Nước ta đI lên chủ nghĩ xã hội với xuất phát điểm là nền nông nghiệp lạc hậu,bình quân ruộng đất thấp,80%dân cư nông thôn có mức thu nhập rất thấp,sức mua hạn chế.Vì vậy,công nghiệp hoá là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất-kĩ thuật để con nguời và khoa học-công nghệ,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiều quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng,mặt khác nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân,thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội bảo vệ và cảI thiện môI trường sinh thái.Quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi lực lượng sản xuất nhờ đó mà nâng cao vai trò của con người lao động-nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa;tạo điều kiện vật chất cho việc xây dung và phát triển nền văn hoá Viêt Nam tiến tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thế nào là công nghiệp hoá hiện đại hoá?Tại sao nước ta lai coi nó là nhiệm vụ trung tâm của thơì kì quá độ lên XHCN?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu sót,em rất mong sự góp ý của thầy để bài viết của em tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo:Phạm Thành đã giúp em hiểu và hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn
II. Nội dung
A.Về mặt lí luận.
1. Công nghiệp hoá,hiện đại hoá đát nước.
1.1Khái niệm công nghiệp hoá,hiện đai hoá.
Từ thế kỉ XVII,XVIII khi cách mạng công nghệ được tiến hành ở châu âu,công nghiệp hoá đựơc hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụngmáy móc.KháI niêm công nghiệp háo mang tính lịch sử tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội,của khoa học.công nghệ.Do đó việc nhận hức đúng dắn kháI niêmh này trong tong giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn.
Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ VI của đại hôI đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đăng công sản Việt Nam đã xác định”Công nghiệp hóa,hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt dông sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và quản lí kinh tế-xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cungg với công nghệ phương tiện và phương pháp tiến tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ nhằm tạo ra năng suet lao động xã hội cao”
Đối với nước ta đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nhằm cảI biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp gắn lion với việc hình thành từng bứơc quan hệ sản xuất tiến bộ,ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưư việt của chế độ mới.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất kĩ thuật,về con người và khoa học cong nghệ thúc đảy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực không ngừng tăng năng suất lao động xã hội,làm cho nền kinh tế xã hội phát triển nhan và bền vững,nâng cao đời sông vật chất và van hoá của nhân dân,thực hiên công bằng và tiến bộ xã hội,bảo vệ và cải tạo môI trường sinh thái.
1.2.Đặc điểm công nghiệp hoá hiện đại hoá nước ta hiện nay.
Do những biến đổi của nền kinh tếa thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước,công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất công nghiệp hoá phảI gắn lion với hiện đạị hoá.Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại,một số nước đã bắt đầu chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức,nên phảI tranh thủ ứng dụnh những thành tựư của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại những ngành những khâu,những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt
Thứ hai_công nghiệp hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.Công nghiệp hoá là một tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước,mục tiêu tính chất của công nghiệp hoá có thể khác nhau.Tại nước ta công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật cho CNXH,tăng cường sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc.
Thứ ba-công nghiệp hoá,hiện đại hoá trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.Điều này làm cho công gnhiệp hoá trong giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hoá trong thời kì trước dổi mới.Trong cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hoá tập trung-hành chính,bao cấpp,công nghiệphoá được thực hiện theo mệnh lệnh kế hoạch của nhà nước.trong cơ chế kinh téư hiện nay nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá,nhưng công nghiệp hoá khôgn xuất phát từ chủ quan của nhà nước,nó đòi hỏi phảI vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là nhữgn quy luật thị trường.
Thứ tư-Công nghiệp hoá,hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế vì thề mà mở của nền kinh tế,phát triển các quan hệ kinh tế là tất yếu với nước ta.
