Tiểu luận Thoả ước giải quyết tranh chấp (DSU) và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.1

NỘI DUNG.2

I. Khái quát về thoả ước giải quyết tranh chấp (DSU) của WTO.2

1. Khái quát về thoả ước giải quyết tranh chấp (DSU) của WTO.2

2. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO – DSB.3

II. Cơ chế và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.9

1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO.9

2. Quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO11

3. Thủ tục trọng tài.19

III. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và một số kiến nghị.21

KẾT LUẬN.23

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7120 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thoả ước giải quyết tranh chấp (DSU) và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thẩm (Panel) và cấp cao hơn là Cơ quan phúc thẩm. Hai cơ quan này đều do DSB lập nên cũng như chịu sự giảm sát của DSB, có nhiệm vụ DSB thực thi các chức năng của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp. Ban hội thẩm (Panel) Theo quy đình của DSU, nếu có yêu cầu bằng văn bản của bên nguyên đơn, Ban Hội thẩm sẽ đựơc thành lập chậm nhất là vào ngày cuộc họp tiếp theo của DSB mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đua ra như một đề mục của chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở nhất trí chung không thành lập Ban Hội thẩm (khoản 1 điều 6-DSU). Thông thường, khi bên nguyên đơn yêu cầu, một cuộc họp DSB sẽ được tổ chức trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, với điều kiện là phải thông báo cuộc họp trước 10 ngày. việc quy định ban hội thẩm được thành lập một cách tự động như vậy nhằm đảm bảo cho quá trình tố tụng được diễn ra nhanh chóng. Đối với vụ kiện có nhiều nguyên đơn thì cũng chỉ có một Ban hội thẩm được thành lập để xem xét những đơn kiện có tính đến quyền của tất cả các nước thành viên có liên quan (khoản 1 Điều 9 – DSU). Nêu có hai hoặc nhiều ban Hội Thẩm được thành lập để xem xét nhưng đơn kiện có liên quan đến cùng một vấn đề thì sẽ cố gắng đến mức cao nhất có thể để chon các hội thẩm viên chung cho các ban hội thẩm riêng đó (khoản 3 Điều 9 – DSU). Điều này một mặt giảm bợt thủ tục và chi phí cho việc thành lập Ban hội thẩm riêng đó (khoan 3 Điều 9 – DSU). Điều này một mặt giảm bớt thủ tục và chi phí cho việc thành lập ban hội thẩm, mặt khác đảm bảo tính thống nhất, công bằng trong xử lý các tranh chấp phát sinh có cùng nội dung. Về thành phần Ban hội thẩm, theo điều 8 thoả thuận DSU, ban hội thẩm gồm 3 thành viên. Các bên tranh chấp cũng có thể thoả thuận một Ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên. Các hội thẩm viên được DSB lựa chon trên cơ sở danh sách các chuyên gia do ban thư ký giới thiệu và được thông báo cho các thành viên của WTO. Để bảo vệ quyền lợi cho các thành viên đang phát triển, DSU quy định trong vụ tranh chấp xảy ra giữa một nước thành viên phát triển và một nước thành viên đang phát triển, nếu có yêu cầu của nước thành viên đang phát triển thì ban Hội thẩm sẽ có ít nhất một hội thẩm viên là công dân nước đang phát triển (khoản 10 Điều 8). Trong quá trình tố tụng, các hội thẩm viên phải tuân thủ nguyên tắc làm việc độc lập, công bằng, vô tư, đồng thời phải tuân thủ đúng các quy định trong các hiệp định của WTO. Chức năng của ban hội thẩm Điều 11 – DSU quy định chức năng của Ban hội thẩm là hỗ trợ DSB làm tròn trách nhiệm theo thoả thuận DSU và các hiệp định có liên quan. Cụ thể là, ban hội thẩm sẽ phải đánh giá một cách khách quan các vấn đề tranh chấp, gồm cả việc đánh giá thực tế vụ việc, khả năng áp dụng, sự phù hợp của các hiệp định có liên quan và tiến hành nững điều tra khác có thể giúp DSB trong viẹc đưa ra các khuyến nghị hoặc phán quyết được quy định trong các hiệp định có liên quan. Trong