MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH 3
CHƯƠNG I 3
ĐẶC TRƯNG VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 3
I. ĐẶC TRƯNG BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 3
1. Kí hiệu thông tin 4
2. Giao tiếp truyền hình 5
3. Cảm thụ thông tin truyền hình 5
4. Thời điểm thông tin truyền hình 7
II. THỂ LOẠI BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 7
1. Một số quan niệm về thể loại báo chí truyền hình 7
2. Thể loại báo chí truyền hình ở Việt Nam 9
CHƯƠNG II 12
SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 12
I. CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 12
1. Chương trình truyền hình 12
2. Kỹ năng sản xuất chương trình 15
II. CÁC LOẠI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 16
1. Chương trình truyền hình trực tiếp 16
2. Loại chương trình sản xuất qua băng từ 17
CHƯƠNG III 27
PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH 27
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH 27
1. Tính tập thể 27
2. Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh trong tư duy sáng tạo 29
II. NHÓM LÀM PHIM TRUYỀN HÌNH 32
1. Yêu cầu chung 32
2. Phương pháp phối hợp 34
2. Điều kiện phối hợp 36
CHƯƠNG IV: 37
SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH - 37
PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH 37
1. Phóng sự điện ảnh 37
2. Phóng sự truyền hình 43
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4774 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh cần đến bao nhiêu người giúp việc, cách tạo ra được hình ảnh tốt nhất và lượng ánh sáng cần thiết. Phải trù liệu trước được những điều không chủ động được. Truyền hình trực tiếp khiến cho các nhà báo luôn năng động, phát huy được tính chủ động và làm chủ được các tình huống có thể xảy ra.
2. Loại chương trình sản xuất qua băng từ
a. Quy trình sản xuất
Đây là loại chương trình sản xuất thường xuyên nhất, nó là công việc chính mà các nhà báo truyền hình phải thực hiện. Việc sản xuất các tác phẩm thuộc loại này mất khá nhiều thời gian sau khi xảy ra sự kiện mới đến được công chúng. Thực hiện các tác phẩm loại này, cần thiết phải tuân theo một số quy trình sản xuất, có thể chia ra làm hai dạng như sau:
Đối với các tác phẩm do phóng viên phát hiện đề tài có thể thực hiện theo quy trình:
Phóng viên phát hiện đề tài, viết kịch bản, thông qua ban biên tập. Sau đó chuẩn bị hiện trường để tổ chức ghi hình. Phần dựng phim, viết lời bình, chọn nhạc và lồng tiếng, hoà nhạc là những phần việc cuối cùng để có thể duyệt qua ban biên tập và phát sóng.
Đối với các chương trình do ban biên tập phân công thì thực hiện có khác đi một chút:
Ban biên tập phân công, phóng viên nghiên cứu đề tài, chuẩn bị kịch bản, báo cáo ban biên tập, chuẩn vị hiện trường, tổ chức ghi hình, dựng phim chọn nhạc, đọc tiếng lồng nhạc, thông qua ban biên tập và phát sóng.
b. Các bước tiến hành
Nghiên cứu thực tế:
Cũng như khi chuẩn bị viết bất cứ một bài báo thuộc bất kỳ một loại hình báo chí nào nhà báo đều phải tiến hành những chuyến đi thực tế để nghiên cứu tình hình nhằm định hướng cho các hoạt động báo chí của mình. Nhanh chóng quyết định sử dụng thể loại nào trong tình huống cụ thể.
Xác định đề tài:
Đây là khâu đầu tiên quan trọng, nó mang tính chất khoanh vùng nhìn đối tượng. Đây là lúc phóng viên quyết định dùng thể loại nào để phản ánh sự kiện, phản ánh theo hướng nào và lựa chọn những chi tiết nào để phản ánh. Khi lựa chọn đề tài, cần chú ý đến những yếu tố sau để làm cơ sở:
Có tính thời sự, được xã hội quan tâm
Nằm trong kế hoạch tuyên truyền.
Có khả năng ghi hình
Cần lưu ý rằng khi lựa chọn đề tài phải tránh nhắc lại những đề tài cũ, phát hiện các vấn đề mới hoặc tòm ra chủ đề mới của đề tài.
