Tập trung mọi nỗ lực, thúc đẩy đầu tư phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cả ở thị trường trong nước và thị trường thế giới. Thực hiện từng bước vững chắc tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên quan điểm phát triển bền vững. Thực thi biện pháp này cần coi trọng hai nhân tố hàng đầu đối với tăng trưởng bền vững và cạnh tranh cao đó là phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững và phát huy nội lực, coi trọng thị trường nội địa gắn với tranh thủ sử dụng hợp lý hiệu quả ngoại lực để tạo thế cạnh tranh cao cho nền kinh tế.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thế nào là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi:
Thế nào là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ xã hội?
Nhà nước ta đã làm gì để chống suy thoái kinh tế hiện nay? Cho biết mặt đã đạt được và hạn chế
Bài làm
Để hiểu thế nào là sản xuất hàng hóa trước hết cần hiểu hàng hóa là gì? Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Nó là sản phẩm của lao động và có thể thỏa mãn nhu cẩu nhất định của con người thông qua trao đổi, mua bán.Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó.
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là tỷ lệ về số lượng giữa 2 giá trị sử dụng khác nhau. Thí dụ: 1m vải = 5kg thóc. Trong tỉ lệ đó, số lượng của những hàng hóa trao đổi với nhau, giá trị trao đổi của hàng hóa được biểu hiện ra. Nếu hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không thể là công dụng, vì công dụng của chúng hoàn toàn khác nhau. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh với nhau trong khi trao đổi, đó là các hàng hóa đều là các sản phẩm của lao động. Cơ sở cho hai hàng hoá trao đổi được với nhau là lao động xã hội hao phí vào việc sản xuất ra những hàng hóa đó. Thực chất của trao đổi hàng hóa cho nhau là trao đổi lao động ẩn giấu trong các hàng hóa đó.
Như vậy, lao động hao phí để tạo ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi được gọi là giá trị hàng hóa.Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với sản xuất hàng hóa. Giá trị hàng hóa do lao động tạo ra, vật gì không do lao động tạo ra thì không có giá trị tuy rằng vật đó cẩn thiết cho con người. Giá trị hàng hóa là phạm trù vật chất, không tồn tại hình thái vật thể
Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa. Ví dụ một cái tủ có thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể trao đổi được một lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn.
Trước khi giải thích tại sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, ta tìm hiểu khái niệm quan hệ sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là nhưng mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất ra.
Giá trị hàng hóa là phạm trù trừu tượng, nó được biểu hiện trong trao đổi, thực chất của trao đổi là trao đổi lao động cho nhau vì vậy phải quy mọi lao động khác nhau về lao động đồng nhất cho nên giá trị hàng hóa là biểu hiện mối quan hệ sản xuất xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.
2.
Từ giữa năm 2007, đặc biệt là từ đầu năm 2008, do chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta đã rơi vào tình trạng lạm phát cao, giá cả tăng vọt và suy giảm kinh tế ngày càng sâu. Lạm phát lúc cao nhất lên tới trên 22%, tốc độ tăng trưởng GDP tụt giảm mạnh, từ 8,23% năm 2006 và 8,48% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008 và 5,32% năm 2009. Đời sống dân sinh nhất là nông dân, cán bộ, công nhân viên chức, quân đội gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã nhanh chóng sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để thích nghi với tình hình cụ thể, đồng thời đưa ra 8 nhóm giải pháp để khắc phục. Mục tiêu trực tiếp là kiềm chế lạm phát và tăng giá, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả đến nay đã thành công trên tất cả các mặt. Tốc độ tăng trưởng GDP 2009 đạt 5,32% đây là mức hợp lý và cũng là nước có tốc độ tăng trưởng cao ở châu Á trong bối cảnh khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu. Đồng thời toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp nước ta đã nỗ lực phấn đấu, phát huy mọi tiềm năng lợi thế, đối phó và vượt qua những khó khăn thách thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo ra những cơ sở để tăng trưởng cao trong trung và dài hạn, đã duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I đạt 7,4%. Đây là những cố gắng lớn của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên tình hình kinh tế nước ta vẫn còn một số khó khăn. Nền kinh tế tuy vượt qua được giai đoạn suy giảm sâu, song vẫn còn nguyên vẹn những hạn chế cố hữu của cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, còn tiềm ẩn những nguyên nhân gây bất ổn định vĩ mô. Tốc độ phục hồi của nền kinh tế còn chậm, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, vẫn hoạt động trong trạng thái “cầm cự” để tồn tại. Nền kinh tế vẫn còn có nguy cơ tiềm ẩn tái lạm phát do việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất, tăng dư nợ tín dụng và tăng bội chi ngân sách cùng một số nguyên nhân khác.