quá trình tố tụng, ban hội thẩm sẽ đều đăn tham vấn với các bên tranh chấp và tạo cho họ nhưng cơ hội như nhau để đưa ra một giải pháp thoả đáng với cả hai bên. Như vậy, có thể thấu ban hội thẩm không phải là một cơ quan xét xử như trọng tài hay toà án. nhiệm vụ của ban hội thẩm chỉ dừng lại ở việc điều tra thực tế, chỉ ra các biện pháp giải quyết khi cần thiết. Báo cáo này khi đựơc DSB thông qua thì được coi như phán quyết của DSB và có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tranh chấp, buộc các bên phải thi hành. Nguyên tắc làm việc của ban hội thẩm Ban hội thẩm làm việc theo các nguyên tắc quy định trong phụ lục 3 của thoả thuận DSU, bao gồm: Ban hội thẩm sẽ họp kín. Các bên tranh chấp và bên thứ 3 có quyền lợi liêm quan sẽ có mặt tại các buổi họp chỉ khi được ban hội thẩm mời trình diện. Giữ bí mật việc nghị án của ban hội thẩm và những tài liệu được đệ trình. tạo quyền bình đẳng ngang nhau cho các bên trong tranh chấp, và tạo cơ hội cho bên thứ ba có quan tâm đến vụ tranh chấp trình bày quan điểm của mình. Cơ quan phúc thẩm Cơ quan phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai của hệ thống giải quyết tranh chấp. Khác với ban hội thẩm được thành lập để giải quyết theo từng vụ việc tranh chấp cụ thể sau khi có khiếu nại của một bên tranh chấp, cơ quan phúc thẩm được lập và duy trì hoạt động như một cơi quan thường trực của DSB. Cơ quan phúc thẩm sẽ xem xét các kháng cáo về báo cáo của ban hội thẩm. điều 17 DSU quy định cơ quan phúc thẩm gồm 7 người và mỗi vụ việc sẽ do 3 người xét xử. DSB sẽ chỉ định người làm việc ở cơ quan phúc thẩm trong nhiệm kì 4 năm và mỗi người có thể tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm ngay sau khi hiệp định WTO co hiệu lực sẽ hết hạn sau 2 năm. Ngưòi được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết có thể giữ vị thí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm. việc quy định như vậy đảm bảo cơ quan phúc luôn có sự luân phiên giữa người cụ và người mới, qua đó duy trì được quá trình làm việc bình thường của cơ quan phúc thẩm. Thành viên của cơ quan phúc thẩm. Cũng như các hội thẩm viên, các thành viên cơ quan phúc thẩm phải đáp ứng đày đủ các tiêu chuẩn khăt khe do DSU quy định. khoản 3 điều 17thoả thuận DSU yêu cầu: Thành viên cơ quan phúc thẩm phải có uy tín, có kinh nghiệm chuyên môn về pháp luật, thương mại quốc tế và những lĩnh vực thuộc diện điều chỉnh của WTO. Họ không được liên kết với bất kỳ một chính phủ nào. với tư cách là thành viên của cơ quan phúc thẩm họ sẽ đại diện rộng rãi cho tất cả các nước thành viên WTO. Sẵn sàng tham gia làm việc bất cứ lúc nào. Trong quá trình làm việc, mọi thành viên đều bình đẳng như nhau. Không giống như ban hội thẩm là thành viên không đựơc là công dân của các nước đang có tranh chấp hay quyền lợi liên quan đến tranh chấp, việc lựa chon ba thành viên để thành lập ban phúc thẩm tuân theo nguyên tắc lựa chon ngẫu nhiên, tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trong cơ quan phúc thẩm được tham gia, bất chấp họ thuộc quốc tịch nào (quy tắc 6 - thủ tục phúc thẩm do cơ quan phúc thẩm soạn thảo). Tuy nhiên, đối với các vụ tranh chấp có thể tạo ra xung đột quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp với một thành viên trong cơ quan phúc thẩm thì thành viên này không được tham gia xem xét vụ việc đó. II. CƠ CHẾ VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 1. Các nguyên tắc giải quyết tranhchấp của WTO Khi giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên của WTO, DSB phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nhất, đó là nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc công khai và thúc đảy cạnh tranh lành mạnh, nguyên tắc bảo hộ thông qua thuế quan, nguyên tắc tiếp cận thị trường, nguyên tắc bảo hộ và phòng ngừa bất