Mục Lục
* LỜI MỞ ĐẦU
I/ KHÁI QUÁT CHUNG
1/ KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG
2/ PHÂN LOẠI
II/ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM TIÊU DÙNG
1/ ĐẶC ĐIỂM
2/ SO SÁNH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM TIÊU DÙNG VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
III/ MÔ HÌNH HÀNH VI TIÊU DÙNG
1/ CÁC KÍCH TỐ ĐẦU VÀO
1.1/ KÍCH TỐ MARKETING
1.2/ CÁC KÍCH TỐ PHI MARKETING
2/ QUÁ TRÌNH
3/ QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG
4/ HÀNH VI SAU KHI MUA
IV/ QUY TRÌNH MUA HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MỚI
1/ KHÁI NIỆM
2/ QUY TRÌNH CHẤP NHẬN SẢN PHẨM MỚI
3/ CÁC DẠNG KHÁCH HÀNG CỦA SẢN PHẨM MỚI
4/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHẤP NHẬN SẢN PHẨM MỚI
V/ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM
VI/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM
* KẾT LUẬN
33 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường sản phẩm tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến sản phẩm của mình thông qua nhưng thông tin đơn giản, dễ hiểu.
Kiến thức: giới thiệu tính ưu việt của thương hiệu so với thương hiệu cạnh tranh.
Thiện cảm: tập trung thông tin nhằm làm rõ chất lượng mới.
Thích thú: giới thiệu những điểm dị biệt vược trội để tạo ra sự thích thú của NTD so với những thương hiệu khác.
Ham muốn: làm cho NTD cảm thấy nếu mua sản phẩm ấy là đúng đắn.
Mua hàng: kích thích họ mua hàng thông qua những chương trình khuyến mãi.
d. Phân phối
Hàng hóa đến được tay NTD thông qua kênh phân phối. Kênh phân phối được định nghĩa là một tập hợp các công ty và cá nhân có tư cách tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm tiêu dùng Tất cả các yếu tố marketing trên có mục đích cuối cùng cũng để phục vụ cho địa điểm phân phối.nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm cũng như địa điểm đến NTD.Sau khi mua hàng thì địa điểm giúp giải quyết các vấn dề khó khăn. Địa điểm phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng. Nhất là hàng tiêu dùng, địa điểm mua hàng nào càng gần thì khả năng mua hàng của NTD càng cao.
CÁC KÍCH TỐ PHI MARKETING
Yếu tố văn hóa
Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi con người bởi hành vi của con người được tiếp thu chủ yếu từ môi trường.
Nhánh văn hóa là bộ phận nhỏ hơn cấu thành văn hóa như nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, tín ngưỡng và môi trường địa lý.
Yếu tố xã hội: Đó là những nhóm nguời, gia đình, vai trò xã hội và quy tắc chuẩn mực xã hội.
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của nguời tiêu dùng. Bởi người tiêu dùng luôn có quan hệ mật thiết với gia đình của mình dù họ có sống chung hay không sống chung với gia đình của họ.
Địa vị xã hội: Những người ở chung địa vị xã hội có khuynh hướng xử sự giống nhau. Vì vậy mõi người thuộc giai cấp khác nhau thì có nhu cầu tiêu dùng khác nhau và ngược lại nhưng người cùng chung một giai cấp thì có khuynh hướng tiêu dùng những loại hàng hóa giống nhau.
Yếu tố cá nhân: Tùy vào từng giai đoạn của chu trình đời sống gia đình và mỗi độ tuổi mà họ có những nhu cầu khác nhau.
Ví dụ : Nhu cầu về sữa ở độ tuổi đang phát triển cần uống loại sữa có đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là chất béo. Ở độ tuổi trung niên thì chỉ cần những dưỡng chất nhất định vừa đủ và phù hợp. Trên 51 tuổi thì sữa không cần chất béo, nhưng nhiều canxi
Nghề nghiệp: những người có những nghề nghiệp khác nhau thì cần những loại hàng hóa khác nhau
Tình trạng kinh tế: đưa ra giới hạn cho nguời tiêu dung
Nhân cách: tự tin, thận trọng, tự chủ, hiếu thắng …đưa ra những hướng tiêu dùng, cách lựa chọn khác nhau khi đứng những loại hàng hóa thuộc cùng một dòng
Yếu tố tâm lý
Là động cơ bắt buộc NTD tiêu dùng những hàng hóa phục vụ cho mục tiêu đề ra theo thứ tự: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình.
