Tiểu luận Thẻ thông minh – tiền đề cho tiền điện tử

Thẻ thông minh mọt công cụ của tiền điện tử có phạm vi ứng dụng rất rộng: từ những tính năng đơn giản như thẻ điện thoại, thẻ ra vào cửa đến những ứng dụng tích hợp nhiều chức năng như kiểu thẻ ATM+Chứng minh thư+Thẻ ra vào cửa+Bằng lái xe. hay lưu trữ các thông tin về y tế, bảo hiểm xã hội, thông tin về cá nhân. Với xu hướng hội tụ và tích hợp nhiều ứng dụng trên một thiết bị thanh toán như hiện nay, thẻ thông minh với cấu tạo đặc biệt có thể đáp ứng những dịch vụ gia tăng. Mặt khácm với chiếc thẻ thông minh trong tay, các chủ thẻ sẽ không còn lo ngại nhiều cho việc bảo mật thông tin cũng như vấn đề an toàn trong thanh toán.

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thẻ thông minh – tiền đề cho tiền điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi "tờ" tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng và được biểu diễn cho một lượng tiền thật nào đó. Tính chất đặc trưng của tiền điện tử cũng giống như tiền giấy thật, nó vô danh và có thể sử dụng lại. Tức là, người mua hàng sẽ trả một số tiền nào đó cho người bán hàng và không sẽ có bất cứ phương thức nào để lấy thông tin về người mua hàng. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt giữa tiền điện tử và hệ thống thanh toán thẻ tín dụng 2.4.2. Ưu và nhược điểm sử dụng tiền điện tử trong thanh toán Ưu điểm nổi bật của tiền điện tử là tính đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi đối với người sử dụng. Khách hàng có thể tiết kiệm thời gian trong thanh toán nhanh hơn 10% so với cách thanh toán truyền thống. Ngoài ra, với tiền điện tử, bạn không phải ra ngoài với một túi tiền dày cộp mà chỉ phải đem theo một chiếc thẻ nhỏ. Đối với ngân hàng, việc sử dụng tiền điện tử sẽ giúp loại bỏ hàng ngàn các loại giấy tờ phức tạp và gây lãng phí, do đó giúp giảm chi phí cho người sử dụng. Đối với các công ty và tổ chức, sử dụng tiền điện tử sẽ giúp tạo ra việc chuyển khoản trực tiếp từ công ty này sang công ty khác mà không phải thông qua ngân hàng với các chi phí rất cao. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng, việc sử dụng tiền điện tử trong thanh toán sẽ tăng lên nhanh chóng trong 10 đến 20 năm nữa. Bên cạnh các tính năng vượt trội, việc sử dụng tiền điện tử vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi vì tiền điện tử là nặc danh, những tên tội phạm có thể sử dụng những đồng tiền vô hình này để trốn thuế hoặc rửa tiền. Dòng tiền cũng có thể chảy từ quốc gia này sang quốc gia khác mà không gặp phải rào cản nào. Những tên tin tặc có thể phá vỡ các hệ thống tiền điện tử và ăn cắp tiền của khách hàng. Hơn thế nữa, nếu hệ thống máy tính của bạn bị hỏng, thì bạn không chỉ mất toàn bộ tin tức trong ổ cứng mà sẽ mất toàn bộ tiền điện tử bạn có trong đó. Và có một nghy cơ tiềm tàng là tiền điện tử có khả năng phá huỷ các ngân hàng truyền thống và các hệ thống kiểm soát tiền tệ của chính phủ. Khi tiền điện tử được sử dụng rộng rãi, các công ty tư nhân có khả năng sẽ rút tiền khỏi các ngân hàng truyền thống và tự mình kiểm soát tiền điện tử. Và một khó khăn nữa, đó là những người không sử dụng máy tính thì sẽ khó có thể sử dụng tiền điện tử được. 2.4.3. Thẻ thông minh - Tiền đề vật chất tạo ra tiền điện tử Để sủ dụng tiền điện tử, hiện nay người ta