MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU 1
B.NỘI DUNG 2
I.Giới thiệu chung về thị trường xuất khẩu; nhập khẩu của Việt Nam trong các năm qua
*Giới thiệu sơ nét về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 2
1.Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 3
a.Kim ngạch qua các năm 3
b.Những thị trường xuất khẩu chính 4
c.Khó khăn và thuận lợi cơ bản của Việt Nam khi xuât khẩu sang các nước 7
2.Tình hình nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 9
a.Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 9
b.Những thị trường chính cung cấp hàng hoá cho Việt Nam 14
c.Khó khăn và thuận lợi cơ bản của Việt Nam khi nhập khẩu hàng hoá từ các nước (cụ thể ta đang là một nước nhập siêu ) 16
II.Giới thiệu về thị trường xuất khẩu chủ lực:EU
A.Khái quát về thị trường EU: 18
1. Giới thiệu chung về thị trường EU 18
a.Liên minh Châu Âu (EU) 18
b. Đặc điểm và tập quán tiêu dùng của thị trường EU 20
2.Tình hình cung-cầu trên thị trường EU 24
3.Tình hình cạnh tranh trên thị trường EU 24
B.Các hình thức rào cản thương mại trên thị trường EU 24
C.Tình hình áp đặt các tiêu chuẩn,quy định, luật pháp, rào cản thương mại trên thị trường EU 28
1. Các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng của thị trường EU đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường 28
a. Vấn đề tiêu chuẩn hoá và bộ tiêu chuẩn EN 28
b. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 29
c. Các quy định về đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng 35
2. Các tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường.
a. Tiêu chuẩn quản lý môi trường
b. Bao bì và phế thải bao bì
c. Nhãn hiệu sinh thái EU (Eco-label)
d. Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm có liên quan đến bảo vệ môi trường
3. Vấn đề trách nhiệm xã hội của thị trường EU đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
a. Các bộ quy tắc ứng xử
b. Bộ tiêu chuẩn SA 8000
III.Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU
1.Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – EU
1.1. Hợp tác - phát triển
1.2. Về đầu tư
1.3. Về thương mại
2.Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU từ 1995 - nay
3.Thực trạng chung của hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU dưới tác động của các quy định/ tiêu chuẩn của EU (1 số mặt hàng chính)
3.1 Thuỷ sản
3.2 Giày dép
3.3.Dệt may
3.4 Cà phê
4.Những thành công và hạn chế
5.Thuận lợi và khó khăn, thách thức:
IV.Giải pháp
1.Cấp vi mô
2.Cấp vĩ mô:
C.KẾT LUẬN
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường EU và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.
Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Cần xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví dụ:
·Xây dựng sổ tay chất lượng
·Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan
·Xây dựng các Hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết.
Bước 5: áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000
Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
·Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000.
·Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra.
·Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả.
·Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp.
Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
·Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.
·Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn phù hợp ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị nh nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty.
Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện quan đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của công ty.
c. Các quy định về đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng :
Nhãn hiệu CE đối với các sản phẩm công nghiệp chế tạo
Đối với các sản phẩm công nghiệp chế tạo cần phải đạt nhãn CE (European Conformity) là 1 nhãn bắt buộc đối với nhiều sản phẩm công nghiệp. Mục đích của nhãn CE là đặt ra yêu cầu chung đối các nhà sản xuất nhằm chỉ đưa ra những sản phẩm an toàn ở thị trường EU. Nhãn CE được xem là một giấy thông hành của nhà sản xuất lưu thông nhiều sản phẩm công nghiệp như máy móc thiết bị, các thiết bị điện có điện thế thấp, đồ chơi, các thiết bị an toàn cá nhân… Trên thị trường EU. Nhãn CE chỉ ra rằng sản phẩm đáp ứng các nhu cầu về luật định và có thể được áp dụng về an toàn, sức khỏe, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Thủ tục dán nhãn CE
Thủ tục dán nhãn CE có thể khác nhau đối với mỗi sản phẩm, phụ thuộc vào độ rủi ro nội tại khi sử dụng sản phẩm. Uỷ ban châu Âu đã đưa ra một hệ thống Modul với 8 chủng loại khác nhau từ A đến H. Modul A bao gồm những sản phẩm có độ rủi ro nội tại thấp nhất, trong khi sản phẩm thuộc Modul H là rủi ro cao nhất.