Đến nay có thể kết luận nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm để hướng tới mục tiêu hồi phục và tăng trưởng bền vững. Để kinh tế Việt Nam nhanh chóng hồi phục và tăng trưởng bền vững, năm 2010 và những năm tiếp theo, trong quản lý điều hành nền kinh tế đòi hỏi cần tập trung thực thi có hiệu quả các giải pháp tối ưu và có tính khả thi sau đây:
Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất kinh doanh ổn định xã hội và phát triển bền vững.
Tập trung mọi nỗ lực, thúc đẩy đầu tư phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cả ở thị trường trong nước và thị trường thế giới. Thực hiện từng bước vững chắc tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên quan điểm phát triển bền vững. Thực thi biện pháp này cần coi trọng hai nhân tố hàng đầu đối với tăng trưởng bền vững và cạnh tranh cao đó là phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững và phát huy nội lực, coi trọng thị trường nội địa gắn với tranh thủ sử dụng hợp lý hiệu quả ngoại lực để tạo thế cạnh tranh cao cho nền kinh tế.
Bên cạnh các hoạt động trên, cần đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất khẩu và nhập khẩu hiện tại cũng như tương lai rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của nước ta. Trước mắt, nếu tăng mạnh được xuất khẩu và giảm tới mức thấp nhất nhập siêu sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hồi phục nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Song, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên xuất khẩu của nước ta đang gặp khó khăn, trong hai năm 2008 và 2009 kim ngạch xuất khẩu đều giảm, để đẩy mạnh xuất khẩu chúng ta phải mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu, giữ vững và cải thiện thị trường xuất khẩu đã có, đồng thời tích cực khai thác “thị trường lách” ở tất cả các nước đối với những mặt hàng ta có ưu thế xuất, họ có nhu cầu nhập để tăng kim ngạch xuất trong những năm tới. Do đó, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế đối với nước ta hiện nay là rất quan trọng.
Trong quản lý điều hành cũng cần thực hiện các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt, thận trọng đối với chính sách tài chính, tiền tệ, thị trường (vì đây là những lĩnh vực rất nhạy cảm) để ổn định vĩ mô, ngăn ngừa tái lạm phát, phục vụ mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường các giải pháp, chính sách về tạo việc làm để thu hút hết số lượng lao động vào guồng máy sản xuất tạo ra của cải cho xã hội và thu nhập cho người lao động, giảm nghèo tới mức thấp nhất, ổn định đời sống nhân dân.
Song song với công tác quản lý, điều hành, từng bước tái cấu trúc nền kinh tế theo phương hướng thiết lập một cơ cấu kinh tế dựa trên công nghệ xanh và giá trị gia tăng cao, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và thân thiện với môi trường. Đây là thời điểm cơ hội và thuận lợi nhất để tái cấu trúc nền kinh tế theo phương hướng trên nhằm phục vụ mục tiêu “vàng” - tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ tất cả các thủ tục hành chính gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh, thực hiện “cơ chế một cửa”; nâng cao năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện của bộ máy Nhà nước, đưa chính sách và mục tiêu thành hiện thực trong cuộc sống.
Một vấn đề cũng rất quan trọng trong thực thi các giải pháp đó chính là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chủ trương chính sách, tạo sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội từ nhận thức đến hành động. Phải công khai và minh bạch thông tin, làm rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác thông tin tuyên truyền phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân và phải kịp thời bác bỏ những thông tin thất thiệt; tạo ra nhận thức đúng đắn và sự đồng thuận xã hội cao, hành động theo cùng một hướng. Thời gian qua chúng ta đã ngày càng làm tốt hơn yêu cầu này, cần làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Các giải pháp trên đây phải được tiến hành đồng bộ trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như: Ngân hàng, tài chính, tín dụng,…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26184.doc