Tri giác: thông qua tri giác người tiêu dùng có thể lựa chọn, chọn lọc một cách bóp méo hoăc có chọn lọc, ghi nhớ đưa ra những hàng hóa phù hợp nhất với họ.
Căn cứ vào những kinh nghiệm có được mà người tiêu dùng quyết định mua hàng hóa nào.
Niềm tin, thái độ của NTD đưa ra những tiêu chuẩn cho trước đối với hàng hóa được mua.
2/ QUÁ TRÌNH TRONG MÔ HÌNH HÀNH VI TIÊU DÙNG
Quá trình liên quan đến vấn đề ra quyết định của người tiêu dùng và chịu tác động bởi các yếu tố bên trong thuộc về chủ quan người tiêu dùng như:Nhận thức, thái độ, nhân cách…. Vì vậy, tùy theo mỗi loại khách hàng và mỗi loại sản phẩm khác nhau mà quá trình mua hàng là khác nhau. Dưới đây là mô hình tổng quát rất hữu ích để xem xét hành vi người tiêu dùng. Quá trình này gốm 3 bước:
2.1/ Nhận dạng nhu cầu (Need Recognition)
Đối với người tiêu dùng: Do kích thích từ nội tại bản thân (đói, khát…) hoặc kích thích do môi trường bên ngoài (ảnh hưởng từ bạn bè, yêu cầu của công việc…) mà hình thành nên nhu cầu, tức người tiêu dùng đã nhận dạng được vấn đề. Nhu cầu ở đây dược hiểu là những đòi hỏi cơ bản nhất của con người. Theo Maslow các thang bậc nhu cầu được sắp xếp như sau:
Tự thể hiện
Được tôn trọng
Xã hội
An toàn
Sinh lý
Tháp nhu cầu của Maslow
Đối với các nhà marketing: Phải có kế hoạch nghiên cứu thị trường: Xác định được nhu cầu hiện tại của khách hàng, xác định được kích tố nào kích thích người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm. khuynh hướng của khách hàng trong tương lai…tù đó lập kế hoạch marketing.
2.2/ Tìm kiếm thông tin ( Prepurchase search)
Người tiêu dùng có thể cần hoặc không cần tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Có 4 nguồn thông tin cơ bản sau:
Từ nhóm: Gia đình, bạn bè, hàng xóm…Đây là nguồn thông tin có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình mua hàng. Tuy nhiên đây là nguồn thông tin mang nặng quan điểm cá nhân.
Từ hoạt động marketing: Các mẫu quảng cảoten các phương tiện truyền thông, người bán hàng, trưng bày sản phẩm…
Từ công chúng: Đánh giá chung của người tiêu đùng, báo chí, các bảng xếp hạng sản phẩm chất lượng được yêu thích…
Từ kinh nghiệm của bản thân khi đi mua hàng qua việc sờ mó, sử dụng thử sản phẩm…
Đối với nhà marketing: cần xác định được nguồn thông tin chủ yếu của người tiêu dùng và tầm quan trọng của mỗi nguồn.
2.3/ Đánh giá các thay thế ( Evaluation of alternatives)
Mỗi loại sản phẩm và nhu cầu người tiêu dùng có các tiêu chí đánh giá khác nhau. Về cơ bản có hai tập thông tin chủ yếu: tập các thương hiệu và tập các tiêu chuẩn đánh giá.
Tập các tiêu chuẩn đánh giá:
Chức năng công dụng của hàng hóa
Chỉ tiêu thẩm mỹ
Sự thuận tiện trong sử dụng
Khả năng an toàn và vệ sinh của hàng hóa
Độ bền chắc và hợp lý về giá cả
Ví dụ: Xe Future màu đỏ không được ưa chuộng bằng màu ghi.
Khi mua máy ảnh yêu cầu về: độ nét của hình, tốc độ chụp, kích thước máy, giá cả..