Nếu một sản phẩm rơi vào nhóm Modul A, tức là có độ rủi ro nội tại thấp, nhà sản xuất có thể quyết định sản phẩm của mình có tuân thủ các chỉ thị, quy định và tiêu chuẩn của châu Âu đối với hàng hoá đó hay không. Khi đó, nhà sản xuất có thể tự công bố tiêu chuẩn và gắn nhãn CE lên sản phẩm của mình theo các bước như sau:
Thứ nhất, xác định các yêu cầu về tiêu chuẩn EN đối với sản phẩm
Thứ hai, xác định nội dung tiêu chuẩn sản phẩm dựa trên yêu cầu ở bước thứ nhất. Ví dụ, sản phẩm quạt trần cần đáp ứng tối thiểu hai yêu cầu về hiệu điện thế (LVD) và sự tương thích điện từ (EMC). Đối với hai yêu cầu này, tiêu chuẩn mà sản phẩm quạt trần cần đáp ứng là EN 60335-1 hoặc EN 60335-2-80 (đối với LVD) và EN 55014-1 (đối với EMC).
Thứ ba, chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật để minh hoạ sự phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tài liệu thiết kế, sản xuất, báo cáo kiểm tra...
Thứ tư, chuẩn bị bản công bố phù hợp tiêu chuẩn.
Thứ năm, gắn dấu hiệu CE lên sản phẩm.
Nếu một sản phẩm rơi vào nhóm cao hơn Modul A, thủ tục dán nhãn phức tạp hơn vì phải có một tổ chức chuyên nghiệp (tổ chức kiểm định) kiểm tra xem sản phẩm có tuân thủ với các quy định căn bản không, có được dán nhãn CE lên không.
*Những quy định reach đối với hóa chất và các sản phẩm có chứa hóa chất
REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (Đăng ký), Evaluation (Đánh giá), Authorization (Cấp phép) cho hóa chất. REACH được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2007 để thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU. Quy định này đặt trách nhiệm lớn lên ngành công nghiệp EU, lên tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng có sử dụng hóa chất, cần nhận biết và hạn chế những rủi ro từ hóa chất.
Theo quy định này, danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp liên quan đến tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn... Mục đích của Quy định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU trong tình hình gia tăng cạnh tranh và đổi mới liên tục.
Điển hình như dệt may, ngành công nghiệp này thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất nhất hiện nay. Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may có thể chứa các loại hóa chất khác nhau như: thuốc nhuộm, hóa chất cơ bản, chất trợ dệt, các chất xử lý hoàn tất… do đó các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may có bán tại châu Âu đều phải xem xét và tuân thủ REACH.
Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu (HACCP) trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm:
Đối với các sản phẩm thực phẩm thì tiêu chuẩn HACCP (the Hazard Analysis Critical Control Point system) được áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm, điều này sẽ xác định rằng các công ty thực phẩm xác định từng khía cạnh ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy hải sản của các nước đang phát triển muốn XK sản phẩm vào thị trường EU.
Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) có hiệu lực từ tháng 1/1996 xác định rằng "các công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh của các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và bảo đảm rằng các biện pháp an toàn có thể sẽ được thiết kế, áp dụng, thực hiện và kiễm tra lại trên cơ sở của hệ thống HACCP
HACCP gồm hai giai đoạn:
Phân tích mối nguy: Các mối nguy gắn liền với các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Kiểm soát mối nguy và hạn chế chúng: Kiểm soát các mối nguy và xác định biện pháp hạn chế và phòng ngừa. Giám sát các điều kiện để thực hiện một cách có hiệu quả các biện pháp đó. Sau đó kiểm tra lại hiệu quả của cả hệ thống.