Xác định chủ đề và tư tưởng chủ đề:
Đây là công việc tiến hành song song với việc xác định đề tài.
+ Chủ đề là những đề tài cụ thể được xác định
+ Tư tưởng chủ đề là thái độ của phóng viên đánh giá sự kiện trên cơ sở tư tưởng của mình.
Như vậy, chủ đề là nội dung xuyên suốt một tác phẩm, còn tư tưởng chủ đề là mục đích của việc đưa các thông tin đến công chúng.
Việc xác định tư tưởng chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng trong khi khai thác và xử lý tài liệu. Bởi vì khi tiếp xúc với thực tế, phóng viên có cả một “ mớ hỗn độn”, nếu không xác định được tư tưởng chủ đề, phóng viên sẽ không biết gỡ ra những chi tiết cần thiết cho chủ đề tác phẩm của mình.
Làm kịch bản:
Sau khi định hướng được chủ đề và tư tưởng chủ đề của tác phẩm, đIều nhất thiết là phóng viên phảI làm phác thảo và kịch bản.
+ Phác thảo: từ sản xuất những tác phẩm nhỏ chỉ cần đến một máy ghi hình khi sản xuất những tác phẩm lớn hơn cần dùng nhiều máy ghi hình cũng cần có những phác thảo (Storybroat), phác thảo làm tăng tốc độ và hiệu quả sản xuất bằng sự hình dung trước sản phẩm. Các phác thảo cũng giúp phóng viên kiểm tra lại các ý tưởng của mình và giảI thích những ý tưởng này với nhóm làm phim.
+ Kịch bản: một tác phẩm truyền hình thực sự phải cần đến kịch bản (Script) dù nó nhỏ, có khi chỉ là một bản phân cảnh ngắn, những thể loại khác có thể cần kịch bản chi tiết hơn.
Nếu như phác thảo là ý đồ truyền đạt thông tin cụ thể về một chủ đề nào đó, hoặc là tỏ thái độ tình cảm về một con người, một sự kiện nào đó. Kịch bản là làm thế nào để diễn tả những ý tưởng, thái độ hoặc tình cảm của người làm phim với người xem. Sau khi nắm được những ý tưởng, chủ đề, tư tưởng chủ đề (tức là các ý tưởng) phóng viên cần phải làm kịch bản để chuẩn bị cho tiến trình làm tác phẩm. Để làm tốt một kịch bản cần xác định rõ một số vấn đề sau:
Kịch bản là gì?
Điều này sẽ được giải thích rất kỹ ở phần điện ảnh học, nhưng cùng cần xem xét nó dưới góc độ làm truyền hình. Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Điện ảnh Liên Xô cũ J.Dan cho rằng: “Kịch bản điện ảnh là điện ảnh ở dạng văn học, hoặc là văn học trên đường đi lên màn ảnh. Cũng giống như kịch bản sân khấu là sân khấu ở dạng văn học hoặc là văn học trên đường đi lên sân khấu”
Đối với truyền hình, việc tiếp thu ở điện ảnh các hình thức thể hiện cho phép nó học tập những khái niệm, những cách làm mà điện ảnh có được
Kịch bản truyền hình là văn bản thể hiện tác phẩm bằng từ ngữ. Nó thể hiện ý đồ của tác giả trong việc thông tin sự việc, sự kiện, con người tới công chúng. Còn kịch bản quay phim là phân chia nội dung thành nhiều đoạn hình ảnh nhỏ hơn như các cảnh, các trường đoạn… Tuy nhiên, kịch bản truyền hình có những đặc đIểm riêng biệt của nó.
+ Các đặc đIểm của kịch bản truyền hình
Kịch bản truyền mang tính dự đoán, dự báo chứ không phải ở dạng ổn định.Phần lớn các chi tiết trong kịch bản đều là dự kiến của phóng viên trên cơ sở thực tế cuộc sống, là con người thực, là sự việc thực, không được phép hư cấu. Đặc điểm này phản ánh rõ tính chất của báo chí truyền hình. Các sự kiện, sự việc nhất là định, nó có thể phát triển ra ngoài hướng đã định sẵn. Không được cọi bất kỳ sự kiện nào là bất biến để làm một kịch bản truyền hình ổn định.