Tập thương hiệu lựa chọn
Tất cả các thương hiệu
Thương hiệu nhận biết Thương hiệu không nhận biết
Thương hiệu không chấp nhận TH có thể chấp nhận TH không rõ ràng
TH có thể mua TH không mua
Tùy theo đặc tính của thương hiệu mà hình thành nên 4 dạng hành vi tiêu dùng sau:
Mức độ khác biệt thương hiệu
Mức độ cân nhắc
Cao Thấp
Cao
Quyết định phức tạp Tìm kiếm đa dạng
Thấp
So sánh thấp Quán tính
Quyết định phức tạp: Mức độ khác biệt giữa các thương hiệu là thấp
So sánh thấp: Mức độ cân nhắc cao nhưng người tiêu dùng không nhận thấy sự khác biệt giữa các thương hiệu
Tìm kiếm đa dạng: Mức độ cân nhắc thấp nhưng nhận thức được sự khác biệt giữa các thương hiêu nên thương xuyên thay đổi thương hiệu
Quán tính: Mức độ cân nhắc thấp và mức độ khác biệt thấp
3/ QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG
Sau khi đánh giá các phương án người tiêu dùng sẽ xếp hạng các đối tượng. Trong đầu người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng, nhưng phải là thứ hàng ưa thích nhất. Nhưng trong quá trình đó có hai yếu tố ảnh hưởng tới việc “dự định mua” và “quyết định mua”của người tiêu dùng.
3.1/ Yếu tố thứ nhất là thái độ của người khác.
Mức độ thay đổi thì tùy thuộc vào hai yếu tố:
Mức độ phản đối của người khác đối với phương án ưa thích của người tiêu dùng
Mức độ người tiêu dùng sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của người khác.Thái dộ đồng tình hay phản đối của người khác càng quyết liệt và người đó càng gần gũi với người tiêu dùng thì người tiêu dùng càng quyết tâm hơn trong việc xem xét ý định mua hàng.
Ví dụ : Người vợ muốn mua một máy ảnh kỹ thuật số chất lượng tốt nhưng giá thành cao. Nhưng người chồng thì muốn tiết kiệm tiền và phản đối ý vợ nên cuối cùng vợ chỉ mua cái máy ảnh bình thường và rẻ tiền.
3.2/ Yếu tố thứ hai là những yếu tố không mong đợi,bất ngờ
Ý định được hình thành trên cơ sở thu nhập dự kiến của gia đình, giá cả dự kiến và những lợi ích dự kiến của việc mua sắm đó. Những yếu tố bất ngờ phát sinh đột ngột và làm thay đổi ý định mua hàng có thể là mất việc, mua món hàng khác cấp thiết hơn hoặc có lời đồn đại không tốt về món hàng ..
Bên cạnh đó đối với một món hàng đắt tiền thì người tiêu dùng sẽ cân nhắc cẩn thận trước khi mua vì sợ phải chịu những rủi ro khác như bỏ ra tiền nhiều nhưng chất lượng sản phẩm thì không được như mình mong đợi, không được bảo hành….
Ví dụ: Gia đình muốn sắm một cái máy ảnh. Nhưng việc cần thiết lúc này là mua chiếc xe máy cho con đi học ở xa thì gia đình sẽ ưu tiên mua xe máy vì cấp thiết hơn.
Đánh giá các phương án
Ý định mua hàng
Thái độ của những người khác
Các yếu tố ngòai dự kiến của tình huống
Quyết định mua
VÍ DỤ: MUA XE MÁY
1/ Các yếu tố kích thích hình thành nhu cầu:
Yêu cầu của việc đi lại, đến trường, đi học thêm, đi chơi
Nhìn thấy bạn bè có nên cũng muốn có cho bằng bạn bằng bè
2/ Tìm kiếm thông tin
Hỏi qua bạn bè
Đọc báo, xem ti vi, xem qua internet
Trực tiếp đến các các cửa hàng xem mẫu
3/Đánh giá:
- Tiêu chuẩn:
Kiểu dáng đẹp, sang trọng.