HACCP không loại trừ được tất cả các mối nguy, tuy nhiên nó cho phép hạn chế các rủi ro tại các điểm trọng yếu, nghĩa là những giai đoạn quyết định tính an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.
7 nguyên tắc của HACCP:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích và xác định tất cả các nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm tại tất cả các khâu của dây chuyền sản xuất.
Nguyên tắc 2: Xác định các ‘điểm kiểm soát tới hạn’ (CCP - Critical Control Point) có khả năng xuất hiện rủi ro để hạn chế chúng hoặc giám sát chúng.
Nguyên tắc 3: Xác định độ sai lệch được phép tối đa theo tiêu chuẩn của mỗi ‘điểm kiểm soát tới hạn’.
Nguyên tắc 4: Thiết lập một hệ thống theo dõi, bao gồm cả lịch biểu, cho phép hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả tại từng điểm kiểm soát tới hạn.
Nguyên tắc 5: Thiết kế và thực hiện các hành động điều chỉnh khi phát hiện ra một mối nguy không thể hạn chế và kiểm soát nổi
Nguyên tắc 6: Xây dựng những biện pháp đặc hiệu đối với việc kiểm tra hiệu quả và tác dụng của hệ thống HACCP
Nguyên tắc 7: Xây dựng một hệ thống tài liệu thích hợp về việc áp dụng 6 nguyên tắc trên cho phép đảm bảo toàn bộ hệ thống HACCP hoạt động tốt và hợp thức hoá.
Dựa trên 7 yếu tố đã nêu, người ta xây dựng 12 bước áp dụng cụ thể, từ việc thành lập nhóm công tác chịu trách nhiệm chính trong việc việc áp dụng hệ thống HACCP tại cơ sở, đến việc thiết lập các thủ tục thẩm định, thiết lập hệ thống hồ sơ, tài liệu (xem chi tiết ở phụ lục). Có thể thấy rằng các yêu cầu đảm bảo an toàn của HACCP rất khắt khe.
Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo (GAP) đối với các sản phẩm trồng trọt
Độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Các chính sách pháp lý của nhà nước
- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện.
- Các yếu tố toàn cầu và yếu tố vùng dẫn đến việc tăng nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm
- Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng ngày càng cao, nhu cầu về chất lượng và an toàn ngày càng tăng. Du lịch của người Châu Á tăng do thu nhập được cải thiện.
- Tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng. Gia tăng các siêu thị. Gia tăng sự chi phối của các siêu thị toàn cầu – các dây chuyền cung cấp đến chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm.
- Nhập khẩu/xuất khẩu tăng trong xu thế hội nhập. Các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm với nhau giữa người sản xuất-mua bán-tiêu dùng.
- Trong nông nghiệp đó là tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice). Có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Từ năm 1997, là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đưa ra khái niệm GAP.
Về mặt kỹ thuật, EurepGAP là một tài liệu có tính chất quy chuẩn cho việc chứng nhận giống như ISO trên toàn thế giới (International Standards Organization)
Các qui định gián tiếp đến môi trường Các qui định trực tiếp đến môi trường Mức thuốc trừ sâu tối đa có trong SP nông nghiệp Kiểm tra thú y với gia súc và gia cầm Chất phụ gia trong thực phẩm Nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ Bao bì và phế thải bao bì
Hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau, quả
Quy định hàm lượng thuốc trừ sâu hợp lý trong sản suất sản phẩm nông sản sẽ đảm bảo ít gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất đai, đảm bảo sức khỏe của ngườI nông dân và ngườI tiêu dùng.