có 3 cách thức thông thường phổ biến: sử dụng điện thoại tế bào, sử dụng máy tính cá nhân có nối mạng Internet hoặc sủ dụng thẻ thông minh. Điện thoại tế bào là điện thoại cầm tay được trang bị công nghệ Near Field Communication (NFC) cho phép người dùng có thể truy cập và chia sẻ nội dung qua kết nối không dây khoảng cách gần. Công nghệ mới cho phép chiếc điện thoại cầm tay có công dụng như một chiếc ví tiền điện tử. Người dùng có thể truy cập thông tin và dịch vụ cũng như thực hiện việc chi trả và đặt vé thông qua chiếc điện thoại này. Ngoài ra, người dùng còn có thể lưu thông tin thẻ tín dụng trên thiết bị và truy cập vào tài khoản trực tuyến từ chiếc điện thoại này. Tuy nhiên, để thực hiện được những công việc này, cần phải đăng ký sử dụng dịch vụ và cài đặt một ứng dụng bảo mật tương thích. Hơn nữa, tính bảo mật và độ an toàn khi dùng điện thoại tế bào để thực hiện các giao dịch tiền điện tử độ an toàn và bảo mật không cao. Với máy tính cá nhân kết nối mạng Internet bạn cũng có thể sử dụng để truy cập và sử dụng tiền điện tử. Tuy nhiên, khó khăn là bạn không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền điện tử với chiếc máy tính cá nhân của mình được. Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, và có tính năng vượt trội hơn cả trong sử dụng tiền điện tử là thẻ thông minh. Không những chỉ có khả năng lưu trữ một lượng lớn và đa dạng các thông tin, thẻ thông minh còn có thể xử lý thông tin và đưa ra kết quả. Không những thế, ưu điểm nổi bật của thẻ thông minh hơn hẳn các thiết bị còn lại là sự nhỏ, gọn và tính bảo mật cao hơn hẳn. Nhờ có cấu tạo tinh vi, phức tạp nên việc làm giả một chiếc thẻ thông minh là rất khó. Ngoài ra thẻ thông minh còn có các tính năng vượt trội như đã nói ở trên. Việc phát triển thẻ thông minh trong thanh toán là một tiền đề cơ sở vật chất để tiền điện tử ngày càng được phổ biến và ưu dùng hơn trong người dân. Nhờ có chiếc thẻ thông minh, người sử dụng sẽ không phải lo lắng về việc bị đánh cắp tiền hoặc các rủi ro khác trong thanh toán. Tóm lại, phát triển thẻ thông minh là một tiền đề để phát triển tiền điện tử trong tương lai. II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG THẺ THÔNG MINH VÀ TIỀN ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 1. Dich vu thẻ của các ngân hàng VN: 1.1. Quy trình phát hành và quản lý thẻ tại các ngân hàng: 1.1.1. Quy trình phát hành thẻ Thẻ thông minh sử dụng trong ngân hàng luôn mang yếu tố tiền tệ trong nó. Do đó những thẻ này được cung cấp dựa trên cơ sở lòng tin giữa ngân hàng và khách hàng. có thể cho phép chủ thẻ vay tiền ngân hàng để dùng cho việc chi tiêu hoặc chỉ đơn giản là công cụ để các công ty trả lương cho nhân viên của mình, là công cụ để cất giữ tiền của người gửi. Để được mở thẻ, khách hàng thường phải thế chấp một khoản tiền tương đương, hoặc có khi là lớn hơn hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Chỉ những khách hàng là doanh nghiệp hoặc những cá nhân có vị trí công tác, thâm niên và quan hệ tài khoản với ngân hàng mới được mở thẻ tín chấp. Kinh doanh trong lĩnh vực này về lợi nhuận lớn, nhưng rủi ro lại cao, do đó các ngân hàng thường đề ra quy trình kiểm soát rất nghiêm ngặt. Do đó các ngân hàng thường đưa ra quy định chia nhỏ quy trình phát hành thẻ. Vì thế mỗi nhân viên