ở Đức trong các năm từ 1921 đến 1923 sau đại chiến thế giới thứ nhất. Lạm phát bắt đầu do chủ trương của Chính phủ Đức muốn xoá nợ trái phiếu do Chính phủ phát hành trước đây để tiến hành cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đây là mức siêu lạm phát lớn thứ hai trong lịch sử tiền tệ trên thế giới tính cho đến nay. Chỉ số giá trong vòng 22 tháng từ 1/1921 đến 11/1923 tăng tới 10 triệu lần, kho tiền của Đức trong 2 năm đó tăng 7 tỷ lần tổng giá trị danh nghĩa. Tính tước đoạt của cuộc siêu lạm phát này được lượng hoá bằng con số kinh khủng: nếu ai đó có một tấm ngân phiếu 300 triệu DM thì chỉ sau 2 năm nói trên, giá trị thực của tấm ngân phiếu này hầu như chỉ còn lại là số 0, một USD có giá trị tương đương với 4 mark Đức, nhưng chỉ 1 năm sau, một USD đổi được tới 4 tỉ mark. Tỉ lệ lạm phát lên tới 3.25 x 106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ. Vào thời đó, báo chí đã đăng tải những tranh ảnh biếm họa về vấn đề này: người ta vẽ cảnh một người đẩy một xe tiền đến chợ chỉ để mua một chai sữa, hay một bức tranh khác cho thấy ngày đó đồng mark Đức được dùng làm giấy dán tường hoặc dùng như một loại nhiên liệu. Một siêu lạm phát khác cũng lớn không kém là tại Hungary sau Thế chiến thứ hai với tỉ lệ lạm phát 4.19 x 1016 (giá cả tăng gấp đôi mỗi 15 giờ đồng hồ). Nam tư: Cuộc lạm phát lớn thứ 3 trong lịch sử kinh tế hàng hoá - tiền tệ thế giới, xảy ra ở Nam Tư bắt đầu từ 5/1992 đến hết năm 1994 khi chính quyền Xecbia không đứng vững được nữa. Chỉ tính riêng tỷ giá 6 tháng cuối năm 1993, giá cả hàng hoá tăng hơn 25 lần. Tiền lương năm 1991 của công chức bình quân 5.300 Đina/tháng tương đương với 400 USD thì năm 1993 tiền lương bình quân tăng lên 2 tỷ Đina/tháng nhưng chỉ tương đương với 6 USD/tháng. Lạm phát đã được lớn lên theo từng giờ, bình quân cứ mỗi giờ giá ngoài thị trường tăng 1%. Sau nhiều lần thay đổi mệnh giá đến 15/2/1993, Chính phủ phải cho phát hành loại giấy bạc mệnh giá 50 tỷ Đina. Nền sản xuất trở nên kiệt quệ và Chính phủ đương nhiệm hầu như bị tan rã hoàn toàn… Mỹ: Cuộc siêu lạm phát lớn thứ tư xảy ra ở Mỹ thời kỳ nội chiến 1860. Riêng trong năm 1860 giá cả hàng hoá tăng lên 20 lần = 2000%. Người ta đã miêu tả bằng hình ảnh về cuộc lạm phát này rằng tiền mang đi chợ phải đựng bằng sọt, còn hàng hoá mua đựơc thì bỏ vào túi áo. Mọi hàng hoá trên thị trường trở nên cực kỳ khan hiếm trừ tiền. Tiền hầu như đã trút bỏ mọi chức năng vốn có của nó kể cả chức năng trực tiếp nhất là làm phương tiện lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, siêu lạm phát là một hiện tượng kinh tế cực kỳ hiếm, nó thường xuất hiện gắn liền với các cuộc chiến tranh thế giới hoặc nội chiến khốc liệt. Tất nhiên hiếm không có nghĩa là không xảy ra! Một vài ví dụ điển hình về nạn siêu lạm phát và các cấp độ nguy hiểm của lạm phát như đã trình bày để bổ sung thêm cho nhận thức về lạm phát và xác định những mức độ ảnh hưởng tác động mạnh đến mức nào trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội nói chung của mỗi quốc gia trong kinh tế thị trường. Vậy một điều cần rút ra ở đây là: dù theo quan điểm nào chăng nữa thì nói chung lạm phát vẫn là một hiện tượng kinh tế khách quan và là đối tượng cần đặc biệt quan tâm của mọi chính phủ. Trong nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ nói chung, nền kinh tế thị trường nói riêng, người ta không thể chối bỏ lạm phát nhưng nếu có nhận thức đúng bản chất kinh tế của nó thì vẫn có thể chế ngự và kiểm soát được lạm phát. Mặt khác nguyên nhân của lạm phát là không hoàn toàn do chiếc máy bơm tiền của Ngân hàng Trung ương tạo ra mặc dù suy cho cùng thì bản chất của lạm phát vẫn là hiện tượng kinh tế được nảy sinh trong mối quan hệ không tương thích một cách phổ biến giữa cung và cầu hàng hoá trong cơ chế thị trường mà ở đây, "cung" là hàng và "cầu" là tiền. Cần phải bình tĩnh nhận định và chủ động chế ngự các khả năng bùng nổ những nhân tố tiềm ẩn của lạm phát. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (TỪ NĂM 2002 ĐẾN THÁNG 8/2010) Năm Tỉ lệ lạm phát 2002 4% 2003 3% 2004 9,7% 2005 8,8% 2006 6,6% 2007 12,6% 2008 19,9% 2009 6,88% Tháng 8/2010 8,2% Năm 2002 – 2003, tỉ lệ lạm phát chỉ vào khoảng 3 – 4%. Lạm phát dần quay trở lại từ năm 2004 do các chính sách kích cầu mạnh mẽ cùng sự leo thang của giá nhiều mặt hàng trên thế giới. Năm 2007, lạm phát tăng đến 2 con số đã gây nên hoang mang cho người dân và cả các nhà lãnh đạo đất nước. Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 2008. Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới trên 30%. Kết thúc năm 2008, lạm phát lùi về còn 19.89%, đây là mức cao nhất trong vòng 17 năm qua. Trong đó CPI của lương thực tăng cao nhất và đạt 49.16%. 2009, lạm phát giảm, còn ở mức 6,88%. Năm 2010: với mức tăng trong 8 tháng qua, nếu trong 4 tháng tới tăng bình quân 0,7%/tháng, thì cả năm nay sẽ tăng dưới 8% - đạt được mục tiêu. Nếu vậy, thì năm nay có thể sẽ đạt được mục tiêu kép: vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng, vừa đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát. Báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 9-9-2010 cho biết Việt Nam đứng vị trí 59 trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu, vượt 16 bậc so với năm ngoái. Theo các chuyên gia của WEF, đây là tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế Việt Nam bởi báo cáo dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi có ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng. Các số liệu thống kê kinh tế mới nhất của Việt Nam trong tháng 8 cho thấy sự tiếp nối của xu hướng kinh tế giống như những gì đã diễn biến phần lớn ở nửa đầu năm 2010. Lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức tương đối 8,2% so với cùng kỳ năm trước hoặc ở mức 0,2% so với cùng kỳ tháng trước. Trong phần lớn thời gian năm 2010, Standard Chartered Bank vẫn luôn cảnh báo về nguy cơ lạm phát tăng cao tại Việt Nam. Cụ thể trong 5 tháng qua, lạm phát hàng tháng đã được kiểm soát, dao động từ 0,1% đến 0,3%. Đây là điều rất đáng được ghi nhận, và cho rằng doanh thu bán lẻ có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng tới hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Theo phân tích, lạm phát ở nguyên vật liệu xây dựng (chiếm 10% tỷ trọng CPI) và chi phí giao thông vận tải (chiếm 8,9% tỷ trọng CPI) đều đang giảm dần, tạo nên sự ổn định của lạm phát (xem biểu đồ 2). Lạm phát do thực phẩm, thành phần lớn nhất của rổ chỉ số giá và chiếm tới 40% tỷ trọng CPI, đã nhích lên trong 3 tháng vừa qua, nhưng vẫn không đủ để có thể vượt chiều hướng giảm lạm phát của các thành phần khác. Sự ổn định của giá thực phẩm và năng lượng toàn cầu đã giúp ích cho việc kiểm soát giá cả trong nước.   Để hỗ trợ việc kiểm soát lạm phát, Chính phủ Việt Nam đã công bố trong Thông tư 122. Theo đó, bắt đầu từ 1/10, Chính phủ sẽ có quyền áp đặt những biện pháp kiểm soát giá lên một loạt các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty tư nhân và nước ngoài. Các mặt hàng này bao gồm các nguyên liệu đầu vào công nghiệp như xi măng, thép, gas, phân bón, vắc xin, thức ăn chăn nuôi, than đá, và các mặt hàng thiêt yếu hàng ngày như muối, sữa bột, đường, gạo, giấy, sách giáo khoa và vé tàu. Hi vọng, khi những biện pháp này được kích hoạt, giá cả trên toàn cầu sẽ tăng và khi đó chúng có thể đóng vai trò bình ổn tạm thời giá cả trong nước. Liên hệ những nguyên nhân của lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam: Do phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững và kém hiệu quả: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, khoảng từ 7% đến trên 8%, nhưng chất lượng tăng trưởng còn kém. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu là theo chiều rộng, tức là tăng cường khai thác tài nguyên, đầu tư mở rộng qui mô sản xuất nhằm tăng sản lượng, chưa thực hiện được tăng sản lượng dựa trên nâng cao trình độ sản xuất. Chi tiêu của Chính phủ còn cao, trong đó một phần không nhỏ là đầu tư kém hiệu quả, thất thoát do tham ô, tham nhũng, tiền chi ra nhưng không thu lại được hàng hoá, dẫn đến việc nguồn cung tiền quá lớn, gây lạm phát. Trình độ quản lí sản xuất của một bộ phận lớn doanh nghiệp Việt Nam còn thấp kém, chưa tận dụng được nguyên-nhiên-vật liệu, gây thất thoát lớn trong quá trình sản xuất, đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn. Vì vậy, khi giá các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng lên lại càng làm giá cả cao hơn, gây lạm phát nhanh. Do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới: Lạm phát của Việt Nam tăng cao còn do sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Bởi vì hiện nay việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu trong xu hướng toàn cầu hoá, vì vậy khi các nền kinh tế lớn gặp trục trặc thì ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Việt Nam. Tình hình giá cả nguyên liệu trế giới đang nóng lên với việc giá xăng dầu tăng với tốc độ chóng mặt, có lúc giá một thùng dầu thô có giá gần chạm ngưỡng 100USD, gây ra rất nhiều khó khăn cho kinh tế Việt Nam. Nhất là trong tình hình lãng phí nhiên liệu trong sản xuất ở Việt Nam còn rất cao, phụ thuộc mạnh vào nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, chưa có các nguồn nhiên liệu thay thế như năng lượng mặt trời, sức gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng hạt nhân... thì việc giá dầu tăng nhanh sẽ bắt đầu cho cơn bão giá cả, tạo điều kiện cho lạm phát theo quán tính. Về lâu về dài có thể triệt tiêu khả năng tăng trưởng kinh tế. Do chính sách tiền tệ kém hiệu quả: Các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương còn kém phát huy hiệu quả. Cung ứng lượng tiền qui ước vượt quá mức mà nền kinh tế đòi hỏi. Chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện trong thời gian dài, khiến lượng cung tiền tăng cao, làm đồng tiền bị mất giá, gây lạm phát. Theo TS Lê Xuân Nghĩa (Vụ trưởng Vụ Chiến lược, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), thì nguyên nhân trực tiếp của lạm phát trong thời gian gần đây là do tăng lượng tiền trong lưu thông, đặc biệt là do tình hình thừa USD trong thị trường tiền tệ Việt Nam thời gian gần đây, khiến Ngân hàng Nhà nước phải dùng một lượng tiền VNĐ lớn để mua vào dự trữ lượng USD thừa ra, một lượng tiền mặt lớn được đưa vào lưu thông gây tăng cung tiền. Cụ thể, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã "bơm" ra lưu thông 112.000 tỉ đồng để mua vào 7 tỉ USD. Đây là một con số không nhỏ tạo áp lực tăng tiền trong lưu thông, đã gây nên tình trạng lạm phát cao vào năm 2008. THẤT NGHIỆP: Khái niệm: Lực Lượng Lao Động: Là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc làm hay không có việc làm và đang tìm việc làm. Số người trong độ tuổi lao động Số người ngoài độ tuổi lao động Dân số Thất nghiệp Nguồn nhân lực Có khả năng lao động Không có khả năng lao động Lực lượng lao động Ngoài lực lượng lao động Có việc làm làm Thất nghiệp: Là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chưa có việc làm và đang tìm việc làm. Một khái niệm liên quan là Những người lao động bất mãn (Discouraged Workers): Một người có khả năng làm việc nhưng không muốn làm hay không đi tìm một công việc thì được hiểu là người lao động bất mãn. Những người lao động bất mãn không được tính vào lực lượng lao động và vì thế cũng không giải thích cho các số liệu về thất nghiệp. Vì thế tình trạng thất nghiệp thực tế có thể còn tồi tệ hơn là số liệu được mô tả bằng các số liệu thất nghiệp chính thức. Tỷ lệ thất nghiệp là số công nhân thất nghiệp chia cho tổng số lao động dân sự, mà bao gồm cả người thất nghiệp và những người có công ăn việc làm (tất cả những người sẵn sàng và có khả năng làm việc cho thanh toán). Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp Lực lượng lao động Trong thực tế, đo lường số lượng công nhân thất nghiệp tìm kiếm công việc thực sự là rất khó khăn. Có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường số lượng công nhân thất nghiệp. Nguyên nhân thất nghiệp: Các học thuyết kinh tế giải thích tình trạng thất nghiệp theo nhiều các khác nhau: Lương Keneys nhấn mạnh rằng cầu tiêu dùng yếu dẫn đến cắt giảm sản lượng, sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ ). LS Chủ nghĩa Mác giải thích thất nghiệp thực tế là giúp duy LD Thất nghiệp trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Với LS là cung lao động & LD là cầu lao động W1 W2 Q1 Q2 Q3 a b Số lượng LĐ Trong ngắn hạn, thất nghiệp và lạm phát đúng là có sự chuyển dịch ngược chiều nhau, do hai yếu tố này bị tăng trưởng kinh tế tác động theo hai hướng khác nhau. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi hoặc tăng trưởng cao, nhu cầu thuê mướn công nhân tăng làm tỷ lệ thất nghiệp giảm, trong khi tổng cầu tăng gây ra lạm phát. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm khiến lạm phát giảm, đồng thời làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo từng giai đoạn khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về thực trạng thất nghiệp. Việc áp dụng nguyên lý cung cầu vào thị trường lao động giúp lí giải tỉ lệ thất nghiệp cũng như giá cả lao động. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng tỉ lệ thất nghiệp ở các nước đang phát triển lớn hơn so với các nước đang phát triển nhiều lần. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng tỉ lệ thất nghiệp ở các nước đang phát triển lớn hơn so với các nước đang phát triển nhiều lần. Mức thất nghiệp thường là điển hình của một nền kinh tế gặp khó khăn, nơi cung ứng lao động vượt xa nhu cầu sử dụng lao động. Khi một nền kinh tế đã thất nghiệp cao, không sử dụng nguồn lực kinh tế của nó theo cách tốt nhất có thể. Một trong những sai lầm lớn của cuộc Đại khủng hoảng ở Anh được rằng chính phủ cắt giảm trợ cấp thất nghiệp (năm 1931). Những lo lắng về tăng mức vay của chính phủ để trợ cấp thất nghiệp bị cắt giảm. Tất nhiên điều này làm giảm tổng cầu hơn nữa và gây ra một cuộc suy thoái sâu hơn. (Cũng như bất bình đẳng ngày càng tăng) Lịch sử của thất nghiệp là lịch sử của công nghiệp hóa. Nó đã không được coi là một vấn đề trong khu vực nông thôn, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp “trá hình "của người lao động nông thôn có ít để làm, đặc biệt là trong điều kiện của nạn nhân bất mãn. Ý nghĩa: Tỷ lệ thất nghiệp mang ý nghĩa chi phí xã hội. Những người không thể tìm thấy công việc thường xuyên phải dựa vào lợi ích đối với thu nhập: nếu họ đã có cam kết tài chính hoặc gia đình, điều này có thể làm cho cuộc sống vô cùng khó khăn. Hơn nữa, cảm giác chán nản, thất bại và từ chối rằng đang thất nghiệp có thể tạo ra có hậu quả thực sự xã hội. Các nghiên cứu đã liên tục liên kết với tội phạm gia tăng thất nghiệp và tỷ lệ tự sát và suy giảm sức khỏe. Theo sơ đồ tiền lương được ban đầu quá cao và vì vậy tỷ lệ thất nghiệp của các kết quả ab (cung cấp lớn hơn nhu cầu). Để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp này và rõ ràng mức lương thị trường sẽ giảm. Phía cung thất nghiệp cũng có thể xảy ra bởi vì không có nghề nghiệp Nó có thể xảy ra vì có thông tin nghèo nàn về cơ hội việc làm. Điều này sẽ dẫn