Các thông số kỹ thuật: động cơ, phanh, bánh lái
Độ bền
Thời gian bảo hành
Giá cả hợp lý
Các thương hiệu trên thị trường
Tất cả Nhận biết Chấp nhận Cóthể mua Quyếtđịnh
SYM SYM HONDA HONDA YAMAHA
YAMAHA YAMAHA YAMAHA YAMAHA
HONDA SUZUKI
SUZUKI HONDA
HOALAM
VESPA
4/ HÀNH VI SAU KHI MUA
Sau khi mua hàng người tiêu dùng có thể hài lòng hoặc không hài lòng với sản phẩm và sẽ có một số phản ứng với món hàng đã mua. Thái độ của khách hàng sau khi mua sản phẩm là vấn đề rất được các nhà kinh doanh quan tâm. Có thể nói công việc của một nhà marketing không dừng lại khi khách hàng đã mua sản phẩm mà còn tiếp tục cả trong thời kì sau khi mua hàng.
a/ Điều gì quyết định thái độ của khách hàng đối với sản phẩm
Nhiều nhà kinh doanh cho rằng chất lượng của thương hiệu chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng. Điều đó có nghĩa là sự thỏa mãn của khách hàng được đo lường giữa sự kì vọng về thương hiệu (expectation) và chất lượng cảm nhận (perceived quality) về hàng hóa mà người tiêu dùng lĩnh hội được.
Mức độ kì vọng của khách hàng được hình thành trên những cơ sở, niềm tin mà họ nhận được thông qua khâu tiếp thị của người bán, từ lời giới thiệu của người thân, bạn bè và các nguồn thông tin khác. Mối tương quan giữa sự kì vọng của khách hàng và hiệu quả sử dụng của thương hiệu được thể hiện qua ba trường hợp sau:
Nếu chất lượng thực tế của sản phẩm không như mong đợi của khách hàng (thấp hơn kì vọng) thì họ sẽ thất vọng.
Nếu chất lượng thực tế của sản phẩm đáp ứng như mong đợi của khách hàng (tương đương kì vọng) thì khách hàng sẽ hài lòng.
Nếu chất lượng thực tế của sản phẩm vượt quá sự mong đợi của khách hàng (cao hơn kì vọng) thì khách hàng sẽ hân hoan, say mê sản phẩm.
Qua đó ta thấy trong tiếp thị sản phẩm, nhà marketing phải đưa ra những lời khẳng định có lợi cho hàng hóa của mình nhưng phải đảm bảo phản ánh trung thực những thuộc tính sử dụng của nó. Đôi khi trong một chừng mực có thể nhất định nào đó, một số người bán hàng thậm chí còn có thể hạ thấp những thuộc tính của sản phẩm nhằm tạo sự thỏa mãn cho khách hàng sau khi sử dụng cao hơn mức mà họ mong đợi ban đầu.
b/ Phản ứng của khách hàng sau khi mua
Sự hài lòng hay không hài lòng về hàng hóa được phản ánh qua hành vi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm:
Nếu khách hàng hài lòng về sản phẩm, họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó trong những lần tiếp theo. Mặt khác họ có thể quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm cho người thân, bạn bè dùng thử; đưa ra những ý kiến nhận xét tốt đẹp về hàng hóa đó với người khác. Theo các nhà hoạt động thị trường: “Khách hàng hài lòng là cách quảng cáo tốt nhất của chúng ta”.
Ví dụ: Qua khảo sát, người ta nhận thấy rằng khách hàng đang rất hài lòng với kiểu dáng và chức năng của Toyota, có đến 70% khách hàng tuyên bố họ yêu thích Toyota và sẽ tiếp tục lựa chọn Toyota khi trong tương lai.
Ngược lại khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm họ sẽ có phản ứng khác. Biểu hiện thường thấy là họ sẽ hoàn trả lại sản phẩm hoặc không mua chọn sản phẩm đó trong tương lai, đồng thời họ có thể truyền bá thông tin cho những người khác, tạo nên những “tiếng ồn” trong kinh doanh. Ở mức độ cao hơn, họ có thể hình thành thái độ “tẩy chay” sản phẩm. Ngoài ra, khách hàng còn có thể gửi đơn khiếu nại đến công ty, nhờ đến những cơ quan công quyền đủ sức giúp họ đòi lại sự thỏa mãn cần thiết.