Kịch bản báo chí truyền hình thường là kịch bản văn học và kịch bản đạo diễn, nó toát lên nội dung tác phẩm. Khác với đIện ảnh, kịch bản văn học đưa ra tư tưởng chủ đề, hướng đi của tác phẩm, còn kịch bản đạo diễn đem lại biện pháp thể hiện tác phẩm. Với báo chí truyền hình nó không diễn ra hai loai kịch bản với lý do sau:
Thứ nhất, nó phải căn cứ vào sự việc thực, có địa chỉ để phản ánh.
Thứ hai, nó không được hư cấu và nhất thiết không được xuyên tạc sự thật.
Thứ ba, kịch bản truyền hình phải là kịch có khả năng thực hiện và thực hiện ngay lập tức.
Thứ tư, kịch bản truyền hình chỉ được sử dụng một lần.
+ Ý nghĩa của kịch bản:
- Tạo ra kế hoạch cụ thể cho phóng viên và kíp làm việc.
- Là sợi dây liên kết giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim.
- Kịch bản làm cho tác phẩm chặt chẽ, chọn lọc được các chi tiết hay và khống chế được thời lượng.
- Giúp cho ban Biên tập hoạch định được chương trình.
Quay phim:
+ Khảo sát: Sau khi hoàn thành kịch bản và được ban biên tập thông qua. Phóng viên cần có sự khảo sáy địa điểm quay phim. Đây là công việc nên làm nhưng không có nghĩa là khi nào cũng thực hiện được. Nếu như không thể đến địa đIểm khảo sát trước, cần tìm cách thu thập qua điẹn thoại càng nhiều thông tin càng tốt. Khoả sát địa đIểm quay phim nhằm:
Tìm hiểu địa điểm qua cũng như các hình ảnh quay phim có thể đạt được.
Gặp gỡ những người có thể quay phim.
Kiểm tra nguồn sáng… và hướng mặt trời.
Kiểm tra vị trí quay và các cảnh đẹp.
Kiểm tra các tiếng động có thể có ở hiện trường.
Khẳng định việc được phép quay phim ở địa đIểm đó.
Xác định con đường thuận lợi nhất để đến địa đIểm và rút khỏi địa điểm đó một cách nhanh nhất trong mọi tìh huống có thể xảy ra.
+ Sau khi khảo sát có thể tiến hành quay phim ở hiện trường. Khi quay phim cần làm các công việc sau:
Hướng dẫn người quay phim chuẩn bị kĩ lưỡng, tốt nhất là thông qua kịch bản một lần nữa.
Khi giới thiệu với đối tượng làm việc nhất thiết phải giới thiệu toàn bộ kíp làm việc.
Cần làm cho kíp làm việc hiểu được nội dung vấn đề cần truyền đạt của phim. Nếu có thay đổi phải thông báo ngay.
Nên quay những cảnh chính trước.
Nhắc nhở quay phim một cách khéo léo để hoàn thành các cảnh quay ở nhiều góc độ khác nhau, nahừm phát huy khả năng sáng tạo khi dựng phim.
Cần quan tâm tới các loại tiếng động ở hiện trường.
Dựng phim (Montage)
Trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình, không có chỗ nào kỹ thuật lại ảnh hưởng đến tác phẩm như giai đoạn hậu kỳ. Những ảnh hưởng của kỹ thuật làm cho tác phẩm tốt hơn, và ngược lại có thể làm cho tác phẩm dở đi. Về cơ bản, những hình ảnh chưa dựng được gọi là băng gốc, cứ mỗi lần sao dựng hình ảnh lại kém đi.
- Kĩ thuật montage:
Có nghĩa là chọn những hình ảnh đã quay ở băng gốc in sang một băng mới theo một thứ tự nhất điịnh.
+ Về kĩ thuật: Dựng giáp nối và dựng trám hình.
Dựng giáp nối ( Assem) hình và tiếng được ghi đồng bộ. Sau đó được dựng thứ tự vào băng chưa có tín hiệu( băng chưa có xung)
Dựng trám hình( Insert) băng trắng được chạy tín hiệu từ trước trên đường điều khiển. Sau đó dựng hình và tiếng lên. Dựng theo kiểu này có nghĩa là dựng hình và tiếng riêng rẽ, tiếng của băng này có thể dựng và hình của băng khác tạo nên sự chuyển cảnh mềm mại.