mỗi bộ phận thường chỉ được giao một công đoạn, không ai làm từ đầu đến cuối một công việc để phòng tránh gian lận. Thông thường quy trình phát hành thẻ tại một ngân hàng thông qua 4 khâu sau: khâu tiếp thị, nhận thông tin, thẩm định thông tin đến khi in ấn, phát hành thẻ và trả thẻ cho khách hàng + Khâu tiếp thị: ngân hàng gửi những thông điệp về tin độ tin cậy chính xác và các tiện ích của dịch vụ thẻ của mình đến các khách hàng đối tác tiềm năng + Khâu thu nhận thông tin: Sau khi khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ thẻ tại ngân hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các dữ liệu thông tin cá nhân phục vụ cho việc quản lý thẻ. + Khâu thẩm định thông tin: Ngân hàng kiểm tra xem nội dung khai báo của khách hàng có đúng với sự thực hay không mới đưa ra quyết định đồng ý cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng. + Khâu in ấn phát hành thẻ và trả thẻ cho khách hàng:Khách hàng đề nghị cấp thẻ mới hoặc cấp lại tại các chi nhánh của ngân hàng. Dữ liệu của chủ thẻ được thu thập và gửi qua mạng nội bộ tới hệ thống chủ của ngân hàng. Nếu tín chỉ của chủ thẻ được chấp thuận, nhà cung cấp dịch vụ làm thẻ thông minh của ngân hàng tạo ra dữ liệu cho thẻ thông minh, mã hóa chúng và gửi trở lại chi nhánh ngân hàng rồi đến tay khách hàng. Khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng bằng thẻ phải thông qua các thiết bị POS hoặc ATM. Quy trình phát hành thẻ thông minh tân tiến đang và sẽ được áp dụng rộng rãi hiện nay là quy trình phát hành thẻ thông minh tiêu chuẩn EMV của Data card được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ phát hành thẻ thông minh cho ngân hàng (ở Việt Nam hiện nay 80% thị phần của dịch vụ này rơi vào tay tập đoàn MK). 1.1.2. Quy trình quản lý thẻ sau phát hành Quy trình quản lý thẻ bao gồm quy trình quản lý các giao dịch liên quan đến thẻ thông qua các phần mềm quản lý trên hệ thống máy tính của ngân hàng và quản lý trong việc cấp lại và kiểm soát thẻ bị mất .Ngân hàng quản lý thông tin được cá thể hóa của chủ thẻ qua hệ thống máy tính của ngân hàng. Mọi giao dịch của khách hàng - chủ thẻ đểu thông qua thẻ thông minh, kết nối với ngân hàng thông qua thiết bị POS hoặc ATM. Hệ thống quản lý thẻ thông minh tương thích được nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm như sau: Key Management là hệ thống quản lý dữ liệu và bảo mật trên smart card. Card Management là hệ thống quản lý dữ liệu được lưu trữ và cung cấp thẻ tới người có thẩm quyền. Universal Adapter kết nối với phần cứng và phần mềm như ERP CRM. Console Monitoring điều khiển quá trình đọc card từ nhiều địa điểm Cho dù là hình thức quản lý nào cũng nhằm mục đích gia tăng lợi ích và tiện ích tối đa và tăng cường công nghệ bảo mật cho người sử dụng Sơ đồ quy trình giao dịch bằng thẻ thông minh giữa ngân hàng và chủ thẻ: Trường hợp khi thẻ bị mất, khách hàng phải có trách nhiệm báo lại cho ngân hàng trong thời gian ngắn nhất để ngân hàng kịp thời dừng lại những giao dịch của thẻ nhằm tránh những tổn thất cho cả phía ngân hàng và phía chủ thẻ. Tiếp tục quản lý các khâu làm lại thẻ tuân thủ gần tương tự như khi phát hành thẻ mới (bỏ qua khâu thứ nhất). Cụ thể: + Khâu thu nhận thông tin: Khách hàng cung cấp lại thông tin cá nhân cho ngân hàng. + Khâu thẩm định thông