Tiểu luận Thị trường Hoa Kỳ và những vấn đề cần quan tâm

" Sự phong phú trong nợ nần" của đời sống xã hội Mỹ. Nhận xét này có vẻ như không phù hợp với một nền kinh tế giầu mạnh nhất thế giới, song trên thực tế thì điều này lại hoàn toàn có lý. Nếu như một người dân Việt Nam phải làm việc tối thiểu 5 năm mới mua được một chiếc xe máy, 10 năm mới có tiền mua được nhà thì người dân Mỹ lại không như vậy. Người Việt Nam ta ít có thói quen vay tiền ngân hàng để chi tiêu cho nhưng nhu cầu cần thiết thì người dân Mỹ lại có thói quen đó. Khác với chúng ta, nền kinh tế Mỹ có khả năng cung cấp tức thời cho các thành viên cuả họ những tài sản và phương tiện cần thiết để sống và làm việc ngay khi họ bước chân vào đời. Xã hội Mỹ giao cho thành viên của họ sử dụng tài sản trước rồi đòi lại sau.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thị trường Hoa Kỳ và những vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy cách, thành phần... tức là bên bán đã cam kết bảo đảm. Bảo hành ngầm là sự bảo đảm hàng hoá đã bán phù hợp với mục đích sử dụng của người mua. Mặc dù đôi khi mục đích sử dụng đó không giống với mục đích ban đầu của nhà sản xuất. Do khinh xuất, nhiều nhà xuất khẩu đã phải trả giá quá đắt, tốn nhiều triệu USD cho các vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Chính vì vậy các nhà xuất khẩu thành công trên thị trường Mỹ khẳng định rằng mua bảo hiểm về thương mại đối với hàng hoá tại các công ty bảo hiểm có tiếng là biện pháp khôn ngoan nhất. Nhằm tạo nên môi trường kinh doanh bình đẳng, Mỹ có những quy định rất chặt chẽ. Theo Luật chống phá giá và Luật đối với hàng hoá được trợ cấp, thì thuế chống phá giá và thuế đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp được sử dụng như một hàng rào bảo vệ sản xuất. Như vậy, ngoài thuế nhập khẩu thông thường, hàng nhập khẩu còn có thể phải chịu thuế chống phá giá. Thuế này áp dụng đối với các hàng nhập khẩu được xác định có giá trị thấp hơn giá trị thông thường hoặc khi Uỷ ban thơng mại quốc tế xác định hàng hoá đó có thể gây thiệt hại hoặc đe doạ nền sản xuất trong nước. Luật pháp Mỹ qui định, các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải Quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, băt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một Công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm NK vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục Hải Quan Mỹ và được lưu trữ theo qui định. Hàng NK vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Hàng hoá NK vào Mỹ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục HảI Quan Mỹ bảo về quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn Phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành. Đi đôi với những luật lệ và nguyên tắc về NK hàng hoá, ở Mỹ còn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng NK trong một thời gian nhất định. Hạn ngạch nhập khẩu : Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ được định ra bởi luật pháp hoặc các quyết định của cơ quan Nhà nước. Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ đợc chia làm hai loại: hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế suất. Hạn ngạch tuyệt đối là số lượng cụ thể đợc phép nhập khẩu đối với từng loại hàng trong một thời gian nhất định. Hạn ngạch thuế suất là mức được miễn giảm thuế đối với từng mặt hàng trong một thời gian nhất định. Nước Mỹ tham gia hầu hết các định chế thơng mại quốc tế. Nếu không chú ý đúng mức tới vấn đề này, DN sẽ không có giải pháp đúng để giành ưu thế trên thương trường. Theo Hiệp định mậu dịch tự do Mỹ - Canada được ký kết và thông qua năm 1988, thì đến nay hầu như toàn bộ mậu dịch giữa Mỹ và Canada được giải phóng hoàn toàn khỏi hàng rào thuế quan. Song, điều này chỉ áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ chính từ hai nước, không chấp nhận bất kỳ hình thức chuyển khẩu, chuyển tải và gia công chế biến nào đối với hàng hoá và nguyên liệu có nguồn gốc từ bất kỳ nước thứ ba. Trước khi ra quyết định xuất khẩu hàng sang Mỹ, một bước quan trọng không thể bỏ qua là phải nghiên cứu kỹ thị trường và đánh giá nghiêm túc thực lực của DN, đặc biệt là khả năng quản lý, điều hành xuất khẩu, sức cạnh tranh của sản phẩm... khả năng tiếp thị và tiềm lực tài chính. Việc lựa chọn đúng hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các nhà DN nhanh chóng có chỗ đứng trên thương trường. Để vào thị trường Mỹ, các nhà DN có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp qua đại lý, công ty điều hành xuất nhập khẩu hoặc công ty thơng mại xuất nhập khẩu. Khi đã quyết định xuất khẩu hàng sang Mỹ, phương án tối ưu là phải vạch được chiến lược để thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp cho công ty kiểm soát đợc toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu thụ. Tổng kết kinh nghiệm của các công ty nước ngoài cho thấy, các con đường thông thờng tiến tới chinh phục thị trường là biết sử dụng các đại diện bán hàng; đại lý, nhà phân phối, nhà bán lẻ. Một lời khuyên hết sức bổ ích là các nhà xuất khẩu cần thận trọng khi quyết định bán trực tiếp cho ngời tiêu dùng. Bởi vì tại Mỹ, việc bán trực tiếp này kèm theo trách nhiệm rất lớn đối với ngời tiêu dùng. Phần lớn hạn ngạch NK do Cục Hải Quan quản lý và chia ra làm 2 loại : Hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan qui định một số lượng đối với loại hàng rào đó được NK vào Mỹ được hưởng mức thuế giảm trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao. Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được NK vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt quá sẽ không được phép NK> Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, nhưng có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt. Một số mặt hàng sau đây khi NK vào Mỹ phải có hạn ngach : Hạn ngạch thuế quan : áp dụng đối với sữa kem và các loại cam, quýt , ôliu, xirô, đường mật, whiskroom chế toàn bộ hoặc một phần từ thân cây ngô. Hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với : Thức ăn gia súc, sản phẩm thay thế bơ, sản phẩm có chứa 45 % bơ béo trở lên, pho mát được làm từ sữa chua diệt khuẩn, socola có chưa 5,5% trọng lượng là bơ béo trở lên, cồn Etylen và hỗn hợp của no dùng làm nhiên liệu. Ngoài ra, Cục Hải Quan Mỹ còn kiểm soát việc NK bông, len, sợi nhân tạo, hàng pha tơ lụa, hàng làm tự sợi thiên nhiên được sản xuất tại một số nước theo qui định. Việc kiểm soát này được tiến hành dựa trên những qui định trong Hiệp định hàng dệt mà Mỹ đã ký với các nước. Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hoá NK vào Mỹ được qui định rất chi tiết và rõ ràng đói với tưngf nhóm hàng. Việc kiểm tra, kiểm dịch và giám định co các cơ quan chức năng thực hiện. Các sản phẩm dệt NK vào Mỹ phải ghi rõ tem, mác theo qui định : Các thành phần sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ tên, các loạI nhỏ hơn 5% phải ghi là “ các loại sợi khác”. Phài ghi tên hãng sản xuất, số đăng ký do Federal Trade Commision ( ETC) của Mỹ cấp. Thịt và các sản phẩm thịt NK vào Mỹ phải tuân theo các qui định của Bộ Nông Nghiệp Mỹ, phải qua giám định của cơ quan giám định về an toàn thực phẩm trước khi làm thủ tục hải quan. Các sản phẩm từ thịt sau khi đã qua giám định của cơ quan giám định động thực vật ( APHIS) còn phải qua giám định của Cơ quan quản lý thực phẩm và dưọc phẩm ( FDA ) Động vật sống khi NK vào Mỹ phải đáp ứng các đIũu kiện về giám định và kiểm dịch của APHIS, ngoài ra còn phải kèm theo giấy chứng nhận về sức khoẻ của chúng và chỉ được đưa vào Mỹ qua một số cảng nhất định. Gia cầm sống, lạnh đông, đóng hộp, trứng và các sản phẩm từ trứng khi NK vào Mỹ phải theo đúng qui định của APHIS và của Cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA. Rau, quả, hạt, củ các loại khi NK vào Mỹ phải bảo đảm các yêu cầu về chủng loại, kích cỡ, chất lượng, độ chín. Các mặt hàng này phải qua cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA để có xác nhận là phù họp với các tiêu chuẩn NK. Đồ điện gia dụng khi NK vào Mỹ phải ghi trên nhãn mác các tiêu chuẩn về điện, chỉ tiêu về tiêu thụ điện theo qui định của Bộ Năng Lượng, Hội đồng thương mại liên bang, cụ thể là đối với : tủ lạnh, tủ cấp đông, máy rửa bát, máy sấy quần áo, thiết bị đun nước, thiết bị lò sưởi, đIũu hoà không khí, lò nướng, máy gút bụi, máy gút ẩm. Thuốc chữa bệnh , mỹ phẩm, trang thiết bị y tế khi NK vào Mỹ phải theo các qui định của Federal Drug and Cosmetic Act. Theo đó, những mặt hàng kém chất lượng hoặc không bảo đảm vệ sinh an toàn cho người sử dụng sẽ bị cấm NK, buộc phải huỷ hoặc đưa trở về nước xuất xứ. Hải sản khi NK vào Mỹ phải theo các qui định của National Marine Fisheries Service thuộc cục quản lý môi trường không gian và biển thuộc Bộ Thương Mại Mỹ. Đối với các nhà NK nước ngoài, khi muốn làm thủ tục hải quan để NK vào Mỹ có thể thông qua người môi giới hoặc thông qua các công ty vận tải. Thuế suất có sự phân biệt rất lớn giữa những nước được hưởng qui chế thương mại bình thường ( NTR) với những nước không được hưởng ( Non NTR) , có hàng hoá có thuế, có hàng hoá không có thuế, nhưng nhình chung thuế suất ở Mỹ thấp hơn so với nhiều nước khác. ở Mỹ có luật chống bán phá giá. Nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá quốc tế hoặc thấp hơn giá thành thì người sản xuất ở Mỹ có thề kiện ra toà, và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế cao không chỉ đối với chính hàng hóa bán phá giá mà còn đối với tất cả các hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ. Điều luập này hiện nay đang bị hội trang trại Mỹ CFA kiện những nhà xuất khẩu cá tra, cá basa về bán phá giá tại thị trường Mỹ. Tại thị trường Mỹ, yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn cả chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết. Hàng hoá bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng. Số lượng và chất lượng của dịch vụ này là điểm mấu chốt cho sự tín nhiệm đối với người bán hàng. Các nhà kinh doanh tại thị trường Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh rất gay gắt như