Ví dụ: Trước đây người tiêu dùng Việt Nam hay sử dụng hàng Trung Quốc, nhưng thời gian gần đây, do phát hiện về những yếu tố độc hại có trong một số mặt hàng có nguồn gốc từ đất nước này, người tiêu dùng đang có xu hướng tẩy chay các mặt hàng có xuất xứ ghi rõ “made in China”.
Tất cả những tình huống trên đều có thể ảnh hưởng đến quá trình tái mua hàng của người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh. Do đó trong kinh doanh nhà marketing cần tìm mọi cách để giảm thiểu sự bất mãn của khách hàng đối với thương hiệu, nhà sản xuất phải luôn lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng một cách chân thành, thiết lập các dịch vụ chăm sóc khách hàng, các đường dây nóng để có thể trả lời mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp của khách hàng một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Tóm lại, Hiểu được các nhu cầu của người tiêu dùng và quá trình mua hàng là cơ sở thành công của marketing. Sau khi nghiên cứu các giai đoạn ý thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án và thông qua quyết định mua hàng cũng như phản ứng với món hàng đã mua như thế nào của người tiêu dùng, nhà marketing có thể soạn thảo được một chương trình tiếp thị sản phẩm có hiệu quả nhằm duy trì mức cung lớn cho thị trường mục tiêu.
IV/ QUY TRÌNH MUA HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MỚI
1/ Khái niệm
Sản phẩm mới là hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng mà bộ phận tiềm ẩn tiếp nhận chúng như một cái gì đó mới mẻ. Sản phẩm mới có thể đã có mặt trên thị truờng trong một thời gian nào đó nhưng người tiêu dùng chỉ mới nhận biết nó lần đầu tiên. Quá trình tiếp nhận sản phẩm mới là “ một quá trình suy nghĩ” mà cá thể trải qua từ lúc nghe thấy lần đầu tiên đến lúc chấp nhận nó một cách dứt khoát.
2/ Quy trình chấp nhận “sản phẩm mới”
Quá trình chấp nhận sản phẩm mới bao gồm 5 giai đoạn:
Nhận biết: Người tiêu dùng mới nghe thấy về sản phẩm nhưng chưa có đầy đủ thông tin về nó.
Quan tâm: Người tiêu dùng bị kích thích đi tìm kiếm thông tin về sản phẩm mới.
Đánh giá: Người tiêu dùng quyết định có nên dùng thử sản phẩm mới hay không.
Dùng thử: Người tiêu dùng dùng thử sản phẩm ở số lượng ít để có ý niệm đầy đủ hơn về giá trị của nó.
Chấp nhận: Người tiêu dùng quyết định sử dụng thường xuyên và đầy đủ sản phẩm mới.
Từ đó cho thấy để đưa sản phẩm mới ra thị trường, nhà marketing cần phải suy nghĩ làm thế nào để dẫn dắt mọi người từ giai đoạn này đến giai đoạn kia một cách hợp lí sao cho khách hàng dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới của mình hơn
3/ Các dạng khách hàng của sản phẩm mới
Con người rất khác nhau về thái độ sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới.Sự nhạy cảm với cái mới – “đó là mức độ đi trước tương đối của cá thể so với những thành viên khác của xã hội trong việc chấp nhận những ý tưởng mới”.
Theo Rogers, có năm dạng khách hàng sau:
Người khai phá (innovators): là những người ưa thích cái mới vì khi sử dụng sản phẩm mới họ cảm thấy có tính phiêu lưu, đặc biệt.
Người tiên phong (early adopters): là những người chấp nhận cái mới rất sớm nhưng với một thái độ thận trọng, họ có khả năng dẫn dắt dư luận trong môi trường của mình.
Số đông chấp nhận sớm (early majority): là những người chấp nhận sản phẩm mới một cách dè dặt. Họ chấp nhận cái mới sớm hơn người trung bình nhưng ít khi là người tiên phong.
Số đông chấp nhận muộn (late majority): là những người có tính hoài nghi, họ chỉ chấp nhận cái mới sau khi nó đã được sử dụng thử.