tin: Ngân hàng kiểm tra lại xem có trùng khớp với các dữ liệu về khách hàng lưu lại trong máy tính không mới chấp nhận cho làm lại thẻ. + Khâu in ấn phát hành và trả thẻ cho khách hàng 1.2. Các loại thẻ thông minh được phát triển tại Việt Nam và tình hình sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán Trên thế giới, thẻ nhựa đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ nay. Tuy nhiên, người Việt Nam mới bắt đầu làm quen với chiếc thẻ nhựa chỉ vài năm trở lại đây. Thẻ sinh viên, thẻ rút tiền tự động (ATM), thẻ tín dụng, thẻ chấm công... đang dần trở nên rất thân thuộc nhờ những tiện ích của nó, như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tiện lợi hơn nhiều so với việc sử dụng thẻ giấy. Sự khác biệt giữa thẻ nhựa và thẻ giấy chính là các công nghệ được tích hợp trong chiếc thẻ nhựa cho phép thẻ có thể tương tác với các hệ thống chấp nhận thẻ tự động. Tuy nhiên, thẻ nhựa có rất nhiều loại như thẻ mã vạch, thẻ từ, một số loại thẻ thông minh, thẻ lai và thẻ kết hợp; trong số đó hiện giờ thẻ thông minh vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như các loại thẻ mã vạch hay thẻ từ khác. Sau đây là một số loại thẻ thông minh đang được nghiên cứu ứng dụng và phát triển tại Việt Nam. 1.2.1. Các loại thẻ thông minh được phát triển tại Việt Nam Thẻ thông minh tiếp xúc Thẻ thông minh không tiếp xúc là một loại thẻ nhựa có gắn một con chíp điện tử có chứa chỉ bộ nhớ hoặc bộ nhớ với một bộ vi xử lý. Các chíp điện tử chỉ có bộ nhớ có giá thành thấp hơn nhiều so với chí có bộ vi xử lý và có độ bảo an kém hơn, do vậy, loại này thường không được sử dụng để lưu các thông tin mật hoặc nhạy cảm. Loại chíp chứa cả bộ nhớ và một bộ vi xử lý có một bộ điều khiển thông minh được sử dụng để ghi, xóa, thay đổi hoặc cập nhật thông tin lên bộ nhớ theo một cách thức mã hóa an toàn. Loại chíp đời mới còn có tính năng bảo mật chống ghi, chép, mã hóa nếu không được sự cho phép của chủ thẻ. Ngoài các tính năng về bảo mật thông tin, chống làm giả, thẻ thông minh có có một ưu việt nữa đó là dung lượng bộ nhớ khá lớn (thông thường là 64-128K, cá biệt có loại lên tới 1Mb). Gọi là thẻ thông minh tiếp xúc bởi chúng ta phải nạp thẻ vào thiết bị đọc để cho đầu đọc có thể tiếp xúc được với chíp điện tử trên bề mặt thẻ. Thẻ thông minh tiếp xúc được ứng dụng rộng rãi bao gồm thẻ y tế, thẻ CMTND, thẻ bằng lái xe, thẻ mua hàng, thẻ khách hàng, thẻ an ninh hệ thống. Hiện nay, VTC đang ứng dụng công nghệ thẻ thông minh này với đầu thu D901 và hệ thống khoá mã IRDETO giúp người xem truyền hình không còng lo lắng đến việc nâng cấp đầu thu sau này cũng như có thể bắt them nhiều kênh hơn trong thời gian sắp tới với chất lượng phát sóng và hình ảnh hoàn hảo hơn. Măt khác, thẻ thông minh cùng với khoá mã IRDETO sẽ giúp cho việc quản lý các thuê bao dễ dàng và chuyên nghiệp hơn. Thẻ thông minh không tiếp xúc Ngoài các đặc tính và tính năng giống như thẻ thông minh tiếp xúc, thẻ thông minh không tiếp xúc (contactless smartcard) có gắn một ăngten chạy ẩn vòng quanh thân thẻ cho phép chíp có thể giao tiếp được với đầu đọc thẻ trong phạm vi đọc thẻ (khoảng từ 5cm đến 10cm) thay vì phải nạp vào thiết bị đọc thẻ. Nhờ tính năng này, thẻ thông minh không tiếp xúc được sử dụng đáp ứng các nhu cầu về tiện lợi và nhanh chóng. Sắp