nhiều người mô tả là “ một mất một còn “. Cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn. Người tiêu dùng Mỹ thường nôn nóng nhưng lại mau chán, vì thế nhà sản xuất phải sáng tạo và thay đổi nhanh đối với sản phẩm của mịnh, thậm chí phải có “phản ứng trước”. Có 2 cách tiếp cận thị trường Mỹ : bán hàng trực tiếp cho người mua hoặc bán hàng thông qua đại lý. Lựa chọn cách nào là tuỳ thuộc ở mỗi DN. Thương nhân Mỹ thường mua hàng với khối lượng lớn, có khi họ mua toàn bộ sản phẩm của một nhà máy suốt một vài năm liền. Họ không chỉ mua hàng đắt tiền mà còn mua nhiều loại hạng phục vụ nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Một DN nước ngoài khi muốn vào thị trường Mỹ trước hết phải đưa ra được và phải có quyết tâm thực hiện mục tiêu XK của mình. Tiếp đến là phải có nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng đòi hỏi kinh doanh như : nói được tiếng Anh, hiểu nghiệp vụ buôn bán quốc tế, có khả năng giao tiếp, có năng lực tài chính, có khả năng lớn về sản xuất hàng hoá, có phương pháp marketing XK... đồng thời, DN phải nghiên cứu thị trường Mỹ thông qua các phương tiện : sách báo, khảo sát thực tiễn, tham dự hội thảo, hội chợ triển lãm... Thông tin về thương mại ở Mỹ rất tự do. Nếu tiếp cận được Internet sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin. Văn hoá Mỹ và ảnh hưởng của văn hoá Mỹ tới hoạt động marketinh sản phẩm Mỗi một nước đều có những tập tục, qui tắc riêng, chúng được hình thành theo truyền thống của mỗi nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, những truyền thống, những phong tục, tập quán đó dần hình thánh nên nét văn hoá đặc trưng cho dân tộc, cho Quốc gia. Rất nhiều quốc gia trên thế giới có bản sắc văn hoá thuần nhất như Trung Quốc, Nhật, Việt Nam,....Song lại có những quốc gia có sự pha tạp về văn hoá, Và điển hình cho nền văn hoá pha tạp đó là Mỹ . Để có thể đưa ra một định nghĩa, một khái niệm thật cụ thể về nền văn hoá Mỹ quả thật là một việc hết sức khó khăn, bởi Mỹ không có một nền văn hoá quốc gia, một nền văn hoá Mỹ thuần nhất. Một nét văn hoá đặc trưng của người Mỹ gốc châu Âu, cộng thêm nét văn hoá rất tinh tế, sâu sắc của người Mỹ gốc châu á, một chút sôi động của người gốc Tây Ban Nha và một nét văn hoá rất đơn giản có phần "hoang dã" của người da đen, tất cả những cái đó đã tạo nên một nền văn hoá Mĩ thật đa dạng. Song dưới cái nhìn kinh tế, trong góc độ tiếp cận văn hoá để Marketing sản phẩm thì chúng ta chỉ tìm hiểu văn hoá trong tập tính tiêu dùng của người dân Mỹ. Văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến tập tính tiêu dùng của người dân, chính vì thế chúng ta phải nắm được những nét văn hoá đặc trưng, phải nghiên cứu sự tác động của văn hoá đến sản phẩm như thế nào để từ đó xây dựng những chiến lược Marketing sản phẩm thật phù hợp và hiệu quả. Trong một thị trường có môi trường văn hoá hết sức đa dạng như thị trường Mỹ thì không thể đưa ra Bản kế hoạch Marketing sản phẩm chung cho thị trường quốc gia mà phải có những bản kế hoạch thật cụ thể, chi tiết cho từng vùng miền, từng tầng lớp dân cư trong xã hội. Nói thế này chắc chắn sẽ có câu hỏi "Tại sao?" - tại sao lại phải xây dựng những bản kế hoach chi tiết cho từng vùng miền, từng tầng lớp dân cư mà không phải là một bản kế hoạch lớn cho cả thị trường Mĩ, có như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí ? Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào kinh phí chi cho hoạt động Marketing thì quả thật làm như vậy là hoàn toàn hợp lý, song điều mà chúng ta quan tâm không chỉ có vậy, quan trọng hơn cả là trong phạm vi kinh phí có thể chi cho hoạt động Marketing thì hiệu quả cuả Marketing đạt được là bao nhiêu- số lượng sản phẩm được tiêu thụ ? Liệu một sản phẩm thật hẫp dẫn đối với người Mỹ da trắng có thể đạt được hiệu quả tương tự với người Mỹ da đen? Liệu một hàng sa sỉ phẩm thật hấp dẫn với người thu nhập cao có thể phù hợp với người có thu nhập trung bình hoặc thấp? Rất khó! song trong một chừng mực nào đó, với những kế hoạch marketing hợp lý cho từng đối tượng thì có thể làm được, điều cốt yếu là những nhà Marketing phải nắm được thị hiếu, văn hoá tiêu dùng của từng nhóm dân cư. Tuy có rất nhiều sự khác nhau về kinh tế, văn hoá,....giữa các tầng lớp dân cư Mỹ song trong văn hoá tiêu dùng người dân Mỹ cũng có một số điểm chung sau: 1. " Sự phong phú trong nợ nần" của đời sống xã hội Mỹ. Nhận xét này có vẻ như không phù hợp với một nền kinh tế giầu mạnh nhất thế giới, song trên thực tế thì điều này lại hoàn toàn có lý. Nếu như một người dân Việt Nam phải làm việc tối thiểu 5 năm mới mua được một chiếc xe máy, 10 năm mới có tiền mua được nhà thì người dân Mỹ lại không như vậy. Người Việt Nam ta ít có thói quen vay tiền ngân hàng để chi tiêu cho nhưng nhu cầu cần thiết thì người dân Mỹ lại có thói quen đó. Khác với chúng ta, nền kinh tế Mỹ có khả năng cung cấp tức thời cho các thành viên cuả họ những tài sản và phương tiện cần thiết để sống và làm việc ngay khi họ bước chân vào đời. Xã hội Mỹ giao cho thành viên của họ sử dụng tài sản trước rồi đòi lại sau. Thí dụ: Sau khi ra trường, có việc làm và thu nhập ổn định, một anh kỹ sư có đủ điều kiện để mua và phải mua ngay một chiếc xe hơi. Đó là nhu cầu tối thiểu và cấp thiết! Nước Mỹ bao la! ở Mỹ khó lòng đi bộ được, nếu có thì chỉ ở những thành phố lớn như Newyork, Washington, còn nếu đi Honda như ở Việt Nam thì khó lòng không bị xe cán trên các " freeway" nơi xe chạy tốc độ giới hạn 70 miles một giờ. Một chiếc xe vừa phải giá khoảng dưới 20 ngàn USD. Mua xe về tất nhiên anh kỹ sư này đâu có thể lấy hết tiền lương của cả năm để trả hết tiền xe được. Vả lại văn hoá và tập tục Mỹ không khuyến khích anh làm như vậy; ai trả hết thì bị chê là dại dột, sao không dùng tiền chưa trả để mua chứng khoán rồi kiếm lãi rồi dùng tiền lãi trả nợ. Bố mẹ sẽ không cho anh tiền, anh chị em lại càng khó. Do đó anh ta sẽ trả trước khoảng 5,6 ngàn, gọi là " Downpayment" khi lấy xe; số còn lại trả dần , mỗi tháng vài trăm cả lãi cho đến khi trả hết, thường thì 5 năm sau ngày nhận xe.Anh kỹ sư có xe đi làm nhưng không phải để " vi vu" mà chỉ để làm và đi làm để trả nợ tiền xe! Và người cho anh kỹ sư vay tiền để mua xe là ngân hàng nơi anh mở tài khoản. Có xe chưa đủ, phải giữ được việc, phải lên lương, phải có bạn. Cần có nhà! Căn nhà sẽ mua chí ít phải ngang bằng với căn nhà của bạn đồng nghiệp, căn nhà phải tương xứng với mức lợi tức của mình! Làm việc suốt ngày, lái xe đi về có khi mất hai giờ, cần phải có một nơi ăn chốn ở tiện nghi và thoải mái! Không có giì là xa hoa. Tất cả trở thành một nhu cầu tối thiểu. Phải mua ngay một căn nhà . Lại vay tiền. Rồi lại " Down" và trả nợ nữa! Cứ như thế với mọi