Người chấp nhận trễ (laggards): là những người lạc hậu, họ chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục tập quán, không thích sự đổi mới và chỉ chấp nhận cái mới trong một chừng mực nhất định.
Người khai phá Người Người Người Người
2,5% tiên phong đến sớm đến muộn lạc
13,5% 34% 34% hậu 16%
Thời gian chấp nhận sản phẩm mới
4/ Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp độ chấp nhận sản phẩm mới
a/ Ảnh hưởng của cá nhân
/ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận sản phẩm mới
a/ Vai trò ảnh hưởng của cá nhân
Trong quá trình chấp nhận cái mới, mỗi cá nhân người tiêu dùng đóng một vai trò rất lớn không chỉ bởi họ là người tiêu thụ sản phẩm. Ảnh hưởng của cá nhân là hiệu quả do lời giới thiệu hàng hóa của một cá nhân nào đó gây ra đối với thái độ của người khác hay đối với xác suất để người đó mua hàng.
Ví dụ: Việc giao hàng chậm trễ của Mercedes Việt Nam trong thời gian gần đây đang bị khách hàng phản ứng mạnh mẽ. Họ có thể truyền bá thông tin về vấn đề này cho người khác, gây nên thái độ ngần ngại ở những khách hàng mới đang có ý định lựa chọn dòng xe này trong tương lai.
Trong thái độ đối với sản phẩm mới, ảnh hưởng của các nhân có ý nghĩ lớn nhất trong giai đoạn đánh giá. Nó gây ấn tượng đối với những người đến muộn lớn hơn so với tác dụng đối với những người tiên phong, những người đến sớm…
b/ Ảnh hưởng của tính chất hàng hóa đến nhịp độ chấp nhận nó
Có năm tính chất của sản phẩm mới có ảnh hưởng đặc biệt đến nhịp độ chấp nhận nó của khách hàng, bao gồm:
Tính ưu việt tương đối của sản phẩm: thể hiện ở tính năng, chất lượng của sản phẩm vượt trội hơn so với các sản phẩm khác.
Tính tương hợp: sản phẩm mới có phù hợp với thói quen, sở thích , nhu cầu của người tiêu dùng hay không, thể hiện sự phù hợp giữa giá trị sử dụng của sản phẩm và kinh nghiệm của người tiêu dùng.
Tính phức tạp: thể hiện trong những chi tiêt mới của sản phẩm có những điểm còn khó hiểu và khó sử dụng đối với khách hàng.
Khả năng phân chia quá trình tiếp cận và làm quen với sản phẩm, tức khả năng dùng thử sản phẩm còn ở quy mô hạn chế.
Tính chất thông tin trực quan: tức mức độ thể hiện rõ ràng hay khả năng mô tả cho người khác những kết quả sử dụng nó.
Ngoài ra còn có một số tính chất khác của sản phẩm mới có ảnh hưởng đến nhịp độ chấp nó như: giá cả, chi phí, sản phẩm cạnh tranh, tỷ lệ rủi ro…Do đó, những người bán sản phẩm mới cần phải nghiên cứu tất cả những yếu tố này, tập trung chú ý vào những điểm mấu chốt về đặc trưng của sản phẩm mới cũng như các giai đoạn soạn thảo chương trình marketing cho nó.
V/ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM
Có lẽ, chưa bao giờ thị trường trong nước lại có nhiều cơ hội phát triển như lúc này. Với một lực lượng dân số trẻ, môi trường kinh doanh đang lên và sự ổn định chính trị, Việt Nam được đánh giá là sẽ trở thành một trong 7 thị trường tiêu dùng sôi động nhất thế giới cho tới năm 2020. So với các nước trong khu vực châu Á, Việt Nam là một thị trường trẻ. "Theo thống kê của Asian Demographics (www.asiandemographics.com), 57% dân số Việt Nam hiện nay có độ tuổi dưới 30. Sau 15 năm nữa, người dưới 30 tuổi vẫn còn chiếm đến 50%. Không những vậy, Việt Nam đã vượt năm hạng so với năm ngoái 2006 để trở thành địa điểm hấp dẫn thứ ba thế giới đối với các tập đoàn bán lẻ toàn cầu, chỉ sau Ấn Độ và Nga. Đó là kết quả khảo sát mới nhất về thị trường của AT Kearney, tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ.
