Tiểu luận Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC



LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4

1. Tổng quan về thị trường chứng khoán: 4

1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán . 4

1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán: 4

1.3 Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán: 7

1.4 Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán: 8

1.5 Phân loại thị trường chứng khoán: 11

2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán: 14

2.1. Chủ thể quản lý: 15

2.2. Chủ thể kinh doanh ( Trung gian tài chính ). 16

2.3. Các nhà đầu tư: 16

2.4. Tổ chức phát hành chứng khoán.: 16

2.5. Các tổ chức phụ trợ: 17

PHẦN B: THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 17

1. Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam. 17

1.1. Tình hình niêm yết chứng khoán . 17

1.2. Tình hình giao dịch chứng khoán. 18

1.3. Tình hình biến động chỉ số Vindex. 19

2. Các mặt hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam- nguyên nhân. 21

2.1.Các mặt hạn chế. 21

2.2.Nguyên nhân . 23

3.Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam . 24

3.1. Ủy ban chứng khoán nhà nước. 24

3.2. Trung tâm giao dịch chứng khoán: 30

3.3. Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ: 32

3.4. Công ty chứng khoán: 38

3.5. Các quỹ đầu tư: 40

PHẦN C: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP WTO. 43

1.Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam . 43

1.1. Mục tiêu. 43

1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK: 44

1.3. Định hướng phát triển TTCK đến năm 2020: 45

1.4. Lộ trình phát triển TTCK Việt Nam: 47

2. Giải pháp thực hiện . 49

2.1. Hoàn thiện khung pháp lý. 49

2.2. Đối với Ủy ban chứng khoán : 51

2.3. Hàng hóa cho thị trường: 52

2.4. Đối với các Công ty chứng khoán : 52

2.5. Hoạt động giao dịch chứng khoán chứng khoán: 53

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 13320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệt của công chúng đầu tư trong điều kiện hiếm hàng (do có ít công ty niêm yết), thị trường nóng lên là không có gì khó hiểu. Chính cái bẫy tăng nóng, tình trạng thiếu đáp ứng nhiều mặt, cùng sự thoả mãn, thất vọng và sợ hãi đan xen vào thời kỳ sơ khai này đã kéo thị trường xuống đáy sâu chưa đầy hai năm sau đó. Hậu quả là VNI-Index rớt liên tục xuống còn 139 điểm vào tháng 4-2003. Vào giai đoạn bỉ cực này, có lúc cả cổ phiếu tên tuổi cũng bị đẩy xa về phía dưới mệnh giá. Từ đó, thị trường rơi vào giai đoạn ngủ đông cho đến hết năm 2005. Sau đó, thị trường lại ấm lên vào năm 2006, rồi sốt cao, đỉnh điểm là chỉ số VNI-Index cao nhất từ trước đến nay 1.170 điểm vào tháng 03-2007, một chỉ số kỷ lục mà mãi cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được. Sự hưng phấn quá trớn này làm cho mọi người cứ nghĩ đó là xu thế, là quy luật, để rồi đoán non đoán già rằng VNI-Index sẽ còn vượt lên trên 2000 điểm! Thật may là điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó là giai đoạn điều chỉnh dài ngày, ảm đạm suốt năm 2008, và chỉ dừng lại ở cái đáy sâu 235 điểm vào tháng 2-2009. Thị trường trong những gia đoạn ảm đạm đã tụt đốc không phanh, có thể quy cho một số tác động kinh tế, bởi lúc này, khách quan trên thế giới đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới do Mỹ châm ngòi, tạo ra những tác động tiêu cực trên toàn thế giới về kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Tuy vậy, điều đáng nói ở đây chính là thực tế lúng túng trong cách ứng phó và các áp đặt mang tính hành chính từ phía các nhà quản lý thị trường, được cho là đã gây nên tình trạng thị trường có lúc như bị mất lửa. Bảng điện tử đỏ đều suốt tháng, bi quan lây lan bao trùm, tình trạng tháo lui khỏi thị trường diễn ra tràn lan…Thế nhưng, vào thời điểm vắng lặng làm cho không ít nhà đầu tư rời bỏ thị trường với nỗi lo “sập sàn” thì thị trường như bừng tỉnh lại. Trong vòng bảy tháng, từ tháng 3 đến 10-2009 thị trường đã tăng ngoạn mục từ 235 đến 633 điểm. Không ít nhà đầu tư đã tận dụng cơ hội này để kiếm lại những gì đã mất trước đó. Có thể nói tóm lại rằng, thị trường chứng khoán lắm thăng trầm nhưng cũng không kém cuốn hút. Chỉ tính ba năm gần đây thôi đã có bốn thời đoạn vui buồn kịch tính: hoành tráng 2007, sóng gió 2008, thử thách 2009 