đến người dùng một thời gian dài tìm kiếm việc làm, tăng mức độ thất nghiệp. Các dạng thất nghiệp: Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm một nơi làm phù hợp hơn hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang chờ việc…  Loại thất nghiệp này tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng Vì sao luôn có tình trạng thất nghiệp tạm thời? Các loại hàng hóa mà doanh nghiệp và các hộ gia đình có nhu cầu thường thay đổi theo thời gian. Khi nhu cầu về hàng hóa thay đổi, nhu cầu lao động về những hàng hóa đó cũng thay đổi theo. Sự thay đổi trong cơ cấu nhu cầu giữa các ngành (hoặc vùng) được gọi là sự dịch chuyển giữa các ngành. Sự dịch chuyển này thường xuyên xảy ra, vì lao động cần có thời gian để thay đổi ngành nghề của mình nên thất nghiệp tạm thời luôn tồn tại. Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Sự mất cân đối này do 2 nguyên nhân: Người lao động thiếu kỹ năng Khác biệt về nơi cư trú Một cuộc suy thoái có thể góp phần hướng tới một sự gia tăng thất nghiệp cơ cấu Ví dụ, trong cuộc suy thoái này, tài chính đòi hỏi một sự thay đổi trong lao động với các ngành khác. Điều này có thể đòi hỏi một sự thay đổi địa lý và nghề nghiệp đáng kể. Tụt hậu tố. Nó có thể là quá sớm để đánh giá về sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu. Thất nghiệp thường là yếu tố chậm. Ví dụ như các công ty cố gắng tránh làm dư thừa trong quá trình suy thoái, nhưng sau đó không muốn mất công nhân trong việc thu hồi. Xu hướng dài hạn trong nền kinh tế toàn cầu đối với một hỗn hợp của kỹ năng nghề nghiệp cao (ví dụ như y tế và pháp lý) và rất ít công ăn việc làm ngành dịch vụ có kỹ năng (ví dụ như làm sạch). Hiện đã có một sự suy giảm công ăn việc làm ổn định trong sản xuất với kỹ năng trung cấp. Những xu hướng dài hạn không đặt áp lực tăng tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu. Sự không phù hợp các kỹ năng trong thị trường lao động có thể được gây ra bởi: Thay đổi cơ cấu nền kinh tế: Sự suy giảm của các mỏ than do thiếu khả năng cạnh tranh có nghĩa là thợ mỏ than nhiều người thất nghiệp và họ có thể tìm thấy nó khó khăn hơn để có được việc làm trong ngành công nghiệp mới như máy tính. Bất động nghề nghiệp . Có thể có công ăn việc làm có tay nghề có sẵn, nhưng nhiều người lao động có thể không có những kỹ năng liên quan. Đôi khi các doanh nghiệp có thể đấu tranh để tuyển dụng trong thời gian thất nghiệp cao. Điều này là do các bất động nghề nghiệp. Bất động địa lý: Công việc có thể có sẵn ở London, nhưng, công nhân thất nghiệp có thể không có khả năng di chuyển ở đó do khó khăn trong việc có được nhà ở v.v… Công nghệ thay đổi: nếu một nền kinh tế đi qua thay đổi công nghệ, một số ngành công nghiệp sẽ suy giảm. Ví dụ, công nghệ mới (năng lượng hạt nhân) có thể làm cho các mỏ than đóng cửa để lại nhiều thợ mỏ thất nghiệp. Ví dụ:Những năm 1980, công nghệ thép Mỹ giảm sút vì tiêu dùng có nhu cầu ít ô tô hơn và muốn ô tô nhẹ hơn. Đồng thời việc xây dựng nhà cao tốc và nhà cửa cũng chậm lại. Trong bối cảnh ấy, hơn 300 000 công nhân đã bị mất việc, hầu hết những công nhân này có ít nhất 10 năm kinh nghiệm và kỹ năng thích hợp. Mặc dù thị trường lao động còn đủ chỗ trống, song những công nhân này không thể đảm nhận được công việc đó. Thất nghiệp cơ cấu giống như trò chơi xếp ghế cho buổi hòa nhạc, đã có đủ ghế cho mọi người nhưng 1 số ghế quá nhỏ không thể ngồi được. Thất nghiệp chu kỳ: Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp theo lý thuyết Keynes) là loại thất nghiệp được tạo ra trong tình trạng nền kinh tế suy thoái. Thất nghiệp chu kỳ giống như trò chơi xếp ghế với số chiếc ghế < số người chơi. Cuộc đại suy thoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiểu luận thất nghiệp và lạm phát.docx
Tài liệu liên quan