đồ đạc vật dụng trong nhà anh cũng vẫn mua bằng cách ấy. Có thể nói rằng nếu sống đúng tiêu chuẩn của Mỹ thì rất đầy đủ về vật chất, nhưng không có thừa tiền, và phải luôn canh cánh mọi âu lo trả nợ và do đó sợ mất việc làm. Đó là trói buộc về tinh thần mà bề ngoại được che phủ bởi sự lộng lẫy và tiện nghi mà thoạt nhìn ta thường ao ước. Nhưng để có thể giao tài sản cho nhiều người theo kiểu " dùng trước trả sau" được thì nền kinh tế Mỹ phải hữu hiệu. Mọi hoạt động đều đi vào nề nếp, làm việc đúng giờ, đúng chức năng, trả tiền bằng chí phiếu, mua thiếu bằng thẻ tín dụng. Hàng tháng chi phí nhà cửa , điện nước, nợ nần trong tháng sẽ được báo vào một tuần lễ nhất định, và phải trả nợ vào một ngày nhất định, trễ hạn là trả lãi. Tất cả hoạt động đi vào nếp, xã hội Mỹ như một cỗ máy được lập trình sẵn chương trình hoạt động, đã đi vào guồng quay cuả nó, bất cứ một hoạt động nào đi chếch ra khỏi guồng quay ấy tất sẽ bị thải loại ngay. Việc kinh doanh cũng vậy! Xã hội Mỹ như vậy, văn hoá tiêu dùng của người dân Mỹ như thế ta phải thích nghi với nó. Người dân Mỹ quen với cách "dùng trước trả sau" thì doanh nghiệp cũng phải có những chiến lược Mârketing, kinh doanh phù hợp, không thể đòi hỏi theo kiểu" trả trước dùng sau" được. 2. Xã hội Mỹ - một xã hội tiêu thụ. " Xã hội tiêu thụ" là một xã hội mà " tiêu thụ" là nền tảng và đòn bẩy của sự thăng bằng kinh tế. Xã hội ấy đảm bảo thoả mãn những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở... cho đa số nhân dân, nó luôn luôn tạo ra bằng quảng cáo những nhu cầu đa dạng và nhiều khi giả tạo. Xã hội tiêu thụ chỉ có thể phát triển trên cơ sở tiêu thụ nhiều , ngày một nhiều hơn, tiêu thụ gấp bội nghĩa là lãng phí. Công thương nghiệp phát triển cao do cuộc cách mạng công nghiệp là tiền đề của xã hội tiêu thụ. Mỹ đã đi vào xã hội tiêu thụ từ những năm 40 của thế kỷ 20. Những đồ vật, máy móc( xe hơi, tủ lạnh, vô tuyến, máy nội trợ,...) trước kia của người giầu có đã trở thành phổ biến và trở thành yếu tố đời sống hàng ngày của mọi người. Những cửa hàng, siêu thị mọc ra nhiều hơnvà nước Mỹ đã xây dựng cả những quyền cơ bản cho người tiêu thụ: quyền được an toàn, được thông tin, được lựa chọn, được đại diện và quyền được giáo dục. Với một thị trường rộng lớn như vậy thì sẽ rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm , tuy nhiên doanh nghiệp không thể thờ ơ với những quyền lợi mà người tiêu dùng Mỹ được hưởng, phải có một chiến lược quảng bá sản phẩm dựa trên những quyền ấy. Ví dụ: mỗi sản phẩm phải được thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng biết về chất lượng, về nguồn gốc, về kiểu dáng, về đại lý phân phối, về dịch vụ cho khách hàng (bảo hiểm, khuyến mại,bảo trì, sủa chữa)... nói chung là mọi thông tin về sản phẩm phải đến được người tiêu dùng. Người tiêu dùng Mỹ có thói quen tiêu dùng sản phẩm có thương hiệu lớn, họ cho rằng chất lượng sản phẩm tỷ lệ thuận với danh tiếng của thương hiệu. Điều này cũng có ý nghĩa rất quan trọng với những nhà kinh doanh. Không thể chỉ lấy chất lượng mà không có chương trình khuếch trương cho thương hiệu của sản phẩm, quảng cáo cho thương hiệu cũng là cách quảng cáo cho chất lượng sản phẩm và có nghĩa là sẽ có thêm những khách hàng mới cho sản phẩm của doanh nghiệp. Một điểm đáng chú y nữa đối với doanh nghiệp về văn hoá của người dân Mỹ. Người Mỹ rất