và ẩn số 2010. Hy vọng rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ và tâm huyết của các nhà quản lý, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những bước phát triển tốt hơn trong tương lai. 2. Các mặt hạn chế của TTCK Việt Nam – nguyên nhân. 2.1. Các mặt hạn chế: Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên còn có một số hạn chế sau: + Sự tăng trưởng của thị trường chưa bắt nguồn từ động cơ tích cực khi nhà đầu tư còn chạy theo phong trào, thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư dài hạn. Số lượng nhà đầu tư còn hạn chế so với tiềm lực dân số và tiềm năng về vốn của nền kinh tế, số lượng nhà đầu tư nước ngoài chưa nhiều và nhà đầu tư có tổ chức còn rất hạn chế. Các nhà đầu tư trong nước đa số hiểu biết chưa thật đầy đủ về cơ chế hoạt động của TTCK, tầm nhìn chiến lược còn ngắn hạn. Mặt khác còn do sự thiếu trung thực trong việc cung cấp thông tin của các công ty, đã làm cho không ít nhà đầu tư không còn đủ tin cậy để sử dụng các thông tin này trong việc ra quyết định. Từ đó xuất hiện một số nhà đầu tư “chơi chứng khoán” như đánh bạc, họ sẵn sàng dốc hầu bao của mình ra để thử vận may. Hậu quả là, theo ước tính của một số chuyên gia kinh tế thì ít nhất có 0,5 triệu người/hộ gia đình; và nhiều nhất là 1 triệu người/hộ gia đình (số liệu này không tưởng khi trong hộ gia đình mà có đến 0,5 triệu hay là 1 triệu) đã lâm vào tình trạng phá sản do đầu tư chứng khoán theo kiểu đánh bạc. + Tính thanh khoản thị trường thấp dẫn đến mất cân đối cung – cầu, làm cho giá cả biến động thất thường. Tính thanh khoản của chứng khoán là khái niệm thể hiện khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Thị trường có những lúc không thể hiện đúng giá trị của nó. Giá chứng khoán bị thổi phồng theo tin đồn mà không phải căn cứ vào tình hình tài chính thực sự của công ty, đương nhiên sẽ nhanh chóng bị xẹp xuống khi có tin đồn xấu. Thị trường thiếu những công ty hoạt động thực sự hiệu quả, có tầm nhìn chiến lược dài hạn, các “blue chip” khá ít ỏi đã khiến cho thị trường có tính thanh khoản kém, khó ổn định trước những cơn bão tài chính. Biên độ giao dịch chứng khoán hiện nay trên các sàn có sự chênh lệnh khá lớn (HOSE với biên độ 5%, HNX với 7% và Upcom là 10%). Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ gia tăng khi thị trường có biến động mạnh. + Hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ cho hoạt động của thị trường còn nhiều hạn chế. Khung pháp lý của thị trường còn nhiều bất cập khi mà luật chứng khoán đã ban hành song chưa đầy đủ ở một số hành vi như: giao dịch khống, giao dịch tín dụng, giao dịch các sản phẩm phái sinh. Các hành vi tiêu cực xảy ra trong các hoạt động kinh doanh đầu tư chứng khoán bị xử phạt theo luật chứng khoán là chưa thích đáng với mức độ gây hại của nó. Theo thống kê của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM trong năm 2007 có các hành vi tiêu cực sau: Có 135 công ty chứng khoán vi phạm khi đặt lệnh: Hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh, đặt mua vượt quá tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài… Giao dịch của các cổ đông lớn không báo cáo. Giao dịch của những người liên quan không công bố thông tin. Nhân viên công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán khác. Nhiều người mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán khác nhau. Trong năm 2008 thì số trường hợp vi phạm là 137. Đã có một số vụ thao túng thị trường và giao dịch nội gián. Điển hình là vụ thao túng thị trường đối với các cổ phiếu của Công ty kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam (MIC), Công ty cổ phần Vincom (VIC), Công ty cổ phần Vinpearland (VPL), vụ thao túng thị trường đối với cổ phiếu của các công ty cổ phần xi măng Cần Thơ (CCM), vụ giao dịch nội gián đối với cổ phiếu của các công ty, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT), Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (TDH), Công ty cổ phần khoáng sản Hà Nam (KSH). Tuy nhiên mức xử phạt hiện hành theo Nghị Định 36/2007/NĐ-CP chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính tối đa là 70 triệu đồng. Điều này thật sự chưa hợp lý vì lý do việc thu lợi từ việc vi phạm nhiều hơn so với mức đóng phạt hành chính. Điều này chưa đủ sức răn đe. 2.2. Nguyên nhân. Thứ nhất: Hàng hóa trên thị trường