Công nghiệp hoá trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đI nhanh nếu chúng tá biết tận dụngmtranh thủ được thành twuj của thế giới và sự giúo đỡ của quốc tế.Công nghiệp trong điều kiên”chiến lược”kinh tế mở cũng gây nên không ít trở ngại cho nhưng tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới ,do” trật tự” của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản phát triển thiết lập không có lợi cho các nước nghèo lạc hậuk.Vì thế công nghiệp hoá,hiện đại hoá phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập tự chủ.
2. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thơì kì qú đọ đi lên CNXH ở nước ta.
2.1 Tầm quan trọng của cộng nghiệp hoá hiện đại hoá đối với sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta hiện
Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng ta nói rõ hơn thực trạng kinh tế và chính trị đất nước.”Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từmột xã hội thuộc địa nửa phong kiến mà lực lượng snr xuất rất thấp.Đất nước trảI qua hàng choc năm chiên tranh,hậu quả để lại còn nặng nề.Những tàn dư thực dân,phong kiến còn nhiều.Các thế lực thù địch thường xuyên phá hoại chế độ XHCN và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta”.
(Đảng cộng sản:cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH .Sự thật Hà Nội-1991)
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì qú độ lên CNXH ở nước ta là một thời kì lịch sử mà”nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phảI xây dung nền tảng vật chất và kĩ thuật của CNXH…tiến dần lên CNXH và công nghiệp nông nghiệp hiện đại,có văn hoá khoa học tiên tiến.Trong quá trình cách mạng XHCN chúng ta phảI cảI tạo nền kinh tế cũ và nền kinh tế mới mà xây dung là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.”
( Hồ Chí Minh toàn tập)
Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập đan tộc gắn lion với CNXH.Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỉ XX.Nhờ đI con đường ấy,nhân dân ta đẫ làm Cách Mạng Tháng 8 thành công,đã tiến hành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến,hoàn thành sự nghiệp giảI phóng dân tộc.Ngày nay chỉ có đI lên CNXH mới giữ vững độc lập tự do cho dân tộc,mới thực hiện được mục tiêu làm cho mọi người dân được ấm no tự do và hạnh phúc.Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và CNXH của nhân dân ta là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc,lại vừa phù hợp xu thế của thời đại.Điều đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên CNXH,bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất yếu lịch sử.
Xây dung CNXH bỏ qua chế độ TBCN tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả những lĩnh vực là một sự nghiệp rất phức tạp và rất khó khăn,có sự đan xen đáu tranh quýêt liệt giữa cái mới và cái cũ,giữa” cái XHCN” và”cáI không phải XHCN”;phảI sư dụng một số hình htức trung gian cho nên tất yếu phảI trảI qua thời kì quá độ lâu dài với những chăng đường những hình thức tổ chức kinh tế-xã hội có tính chất quá độ.\
“Sự phát triển rút ngắn bỏ qua hình tháI kinh tế xã hội nào đó,hay rút ngắn quá trình hình thành của một hình tháI cụ thể đều là quá trình lịc sử tự nhiên.Thực chất của việc rút ngắn chính là tạo ra sự phát triển mạnh mẽ,them chí nhảy vọt của lực lượng sản xuất.Điều này cũng có nghĩa sự phát triển của lực lượng sản xuất là sợi chỉ xuyên suốt tiến trinh văn minh nhân loại.Viêt Nam đI lên CNXH trong khi chuă qua TBCN và do vậy phát triển theo cách rút ngắn bỏ qua một hình tháI kinh tế xã hội.
Chúng ta đI lên CNXH từ một nền kinh tế còn rất lạc hậu so với thế giới hiện nay.Vì vậy để đạt tới mục tiêu dân giàu nước mạnh.xã hội công băng dân chủ văn minh mà trước mắt là tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh têa đòi hỏi chúng ta phảI tạo được sự phát triển vượt cấp của lực lượng sản xuất thông qua việc rút ngắn các giai đoạn,bước đI trong tiến trình vận động đI lên.Múôn vậy không còn con đường nào khác ngoài việc phảI đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.Về mặt kinh tế có thể nói cốt lõi của sự phát triển rút ngắn của Việt Nam chính là quá trình rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá”
(Vũ Văn Hà-tạp chí triết học số 2-120,tháng 4-2001).