trắc. Ngoài các nguyên tắc chung nói trên, khi giải quyết tranh chấp, DSB dựa trên những nguyên tắc cụ thể sau: Nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên tranh chấp. Theo nguyên tắc này các nước thành viên tranh chấp dù lớn hay nhỏ, phát triển, hay chậm phát triển đều bình đẳng như nhau trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh. Nguyên tắc này chi phối tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp: bình đẳng khi tham vấn; bình đẳng khi đưa tranh chấp ra ban hội thẩm, trong quá trình kháng cáo, khi thi hành khuyến nghị, phán quyết của DSB. Nguyên tắc bình đẳng cũng chi phối hoạt động của các hội thẩm viên, các thành viên cơ quan phúc thẩm trong quá trình giải quyết tranh chấp các hội thẩm viên, các thành viên cơ quan phúc thẩm hoàn toàn bình đẳng với nhau trong việc đưa ra ý kiến, quan điểm về các vấn đề cần giải quyết. Nguyên tắc bí mật. Các cuộc họp của bản hội thẩm, của cơ quan phúc thẩm là các cuộc họp kín, không công khai, các bên tranh chấp chỉ được mới tham dự khi cần thiết. Như vậy nội dung các cuộc họp của ban hội thẩm, cơ quan phúc thẩm là bí mật đối với các nước thành viên thư ba. Nguyên tắc bí mật phần nào cũng thể hiện trong giai đoạn tham vấn, đó là nội dung tham vấn giữa các nước thành viên tranh chấp không được thông báo cho các thành viên WTO biết. Nguyên tắc “đồng thuận phủ quyết” (hay “đồng thuận nghich”). Theo Điều 2.4, Điều 6.1, Điều 16.4 và Điều 17.14, việc ra quyết định thành lập ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận phủ quyết (hay đồng thuận nghích), nghĩa là trong mọi trường hợp, ban hội thẩm sẽ được thành lập để giải quyết tranh chấp và các báo cáo của ban hội thẩm, của cơ quan phúc thẩm sẽ được thông qua, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành lập ban hội thẩm hay không thông qua các báo cáo này. Điều này dẫn tới việc hầu như ban hội thẩm được thành lập một cách tự động khi có yêu cầu bằng văn bản của nguyên đơn và các báo cáo cũng đựơc thông qua một cách tự động. Đây cũng là một điểm độc đáo và tiến bộ trong cơ chế giải quyết tranh chấp cuả WTO so với GATT 1947 trước đây.trong cơ chế của GATT 1947, nguyên tắc đồng thuận được hiểu rằng ban hội thẩm chỉ được thành lập và một báo cáo chỉ được thông qua khi có sự nhất trí của tất cả các thành viên trong hội đồng GATT. Vì vây, khi một bên tranh chấp không có thiện chí có thể gây ra tình trạng trì trệ trong việc thông qua do một hay một số bên không chấp nhận những đề xuất trong báo cáo. -Nguyên tắc đối xử ưu đãi với các nước đang phát triển và chậm phát triển nhất việc đối xử ưu đãi với các nước đang phát triển chỉ thể hiện ở chỗ ban thư ký dành hỗ trợ về mặt pháp lý cho các nước này, có thể kéo dài một số thời gian trong quá trình giải quyết tranh chấp, quyền lợi và tình hình kinh tế của các nước này sẽ được chú ý tói trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp, quyền lợi và tình hình kinh tế của các nước này sẽ được chú ý tới trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp. 2. Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO Thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO thương trải qua các giai đoạn: tham vấn, hội thẩm, kháng cáo và phúc thẩm, thi hành phán quyết. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tranh chấp nào cũng đều phải trải qua tất cả các giai đoạn này. Tuỳ thuộc vào nội dung của tranh chấp, thiện chí của các bên mà một tranh chấp có thể được giải quyết tại giai đoạn tham vấn, hoặc tại giai đoạn hội thẩm. Giai đoạn tham vấn Giai đoan đầu tiên của việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO là tham vấn. Tham vấn là việc các nước tranh chấp tiến hành đàm phán với nhau để đưa ra một thoả thuận thống nhất về việc giải quyết tranh chấp. Tham vấn là thủ tục bắt buộc các bên phải tiến hành , chỉ khi các bên đã tham vấn hay đàm phán với nhau mà không đạt được hiệu quả thì mới tiến hành các quy trình tiếp theo của cơ chế giải quyết tranh chấp. Quy định này nhằm tránh sự đối đầu giữa các thành viên của WTO khi giảiquyết các tranh chấp phát sinh. Bước đầu tiên trong giai đoạn tham vấn là khi một nước thành viên của WTO (gọi tắt là nước khiếu nại) thấy một nước thành viên khác (gọi là nước bị khiếu nại) tiến hành một hay một số hành vi trái với các quy định của hiệp định hay thoả thuận của WTO. Trong yêu cầu tham vấn phải thể hiện rõ biện pháp để tiến hành tham vấn, cơ sở pháp lý để khiếu nại có quyền yêu cầu tham vấn (không đáp ứng yêu cầu này, thành viên yêu cầu tham vấn sẽ mất quyền được lập ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp nếu tham vấn không thành công). điều này đã được quy định trong điều 4.4 của thoả thuận DSU: “bất cứ yêu cầu tham vấn nào cũng sẽ phải đệ trình lên bằng văn bản và đưa ra yêu cầu , kể cả việc xác định mức độ của vấn đề và việc chỉ ra cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện”. Nội dung tham vấn giữa các bên được giữ bí mật và việc tham vấn không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước trong các giai đoạn sau của quá trình giải quyết tranh chấp. Theo quy định, nước bị khiếu nại phải trả nước khiếu nại về yêu cầu tham vấn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn và các bên tranh chấp sẽ tiến hành tham vấn một cách thiện chí trong thời hạn 30 ngày sau ngày nhận được yêu cầu với quan điểm có gắng đạt được giải pháp thoả đáng cho các bên, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu nước bị khiếu nại khong trả lời trong thời hạn 10 ngày sau ngày nhận được yêu cầu hoặc không tiến hành tham vấn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đựơc yêu cầu tham vấn, hoặc một thời hạn khác do các bên thoả thuận sau ngày nhận đựơc yêu cầu, thì khi đó nước khiếu nại có thể trực tiếp yêu cầu DSB thành lập ban hội thẩm. Nếu việc tham vấn không giải quyết được tranh chấp của các bên trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, hoặc một thời hạn 60 ngày kể trên nếu các bên tham vấn cũng cho rằng việc tham vấn không thể giải quyết được tranh chấp thì các bên khiếu nại có thể yêu cầu DSB lập ban hội thẩm. Trong trường hợp khẩn cấp, cung như trong trường hợp có liên quan đến hàng dễ hư hỏng, các thành viên phải tiến hành tham vấn trong thời gian không quá 10 ngày sau khi nhận được yêu cầu tham vấn. Nếu việc tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong thời hạn 20 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, bên khiếu nại có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Nếu trong giai đoạn tham vấn, các nước tranh chấp thống nhất đựơc giải pháp cho vụ tranh chấp thì tranh chấp đã được giải quyết. Nếu các nước tranh chấp không thoả thuận được giải pháp thoả đáng cho việc tranh chấp thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành ở bước tiếp theo tại ban hội thẩm. Giai đoạn hội thẩm Thủ tục tố tụng tại ban hội thẩm là giai đoạn thứ hai của tiến trình giải quyết theo cơ chế của WTO. Khi có yêu cầu thành lập ban hội thẩm của nước khiếu nại, DSB sẽ nhóm họp để xem xétyêu cầu này. Ban hội thẩm sẽ được thành lập vào phiên họp tiếp theo của DSB, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở nhất trí không thành lập Ban hội thẩm. Nhiệm vụ của ban hội thẩm là đánh giá khách quan vấn đề tranh chấp, bao gồm cả các tình tiết thực tế, khả năng áp dụng các hiệp định, thoả thuận có liên quan của WTO và tìm hiểu điều tra thêm để hỗ trợ DSB đưa ra các khuyến nghị hoặc phán quyết. Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được lập thành văn bản. Văn bản yêu cầu này phải ghi rõ thủ tục tham vấn đã được tiến hành nhưng tranh chấp chưa được giải quyết, xác đỉnhõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sởpháp lý của đơn kiện và trình bày vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm với với các điều kiện khác với các điều khoản tham chiếu chuẩn thì văn bản yêu này sẽ kèm theo văn bản đề xuất về các điều khoản tham chiếu đặc biệt. Khi thành lập ban hội thẩm, DSB có thể uỷ quyền cho Chủ tịch DSB soạn thảo các điều khoản tham chiếu của ban hội thẩm có sự tham vấn với các bên tranh chấp. Các điều khoản tham chiếu được soạn thảo như vậy sẽ được gửi tới các thành viên. nếu các bên thoả thuận điều khoản tham chiếu khác với điều khoản tham chiếu chuẩn thì bất kỳ thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề liên quan đến các điều khoản đó với DSB. Ban thư ký WTO sẽ đề nghị tên của ba người tham gia ban hội thẩm cho các bên tranh chấp lựa chọn, kèm theo danh sách các ứng cử viên có trình độ. Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về thành phần ban hội thẩm theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng giám đốc WTO, sau khi tham vấn với chủ tịch DSB và chủ tịch hội đồng hoặc các uỷ ban có liên quan sẽ quyết định thành lập ban hội thẩm bằng việc bổ nhiệm các hội thẩm từ những người mà tổng giám đốc cho là thích hợp nhất với bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ xung có liên quan được áp dụng cho tranh chấp đó, sau khi tham vấn với bên tranh chấp. chủ tịch của DSB sẽ thông báo cho các thành viên về thành phần của ban hội thẩm đã được thành lập không quá 10 ngày kể từ ngày chủ tịch DSB nhận được yêu cầu như trên. Thủ tục làm việc của Ban hội thẩm Các cuộc họp Ban hội thẩm đươc tiến hành theo nguyên tắc họp kín. Các bên tranh chấp và những bên có quan tâm chỉ có mặt tại các buổi họp khi được ban hội thẩm mời. Việc nghị án của Ban hội thẩm và những tài liệu được đệ trình lên sẽ được giữ bí mật. Các bên tranh chấp có quyền nêu quan điểm, ý kiến của mình. Các thành viên sẽ coi thông tin do một thành viên khác cung cấp là thông tin bí mật nếu thành viên đó cho rằng đó là thông tin bí mật. Các bên sẽ phải đệ trình lên Ban hội thẩm một bản chi tiết về hồ sơ khởi kiện. những thông tin chi tiết này sẽ được giữ bí mật. Bên cạnh đó, các bên tranh chấp cũng sẽ phải cung cấp một bản tóm tắt về những thông tin chưá trong bản đệ trình đó và được công bố công khai cho tất cả các thành viên của WTO nhằm mục đích công khai hoá trong quá trình tố tụng. Trước buổi họp chính thức đầu tiên, ban hội thẩm yêu cầu các bên tranh chấp phải chuyển tới Ban văn bản đệ trình trong đó trình bày các tình tiết của vụ kiện và được công bố công khai hoá trong quá trình tố tụng. Trong buổi họp chính thức đầu tiên, các bên nguyên đơn và bị đơn sẽ trực tiếp trình bày quan điểm của mình. Tất cả các bên thứ ba có liên quan sẽ được mời dự để trình bày quan điểm của mình về lợi ích thương mại có liên quan trong một phiên họp chính thức đầu tiên của ban hội thẩm được tổ chức riêng cho mục đích này. Các bên tranh chấp chỉ có quyền lập luận, bác bỏ y kiếncủa bên kia tại cuộc họp thứ hai của ban hội thẩm. Trong bất cứ thời điểm nào, ban hội thẩm cũng có thể đua ra câu hỏi đối với các bên và yêu cầu họ giải thích hoặc ngay trong cuộc họp hoặc bằng văn bản. Để đảm bảo tính minh bạch, các bài trình bày, bác bỏ và tuyên bố sẽ được đọc tại phiên họp với sự có mặt của các bên liên quan. Giai đoạn xét xử tại Ban Hội thẩm gồm các bước sau: Bước 1: trước phiên họp đầu tiên Bước 2: Xem xét của ban hội thẩm Bước 3: tham khảo ý kiến của các chuyên gia Bước 4. lập báo cáo sơ bộ Bước 5. lập báo cáo cuối cùng Bước 6: thông qua báo cáo cuối cùng Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm Chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáobáo cáo của ban hội thẩm. Tuy nhiên, bên thứ 3 đã được tham gia vào giai đoạn xét xử tại ban hội thẩm cũng có thể đệ trình