tới hệ thống thu vé xe buýt ở Việt Nam sẽ ứng dụng thí điểm loại thẻ này với hy vọng giảm thiểu thời gian thu phí, nạn vé giả đang làm đau đầu các hãng xe buýt. Thẻ cảm ứng Thẻ cảm ứng (proximity card) có cách giao tiếp với đầu đọc thẻ giống như thẻ thông minh không tiếp xúc (đọc từ xa) ngoại trừ chúng là loại chỉ đọc (read-only), không có khả năng ghi lại hoặc xóa thông tin trên thẻ. Dữ liệu lưu trữ trên thẻ rất ít, thông thường chỉ từ 4 tới 10 số. Thẻ cảm ứng thường được sử dụng như thẻ ID, thẻ chìa khóa tiện lợi cho việc ra vào, tiết kiệm thời gian và không phải dùng tay (hand-free).Hiện tại nhân viên làm việc tại nhà máy MK, văn phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Văn phòng TP.HCM đã sử dụng loại thẻ này trong việc chấm công, kiểm soát ra vào. Thẻ kết hợp Thẻ kết hơp (Combi Card) là thẻ có cách thức giao tiếp kép, vừa giao tiếp bằng cách tiếp xúc (contact) với đầu đọc thẻ hoặc giao tiếp từ xa (contactless). Thẻ chỉ bao gồm một con chíp thông minh nhưng vừa có bản mặt tiếp xúc, vừa có ăngten. Loại thẻ này ngày càng được sử dụng phổ biến bởi chúng rất tiện lợi cho bạn khi chỉ việc giơ thẻ trước đầu đọc trên xe buýt, tàu điện và từ từ nạp tiền vào thẻ tại trạm bán vé. Thẻ này hiện đang được công ty cổ phần thông minh MK đưa vào sản xuất và tung ra thị trường. 1.2.2. Tình hình sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán ở Viêt Nam Gần đây, Việt Nam đã quen dần với khái niệm thẻ, đặc biệt là sau khi được hưởng những lợi ích mà thẻ thanh toán đem lại. Tuy nhiên những thẻ đang được lưu hành rộng rãi ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các thẻ từ không sử dụng con chip thông minh. Hơn thế nữa, trước tình trạng tội phạm thẻ gia tăng, rủi ro gây ra cho hệ thống thanh toán cũng như toàn bộ nền kinh tế ngày một lớn, nếu không có sự phòng ngừa và xử lý kịp thời. Một trong những giải pháp hữu hiệu mà các tổ chức thẻ quốc tế và giới kinh doanh ngân hàng Việt Nam đưa ra chính là chuyển thanh toán bằng thẻ từ hiện nay sang công nghệ mới: thẻ chip thông minh . Gần đây, các tổ chức phát hành thẻ quốc tế, trong đó có Visa International, đã thiết lập ra tiêu chuẩn toàn cầu EMV (Europay, Mastercard, Visa) cho thẻ ghi nợ ứng dụng công nghệ chip và các giao dịch thẻ tín dụng khác. Trong năm 2007, Visa International khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tập trung nâng cấp hệ thống máy tính cho các ngân hàng thành viên, tạo điều kiện cho họ tiếp cận nhanh hơn với công nghệ thẻ chip. Các ngân hàng Việt Nam cũng đang nỗ lực triển khai máy chấp nhận thẻ đạt tiêu chuẩn EMV tại các điểm thanh toán. Theo đánh giá của Visa, trong năm 2007 và đầu 2008, hầu hết các ngân hàng thành viên sẽ có hệ thống cần thiết để giao dịch thẻ chip. Riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), do lên kế hoạch từ trước, hầu hết máy thanh toán tự động (ATM) cũng như máy chấp nhận thẻ (POS) đều được cài đặt các tính năng để có thể thích ứng với tiêu chuẩn EMV. VCB cũng lên kế hoạch nâng cấp hệ thống máy chủ, chuẩn bị sẵn sàng cho mô hình mới. VCB lựa chọn công nghệ và hoàn tất việc mua sắm thiết bị trong năm 2006 để tung ra sản phẩm EMV đầu tiên vào nửa cuối năm 2007. từng bước thay thế Connect24 Card công nghệ từ hiện nay cho những khách hàng có nhu cầu. Cùng với VCB, nhiều