Tóm lại không nên hiểu bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua tất cả những gì CNTB đã làm hay them chí là việc bỏ qua chế độ chính trị.Bỏ qua chế độ TBCN chínhlà bỏ qua viêc xác lập vị trí chi phôí của quan hệ sản xuất TBCN.Và với Việt Nam,để có thể làm được điều đó,vấn đề cố lõi phảI có được sự phát triển vượt bậc của lực lượnh sản xuất thông qua thự hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá rút ngắn và bền vững.
2.2.Công nghiệp hoá,hiên đại hoá là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp xây dung CNXH ở nước ta.
2.2.1. Mục tiêu của công nghiệp hoá,hiện đại hoá.
Mục tiêu của công nghiệp hoá,hiện đại hoá là tạo ra tiềm lực to lớn đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no,tự do hạnh phúc,của toàn dân,thữ hiện dân giài nước mạnh,xã hội công bằng văn minh,bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc.
Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh dấu bước ngoặt chuyển nước ta sang thời kì mới-thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá,xây dựnh nước Việt Nam độc lập dân chủ,giàu mạnh,xã hội công băng văn minh theo định hướng XHCN vì hạnh phúc của nhân dân ta,vì tình hữư nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Chiến luợc phát triển kinh tế-xã hội 10 năm:2001-2010 nhằm:
“Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển,nâng cao rõ rệt đời sốn vật chất và tinh thần của nhân dân,toạ nền tảng năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hện đại.Nguồn lực con người,năng lực khoa học và công nghệ,kết cấu hạ tầng,tiềm lực kinh tế,quốc phòng,an ninh được tăng cường;thể chế kinh tế định hướng XHCN được hình thành về cơ bản;vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
(Văn kiện đại hôI đại biểu lần thứ IX,nhà xuất bản chính trị quốc gia)
Tại những nước công nghiệp cần được hiểu là một nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phỏ biến trong các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế.Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP và lực lượng lao động đều vượt trội so với nông nghiệp.Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước GDP tăng ít nhất gấp đôI so với năm 2000;chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động,giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50%.
Trong những năm trước mắt,trong điều kiện về vốn còn hạn hẹp;nhu cầu về công việc làm rất bức bách ;xã hội phát triển,tăng trưởng chưa thật ổn định chúng ta cần tập trung nỗ lực công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn tạo ra sức phát triển các nghành công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản thuỷ sản.
2.2.2 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá,hiện đại hoá
Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập vững chắc trên cơ sở vật chất-kĩ thuật tương ứng.Cơ sở vật chất-kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ các tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực lượng lao động sử dụng để sản xuất ra của cảI vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội.Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kì quá độ đI lên XHCN không qua chế độ TBCN,là phảI xây dung cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH,trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại,có văn hoá và khoa học tiên tiến.Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phảI tiến hành công nghiệp hoá,tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp.
Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển,cũng cần phảI có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chề độ công hữư xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.Cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH cần phảI được xây dung trên cơ sở những thành tựu khoa học mới nhất,tiên tiến nhất của khoa học công nghệ.Cơ sở vật chất-kĩ thuật đó phảI tạo ra được năng suất lao động xã hội cao.Công nghiệp hoá chính là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất đó cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu.cơ sở vật chất-kĩ thuật thấp kém,trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển,quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới thành lập,chưa được hoàn thiện.Vì vậy,quá trình công nghiệp hoá chính là quá trình xây dung cơ sở vật chất-kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân.Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất-kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội,phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Trong xu thế khu vực hoá,toàn cầu hoá về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ,trong điều kiện cách mạng khoa học-kĩ thuật và công nghệ hiện đaị phát triển rất nhan chóng;những thuận lợi và khó khăn về khách quan và chủ quan,có nhiều thời cơ và cũng có nhiều nguy cơ,vừa tạo ra vận hội mới,vừa cản trở,thách thức nền kinh tế nước ta,đan xen với nhau,tác động lẫn nhau.Vì vậy,đât nước chúng ta phảI chủ động nắm lấy thời cơ,phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá,tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn,đẩy lùi những nguy cơ,đưa nền kinh tế tăng trưởng,phát triển bền vững.
2.2.3 Tác dụng của công nghiệp hoá.
Từ thập niên 60 của thế kỉ XX,Đản cộng sản Việt Nam đã dề ra đường lối công nghiệp hoá và coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Phân tích những tác dụng cơ bản của công nghiệp hoá với nềnkinh tế đất nước hiện nay càng làm rõ hơn ý nghĩa vai trò của công nghiệp hoá.
Công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở nước ta là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.Đó là một quá trình thực hiện chiến lựơc phát triển kinh tế-xã hội nhằm cảI tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp,gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ ngày càng thể hiện đày đủ hơn bản chất ưư viêt của chế độ xã hội mới của xã hội chủ nghĩa.
Nước ta đI lên chủ nghĩ xã hội với xuất phát điểm là nền nông nghiệp lạc hậu,bình quân ruộng đất thấp,80%dân cư nông thôn có mức thu nhập rất thấp,sức mua hạn chế.Vì vậy,công nghiệp hoá là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất-kĩ thuật để con nguời và khoa học-công nghệ,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiều quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng,mặt khác nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân,thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội bảo vệ và cảI thiện môI trường sinh thái.Quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi lực lượng sản xuất nhờ đó mà nâng cao vai trò của con người lao động-nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa;tạo điều kiện vật chất cho việc xây dung và phát triển nền văn hoá Viêt Nam tiến tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhờ thành tựu công nghiệp hía mang lại là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển mối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.Đặc biệt là góp phần tăng cường quyền lực,sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lí kinh tế trong nhà nước.
Quá trình công nghiệp hiện đại hoá,hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.
Sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển,thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lí theo hướng lao động chuyên môn hoá,chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng,các miền trở nên thống nhất cao hơn.
Công nghiệp hó,hiện đại hoá không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng,phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng an ninh.Sự nghiệp quốc phòng an ninh gứn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá,kinh tế,xã hội.
Thành tựư công nghiệp hoá,hiện đại hoá tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế-chính trị,văn hoá-xã hội,quốc phòng-an ninh.Thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn.Chính vì vậy mà công nghiệp hoá,hiện đại hoá kinh tế được coi là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.3. Phát triển công nghiệp hoá,hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm.
Muốn xây dựng Việt Nam thành một nước XHCN giầu mạnh và văn minh thì chúng ta không còn con đường nào khác ngoài con đường tiến hành sự nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.Đó là một tất yếu với một nước có nền kinh tế lạc hậu quá độ lên xã hội chủ nghĩa như nước ta.
Nước ta tiến lên chủ nghĩ xã hội từ một nền kinh tế mà phổ biến là sản xuất nhỏ lao động thủ công là phổ biến.CáI thiếu then của chúng ta chính là một nền đại công nghiệp.Các Mác đã nói”Một xã hội chỉ phát triển cao với nền đại công nghiệp”.Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Trong thời đại ngày nay thì công nghiệp hoá phảI gắn liền với hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật cho CNXH,đó là nhiệm vụ trung tâm trong suót thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra “Con đường công nghiệp hoá,hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian,vùă có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt.Phát huy những lợi thế của đất nước,tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến,đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.Mặt khác phảI tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn,ở mức cao hơn,và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ,từng bước phát triển kinh tế tri thức.Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam.Coi phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiêp hoá,hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá,hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân.Đó là một cuộc cách mạng toàn dân,toàn diện và sâu sắc trong tất cả những lĩnh vuẹc đời sống xã hội,đòi hỏi phảI đầu tư rất nhiều trí tuề,sức người,sức của.Chỉ có huy động súc mạnh và khả năng sáng tạo to lớn của toàn dân,dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng,sự điều hành quản lí có hiệu lực và hợp lí của nhà nứơcthì mới đảm bảo thắng lợi.