+ Cần chú ý đến phần dựng hình thô, có nghĩa là dựng trước một lần, để xác địng cảnh đoạn, trường đoạn với một thời gian cần thiết, sau đó sẽ dựng chính thức. Lúc này công việc dựng sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.
Nghệ thuật montage:
+ Khái niệm chung:
Montage hiểu theo nghĩa rộng là sự lựa chọn, chọn lọc và tổng hợp, là yếu tố không thể thiếu được trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Trong tuyền hình và điện ảnh là sự lựa chọn chất liệu (các cảnh riêng biệt) nối chúng lại với nhau cho liên tục, dựa trên logíc cuộc sống và những nguyên tắc mỹ học, tạo thành tổng thể trong đó khái quát lên một vấn đề có tính tư tưởng cụ thể.
+ Khả năng của montage:
Montage có thể rút gọn được thời gian thật khi xảy ra sự kiện.
Montage có khả năng kéo dàI thời gian thật khi xảy ra sự kiện.
Montage có thể khắc phục mọi yếu tố về khoảng cách không gian.
+ Ý nhĩa của montage:
Những người biện họ cho các chương trình trực tiếp coi màn ảnh tivi như một tấm gương phản ảnh thực tế. Nhưng vì là tấm gương, cho nên tỷứơc khi phản ánh phải suy nghĩ chín chắn ít nhiều. Tính tự nhiên của các chương trình truyền hình trực tiếp không ngoại trừ khả ngăng suy ngẫm, nhưng để làm được điều đó không phải là không có những khó khăn nghiêm trọng. Sự lựa chọn đIều kiện cơ bản để giả thích thực hiện một cách sáng tạo, phù hợp với màn ảnh có thể lựa chọn theo sự suy ngẫm dược thực hiện chủ yếu nhờ bằng pháp Montage. Ghi hình trước có khả năng sử dụng rộng rãi pháp Montage nhiều hơn các chương trình trực tiếp. Với những tiến bộ của KHKT như hiện nay, phương pháp ghi hình trước cho phép đảm bảo liên tục về tính thời gian và không gian vốn có của chương trình truyền hình trực tiếp và tái tạo lại nó trong thực tế, nhưng không trùng hợp với thời gian nó xảy ra trong cuộc sống.
Các thủ pháp Montage:
+ Montage thuật chuyện
Cốt chuyện được kể theo trình tự thời gian. Sự kiện được phản ánh theo logíc nhất định, phù hợp với sự phát triển khách quan của hành động.
+ Montage xen kẽ
Là hình thức những Montage xen vào những cảnh của hiện tại các hình ảnh của quá khứ nhằm khác hoạ thêm ý nghĩa của sự kiện, đánh dấu bước trưởng thành và làm rõ hơn hơn sự kiện ở hiện tại.
+ Montage song hành
Hai sự kiện đồng thời nhưng khác không gian, có liên quan tới nhau được Montage xong sự việc này rồi đến sự việc kia tạo hiệu quả bổ xung cho nhau.
+ Montage ẩn dụ:
Tác giả không nói thẳng vào vấn đề và ý nghĩa của nó mà chỉ mượn ý để ám chỉo hình thức này cho phép tác giả có thể dùng thêm nhiều cảnh phụ để nêu ý nghĩa một tư tưởng cụ thể.
+ Montage tương phản
Dùng để so sánh hai mặt của một vấn đề, làm nổi bật ý đò, làm toát lên một triết lý cuộc sống.
+ Chức năng của Montage
Tạo cự mạch lạc rõ ràng giúp cho người xem hình dung được đầu đuôI sự việc, sự kiện và tầm vóc của nó. Như vậy, muốn có một tác phẩm tốt phảI có kết cấu và ý tưởng về bố cục, cần phảI hình dung trước tác phẩm của mình, đảm bảo sự mạch lạc. Đáp ứng được hai yêu cầu chính là hợp lí và dõ dàng về nội dung các hình, các cụm hình: hợp lí về đặc đIểm kỹ thuật của hình. Như vậy, được coi là dựng đúng.