Xếp hạng
Quốc gia
Khu vực
Nhóm rủi ro quốc gia
Nhóm sức hấp dẫn thị trường
Nhóm bão hòa thị trường
Nhóm áp lực thời gian
Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu
25%
25%
30%
20%
ÁN ĐỘ
Châu Á
55
34
88
76
100
NGA
Đông Âu
43
59
53
90
85
VIỆT NAM
Châu Á
43
24
87
81
84
UKRAINA
Đông Âu
42
37
76
81
80
TRUNG QUỐC
Châu Á
53
40
57
55
52
CHILE
Châu Mỹ
67
57
47
48
71
LATVIA
Đông Âu
58
50
31
88
68
SLOVENIA
Đông Âu
70
52
25
70
68
CROATIA
Đông Âu
57
51
28
91
67
THỔ NHỈ KÌ
Trung Đông
46
59
64
40
66
TUSINIA
Trung Đông
58
40
75
25
65
THÁI LAN
Châu Á
57
39
49
72
64
HÀN QUỐC
Châu Á
68
73
35
36
63
Bảng xếp hạng thị trường tiêu dùng các nước trên thế giới
Việt Nam đang có những cơ sở để chứng tỏ là một thị trường phát triển chiến lược cho các hoạt động phân phối, bán sỉ. Cùng với sự tăng trưởng thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân ở Việt Nam, những cửa hàng chuyên về lĩnh vực này sẽ nhanh chóng xuất hiện. Bools & Watson sẽ là những tên thông thường ở Việt Nam vào năm 2016. Các công ty bán hàng tận nhà, như Mary Kaye, cũng sẽ xuất hiện, gắn kết hơn người tiêu thụ với dịch vụ chăm sóc sắc đẹp trong và ngoài nhà.
Ngoài yếu tố là thị trường trẻ, thu nhập của người tiêu dùng ở các đô thị Việt Nam cũng đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Trong một chừng mực nào đó, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam.
Xét tổng quát, tiêu dùng của dân cư trong thời gian qua có một số đặc điểm đáng chú ý:
Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Việt Nam trên 70%, Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2%, Thái Lan là 67,7%...).
Tiêu dùng đã tăng với tốc độ khá, vượt xa so với tốc độ tăng dân số (bình quân năm trong giai đoạn 2001-2005, dân số tăng 1,4%, tiêu dùng - tính theo giá so sánh, tăng 7,7%). Chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư tăng đã khá hơn nhiều. có quy mô dân số trên 85 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, sẽ làm cho dung lượng thị trường của Việt Nam đang lớn lên nhanh chóng, trở thành thị trường tiềm năng
Tốc độ tăng tiêu dùng của dân cư còn cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế (bình quân 5 năm qua là 7,7% so với 7,5%), càng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường tiềm năng với dân số lớn và còn tăng mỗi năm trên 1 triệu người.
Trong tổng tiêu dùng toàn xã hội, tỷ trọng tiêu dùng của dân cư khá cao và tăng lên, còn tỷ trọng tiêu dùng của Nhà nước chỉ ở dưới 9% và đang có xu hướng giảm rõ rệt.
Đại bộ phận tiêu dùng từ thu nhập của hộ gia đình được thực hiện thông qua thị trường làm cho tỷ lệ giữa tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với tiêu dùng của hộ gia đình đã tăng từ 75,1% (năm 2000) lên trên 80% (năm 2005), tính bình quân đầu người một tháng đã vượt qua mốc 660 nghìn đồng. Điều đó chứng tỏ tính "hàng hoá" của nền kinh tế ngày một tăng.
Cơ cấu sử dụng sản phẩm theo ngành tiêu dùng của hộ gia đình cũng chuyển biến theo một hướng khác trước. Du lịch hiện tăng với tốc độ cao nhất (31,3%), tiếp đến là dịch vụ (28,2%), khách sạn, nhà hàng (21,1%); còn thương nghiệp (tức là hàng hoá vật chất) tăng thấp nhất (19%), mặc dù tỷ trọng của nhóm hàng này cao nhất (81,6%).