Trong nhưng năm trước mắt,với khả năng vốn còn có hạn,nhu cầu công ăn việc làm là rất bức bách,đời sông người dân còn nhiều khó khăn,tình hình kinh tế chưa ổn định vững chắc.Vì vậy cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn,ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản,công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.Thúc đẩy mạnh công nghiệp chế biến chế biến và chế tạo,đặc biệt quyết tâm phục hồi và phát triển ngành cơ khí,phát triển ngành điện tử và tin học,phát triển kinh tế mau chóng,có hiệu quả và bền vững,chuyển dịch cơ cấu kinh tế,cơ cấu lao động theo hướng côngnghiệp hoá,hiện đại hoá.Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất,kinh doanh của các doanh nghiệp,nhất là doanh nghiệp nhà nước,hiệu quả đầu tư,hiệu quả sử dụng vốn.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế,cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy những thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước,tăng sức cạnh tranh,gắn với nhu cầu của cả trong và ngoài nứơc,nhu cầu đời sông của nhân dân,quốc phòng và an ninh.Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước,đẩy mạnh xuất khẩu.
Về chiến lược phát triển các vùng,phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao,tích luỹ lớn đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát triển thế mạnh của từng vùng,liên kết các vùng trọng điểm với nhau tạo mức tăng trưởng khá.Đồng thời quan tâm phát triển khoa học-xã hội gắn với tăng cường quốc phòng-an ninh ở các vùng mìên núi và các vùng có dân tộc thiểu số,các vùng biên giới hải đảo.Chú trọng các vùng Tây Nguyên,Tây Bắc,Tây Nam,có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,nâng cao dân trí,xoá đói giảm nghèo,đưa các vùng vượt qua tình trạng kém phát triển.
B. Liên hệ.
Nhiệm vụ của thanh niên-sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở nước ta.
Trong giai đoạn phát triển của đất nước ta-giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội thì sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nứơc là nhiệm vụ trung tâm,là giảI pháp quyết định đưa nước ta khắc phục nguy cơ tụt hậu,là quá trình phấn đấu lâu daì của nhân dân ta.Và trong qúa trình này thì thanh niên-sinh viên giữ một vai trò rất quan trọng.
Trước ngươngc của thế kỉ mới,hứa hẹn nhiều thay đôỉ,với nhiều cơ hội phát triển thì hẳn mỗi bạn trẻ chúng ta đã có lần tự hỏi mình rằng:”mình đã chuẩn bị đựơc những hành trang gì để hoà nhịp cùng bước phát triển của thời đại,phải làm gì và bằng cách nào để vươn lên làm chủ tri thức,làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến.Có cơ hội mở rộng tầm nhìn,tầm hiểu biết,ở tầm cao của thời đại nhằm biến những cơ hội thử thách trong tương lai thành cuộc thử nghiệm quan trọng chứng minh cho lòng can đảm và sự bứt phá vượt bậc của chính bản thân mình.
Trong thời đaị phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ của kinh tế tri thức thì vấn đề bức thiết đối với chúng ta là phảI chuẩn bị kĩ cho mình mọi điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thời đại,của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đát nước.