ngân hàng khác như Công thương, Nông nghiệp và một số ngân hàng cổ phần cũng đã tính chuyện đầu tư cho công nghệ thẻ chip. Hiện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng tốc mở rộng thị phần thẻ thanh toán và chưa quan tâm nhiều tới kế hoạch chuyển đổi, song cũng dự phòng bằng cách nhập máy móc có tính năng chấp nhận thẻ chip. Bản thân Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) được xem là đơn vị đầu tiên áp dụng công nghệ này, tuy nhiên mới dừng lại ở việc thử nghiệm loại thẻ CashCard và vẫn đang chờ đợi phản ứng từ thị trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, phản ứng từ thị trường dường như không mấy khả quan. Từ ngày phát hành, rất ít người có may mắn sử dụng được thẻ IC, đa phần vẫn chỉ cất trong ví bởi luôn bị từ chối thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu chính là do thiết bị chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. CashCard ra đời quá vội vàng nên chưa có sự thống nhất giữa các ngân hàng, các điểm nhận thanh toán còn hạn chế (rất ít các ngân hàng hay cửa hàng có lắp đặt máy POS hay co thì lại không sử dụng hiệu quả), mặt khác bản thân thẻ IC cũng tồn tại một số hạn chế buộc ICB kiểm tra lại các đối tác, nơi chấp nhận thanh thẻ. Tuy nhiên, trong thời gian tới sau khi các ngân hàng Việt Nam sẽ hoàn tất việc nâng cấp hệ thống để sẵn sàng tiến hành giao dịch thẻ thông minh, việc sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán ở Việt Nam sẽ dễ dàng và đem lại nhiều tiện ích hơn cho chủ thẻ cũng như nhà phát hành. II. Thực trạng tiền điện tử và rủi ro trong quản lý tiền điện tử tại Việt Nam 1. Thực trạng tiền điện tử tại Việt Nam: 1.1. Rủi ro về tiền điện tử tại Việt Nam Rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử ở Việt Nam dường như đã bắt đầu nảy sinh từ năm 2003 khi rủi ro bảo mật trong nội bộ tại một NHTMQD lớn ở Việt Nam, thất thoát ước khoảng 5 triệu USD (tương đương khoảng trên 80 tỷ VND). Những rủi ro và sự cố liên quan đến ATM và thẻ ATM vừa qua phản ánh rất nhiều mặt của tình trạng hiện nay về lĩnh vực này: Trình độ dân trí về hoạt động ngân hàng điện tử còn hạn chế; Một số NHTM mở rộng mạng lưới ATM chưa chú trọng chất lượng (nhất là quản lý rủi ro) mà chạy theo số lượng (thực tế có NHTMQD đầu tư hàng ngàn tỷ cho phát hành hàng trăm ngàn thẻ mà thẻ này đã chỉ sống thoi thóp trong vài tuần - như thẻ Cashcard là một ví dụ hùng hồn); Trình độ quản lý giữa các ngân hàng thương mại là chưa đồng đều nên việc liên kết thẻ như hiện nay sẽ “lộ ra” rất nhiều khe hở; Các NHTM đang trong quá trình chuyển đổi mà quá trình chuyển đổi này chưa được quản lý hữu hiệu cũng sẽ “lộ ra” những khe hở... chết người. Việc đầu tư quá nhanh vào phần cứng (tức là mua máy ATM và phụ kiện) mà người ta không quan tâm đến góc độ quản lý, nhất là an toàn cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Thực tế trong quá trình mua sắm thiết bị tin học ở một vài ngân hàng đã từng bị coi là kém minh bạch. Khả năng kết hợp giữa chuyên gia ngân hàng và chuyên gia IT (tin học) ở khu vực ngân hàng cũng đang là vấn đề. Vụ ATM thủng, tài khoản trống vẫn rút được tiền tỷ phần nào phản ánh sự kết hợp giữa kế toán và IT kém và cũng phản ánh trình độ quản lý chưa đồng đều giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia “liên minh thẻ”... 