văn bản đến cơ quan phúc thẩm và sẽ được tạo cơ hội được trình bày các vấn đề liên quan đến lợi íchcủa mình gắn với tranh chấp. Thoả thuận DSU quy đỉnh rằng kháng cáo chỉ cóa thể được thực hiện trước DSB Phạm vi xem xét kháng cáo của cơ quan phúc thẩm sẽ được giới hạn ở những vấn đề pháp luật được đề cập tới trong báo cáo của ban hội thẩm chứ không mở rộng phạm vi vụ tranh chấp. Cơ quan phúc thẩm sẽ đề cập đến từng vấn đề được nêu ra trong suốt quá trình tố tụng phúc thẩm. thời hạn xem xét kháng cáo không quá 60 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày cơ quan phúc thẩm chuyển báo cáo của mình lên DSB. Khi cơ quan phúc thẩm thấy mình không thể cung cấp báo cáo trong vòng 60 ngày cơ quan này sẽ thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng với khoảng thời gian dự kiến sẽ đề trình báo cáo. Tiến trình này không được vượt quá 90 ngày trong bất cứ trường hợp nào. Báo cáo của cơ quan phúc thẩm đã đựơc DSB thông qua trở thành phán quyết của DSB và các bên tranh chấp phải thi hành. Không có bên nào có quyền kháng cáo báo cáo của cơ quan phúc thẩm và phán quyết của DSB. Giai đoạn thi hành phán quyết Theo quy định của thoả thuận DSU, việc thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB là bắt buộc để đảm bảo giải quyết tranh chấp hữu hiệu. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩn hoặc cơ quan phúc thẩm, DSB sẽ tiến hành một cuộc họp để xem xét vấn đề thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB. tại cuộc họp này bên thua kiện phải thồn báo cho DSB về các dự định của mình đối với việc thực hịên các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Nếu không thế thực hiện ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết của DSB thì thành viên liên quan sẽ có một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. DSB giám sát việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết đã được thông qua. bất kỳ môt nước thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết tại DSB vào bất cứ thời điểm nào. trừ khi DSB quyết định khác, vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết sẽ được đưa vào chương trình nghị sự tại cuộc họp của DSB sau 6 tháng kể từ ngày ấn định khoảng thời gian hợp lý nêu trên và sẽ vẫn nằm trong chương trình nghị sự của DSB cho tới khi vấn đề được giải quyết. Ít nhất 10 ngày trước mỗi cuộc họp của DSB, nước thành viên thi hành phải cung cấp cho DSB văn bản báo cáo tình hình tiến triển việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết này. Trong trường hợp một nước đang phát triển khởi xướng vụ kiện, thì trong quá trình giám sát thi hành phán quyết, DSB có những biện pháp thích hợp để thực hiện chế độ ưu đãi đối với nước đang phát triển. Liên quan đến vấn đề này, DSB không chỉ chú ý đến phạm vi thương mại của biện pháp bị khiếu nại, mà còn tính đến ảnh hưởng cảu biện pháp đó đối với kinh tế của nước đang phát triển này. Khi hết thời hạn thi hành phán quyết mà bên vi phạm đã thua kiện không chịu điều chỉnh biện pháp thương mại bị khiếu nại cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định thoả thuận có liên quan của WTO thì bên thắng kiện có thể yêu cầu bồi thường hoặc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác. Bồi thường hoặc áp dụng biện pháp trả đũa chỉ là biện pháp giải quyết không được thi hành trong một “khoảng thời gian hợp lý”. Như vậy, trọng tâm của thoả thuận của DSU là việc thi hành các nhượng bộ không được coi là biện pháp giải quyết thay thế cho việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Theo thoả thuận DSU, bồi thường phảỉ mang tính chất tự nguyện và phù hợp với các hiệp định thuộc diện điều chỉnh của thoả thuận DSU. Bên khởi kiện có thể yêu cầu được bồi thường ngay khi thời hạn thi hành các phán quyết đã hết mà phán quyết không được thi hành. Khi được yêu