Là lớp người nhạy cảm,năng động và rất sáng tạo,có tri thức,hoài bão,đầy ý chí nghị lực và quyết tâm cộng với những ước mơ cháy bang thì tầng lớp sinh viên-thanh niên chúng ta hãy xây dựng cho mình một lí tưởng sống mà lí tưởng này phải gắn liền với việc giữ gìn độc lập tự do của dân tộc,phải phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Xây dựng cho mình lối sống”cần kiệm văn minh”, một lối sống”mình vì mọi người” và vì tinh thần lao động “hiệu quả sáng tạo theo phương châm :Đoàn kết,đoàn kết,đại đoàn kết.Hãy noi gương các thế hệ cha anh đI trước,từng học và làm việc,luôn phấn đấu theo lời dậy của Hồ chủ tịch:
”Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Chúng ta phảI phát huy cao truyền thống hiếu học,biết chủ động tìm hiểu tri thức,khắc phục mọi khó khăn,chuyên cần và sáng tạo,nỗ lực thi đua trong học tập và rèn luyện,vươn lên chiếm lãnh những đỉnh cao của khoa học và công nghệ.Nhanh chóng hội nhập với xu thế phát triển của nền văn minh nhân loại,nắm bắt và vận dụng mọi thời cơ thâu tóm tri thức,đẩy lùi mọi nguy cơ,tạo lên sức mạnh tổng hợp.
III. Kết Luận.
Công nghiệp hoá,hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kì qúa độ đi lêm xây dựng xã hội chủ nghiã ở nước ta.
Công nghiệp hoá,hiện đại hoá nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công là chính sang lao động cơ khí hoá.Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội,trên cơ sở đó từng bước cải thiện đời sống nhân dân,từng bứơc hình thành quan hệ sản xuất mới tiến bộ phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Với những tiến bộ về kinh tế xã hội với sự mở rộng và tăng cường hợp tác phát triển của các nước trong khu vực và trên khắp thế giới cho phép chúng ta đẩy mạnh việc công nghiệp hó,hiện đại hóa đất nước,nhằm tạo thê, công ăn viecự làm đẩy nhan tốc độ tăng trưởng kinh tế,cảI thiện hơn nữa đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân.Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.Công nghiệp hoá,hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với những nước xung quanh,giữu được ổn định chính trị xã hội,bảo vệ độc lập,chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của công nghiệp hoá,hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại,cơ cấu kinh tế hợp lí,quan hệ sản xuất tiến bộ,phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất,đời sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng an ninh vững chắc,dân giàu nước mạnh,xã hội cong bằng văn minh,xây dựng thành công CNXH.
Bước sang thời kì mới(Công nghiệp hoá,hiện đại hoá đát nước) nhân tố con người và thế hệ trẻ giữ vai trò quyết định.Vì vậy báo cáocủa ban chấp hành trung ương Đảng trong đại hội VIII do cố vấn Đỗ Mười xác định”Bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định của công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá”.
Nhận thức đựơc vị trí của mình trong xã hội,mỗi thanh niên-sinh viên chúng ta phảI không ngừng học hỏi,tiếp nhận kiến thức,xử lí thông tin,phảI rèn luyện cả đức lẫn tài,tự tu luyện rèn luyện bản thân,hay nói cách khác phảI giaó dục về tri thức phẩm chất nhân cách để xây dựng nên một đất nước”Dân giàu nước mạnh,công bằng văn minh”để thực hiện được tiến bộ xã hội,đI lên CNXH và CNCS và cũng là để thực hiện thành công mục tiêu mà đại hội Đảng VIII đã đề ra”Tiếp tục sự nghiệp đổi mới,đâỷ mạnh công nghiệp hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng văn minh,vững bước đI lên CNXH”
Danh mục tài liệu tham khảo:
1.Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin.
2.Giáo trình triết học Mác-Lênin.
3.Các văn kiện đại hội Đảng.
4.Về công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước(Đỗ Mười)
5.Hồ Chí Minh toàn tập-nhà xuất bả quốc gia.
6.Đảng cộng sản:Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH.Sự thật.Hà Nội năm 1991.
Tiểu luận kinh tế chính trị.
Đề Tài:” Thế nào là công nghiệp hoá,hiện đại hoá?Tại sao -nước ta lại coi nó là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32054.doc