1.2. Khó khăn, hạn chế trong việc ứng dụng thẻ thông minh vào thanh toán tại Việt Nam Tình hình kinh tế thế giới và quốc gia đang gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng nói chung đang cố gắng sử dụng nguồn tài chính của mình một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trên thế giới, thẻ nhựa đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ nay. Tuy nhiên, người Việt Nam mới bắt đầu làm quen với chiếc thẻ nhựa chỉ vài năm trở lại đây. Thẻ sinh viên, thẻ rút tiền tự động (ATM), thẻ tín dụng, thẻ chấm công... đang dần trở nên rất thân thuộc nhờ những tiện ích của nó, như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tiện lợi hơn nhiều so với việc sử dụng thẻ giấy. Trong tương lai không xa, loại thẻ từ truyền thống sẽ bị thay thế và tất cả các loại thẻ sẽ được gộp lại thành một loại thẻ thông minh có nhiều chức năng ứng dụng, là nơi lưu trữ các thông tin có giá trị như số tài khoản và dữ liệu cá nhân như các thông tin sinh trắc học... Tuy nhiên, việc ứng dụng thẻ thông minh vào thanh toán tại Việt Nam vẫn đang gặp phải khá nhiều khó khăn, có thể kể ra những khó khăn điển hình như sau: Trước hết là khó khăn trong việc quyết toán thuế, ví dụ như: để có thể cung cấp thử nghiệm dịch vụ thanh toán thông qua thương mại điện tử thì VietnamAirlines đã có tới vài lần thay đổi thời điểm thực hiện vì lý do không thể vượt qua được các thủ tục về thuế đối với hình thức thanh toán trực tuyến sẽ áp dụng. Trong một hội thảo về thanh toán trực tuyến mới đây do Vụ Thương mại Điện tử thuộc Bộ Thương mại tổ chức, ông Tô Đình Dũng - Giám đốc Trung tâm Tin học của Vietnam Airlines đã cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào hàng năm cũng chắc chắn rất vất vả với việc quyết toán thuế và trong số những chứng từ đó, khó quyết toán nhất là những chứng từ có liên quan tới công nghệ. Theo ông Dũng, việc thanh toán trực tuyến này có thực hiện được hay không sẽ là vấn đề chứng từ thanh toán nào ứng với nó sẽ được công nhận và không được công nhận. Tuy nhiên, không chỉ có VietnamAirlines mới gặp khó trong vấn đề thanh toán điện tử. Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải những khó khăn khác cũng bắt nguồn từ nhu cầu được thanh toán trực tuyến. Ngoài vấn đề thuế, theo Vụ TMĐT thuộc Bộ Thương mại, có thể kể ra hàng loạt những trở ngại khác khiến thanh toán trực tuyến cho đến giờ này vẫn chưa phát triển đó là nhận thức của người dân và doanh nghiệp về TMĐT còn thấp, hệ thống thanh toán điện tử còn bất cập, vấn đề an ninh giao dịch chưa đảm bảo, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích, nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu về kỹ năng và cuối cùng là hạ tầng CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu. Dường như với từng ấy trở ngại quả thực khó mà làm cho thanh toán trực tuyến của Việt Nam có thể được ứng dụng rộng rãi trong một sớm một chiều. Hiện tại, cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử ở Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu. Các khảo sát cho thấy mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử (e-business readiness) của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực. Theo cách đo lường mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử, Việt Nam đạt 4,4 