Năm 1976 EU đã ra chỉ thị 76/895/ EEC về việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và hàm lượng thuốc tối đa cho phép. Chỉ thị này quy định việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và hàm lượng tối đa cho phép trong rau, quả. Theo Chỉ thị, các cơ sở trồng trọt, chăm sóc cây trồng phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu với hàm lượng tối đa cho phép theo đúng quy định . Nếu các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong khu vực EU mà sử dụng không đúng các loại thuốc trừ sâu có trong danh mục hoặc vượt mức cho phép, Uỷ ban châu Âu sẽ không cho phép lưu thông trên thị trường. Nếu Uỷ ban châu Âu phát hiện thấy sản phẩm vi phạm quy định có mặt trong mạng lưới phân phối hàng trên thị trường thì sẽ lập tức thu hồi, huỷ và có biện pháp trừng phạt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Chỉ thị 76/895/EEC không chỉ được EU áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong khối EU mà áp dụng đối với cả sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Các nước bên ngoài muốn xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang thị trường EU thì trong quá trình trồng trọt và chăm sóc cây trồng phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu với hàm lượng tối đa cho phép. Những sản phẩm nông nghiệp nào nhập khẩu vào EU vi phạm quy định trên, Uỷ ban châu Âu sẽ đưa ra lệnh tạm dừng nhập khẩu, trả lại hàng, hoặc tiêu huỷ lô hàng (biện pháp áp dụng sẽ tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm). Thời hạn dừng nhập khẩu dài hay ngắn còn phụ thuộc chủ yếu vào việc chấp hành quy định này trong sản xuất nông nghiệp của các nước xuất khẩu sang thị trường EU. Kể từ khi Chỉ thị 76/895/EEC có giá trị hiệu lực thi hành, chưa có một lô hàng nhập khẩu nào vào EU vi phạm những quy định đề ra trong Chỉ thị.
Mới đây ngày 13/1/2009, Nghị viện châu Âu đã thông qua Luật hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chất gây ung thư và nguy hiểm về mặt sinh học, qui định này bao gồm 1100 loại thuốc trừ sâu đã từng hoặc hiện đang được sử dụng trong nông nghiệp nội khối và ngoài EU đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp được dùng làm thức ăn cho người và gia súc -> đây là qui định hài hòa chung của EU vì hiện nay các nước thành viên EU vẫn có các qui định riêng về sử dụng thuốc trừ sâu.
Kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản
Là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng lại liên quan gián tiếp đến môi trường bởi vì một sô quy trình nuôi trồng, chế biến và đưa sản phẩm nông sản vào thị trường EU có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
Các qui định này được cụ thể hóa trong các quyết định và chỉ thị sau:
+Chị thị 91/493/EEC ngày 22.7.1991 đề ra các điều kiện vệ sinh đối với việc sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm thuỷ sản cho người tiêu dùng (điều 11 được sửa đổi bằng Chỉ thị 97/79/EEC)
+Chỉ thị 91/492/EEC ngày 15.7.1991 về những điều kiện vệ sinh trong việc sản xuất và đưa vào thị trường nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống. Theo hai Chỉ thị này, nước thứ Ba xuất khẩu thuỷ sản sang EU phải chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh của hàng thuỷ sang trước khi xuất khẩu, gồm 2 bước: (1) Giám sát chung: tiến hành ở tất cả các khâu từ đánh bắt, sản xuất, vận chuyển; (2) Kiểm tra đặc biệt: tiến hành kiểm tra cảm quan, kiểm tra ký sinh trùng, kiểm tra hoá học và phân tích vi sinh. Hai Chỉ thị trên chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh thực phẩm thuỷ sản và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng EU.
+Chỉ thị 96/22/EEC ngày 29.4.1996 quy định các doanh nghiệp nước ngoài phải chịu trách nhiệm kiểm tra và ngăn cấm việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Hiện EU tiếp tục phản đối việc nhập khẩu thịt đã qua xử lý với hormone.