coi trọng chủ nghĩa tự do cá nhân hiện đại, họ muốn tự làm việc để thoả mãn những nhu cầu của bản thân, luôn coi trọng lợi ích riêng, lợi ích cá nhân,lợi ích nhóm hơn là lợi ích dân tộc, lơị ích của hết thảy mọi người. Người Mỹ luôn thích vận động, họ thường xuyên thay đổi chỗ ở thậm chí nhà của họ là một chiếc xe di động để thoả mãn sở thích vận động của bản thân. Vì thế khi Marketing cần nhấn vào" cai tôi" cá nhân, cần chú trọng đến xu hướng làm nổi bản thân người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Rồi phải có những đại lý linh động để đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi. Nếu như ở Việt Nam, một khu dân cư chỉ cần 2,3 siêu thị thì ở thì trường Mỹ phải cần nhiều hơn thế. Trên đây là một số nét văn hoá tiêu dùng của người dân Mỹ và ảnh hưởng của nó tới hoạt động Marketing sản phẩm. Nếu muốn thành công hơn ở một thị trường rộng lớn song cũng đầy sự cạnh tranh như thị trường Mỹ thì cần phaỉ tìm hiểu sâu hơn nữa, rộng hơn nữa về thị trường Mỹ nói chung và về văn hoá tiêu dùng của người dân Mỹ nói riêng. Kinh tế Mỹ Mỹ là một quốc gia có bề dày lịch sử không lớn, ra đời cách đây hơn 2000 năm. Nhưng ngay từ khi ra đời Mỹ đã tạo ra được sức mạnh to lớn về mọi mặt. Hiện nay Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP khoảng 10 nghìn tỷ chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu. Có được như thế là do Mỹ có những lợi thế về qui mô to lớn, những nguồn tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp quan trọng, đặc biệt là họ thu hút được hầu hết các nhà khoa học trên thế giới, hàng năm số lượng phát minh sáng chế được tạo ra nhiều nhất thế giới. Mỹ là một thị trường thống nhất về quy mô lớn, sức mua lớn mà tất cả các nhà sản xuất đều muốn thâm nhập vào. Hơn nữa Mỹ lại có một quá khứ vẻ vang về quyền bá chủ kinh tế đảm bảo cho vị trí hiện nay còn rất tiện lợi. Những doanh nghiệp của Mỹ là những doanh nghiệp đứng đầu thế giới, những công ty đa quốc gia của Mỹ có vai trò rất quan trọng. Về phương diện tài chính những thị trường chứng khoán ở Mỹ ra đời sớm nhất và vẫn là những thị trường hoạt động tốt nhất thế giới. Nước Mỹ đang có những điều kiện và nhân tố vững chắc cho tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm tới. !0 năm trở lại đây (từ năm 1992) kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục bình quân là 2,6% đồng thời chỉ số lạm phát thấp (dưới 3%), Mỹ cũng là nước có tỷ lệ thất nghiệp khá thấp và đang có xu hướng giảm, duy trì ở mức 6% hàng năm. Sau khi số việc làm trong nền kinh tế giảm vào các năm 1991, cuối năm 1992 tăn 0,6%, năm 1993 tăng lên 1,7% và tiếp tục tăng. Điều này đảm bảo cho nền kinh tế phát triển khá ổn định, đời sống của nhân dân được đảm bảo hơn. Chính công ăn việc làm ổn định, kinh tế hồi phục và phát triển đã làm cho nhu cầu nội địa tăng lên rất nhanh, sức mua của Mỹ rất lớn: Mặc dù Mỹ là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới nhưng thâm hụt thương mại vẫn liên tiếp gia tăng ngay cả khi tốc độ tăng trưởng đạt mức kỷ lục - mức thâm hụt thương mại của năm 1998 là 200 tỷ USD, năm 1999 là 270 tỷ USD và năm 2000 là 380 tỷ USD. Nhu cầu nội địa tăng quá lớn, hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu tiêu dùng nên sức ép về nhập khẩu cứ tiếp tục tăng lên. Điều này làm cho nước Mỹ trở thành một thị trường rộng lớn, đa dạng nhưng lại rất kén chọn bởi thu nhập của họ cao, mức sống cao do đó nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của họ rất cao. Điều đó đòi hỏi các nhà kinh tế muốn thâm nhập vào thị trường này phải đáp ứng được rất nhiều yếu tố cả về kỹ thuật lẫn thương mại. Chính vì vậy nếu như các doanh nghiệp kinh doanh thành công trên thị trường Mỹ thì đó là một sự thành công rất lớn. Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa là yếu tố tác động lâu dài tới sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Mỹ là một cộng đồng tự do, tự chọn, do vị trí hàng đầu của cá nhân nên Mỹ không có sự cách biệt giữa nền dân chủ chính trị và nền dân chủ thị trường. Như vậy toàn cầu hóa là sự thúc đẩy phần còn lại của thế giới theo kịp mô hình cộng đồng tự chọn của Mỹ. Nhiều ngành cho rằng toàn cầu hóa chính là Mỹ hóa vì không gian kinh tế, vị trí địa lý - chính trị của Mỹ đang được mở rộng. Lúc đầu Mỹ củng cố liên minh Mỹ-Nhật-Tây Âu giúp đỡ Mỹ la tinh, thực hiện NAFTA, sau đó mở rộng chiến lược liên kết toàn cầu bằng chiến lược sản xuất và đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. Hàng trăm công ty xuyên quốc gia của Mỹ đang mở rộng hoạt động sản xuất ra khỏi biên giới Hoa Kỳ: trên thế giới có 500 công ty xuyên quốc gia đứng đầu về doanh thu thì Mỹ có 185 công ty với doanh thu chiếm 37% tổng doanh thu của 500 công ty, nếu xếp theo giá trị cổ phiếu thì số công ty của Mỹ chiếm 115 trong tổng 500 công ty. Việc mở rộng sản xuất hàng hóa và dịch vụ để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu là 1 yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Gần 1/3 tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là nhờ vào xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ trong các ngành sử dụng công nghệ cao. Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới (năm 1998 dạt 960 tỷ USD). Cùng với các hoạt động thương mại, hoạt động đầu tư ra nước ngoài củng tăng mạnh. Mỹ đã dựa vào nền kinh tế toàn cầu, vào các hiệp định khung của WTO để thực hiện các mục tiêu kinh tế, gây ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới. Dựa vào khoa học và công nghệ cao, các công ty xuyên quốc gia của Mỹ đã hình thành mạng lưới sản xuất mới, tìm kiếm các đối tác mới để tăng mức sản xuất hàng hóa dịch vụ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực hiện các chính sách thương mại có lợi cho Mỹ. Mỹ đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhờ chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế mới - kinh tế dựa trên tri thức: Một số ngành công nghiệp mũi nhọn như phần mềm máy tính, công nghệ lade, internet, nhiều ngành chứa hàm lượng vốn, kỹ thuật cao phát triển nhanh chóng đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế Mới khu vực công nghệ thông tin truyền thông có vai trò nổi bật (đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 17% / năm vào cuối thập kỷ 90) đạt tỉ trọng là 8,2% GDP. Việc làm trong khu vực này tăng mạnh hơn các khu vực kinh tế khác hiện chiếm 6,1% lực lượng lao động Mỹ. Làn sóng công nghệ Mới và các ý tưởng sáng tạo không thể ra đời và thương mại hóa nếu không có một môi trưởng tài chính thuận lợi. Hiện nay ở Mỹ môi trường tài chính rất hiện đại, việc huy động vốn, việc 0thanh toán chuyển khoản rất thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc79037.DOC
Tài liệu liên quan