Montage còn có chức năng làm nổi bật ý nghĩa của hình tạo cảm xúc, suy nghĩ đối với người xem. Thứ tự Montage hợp lí có thể là đúngnhưng chưa hay vì thứ tự của hình ảnh là khác nhau có khí đều hợp lí nhưng lại gây nhiều cách hiểu khác nhau, cùng là các ccảnh nhưng áp dũng xen kẽ các cảnh có cỡ cảnh khác nhau gây ấn tượng cũng khác nhau.
Như vậy Montage co hai chức năng chính: thuật, miêu tả hiện thực, giúp về nhận thức còn được gọi là chức năng tổ chức hình ảnh; lý giải phân tích hiện thực giúp về giáo dục còn được gọi là chức năng tổ chức cảm xúc thẩm mỹ.
+ Kết cấu của Montage
Câu Montage là tập hợp một số cảnh quay để diễn đạt một ý tưởng tương đối trọn vẹn. Câu Montage tương đối hoàn chỉnh có thể có một số cảnh tuỳ theo hoàn cảnh và tiết tấu của phim. Câu Montage có thể chỉ là một cảnh nhưng trường hợp này là hãn hữu.
Đoạn Montage bao gồm một số câu, mỗi câu diĩen tả một nội dung một ý gộp lại cả đoạn thể hiện đựoc tương đối đầy đủ một chủ đề.
+ Trong phim cần loạI bỏ những hình ảnh
Không phục vụ cho mục đích của phim
Có ánh sáng không chuẩn
Bố cục đơn điệu
Mất nét không đều nét
Thiếu tính liên tục
+ Cách sắp sếp các cỡ cảnh.
Diễn tả thông thường: Toàn – Trung – Cận - Đặt tả…
Tiết tấu chậm: Toàn – Trung rộng – Trung hẹp – Cận rộng – Cận hẹp…
Tiết tấu nhanh: Toàn – Cận…
Lời bình:
*Vai trò của lời bình:
- Thực hiện chức năng giao tiếp với công chúng.
- Đảm bảo tính chính xác của tông tin
Lời bình trong tác phẩm truyền hình nhằm hướng người xem hiểu đúng sự kiện và hiểu được mối quan hệ của nó với vấn đè mà tác phẩm đặt ra. Trong tác phẩm lời bình vừa là phân tích, mổ xẻ, vừa là sự tái hiện, sắp sếp lại sự kiện, thổi vào đó một ý nghĩa, hướng người xem đén một cáI nhìn trung thực và hướng tới tương lai.
Tiếng động và âm nhạc
Âm thanh trong một bộ phim giúp người xem tin rằng những gì thấy trên màn ảnh là thực. Bởi vì, con người luôn muốn được nhìn và nghe cùng một lúc. Âm thanh trong một bọ phim tạo ra bối cảnh cho một hành động. Công việc này được thực hiện bằng tiếng động âm nhạc và tiếng động hiện trường.
+ Không có tiếng động hoặc yên tĩnh: bản thân sự yên tĩnh cũng mang ý nghĩa của nó ngay cả trong cuộc sống cũng như trong bộ phim. Sự yên lặng hoàn toàn trong một bộ phim muốn nói tới một vấn đề quan trọng hoặc có kịch tính nào đó sắp xảy ra. Nó có thể tạo ra được một sự căng thẳng trong một bộ phim.
CHƯƠNG III
PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH
1. Tính tập thể
Một tác phẩm báo chí truyền hình được phát trên sóng tối thiểu phải có hình ảnh động và tiếng nói. Với những tác phẩm dài như phóng sự, kí sự, phim tài liệu.. chúng ta thấy còn có thêm âm nhạc và tiếng động. Nói một cách khái quát thì một tác phẩm báo chí truyền hình bao gồm hình ảnh là ngôn ngữ tổng hợp. Là phương tiện truyền thông ra đời muộn nhất (tính đến nay), truyền hình đã thừa hưởng thành quả nhiều phương tiện truyền thông ta có thể thấy trên truyền hình các yếu tố tổng hợp của đIện ảnh, phát thanh, báo viết… trong đó chỉ riêng điện ảnh thôi thì đó cũng là một nghệ thuật tổng hợp giữa hai yếu tố căn bản là nghệ thuật và kỹ thuật ở mức độ cao. Một tác phẩm báo chí truyền hình dù là đơn giản nhất cũng không thể thiếu hai yếu tố căn bản trên. Là sản phẩm được hình thành bởi nhiều yếu tố nên tác phẩm truyền hình được làm ra bởi nhiều người, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Với báo viết hay phát thanh chỉ một phóng viên với một quyển sổ và cây bút là có thể cho ra đời một sản phẩm báo chí hoàn tất, với truyền hình thì không như vậy. Một người dù tài giỏi đến đâu cũng không tự mình làm tất cả từ khâu đầu đến khâu cuối. Có thể có hay không một người làm chủ được một loạt máy móc đIện tử hiện đạI như camera, máy ghi hình, bàn trộn hình với các loại kỹ xảo, hoà trộn âm thanh, bàn dựng video… giả sử có con người như vậy thì liệu anh ta trong cùng một lúc có thể vừa dùng camera ghi hình, vừa phỏng vấn người nào đó dược chăng? Chắc chắn là không có và sẽ không bao giờ có người làm được chuyện phân thân ấy. Tính tập thể trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình là đIều bắt buộc, là yêu cầu khách quan.
Để có thể nhìn nhận vấn đề trên một cách rõ ràng, chúng ta phải tìm hiểu tỷ mỉ quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình. Công việc này do phóng viên biên tập thực hiện. Ngay ở khâu này, người biên tập có thể bàn bạc cùng người cộng tác mà quan trọng nhất với mình là người quay phim. Nếu không có sự trao đổi trước thì khi hoàn tất kịch bản người biên tập phải nghĩ ngay đến việc ai sẽ là người quay phim thích hợp nhất với kịch bản này. Khi kịch bản được duyệt việc thành lập tổ sáng tác được triển khai. Nhóm sáng tác tối thiểu cần có 2 người: phóng viên biên tập và phóng viên quay phim. Tối đa thì nhóm sáng tác này có các thành phần là: phóng viên biên tập, quay phim, nhân viên ánh sáng và kỹ thuật viên (sử dụng các loại máy ghi hình bán chuyên dụng). Sau đó công việc ghi hình ảnh, thu tiếng động hiện trường, phỏng vấn, lấy tàI liệu… được tiến hành. Công việc chưa hoàn tất tiếp đến là khâu hậu kỳ. Khâu này bao gồm các công việc: dựng băng, chọn nhạc, viết lời bình, chọn phát thanh viên đọc.. những công việc này được tiến hành do biên tập, quay phim kết hợp với kỹ thuật viên dựng băng video, với kỹ thuật viên âm thanh. Trên thực tế quá trình này thường chỉ có một người biên tập kết hợp với các bộ phận kỹ thuật để làm, phóng viên quay phim ít khi tham gia. Việc viết lời bình là việc của phóng viên biên tập. Có lời bình rồi, phóng viên biên tập lại phải cân nhắc, lựa chọn phát thanh viên thể hiện cho phù hợp với tác phẩm. Ngaòi ra còn phảI kể đến việc đặt bảng chữ tít phim, tên những người thực hiện… do hoạ sĩ thực hiện. Kết thúc phần hậu kỳ tác phẩm được đưa lên ban biên tập duyệt. Sau khi duyệt và sửa chữa (nếu cần) tác phẩm mới được đưa vào kế hoạch phát sóng.
Qua quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình, chúng ta thấy rằng một tác phẩm báo chí truyền hình ra đời phải qua nhiều khâu, phụ thuộc vào nhiều người trong đó mỗi người ở một chuyên môn khác nhau, người chịu trách nhiệm giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, viết lời bình (biên tập), người lo mặt hình ảnh (quay phim, ánh sáng), người chịu trách nhiệm lắp nối cách hình ảnh (dựng Montage), người thể hiện lời bình (phát thanh viên)… Sỡ dĩ như vậy là do sự phân công việc cho từng người. Mặc dù mỗi người trong quá trình sáng tác đều có chuyên môn riêng của mình nhưng họ đều phải hướng đến mục đích chung là chất lượng cao của một tác phẩm. Tác phẩm báo chí truyền hình đòi hỏi mỗi người trong quá trình tham gia phải thể hiện tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật và tính đồng bộ cao. Không đáp ứng những yêu cầu này thì sẽ không có tác phẩmbáo chí truyền hình tốt.