+Chỉ thị 96/23/EEC ngày 29.4.1996 quy định các doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ các biện pháp giám sát một số hoạt chất và dư lượng của chúng trong nuôi trồng thuỷ sản và gia súc, gia cầm thì được xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU. Hoạt chất được chia làm 2 nhóm: Nhóm A - Các hoạt chất có tác dụng đồng hoá và các chất cấm sử dụng - gồm 5 chất. Nhóm B - Thuốc thú y và các chất ô nhiễm môi trường (Veterinary drugs and environmental contaminants) - gồm: (1) Các chất kháng thể kể cả Sulfonamide và Quinolone; (2) Các thuốc thú y khác (có 6 loại); (3) Các chất gây ô nhiễm môi trường: Các hợp chất Chlor hữu cơ kể cà PcBs (Chloramphenocol, Chloroform, Chlorpromazine,...), các hợp chất nhóm phốt pho hữu cơ, các nguyên tố hoá học, các độc tố nấm, thuốc nhuộm. Luật thực phẩm của EU hiện nay cấm hoàn toàn 10 chất kháng sinh (dư lượng bằng 0) và hạn chế 10 chất (Phụ lục 2) do dư lượng những kháng sinh này có khả năng gây ung thư, hoại tuỷ, thiếu máu ác tính và nhờn thuốc. Tới năm 2005, số lượng chất kháng sinh bị cấm hoàn toàn sẽ tăng lên 26.
+Chỉ thị 93/43/EEC ngày 14.6.1993 về vệ sinh thực phẩm. Chỉ thị này đề ra những luật lệ chung về vệ sinh thực phẩm và các thủ tục thẩm tra việc chấp hành các luật lệ ấy. Việc chuẩn bị, chế biến, sản xuất, bao gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối, lưu trữ, bán buôn và bán lẻ cần phải được tiến hành một cách vệ sinh, được giám sát theo các nguyên tắc của HACCP.
+Quyết định 97/296/EEC ngày 22/4/1997 thành lập danh sách các nước thứ Ba được phép xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm vào Cộng đồng châu Âu. Quyết định này được sửa đổi bằng Quyết định 2002/863/EC ngày 29.10.2002, trong đó, danh sách các nước được nhập khẩu thuỷ sản vào EU được chia làm hai nhóm: (1) Nhóm I - gồm 72 nước (ở châu á có: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, ấn Độ, Malaysia, Thailand, Việt Nam) được EU áp dụng chế độ kiểm tra thông thường ; (2) Nhóm II - gồm 35 nước (ở châu á có: Hồng Kông, Myanmar) bị EU áp dụng chế độ kiểm tra 100% các lô hàng thuy sản nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, nếu các nước thuộc Nhóm I vi phạm Quy định kiểm tra thú y ở mức độ nhất định (gây ảnh hưởng tới thị trường EU) EU sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra 100% các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu, thời hạn áp dụng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào việc chấp hành quy định kiểm tra thú y của các doanh nghiệp thuỷ sản nước đó. Nếu vi phạm nặng, EU sẽ đưa nước đó trở lại Nhóm II và áp dụng trở lại chế độ kiểm tra 100%.
+Chỉ thị 97/78/EEC được đưa ra để tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm nhập khẩu nhằm cung cấp một nguồn thực phẩm an toàn và ổn định, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. Theo đó, các sản phẩm nhập khẩu từ nước thứ Ba phải được các nước thành viên EU kiểm tra và cấp giấy chứng nhận trước đưa vào lãnh thổ của EU.
Chất phụ gia trong thực phẩm
Quy định về chất phụ gia trong thực phẩm là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng lạI liên quan gián tiếp đến môi trường
Năm 2005 số chất kháng sinh sử dụng trong thực phẩm bị EU cấm lên tớI 26. Trong đó phần lớn các chất bị cấm là những chất gây hạI cho môi trường : Chloramphenicol (CAP), Chloroform, Chlorpomazine, Dimetridazole,…
Để quản lý các phụ gia thực phẩm thì mỗi loại phụ gia đều được gắn với một số duy nhất. Ban đầu các số này được gắn liền với chữ “E” để chỉ các chất phụ gia thực phẩm được chấp nhận sử dụng ở châu Âu.