cầu bồi thường, bên thua kiện phải đàm phán với bên thắng kiện về mức bồi thường. Không có quy định nào hạn chế lĩnh vực có thể bồi thường, do vậy, các bên hữu quan có thể thương lượng để bồi thường theo lĩnh vực hay theo các hiệp liên quan. Theo khoản 2, Điều 22 của thoả thuận DSU quy định nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày kể hết hạn thi hành phán quyết mà các bên không đạt được thoả thuận về bồi thường thoả đáng, bên thắng kiện có thể yêu cầu DSB cho phép áp dụng biện pháp trả đũa bằng cách tạnm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vị khác theo các hiệp định của WTO đối với bên kia. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày khi hết thời hạn thi hành phán quýêt, DSB sẽ cho phép bên thắng kiện tiến hành trả đũa, trừ phi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận bác bỏ yêu cầu trả đũa. Như vậy, biện pháp trả đũa chỉ được phép thực hiện trong trường hợp nước thành viên vi phạm đã thua kiện nhưng không thực hiện khuyến nghị, phán quyết và hai bên không thể đồng ý với nhau về mức độ bồi thường. Biện pháp trả đũa chỉ là biện pháp tạm thời và chỉ được áp dụng cho đến khi bên thua kiện đã loại bỏ các biện pháp trái với hiệp định của WTO, tức là cho đến khi bên thua kiện đã thi hành đầy đủ phán quyết của DSB. 3. Thủ tục trọng tài. Các nước tranh chấp có thể lựa chọn thủ tục trọng tài theo quy định của Điều 22 hoặc Điều 25 của thoả thuận DSU. Thủ tục trọng tài theo hai điều khoản này là khác nhau vì mục đích và thể trọng tài là khác nhau. Thủ tục trọng tài theo điều 22 của thoả thuận DSU được áp dụng trong trường hợp nước thua kiện không đồng ý về mức độ tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hay mức độ trả đũa mà bên thắng kiện đề nghị áp dụng, hoặc trong trường hợp hai bên không thống nhất được “thời hạn hợp lý” cho việc thi hành phán quyết của DSB. Trong trường hợp này, nếu có hoặc hai nước tranh chấp có yêu cầu trọng tài xem xét thì DSB sẽ chỉ định một ban trọng tài để giải quyết. Ban trọng tài này có thể là ban hội thẩm ban đầu nếu các nước tranh chấp đồng ý hoặc một trọng tài viên do tổng giám đốc WTO chỉ định. Ban trọng tài không có nhiệm vụ xem xét bản chất của những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác bị tạm hoãn mà chỉ xem xét mức độ của trả đũa có tương xứng với thiệt hại gây ra cho bên thắng kiện hay không và đưa ra một mức trả đũa. điều này xuất phát từ nguyên tắc việc trả đũa không được vượt quá mức độ thiệt hại thực tế gây ra.và như vậy thủ tuc trọng tài theo điều 22 thoả thuận DSU là bắt buộc Thủ tục trọng tài theo điều 25 thoả thuận DSU là một cách thức giải quyết tranh chấp do các bên tranh chấp tự nguyện thoả thuận áp dụng thay thế cho thủ tục của thoả thuận DSU để giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp liên quan đến những vấn đề được hai bên xác định rõ ràng. Khi lựa chon thủ tục trọng tài này, hai bên sẽ chịu trách nhiệm về việc lựa chọn trọng tài viên cũng như thủ tục áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa họ và có nghĩa vụ thông báo cho tất cả các nước thành viên WTO biết trước khi bắt đầu tiến hành thủ tục trọng tài. Những thành viên khác chỉ được tham gia thủ tục trọng tài nếu được các bên tranh chấp đồng ý. Tuy nhiên, WTO không có một cơ quan trọng tài hoạt động thường xuyên để giải quyết tranh chấp. Ban trong tài là do các nước tranh chấp thành lập ra và sau khi giải quyết xong tranh chấp, Ban trong tài này tự giải thể. Để đảm bảo tính khách quan, các nước tranh chấp hầu như không đưa tranh chấp ra một tổ chức trọng tài quốc tế thương trực của một nước nào. Trong qua trình giải quýêt tranh chấp, ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThoả ước giải quyết tranh chấp (DSU) và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.DOC
Tài liệu liên quan