Như vậy, tác phẩm báo chí truyền hình là sản phẩm của một tập thể làm ra. Mà trong mỗi tập thể hợp lý, lành mạnh thì không có thành viên nào là thừa. Sự tồn tại của mỗi người đều cần thiết. Tuy nhiên, cũng như mọi tập thể nói chung, tập thể những người tham gia sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình mỗi người có một vai trò khác nhau. Tính chất của công việc là yếu tố khách quan quy định tầm quan trọng của mỗi vị trí đó.
2. Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh trong tư duy sáng tạo
Trong tập thể những người sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình thì vai trò vị trí của phóng viên biên tập và phóng viên quay phim là quan trọng nhất. Mặc dù nếu không có những người khác (kỹ thuật viên, ánh sáng…) thì không có tác phẩm báo chí truyền hình, nhưng chỉ có thêm người biên tập và quay phim mới có quyền đứng tên tác giả. Vì sao như vậy? Vì họ là những người sáng tạo chủ yếu cho tác phẩm. Những người khác chỉ làm công việc có thể ví như các bác sĩ, hộ lý trong một ca đỡ đẻ mà thôi. Các bà đỡ không thể thiếu cho sự sinh nở, nhưng không vì thế mà họ có quyền nhận là cha là mẹ của đứa trẻ mới ra đời. Chúng ta đã biết một tác phẩm. Có được những cơ sở ban đầu này phải trải qua một quá trình sáng tạo của phóng viên biên tập. Hoàn tất khâu này, chúng ta vẫn chưa có tác phẩm báo chí truyền hình. Còn cần phảI tiến hành quay, dựng, viết lời bình… những công việc đòi hỏi sáng tạo này chủ yếu do phóng viên biên tập và phóng viên quay phim tiến hành. Kết quả sáng tạo của họ thể hiện trên hình ảnh và âm thanh của tác phẩm. Người quay phim là người tạo ra những hình ảnh. Còn phóng viên biên tập chịu trách nhiệm phần âm thanh (gồm lời bình, nhạc, tiếng động). Hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyền hình quan hệ với nhau một cách hữu cơ, gắn bó. Chúng tạo tiền đề cho nhau, bổ sung và nâng đỡ nhau, hoà quyện với nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh. Để có được một tác phẩm báo chí truyền hình như mong muốn cần có và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng nhất trong tập thể những người làm nên tác phẩm báo chí truyền hình là phóng viên biên tập, phóng viên quay phim. Do vai trò quan trọng như vậy, mối liên hệ giữa họ trong một quá trình sáng tạo luôn cần thiết và có tính quyết định đến chất lượng của tác phẩm. Nói cách khác thì chất lượng của tác phẩm báo chí truyền hình phụ thuộc chủ yếu và người biên tập và quay phim. Mối liên hệ giữa họ tốt đẹp sẽ hứa hẹn sự thành công của tác phẩm. Còn nếu ngược lạI thì sự ra đời của tác phẩm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí có thể tác phẩm sẽ không bao giờ ra đời.
Đã có tổ sáng tác, phóng viên biên tập bàn bạc cùng với quay phim và các thành viên khác về kịch bản, kế hoạch thực hiên… thống nhất được ý đồ sáng tác sẽ định ra thời gian, địa điểm quay. Khi cần thiết thì biên tập và quay phim phải đi tìm và chọn cảnh trước. Đến hiện trường người biên tập phải tiến hành liên hệ với cơ sở bàn bạc với họ về những công việc phải làm, những nơi phải quay, yêu cầu giúp đỡ để công việc quay phim được tốt nhất, nhanh nhất trong đIều kiện cho phép. Việc tiếp xúc, trao đổi lấy tài liệu… được tiến hành trước khi quay phim thì những hình ảnh cần thiết sẽ không bị thiếu và cùng quá thừa những hình ảnh không cần.