Theo đó, tất cả các chất phụ gia thực phẩm có tiền tố " E " đi kèm với số hiệu đều là những phụ gia thực phẩm được chấp nhận sử dụng tại các quốc gia ở châu Âu
Kiểm tra vệ sinh động thực vật(SPS)
Các biện pháp SPS là những quy định do chính phủ đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe động thực vật, bảo vệ con người trước những rủi ro nhất định về an toàn thực phẩm và các căn bệnh lây nhiễm qua động vật. Hiệp định SPS quy định các quốc gia thành viên của WTO có thể áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tự bảo vệ trước những rủi ro được liệt kê trong Hiệp định nhưng đi kèm với một số điều kiện nhất định để đảm bảo các biện pháp là chính đáng, áp dụng một cách minh bạch và không phân biệt đối xử. Nhìn chung, các biện pháp SPS do EU đề ra là tương đối chặt chẽ. Vì thế, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU trước hết là phải hiểu biết rõ ràng về các quy định SPS của EU, tìm ra cách thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tuân thủ các quy định này.
Dự án MUTRAP III đã thực hiện một khảo sát về các quy định SPS (Kiểm dịch vệ sinh động thực vật) của EU đối với các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, xác định những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải trong việc tuân thủ, phân tích tác động của các quy định này đến các ngành xuất khẩu của Việt Nam, xem xét mối liên kết giữa các Văn phòng SPS với các doanh nghiệp xuất khẩu để từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp.
Cá và thủy sản có vỏ, cà phê, gạo, hạt điều, chè, hạt tiêu, gỗ, rau quả, mật ong… là các Các mặt hàng nông- thủy- sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Trong đó, cà phê, chè, gỗ và gạo thường không gặp phải các rào cản kỹ thuật chặt chẽ dưới hình thức các biện pháp vệ sinh dịch tễ mặc dù nước nhập khẩu có thể áp dụng quy định bắt buộc không có dư lượng bảo vệ thực vật hay mức độ nhiễm khuẩn quá mức cho phép. Trái lại, cá và thủy sản có vỏ lại là đối tượng chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt để bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe, vệ sinh động vật. Rau quả cũng có thể bị hạn chế bởi các biện pháp SPS.
Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất vào EU trong số trên là cá và thủy sản có vỏ. Việc gia tăng trao đổi thương mại các mặt hàng này đòi hỏi Chính phủ phải xây dựng luật điều chỉnh và thành lập các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều kiện sản xuất của các cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Xuất khẩu thủy sản đã tăng nhanh trong vòng 20 năm qua và cơ cấu đang thay đổi theo chiều hướng chuyển sang sản phẩm có giá trị cao hơn dưới hình thức chế biến sẵn cho các siêu thị. Việt Nam hiện có trên 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện để xuất khẩu cá và thủy sản có vỏ sang EU. Một lợi ích cũng rất quan trọng của việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao đối với các mặt hàng xuất khẩu này là chúng cũng có thể được tiêu thụ trong nước.
Được biết, châu Âu nhập khẩu khoảng 1/5 tổng khối lượng rau quả tươi (FFV) xuất khẩu của Việt Nam nhưng con số này mới chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả tươi của EU- thị trường nhập khẩu nhiều nhất thế giới. Năm 2005, 15 nước thuộc EU đã nhập khẩu khoảng 120 triệu đô la Mỹ rau quả tươi từ Việt Nam. Trong đó, thanh long là một trong những mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng triển vọng nhất; ngô bao tử, ớt và nấm cũng có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu lớn trong tương lai. Nhìn chung, việc xuất khẩu các sản phẩm đóng hộp, sấy khô, nước ép, đông lạnh, ngâm dấm hoặc chế biến khác ít gặp phải rào cản SPS hơn các sản phẩm tươi sống.