điểm, là mức thấp so với các nước khác trong khu vực (Thái Lan đạt 6,1 điểm, Malaysia đạt 6 điểm, Indonesia đạt 5,6 điểm, Singapore đạt 8,3 điểm...). Trong điều kiện như vậy, giao dịch ngân hàng và dịch vụ ngân hàng hiện đại (như e-banking, Internet banking, tiền điện tử...) thường phát triển chậm và gặp nhiều rủi ro, thường gặp có thể là tốc độ đường truyền chậm, lỗi do người sử dụng, người tiêu dùng... Các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1990, tuy nhiên, nghiệp vụ E-banking và Internet banking mà các ngân hàng nước ngoài đưa vào Việt Nam lại không nhanh như dân chúng mong đợi. Từ năm 2003 trở lại đây một số ngân hàng nước ngoài lớn mới bắt đầu khởi động đưa hệ thống ATM như ANZ, CityBank, Hongkong and Shanghai bank. Ngoài đặt ATM ở trụ sở chính, các ngân hàng này cũng đã liên kết với các ngân hàng trong nước để đặt ATM ở các điểm khác như ANZ liên kết với Ngân hàng TMCP Phương Nam và NHTMCP Thương Tín... Một điểm hạn chế đó là số lượng máy ATM quá ít. Hiện tại đến cuối tháng 3/2008 số máy ATM tại Việt Nam là 6450 máy. Tính trung bình có tới 1.250 người chen chúc nhau sử dụng một chiếc máy ATM, một tỉ lệ quá nhỏ bé, chưa kể sự phân bố của hệ thống ATM là không đồng đều tại các địa phương cũng như tại các khu vực trong cùng một địa phương. Khi dịch vụ còn chưa thực sự phát triển, người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo như: có tiền trong tài khoản mà không được tiêu vì máy hết tiền, nghẽn đường truyền, vấn đề bảo mật, làm quen với những quy trình thanh toán trong mua sắm,... Đó cũng là nguyên nhân nhiều người thường rút hết tiền trong tài khoản thành tiền mặt để tiêu hoặc đi xa phòng trường hợp "không tìm được cột". Hiện nay các ngân hàng mới chỉ chạy theo bề nổi, tức số lượng thẻ phát hành ra, mà chưa chú ý tới chiều sâu, tức là sức sống của chiếc thẻ sau khi được đưa đến tay người sử dụng và những tiện ích đi kèm. Không chỉ có những bất tiện trong việc sử dụng thẻ ATM, người tiêu dùng Việt Nam còn đối mặt với hàng loạt những vấn đề khó chịu khác như hợp đồng dài dòng với những con chữ li ti hết sức khó đọc mà các nhân viên ngân hàng cũng chẳng mấy khi giải thích thấu đáo. Vấn đề an ninh thẻ hiện nay đang là thách thức với các ngân hàng thương mại và thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Khi một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc... đang tích cực chuyển sang loại thẻ thông minh theo chuẩn EMV có độ bảo an cao hơn, những kẻ tội phạm giả mạo thẻ đang có xu hướng chuyển hoạt động sang địa bàn Việt Nam - thị trường chưa thiết lập đầy đủ những ứng dụng và hệ thống quản lý rủi ro và tuyệt đại đa số người Việt Nam đang sử dụng thẻ từ - loại thẻ dễ bị làm giả. 2.Nguyên nhân của những hạn chế: 2.1.Nguyên nhân khách quan - Ngành thanh toán thẻ ở Việt Nam vẫn còn rất trẻ nếu so sánh với những thị trường khác trên thế giới đã có hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng thanh toán lâu đời. Tại Việt Nam, loại thẻ từ đã ít nhiều phổ biến, tuy nhiên, thẻ thông minh thì chưa có ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Thông dụng nhất hiện nay là SIM dùng cho điện thọai di động. Một số cơ quan đã sử dụng các lọai thẻ không tiếp xúc để chấm công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25005.doc
Tài liệu liên quan