Trước khi người quay phim bấm máy, người biên tập phải làm công tác tổ chức cảnh quay. Lúc này người biên tập thể hiện vai trò của đạo diễn. Phải làm tất cả những gì thấy là cần thiết để người quay phim có thể ghi lại được những hình ảnh chân thực, nghệ thuật và sinh động nhất, để hấp dẫn, tính thuyết phục của tác phẩm cao hơn nhiều khi phóng viên biên tập phải xuất hiện trong hoàn cảnh quay. Người biên tập có mặt trong cảnh quay với tư cách phóng viên đang phỏng vấn một người trong cuộc, hay là nhân chứng một sự kiện nào đó. Hiện nay ở nước ta, phóng viên biên tập còn thường phảI kiêm thêm việc “nghệ sĩ” ánh sáng và âm thanh.
Công việc hậu kỳ được tiến hành sau khi hoàn tất việc quay phim ở hiện trường. Giai đoạn này, phóng viên biên tập phải làm một loạt công việc như: viết lời bình trong phim, cùng với kỹ thuật phim dựng phim, chọn nhạc, đặt bảng chữ cho hoạ sĩ thể hiện, chọn phát thanh viên có giọng đọc phù hợp với tác phẩm. Nếu ban biên tập có yêu cầu thì sửa chữa.Sau khi tác phẩm được ban biên tập thông qua thì phóng viên biên tập nêu ý kiến về thời đIểm phát sóng với tác phẩm. Và đến lúc này công việc của người phóng viên biên tập trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình kết thúc.
Để làm tốt phần hậu kỳ, phóng viên biên tập cần phải nắm vững những nguyên tắc dựng phim, biết chọn nhạc cho phù hợp với từng đoạn và toàn bộ tác phẩm. Ngoài ra, người biên tập còm phải am hiểu tính năng tác dụng của máy móc được sử dụng để dựng hình và tiếng. Như vậy chưa đủ, họ còn phải biết rõ khả năng của kỹ thuật viên dựng hình và tiếng. Có nắm chắc nắm vững những yếu tố đó, người biên tập mới khai thác hết những khả năng của máy móc và con người mà mình phải hợp tác trong quá trình làm hậu kỳ. Chất lượng của tác phẩm vì thế sẽ được đảm bảo hơn.
Qua công việc của phóng viên biên tập ta thấy rằng họ là những người phảI có tư duy tổng hợp. Công việc đòi hỏi người biên tập không chỉ giỏi về sử dụng ngôn ngữ mà còn nắm chắc ngôn ngữ đIện ảnh, ngôn ngữ âm nhạc, tính năng tác dụng của các phương tiện kỹ thuật truyền hình. PhảI có đầu óc tổ chức, am hiểu tâm lý… phóng viên biên tập là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình sáng tạo tác phẩm truyền hình. John Hohenber – một tác giả người Mỹ đã viết:
“Người nào viết cho truyền hình cũng phải biết kết hợp sự khéo léo và trí sáng suốt của nhà soạn kịch, của người viết truyện cho điện ảnh và của ký giả có thực nghiệm. Nói rằng biên tập viên phải chú ý đến cả thính giác và thị giác, điều đó vẫn chưa đủ. Theo một nghĩa thực sự, họ phải sắp đặt một cách thống nhất ngôn từ và tâm trạng, một mớ hỗn loạn những cảnh trí và âm thanh rồi cho chúng một ý nghĩa” (Ký giả chuyên nghiệp – Hiện đại thư xã, Sài Gòn 1974).
Những công việc chính của phóng viên quay phim:
Phóng viên quay phim là đồng tác giả với phóng viên biên tập trong một tác phẩm báo chí truyền hình. Điều đó nói lên rằng, trong tập thể những người làm ra tác phẩm báo chí truyền hình, người quay phim là một trong những người mà công việc của họ luôn mang tính sáng tạo.
Công việc của phóng viên quay phim trong quá trình sáng tạo tác phẩm cũng là một quá trình. Quá trình này bao gồm nhiều công việc cụ thể khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là ghi lại những hình ảnh mà tác phẩm đòi hỏi một cách chân thực, sinh động và có nghệ thuật. Để có thể làm được đIều đó, phóng viên quay phim phải tiến hành công việc ra sao? Trước hết n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 72.doc