Đó là phác họa chân dung người tiêu dùng Việt Nam qua một số cuộc điều tra gần đây.
1/ Hành vi người tiêu dùng :
Theo kết quả nghiên cứu ở tất cả các ngành cho thấy yếu tố giá cả sản phẩm không còn giữ vị trí quan trọng khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm. Khuyến mãi cũng chỉ là tiêu chí phụ. Thu nhập tăng, sức tiêu dùng tăng đã làm thay đổi quan điểm tiêu dùng. Các tiêu chí lựa chọn liên quan đến “ăn ngon, mặc đẹp” như dinh dưỡng, mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, thương hiệu sản phẩm… được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn.
Đã xuất hiện một bộ phận người tiêu dùng nhận thức rằng sử dụng sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng để thể hiện đẳng cấp, địa vị xã hội. Lớp người tiêu dùng trẻ coi đó như là cơ sở tạo ra sự sành điệu, thời trang… Thương hiệu dưới mắt người tiêu dùng đã chứa đựng những giá trị đặc biệt cả về lý tính và cảm tính. Người tiêu dùng Việt Nam có nhiều điểm khác với các nước Đông Nam Á. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thời trang, trong khi dân Singapore, Malaysia và Hồng Kông thích thể hiện mình qua trang phục độc đáo, người Việt lại chú ý đến thương hiệu để chứng tỏ mình đang ở trong một nhóm, một tầng lớp nào đó. Người Việt rất chú trọng đến việc người khác đánh giá mình như thế nào.
Một thực trạng từ lâu nay là hàng loạt doanh nghiệp đã bán hàng không đúng như những gì họ đã ghi trên nhãn mác, quảng cáo. Tuy nhiên Tâm lý của người tiêu dùng từ trước giờ thường là không muốn làm lớn chuyện. Họ có thể cho đó là chuyện nhỏ, cốt để nhận được lời đính chính, xin lỗi từ phía doanh nghiệp là cũng đủ rồi. Chính điều này đã làm cho sai phạm của các doanh nghiệp trở nên phổ biến trên thị trường.
Ví dụ :
Vụ “lẫn lộn” giữa sữa nước và sữa tươi tiệt trùng. Đã gọi là sữa tươi thì 100% phải là nguyên liệu từ sữa tươi. Đằng này doanh nghiệp lại dùng sữa bột nhập về (có giá rẻ hơn), rồi dùng “kỹ thuật hoàn nguyên”, trộn với 28% sữa tươi, vậy là thành sữa tươi tiệt trùng.
Vụ chất đồng vị 320, 321 có trong một số loại bột nêm, mà thực chất là bột ngọt .
Người tiêu dùng chưa có nhiều thông tin về các loại sản phẩm nên họ thường bị nhầm lẫn giữa hàng nhái và hàng thật.
Ví dụ: Nước khoáng La Vie khác với nước uống Le Vu, Le Vis; Sanyo khác với Sany; Kinica khác với Konica ;California cũng sẽ rất khác với Califor hay Calinia...
2/Xu hướng tiêu dùng :
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và hội nhập ngày một sâu rộng hơn là sự gia tăng trong thu nhập và sức mua trong dân cư.Người tiêu dùng ngày càng có đòi hỏi cao hơn như sử dụng hàng chính phẩm,chính hãng,hàng sạch và sẵn sàng chi tiêu cho hàng hiệu ,hàng ngoại với giá thành cao. Do sau khi gia nhập WTO thuế hàng nhập khẩu giảm dẫn đến giá thành hàng ngoại nhập giảm nên người dân có xu hướng sử dụng nhiều hơn cho mặt hàng cao cấp như : điện thoại di động, máy vi tính, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, bình tắm nước nóng, xe máy đối với nông thôn, và ôtô đối với thành thị.
Xu hướng chung của người tiêu dùng là ngày càng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn.Tuy nhiên, cũng có một xu hướng tiêu dùng mới hình thành tại các đô thị, đó là nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tiểu luận Thị trường sản phẩm tiêu dùng.doc