Ngoài ra, Việt Nam không phải nước xuất khẩu lớn các sản phẩm từ vật nuôi (trừ mật ong) và trong tương lai gần, Việt Nam sẽ rất khó khăn để cạnh tranh với các nước xuất khẩu thịt bò, thịt lợn, thịt gà lớn trên thế giới ngay cả khi đã tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu SPS của EU.
2. Các tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường.
a. Tiêu chuẩn quản lý môi trường
b. Bao bì và phế thải bao bì
c. Nhãn hiệu sinh thái EU (Eco-label)
d. Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm có liên quan đến bảo vệ môi trường
3. Vấn đề trách nhiệm xã hội của thị trường EU đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
a. Các bộ quy tắc ứng xử:
Bên cạnh, ngoài các tiêu chí quan trọng về chất lượng, vệ sinh, an toàn và môi trường đã đề cập ở trên, các vấn đề xã hội ngày càng có tầm quan trọng. Ngày nay có nhiều người dân Châu Âu cho rằng các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về đạo đức đối với nhân viên của họ nói riêng và toàn xã hội nói chung. Người tiêu dùng ngày càng coi trọng “đạo đức kinh doanh” như một tiêu chí để lựa chọn và đàm phán trong kinh doanh
Theo định nghĩa của Uỷ ban châu Âu, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CSR (Corporate Social Responsibilitíe) - là khái niệm để chỉ việc các công ty đưa ra những mối quan tâm về xã hội và môi trường vào các hoạt động kinh doanh của mình trong mối quan hệ với các bên có liên quan, trên cơ sở tự nguyện” [8]. Những mối quan tâm này thường được cụ thể hoá trong các bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct - CoC). Các bộ quy tắc ứng xử có thể do một tổ chức đưa ra, hoặc do các công ty tự đưa ra bộ của CoC của riêng mình (hiện có khoảng trên 1000 bộ CoC loại này). Tuy nhiên không có một bộ CoC nào mang tính quốc tế hay quốc gia cả.
Các CoC có những đặc điểm sau:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình chứ không phải chỉ là trợ giúp một số nhóm người yếu thế nhất định trong xã hội như người tàn tật, trẻ mồ côi, nạn nhân lũ lụt... và đây là việc làm thường xuyên, liên tục chủ yếu ngay tại nơi làm việc chứ không phải là công tác hỗ trợ nhân đạo làm theo phòng trào, mang tính chất thời điểm và ở ngoài xã hội (ngoài nơi làm việc là chính).
Các bộ CoC không phải là các Công ước Quốc tế, không phải quy định bắt buộc của bất cứ quốc gia nào, không phải thoả thuận giữa chính phủ với chính phủ mà chỉ là thoả thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (bên bán và bên mua hàng hoá, dịch vụ). Do vậy, việc thực hiện các CoC là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Tuy vậy phải hiểu rõ hai điểm trong tính tự nguyện. Một là những quy định nào nằm trong CoC mà trùng với những quy định của luật pháp quốc gia thì việc thực hiện những nội dung đó nghiễm nhiên mang tính bắt buộc. Hai là, tự nguyện ở đây được hiểu theo nghĩa thị trường, tức là do doanh nghiệp tự quyết định có nên cam kết áp dụng một bộ CoC nào đó không sau khi cân nhắc giữa lợi ích và chi phí bỏ ra.
Tuy các CoC không phải là công ước quốc tế, không phải luật quốc gia, nhưng phần lớn nội dung của các CoC lại được chắt lọc, tóm tắc từ các công ước và thông lệ quốc tế và luật quốc gia. Bởi vậy, thực chất các CoC không đưa ra nhiều quy định mới. Tuy nhiên, những nội dung cần tìm hiểu ở các CoC là cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và ai sẽ là người đánh giá việc thực hiện những quy định này. Việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các CoC phần lớn do bên thứ hai, tức bên mua hàng tiến hành hoặc bên thứ ba, tức một công ty đánh giá độc lập tiến hành.
Khi các CoC do các công ty đa quốc gia nước ngoài hay các tổ chức tư nhân đưa ra được đem vào áp