tuy có tăng về số lượng nhưng chưa đa dạng về chủng loại. Thị trường niêm yết hiện nay chỉ có cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chưa có công cụ phái sinh. Điều này không làm tăng tính đa dạng trong hoạt động đầu tư. Thiếu công cụ phòng ngừa hạn chế rủi ro khi thị trường có biến động lớn. Thứ hai: Các công ty niêm yết phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn nên khả năng cạnh tranh chưa cao nên chưa làm yên lòng các nhà đầu tư. Ngoài ra công tác quản trị, chế độ kế toán của các công ty niêm yết có những điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế điều này gây trở ngại đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thông tin chưa minh bạch, chính xác điều này gây mất niềm tin đối với nhà đầu tư. Thứ ba: Nguồn nhân lực cho hoạt động của thị trường còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán chưa được đào tạo chính quy và đúng chuyên môn mà từ các lĩnh vực chuyển sang nên còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng như nội dung đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực chứng khoán còn rất nhiều hạn chế. Hiện tại, Ủy ban chứng khoán nhà nước là cơ quan duy nhất được phép đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, do vậy việc đào tạo gì, cấp bằng gì, chất lượng ra sao không có ai phản biện nên khó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này. Ngoài ra việc thanh tra, giám sát hoạt động của công ty chứng khoán còn lỏng lẻo và chưa triệt để nên sai phạm của các công ty này diễn ra thường xuyên làm xói mòn niềm tin vào thị trường. Thứ tư: Số lượng công ty chứng khoán hiện nay ở Việt Nam so với quy mô thị trường tương đối nhiều, tuy nhiên còn thiếu về nhiều mặt. Hạ tầng kỹ thuật của các công ty chứng khoán chưa được đầu tư đúng mức, cho nên các công ty chứng khoán tuy nhiều nhưng chất lượng hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Phần mềm Giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM là phần mềm chuyển giao từ Thái Lan trước đây, khi có sự cố phải mời các chuyên gia Thái Lan sang khắc phục, gây tốn nhiều chi phí và không mang tính chuyên nghiệp mất nhiều thời gian để chuyên gia Thái Lan sửa lỗi. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều lần “sập sàn” do quy mô giao dịch tăng đột biến những năm 2007. Tính chuyên nghiệp của thị trường chưa cao. Điều này thể hiện ở thị trường chưa minh bạch, kiến thức chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư còn hạn chế, pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán chưa ổn định… Thứ năm: Hiện trung tâm lưu ký quản lý tài khoản trực tiếp của công ty chứng khoán mà chưa quản lý cụ thể đến từng nhà đầu tư. Điều này không kiểm soát được việc nhà đầu tư mở một lúc nhiều tài khoản qua nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Quan trọng hơn chính vấn đề này nhiều công ty chứng khoán có cơ hội vi phạm như dùng đòn bẩy tài chính, bán chứng khoán ngày T, T+1, T+2, phân bổ chứng khoán của công ty chứng khoán cho nhà đầu tư không chính xác, điều này gây nên sự những nhiễu và bất lợi cho nhà đầu tư nhỏ. 3. Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam. (phần này nên nêu một cách khái quát các định nghĩa, chứ không nên nêu cụ thể trách nhiệm và quyền hạn, chỉ cần có sơ đồ minh họa cơ cấu tổ chức là được) 3.1. Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của một cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Với Nghị định số 90/2003/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/8/2003 thay thế Nghị định số 75/CP, UBCKNN có các nhiệm vụ, quyền hạn: Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công ký các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các dự án quan trọng của UBCKNN; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt; Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ và định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật; Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức; Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán và các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, các trung tâm lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán; Quản lý các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ theo quy định của pháp luật; Thanh tra, kiểm tra và giám sát các đối tượng tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật; Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hiệp hội chứng khoán theo quy định của pháp luật; Tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc, nhân viên kinh doanh chứng khoán và các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán; Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các tổ chức và cho công chúng; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật; Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyề theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của UBCKNN theo Nghị định 90/2003/NĐ-CP của Chính phủ: Lãnh đạo UBCKNN: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; Các Uỷ viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Các tổ chức tham mưu giúp Chủ tịch UBCKNN (Chủ tịch) thực hiện quản lý các lĩnh vực về chứng khoán và TTCK: Vụ Phát triển thị trường chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch về chiến lược và chính sách phát triển TTCK; Vụ Quản lý phát hành chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch về quản lý phát hành và niêm yết chứng khoán; Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán: tham mưu giúp Chủ tịch quản lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; Vụ Pháp chế: tham mưu giúp Chủ tịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về chứng khoán và TTCK; Thanh tra: tham mưu giúp Chủ tịch và thực hiện công tác thanh tra, giám sát về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; Vụ Kế hoạch - Tài chính: tham mưu giúp Chủ tịch về công tác tài chính - kế toán, đầu tư và xây dựng đối với các tổ chức thuộc UBCKNN; Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu giúp Chủ tịch về hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; Vụ Tổ chức cán bộ: tham mưu giúp Chủ tịch thực hiện các chủ trương, chính sách về tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo công chức, viên chức của UBCKNN; Văn phòng: tham mưu giúp Chủ tịch tổng hợp, điều phối hoạt động các tổ chức của UBCKNN, thực hiện công tác hành chính, quản trị đối với các hoạt động của Uỷ ban. Văn phòng UBCKNN có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sáp nhập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính: Căn cứ Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/02/2004, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 07/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Theo Quyết định này, UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát   hoạt động chứng khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật. 3.2. Trung tâm giao dịch chứng khoán. 3.2.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg  ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng  trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân  sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và Ban quản lý Dự án).          3.2.2. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ-TTg thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Theo đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; Thực hiện đăng ký chứng khoán. Có thể khái quát các nội dung hoạt động chính trong giai đoạn đầu của TTGDCK Hà Nội như sau: Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp; Tổ chức đấu thầu trái phiếu; Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch. 3.3. Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ. * Các khái niệm: a.Lưu ký chứng khoán: Lưu ký (Deposit) là việc gửi chứng chỉ chứng khoán như tờ cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu chứng khoán vào hệ thống lưu ký. Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là bắt buộc trước khi muốn chứng khoán được giao dịch qua sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán, nó như một bước khởi đầu nhằm tiện lợi và đơn giản hóa các thủ tục về sau. *Nguyên tắc lưu ký chứng khoán Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng được quản lý theo hai cấp: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại TTLK. Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký. TTLK nhận tái lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký với tư cách là người được thành viên uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để tái lưu ký chứng khoán, thành viên phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký tại TTLK. *Hiệu lực lưu ký chứng khoán - Việc lưu ký chứng khoán có hiệu lực kể từ thời điểm TTLK thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan của thành viên mở tại TTLK. - Việc hạch toán, chuyển khoản chứng khoán bằng bút toán ghi sổ giữa các tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên hoặc khách hàng lưu ký tại TTLK có hiệu lực pháp lý như đối với chuyển giao chứng khoán vật chất và được pháp luật thừa nhận. - Chứng khoán chưa được giao dịch bán khi chưa được TTLK hạch toán vào tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên. b. Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ: Hệ thống lưu ký chứng khoán trước đây ở Việt Nam được quy định rõ trong Chương V- Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán – Nghị định 144CP, gồm hai bước cụ thể. Thứ nhất, việc lưu ký chứng khoán của các nhà đầu tư chỉ được thực hiện tại các thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán nên chứng khoán của các nhà đầu tư sẽ được tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán qua các thành viên lưu ký. Sau đó các thành viên lưu ký sẽ lưu ký chứng khoán khách hàng của mình tại Trung tâm giao dịch và Trung tâm giao dịch, nơi mà họ đã mở tài khoản lưu ký của chính mình. Lúc đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam đóng vai trò là Trung tâm lưu ký. Các thành viên lưu ký bao gồm các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại đã được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép hoạt động lưu ký và đã đăng ký làm thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Nói đến đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán là nói đến dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán trên các thị trường chứng khoán (TTCK) bao gồm cả các thị trường chính thức và thị trường phi tập trung Đăng ký chứng khoán Phần trên đã đề cập, để chứng khoán niêm yết hay đăng ký giao dịch được giao dịch trên TTCK, chúng cần phải được lưu ký tập trung tại một nơi, nơi đó chính là TTLKCK. Tuy nhiên, trước khi chứng khoán được đưa vào lưu ký tập trung tại TTLKCK, chúng cần phải được đăng ký đầy đủ thông tin để TTLKCK có thể nhận lưu ký. Các thông tin đăng ký bao gồm: - Đăng ký thông tin về chứng khoán chẳng hạn như tên chứng khoán, loại chứng khoán, mẫu mã chứng khoán, số lượng đang lưu hành.... - Đăng ký thông tin về người sở hữu chứng khoán chẳng hạn như tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc của người sở hữu, số lượng sở hữu... Việc thực hiện đăng ký thông tin thường do tổ chức phát hành tiến hành hoặc do một tổ chức được tổ chức phát hành ủy quyền tiến hành. Như vậy, đối với các chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch, TTLKCK trở thành nơi duy nhất thực hiện dịch vụ làm đại lý chuyển nhượng, cụ thể là: - Thực hiện quản lý sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán cho các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, ghi nhận quyền sở hữu và thông tin thay đổi quyền sở hữu của người sở hữu chứng khoán. - Thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký cho người sở hữu chứng khoán bao gồm các quyền như quyền tham dự đại hội cổ đông, quyền nhận cổ tức, quyền bỏ phiếu, quyền nhận trái tức và vốn gốc, quyền mua, quyền chuyển đổi, tách hoặc gộp cổ phiếu... Lưu ký chứng khoán Lưu ký chứng khoán thực chất là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng cả chứng khoán vật chất và chứng khoán ghi sổ. Đồng thời đối với các chứng chỉ vật chất, TTLK còn phải thực hiện cả việc quản lý nhập, xuất và bảo quản an toàn chứng chỉ chứng khoán tại kho chứng chỉ chứng khoán. Để theo dõi và quản lý luồng ra vào chứng khoán của khách hàng ký gửi tại TTLKCK (ký gửi thông qua các tổ chức lưu ký thành viên), TTLKCK phải thực hiện mở tài khoản lưu ký chứng khoán cho các tổ chức lưu ký thành viên và cho khách hàng, tương tự như việc ngân hàng thương mại (NHTM) mở tài khoản vãng lai để quản lý luồng tiền cho khách hàng của mình. Chính vì vậy, lưu ký chứng khoán còn bao gồm cả việc thực hiện các dịch vụ liên quan đến mở tài khoản, nhận gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán lưu ký. Ngoài ra, TTLKCK cũng như các tổ chức lưu ký còn cung ứng bất cứ dịch vụ nào khác được p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường chứng khoán Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan