Tiểu luận Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

I. Lí luận về đầu tư nước ngoài 2

1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2

2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế 6

3.Hạn chế của FDI 12

II. Thực trạng về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay 13

1.Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1989. 13

2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996. 14

3.Giai đoạn từ năm 1997 đến nay. 14

III.Những tác động của FDI đến nền kinh tế nước ta, nguyên nhân và giải pháp 15

1. Những tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 15

2.Những mặt hạn chế, tồn tại của hoạt đông FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 20

3. Nguyên nhân của tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay 21

4. Giải pháp cho quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 22

5. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 25

Kết luận 26

 

 

docx28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Thực tế cho thấy, hoạt động FDI chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tỉ lệ đầu tư tương đối thấp trong ngành sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm thay đổi cơ cấu ngành của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng công nghiệp hoá và đưa nền kinh tế các nước này tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ. Hoạt động FDI tập chung vào các ngành quan trọng của nền kinh tế chẳng hạn như các lĩnh vực : Công nghiệp chế tạo, công nghiệp lắp ráp,… có trình độ công nghệ tương đối cao. khi tỉ trọng ngành công nghiệp ổn định trong nền kinh tế đã phát triển lên thì các nước này có thể tham gia vào việc phân công lao động quốc tế thông qua việc chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh đối với các nước khác. 2.5. FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu. FDI đã tham gia vào quá trình xây dựng năng lực xuất khẩu với nguồn vốn và công nghệ mà FDI mang lại cùng đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, chuyên môn cao, năng suất lao động được cải thiện rõ rệt ; nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, chất lượng cao ngày càng đáp ứng được nhu cầu . Điều này làm cho hàng hoá ở các nước được đầu tư trở nên đa dạng và phong phú cả về chất lượng và số lượng, năng lực xuất khẩu tăng lên. FDI mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tư thông qua các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp FDI có lợi thế xuất khẩu hơn so với doanh nghiệp trong n­íc về thị trường, thương hiệu sản phẩm. Thông qua hệ thống công ty mẹ và công ty con của các công ty đa quốc gia, sản phẩm được xuất khẩu thuận lợi từ công ty này sang công ty khác ở các quốc gia khác nhau. Những công ty đa quốc gia này có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nước nhập khẩu và có nhiều thị trường xuất khẩu thông qua quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Xuất khẩu của các chi nhánh trong cùng một tập đoàn đa quốc gia cũng sẽ làm giảm chi phí giao dịch. Chính do những đóng góp to lớn của FDI vào việc thúc đẩy xuất khẩu mà các nước đầu tư đã đảy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới, và tăng độ mở cửa của nền kinh tế trong xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá. Các nước này đã sử dụng nguồn vốn FDI như là một lá bài chính trong chiến lược “ Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu “. Một số nước có tỉ lệ đóng góp của tư bản nước ngoài vào việc xuất khẩu khá lớn, chẳng hạn như Singapore là 72,1% ; brazil 32,2%, mexico 32,1% ; Đài Loan 25.6% … (Nguồn : giáo trình sau đại học môn ‘kinh tế quốc tế’). 2.6. FDI góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Chúng ta luôn luôn phải sống trong sự đánh đổi. Không bao giờ có một cái gì đó toàn vẹn.Phát triển kinh tế cũng vậy, để phát triển kinh tế có khi chúng ta phải trả giá bằng cả những thứ quý giá, đó là môi trường. Theo đánh giá của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới thì tốc độ tănh trưởng kinh tế luôn tỷ lệ thuận với tốc độ huỷ hoại môi trường. Nguyên nhân của tình trạng phá huỷ môi trường chủ yếu là do trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã sử dụng những công nghệ lạc hậu, trình độ và nhận thức của người quản lý và người lao động đối với vấn đề bảo vệ môi trường còn yếu, nhất là chưa có hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp. Những tồn tại này chủ yếu xảy ra đói với các doanh nghiệp của các nước đang phát triển và kém phát triển. Nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư thường sở hữu công nghệ sạch, tiên tiến và có hệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, khi cho phép các doanh nghiệp FDI đầu tư tại nước mình, các nước tiếp nhận đầu tư thường yêu cầu rất chặt chẽ vấn đề xử lý môi trường, tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất. Do vậy, dưới sức ép của các nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc trong quá trình sản xuất phải dáp ứng các tiêu chuẩn môi trường do các nước tiếp nhận đầu tư dặt ra. Diều này đã góp phần bảo vệ môi trường và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các nước tiép nhận đầu tư. Việc áp dụng công nghệ sạch, tiên tiến có lợi cho môi trường đã tạo ra những ảnh hưởng ngoại vi tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước và gây sức ép đối với các doanh nghiệp này phải có biện pháp xử lý môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Nhiệm vụ của các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển là phải tối thiểu hoá ảnh hưởng có hại của tăng trưỏng kinh tế đối với môi trường và tối đa hoá tác động có lợi của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường. 2.7. FDI góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế Quan hệ đầu tư quốc tế xuất hiện từ thế kỉ 18, trong thời kì này các nước có quan hệ đầu tư với nhau trên cơ sở tự nguyên, có lợi ích và chưa đặt ra cho nhau các nghĩa vụ phải thực hiện. Hiện nay, quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế trong phạm vi giữa các quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới biểu hiện tự do hoá trong 4 lĩnh vực thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, đầu tư vào thương mại dịch vụ. Như vậy, đầu tư là một trong 4 lĩnh vực được các quốc gia xem xét tự do hoá. FDI đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa các quốc gia đầu tư và tiếp nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu. Những cam kết về tự do hóa đầu tư nước ngoài được coi như là những quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới diễn ra theo chiều sâu và rộng, các nước trên thế giới đã có nhiều hình thức áp đặt các cam kết tự do hoá lĩnh vực đầu tư. Trên đây, chúng ta nói về lợi ích của các nước nhận đầu tư khi các nước này là các nước đang hoặc kém phát triển. Đó là xu hướng đầu tư sang những nước kém phát triển hơn để tận dụng được những lợi thế so sánh của họ qua đó làm giảm chi phí sản xuất. Và còn để mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngày nay, trên thế giới thịnh hành một loại hình đầu tư khác. Đó là đầu tư sang các nước tư bản phát triển. Và họ đầu tư chủ yếu ở các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao. Như thế sẽ có lợi hơn rất nhiều khi đầu tư vào những ngành kĩ thuật cơ bản. Chúng ta thường quan niệm các nước công nghiệp phát triển là các nước xuất khẩu đầu tư nhưng thực sự đây là một môi trường đầu tư lí tưởng. Bởi nội tại họ đã có một nền công nghệ tiên tiến, sẽ không phải tốn kinh phí đầu tư nghiên cứu cũng như ứng dụng công nghệ mới. Mặt khác, tận dụng được những trang thiết bị có sẵn, người lao động có tay nghề và trình độ cao. Những ngành sản xuất với hàm lượng kĩ thuật cao sẽ rất thích hợp trong điều kiện này. Đây là những nước xuất khẩu FDI nhiều nhất, nhưng cũng tiếp nhận vốn nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia( TNCs) đóng vai trò chủ chốt. Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu của chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát … 3.Hạn chế của FDI Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của FDI đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên bên cạnh nhưng ảnh hưởng tích cực đó nó cũng gây nên những ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Do vậy, khi đánh giá tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chung ta không nên chỉ đánh giá những mặt tích cực mà cần phải xem xét, nghiên cứu cả các mặt tiêu cực của hoạt động này để từ đó có thể đưa ra những chính sách nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của hoạt động FDI. Sau đây là một số mặt hạn chế của hoạt động FDI. 3.1 Hoạt động FDI làm ảnh hương xấu đến chất lượng môi trường Như chúng ta đã biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn tỷ lệ thuận với tốc độ ô nhiễm môi trường. Muốn có tốc độ tăng trưởng cao thì con người phải sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên và những chất thải từ hoạt động sản xuất là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ từ những nhà máy do nhà đầu tư nước ngoài thành lập sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Một trong những lý do thúc đẩy hoạt động đầu tư tại các nước kém và đang phát triển đó là tiêu chuẩn kiểm soát môi trường ở những nước này thấp hơn những nước phát triển. Nhiều nước tiếp nhận đầu tư thậm chí đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mà không đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ về môi trường. Bên cạnh những tác động gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động sản xuất trực tiếp, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ các nước đầu tư sang các nước tiếp nhận đầu tư là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Các nước đi đầu tư chủ yếu là các nước phát triển. ở những nước này công nghệ luôn là những công nghệ hiện đại, tiên tiến. Các hoạt đông nghiên cứu và triển khai công nghệ mới luôn được chú trọng. Khi công nghệ mới được tìm ra thì họ sẽ thay thế, loại bỏ công nghệ cũ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong quá trình đó họ cần nơi thải những công nghệ lạc hậu. Do chi phí để thực hiện việc này ở các nước phát triển là rất cao nên họ đã biến các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước kém và đang phát triển thành những bãi rác thải công nghệ. Thông qua đó họ không những giảm được phí thải mà còn kiếm thêm được một số nguồn thu. 3.2 FDI làm giảm hiệu quả sản xuất Ngoài việc gây ra ô nhiễm môi trường, việc chuyển giao công nghệ cũng làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước tiếp nhận đầu tư. Công nghệ là một trong bốn yếu tố phát triển kinh tế nếu áp dụng công nghệ lạc hậu sẽ kìm hãm phát triển kinh tế ở những nước tiếp nhận đầu tư. Một số nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển giao công nghệ đã không chuyển giao toàn bộ công nghệ mà chỉ chuyển giao một phần công nghệ dẫn đến tình trạng chắp vá, không đồng bộ. Đối với một số nước kém phát triển, khi chuyển giao công nghệ không phù hợp với năng lực tiếp nhận công nghệ cũng không làm tăng hiệu quả sản xuất. Năng lực tiếp nhận công nghệ của những nước kém và đang phát triển thường là thấp do điều kiện về con người và cơ sở vật chất của những nước này kém hơn so với những nước phát triển.Những công nghệ tiên tiến được chuyển giao nhiều khi không khuyến khích hoạt động sản xuất và tiêu dùng ở những nước kém phát triển. 3.3.Những mặt hạn chế khác Ngoài những hạn chế trên hoạt động FDI còn gây nên một số tác động tiêu cực khác như : -Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các công ty xuyên quốc gia.Việc hợp nhất, sáp nhập và giải thể của các công ty này với xu hướng ngày càng tăng trên thế giới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động bị sa thải ở các doanh nghiệp FDI. Điều này đã làm cho thu nhập của người lao động không ổn định và giảm, làm cuộc sống của người lao động lâm vào tình trạng khó khăn, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. -Những công ty FDI, đặc biệt là những công ty xuyên quốc gia thường sở hữu công nghệ hiện đại., trình độ tổ chức sản xuất, vốn lớn hơn so với các doanh nghiệp trong nước do vậy sẽ gây nên những tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này. Trong nhiều trường hợp, hàng hoá, dịch vụ của các công ty xuyên quốc gia chiếm ưu thế hơn so với doanh nghiệp trong nước dẫn đến doanh nghiệp trong nước dần mất dần thị trường,và do năng lực cạnh tranh kém hơn nên có thể lâm vào tình trạng phá sản hoặc bị thôn tính. Nhiều nghành sản xuất mới trong nước khó có thể cạnh tranh được với các công ty độc quyền do vậy sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình sản xuất. -Do phải nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, công nghệ, chuyển lợi nhuận, vay nợ nước ngoài …sẽ là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây thâm hụt cán cân thanh toán của một quốc gia. - Do thành công trong hoạt động kinh doanh, những công ty FDI và các công ty xuyên quốc gia ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội, chính trị. Các công ty xuyên quốc gia có thể can thiệp vào chính sách, quyết định phát triển kinh tế của một quốc gia và hoạt động chính trị ở nước tiếp nhận đầu tư. II. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY 1.Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1989 Vào tháng 12 năm 1987 quốc hội Việt Nam đã lần đầu tiên thông qua luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện các chương trình lớn. Việc làm này của đảng và nhà nước ta đã khuyến khích và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động FDI phát triển làm cho hoạt động FDI có những chuyển biến quan trọng tạo nên những bước đột phá trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI và khuyến khích nhiều công ty của các nước phát triển đầu tư vào Việt Nam thay vì hoạt động đầu tư chỉ xảy ra giữa các nước xã hội chủ nghĩa như trong giai đoạn trước. Cụ thể, trong giai đoạn này Việt Nam đã thu hút được 213 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1793,3 triệu USD. trong đó tổng số vốn pháp định là 1007,4 triệu USD.Tốc độ tăng trưởng vốn của FDI của các năm sau cao hơn so với các năm trước cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên hoạt động tăng trưởng vốn FDI trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế gới. bởi vì Việt Nam vừa mới thay đổi chính sách về FDI, cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn yếu nên chưa tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều quy định của luật đầu tư còn là rào cản đối với hoạt động FDI, chưa khuyến khích và bảo đảm cho các nhà đầu tư. 2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996. Nhận thấy được những mặt còn hạn chế trong các chính sách đầu tư, sang giai đoạn này luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được sửa đổi và bổ sung qua các năm 1990, 1992 và được hoàn thiện vào năm 1996 nhằm đáp ứng yêu cầu về thu hút nguồn vốn FDI và xu thế hội nhập với các nước trên thế giới. Điều này đã làm cho vốn FDI vào Việt Nam tăng đều đặn qua các năm. Trong giai đoạn này Việt Nam đã thu hút được thêm 1655 dự án với tổng số vốn đăng ký tăng là 25181 triệu USD. Tính bình quân quy mô của mỗi dự án là 15,21 triệu USD / dự án. Đến cuối năm 1996, Việt Nam đã thu hút được 1868 dự án với tổng số vốn đăng kí là 269743 triệu usd. Giai đoạn này cho thấy nhịp độ thu hút vốn FDI có xu hướng tăng rất nhanh qua các năm và không có sự suy giảm về nguồn vốn FDI. Tình hình thực hiện vốn FDI trong giai đoạn từ 1991 đến 1996 Năm Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Quy mô (triệu USD) So với năm trước (%) Số dự án Vốn đăng kí Quy mô 1991 151 1322,3 8,76 139,81 157,60 112,74 1992 197 2165,0 11,0 130,46 163,73 125,57 1993 269 2900,0 10,78 136,55 133,95 98,00 1994 343 3765,6 10,98 127,51 129,85 101,85 1995 370 6530,8 17,65 107,87 173,43 160,75 1996 325 8497,3 26,15 87,84 130,11 148,16 Tổng 1655 25181 15,21 ( Nguồn : Niên gián thông kê năm 2002, NXB Thống Kê ) Qua bảng trên ta thấy, vốn đăng kí đều có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 1992 so với năm 1991 tăng 163,73% ; Năm 1993 so với năm 1992 tăng 133,95%; năm 1994 so với năm 1993 tăng 129,85% ; năm 1995 so với năm 1994 tăng 173,43%; năm 1996 so với năm 1995 tăng 130,11%. Đặc biệt trong năm 1996, lượng vốn FDI tăng vượt trội so với các năm là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án lớn nhất so với quy mô các dự án đã được phê duyệt ( hơn 3 tỷ USD / 2 dự án.) 3.Giai đoạn từ năm 1997 đến nay. Để khắc phục những mặt hạn chế của khung pháp luật hiện hành về FDI ; tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, năm 1998 Chính phủ ta đã có những giải pháp tạm thời như : điều chỉnh mục tieu hoạt động của nhiều dự án ; bổ sung các biện pháp khuyến khích đầu tư và bảo đảm đầu tư; xử lý linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư… và đến tháng 6 năm 2000 Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật ĐTTTNN của năm 1996. Nhờ những cải cách chính sách này mà chúng ta đã thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn FDI, ngăn chặn được tình trạng suy giảm vốn FDI. Trong giai đoạn 1997 đến nay Việt Nam đã thu hút được thêm 4054 dự án với tổng số vốn đăng ký tăng 20.355,7 triệu USD so với thời kì năm 1991 đến năm 1996. Tính bình quân quy mô của mỗi dự án là 5,02 triệu USD/dự án. Giai đoạn này cho thây nhịp độ thu hút vốn FDI có xu hướng giảm mạnh so với năm 1995, năm 1996. Nguyên nhân xuất hiện dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm dần từ năm 1997 là do cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính khu vực châu á. Phần lớn các nguồn vốn FDI vào Việt Nam (trên 70% ) đều bắt nguồn từ các nước châu á, trong đó các nước ASEAN chiém gần 25%, các nước và lãnh thổ ở khu vực đông bắc á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan chiếm trên 31%. Khi nền kinh tế các nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng cùng với sự phá sản hàng loạt của các công ty lớn nên các nhà đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Do vậy đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư ở những nền kinh tế này bị giảm sút. Tuy vậy đây cũng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hoạt động FDI ở Việt Nam giảm sút mà còn do một số nguyên nhân khác. Đó là do điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam và môi trường đầu tư kếm hấp dẫn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Tình hình thực hiện vốn FDI trong giai đoạn từ 1997 đến 2004 Năm Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Quy mô (triệu USD) So với năm trước (%) Số dự án Vốn đăng kí Quy mô 1997 345 4649,1 13,48 106,15 54,71 58,23 1998 275 3897,0 14,17 79,71 83,83 105,12 1999 311 1568,0 5,04 113,09 40,24 35,57 2000 371 2012,4 5,42 119,30 128,30 107,5 2001 523 2535,5 4,85. 140,97 125,99 92,55 2002 754 1557,7 2,06 144,16 61,43 42,47 2003 752 1914,0 2,55 0,99 122,87 123,78 2004 723 2222,0 3,07 0,96 116,09 120,39 Tổng 4054 20.355,7 5,02 Qua bảng trên ta thấy sự tăng giảm vốn FDI qua các năm như sau : năm 1997 so với năm 1996 giảm 54,71% ; năm 1998 so với năm 1997 giảm 83,83% ; năm 1999 so với năm 1998 giảm 40,24% ; năm 2000 so với năm 1999 tăng 128,3%; năm 2001 so với năm 2000 tăng 125,99% ; năm 2002 so với năm 2001 giảm 61,43% ; năm 2003 so với năm 2002 tăng 122,87% và năm 2004 tăng 120,39% so với năm 2003. Quy mô dự án được cấp phép trong giai đoạn này nhìn chung là không lớn so với giai đoạn trước. III.NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 1. Những tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tính từ khi luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành vào năm 1987 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn trong tình trạng không ổn định. Thời kì đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là từ năm 1992 đến năm 1997 với mức tăng trưởng GDP trên 8%. Sau một thời gian chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997-1998, tốc đọ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm sút và thấp nhất là 4,8% vào năm 1999. Tuy vậy, trong mấy năm trở lại đây, từ năm 2002, 2003, 2004 nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn nhiều so với những năm trước đây và mang tính ổn định cao : 7,12% (2002); 7,24% ( 2003) và 7,6% năm 2004. Đạt dược tốc độ tăng trưởng như trên phải kẻ đến vai trò quan trọng của hoạt động ĐTTTNN trong việc làm gia tăng sản lượng GDP. Từ mức đóng góp 2% của hoạt động FDI đối với GDP trong năm 1992 thì trong 3 năm gàn đây từ năm 2002 đến năm 2004 tỷ lệ này đã đạt tới con số 13,9% ; 14,3% ; 14,5%. Như vậy có thẻ nói tốc đọ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cùng chiều với đóng góp của hoạt động FDI và tỷ lệ dống góp ngày càng tăng. 1.2.FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế Kể từ khi có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn FDI, vốn FDI thực hiện tăng nhanh qua các năm : thời kì từ năm 1991 đén năm 1995 đạt trên 7,15 tỷ USD chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội ; thời kì từ năm 1996 đến năm 2000 đạt trên 12,8 tỷ USD chiếm 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và gấp trên 1,8 lân thời kì từ năm 1991 đến năm 1996. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với GDP trong thời kì từ năm 1996 đến năm 2000 đã đạt trên 6%. Riêng thời kì từ năm 2001 đến năm 2005 tổng số vốn đầu tư toàn xã hội vào khoảng 830 – 850 nghìn tỷ đồng, tương đương với 59 – 61 tỷ USD, tăng khoảng 11- 12% / năm.Trong đó tổng số vốn ĐTTTNN chiếm khoảng 16-17% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Trên thực tế mấy năm gần đây tổng số vốn FDI thực hiện đạt trên 8 tỷ USD, riêng năm 2003, vốn đầu tư vào Việt Nam đã đạt 4,2 tỷ USD. 1.3.FDI góp phần chuyển giao công nghệ Một trong những định hướng quan trọng cho nến kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay là tăng nhanh tiềm lực kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; vừa tăng thêm sản lượng của các năng lực sản xuất hiện có vùa xây dựng mới nhiều xí nghiệp với ưuy mô thích hợp, mở thêm nhiều ngành, nghề mới; vừa đổi mới nhanh chóng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất. Thông qua hoạt động FDI đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều công nghệ mới và hiện đại đã được chuyển giao thông qua hoạt động FDI, tạo bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước. Việc chuyển giao những công nghệ mới, hiện đại vào Việt Nam không chỉ có lợi cho hoạt động sản xuất của chính doanh nghiệp FDI đó mà còn có tác dụng phổ biến những công nghệ này cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng những công nghệ mới trong các doanh nghiệp và tại các cơ sở nghiên cứu khác ở Việt Nam.Qua đó hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nước ta. Trong ngành công nghiệp và xây dựng thì những công nghệ được sử dụng tại các dự án có vốn FDI đều là những công nghệ hiện đại hơn so với công nghệ vốn đã tồn tại ở nước ta trước khi có hoạt động FDI. Cụ thể là các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển giao và phát triển tại Việt Nam công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kĩ thuật số, robot, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, công nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, cáp điện … Đi kèm với những công nghệ hiện đại này là những dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại trên thế giới. Việc chuyển giao công nghệ này đã góp phần làm tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng sản xuất một số mặt hàng mới, có lợi thế so sánh so với các nước khác làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong ngành nông,lâm,ngư nghiệp, các dự án FDI đầu tư thường tập trung chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, trồng rừng và chế biến gỗ...Phần lớn các dự án này được đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn như : Phú thọ, Tuyên Quang, Hải Dương, … Việc thu hút các dự án có vốn FDI trong lĩnh vực này đã góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh công nghệ hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Nhiều loại vật nuôi, giống cây trồng mới cùng với những dây chuyền chế biến hàng nông sản – thực phẩm tiên tiến đã dược nhập khẩu và chuyển giao vào nước ta. Trong ngành dịch vụ thì việc chuyển giao công nghệ không được tiến hành mạnh mẽ như đối với lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. chuyển giao công nghệ được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Nhiều dự án đầu tư với những tập đoàn nổi tiếng của các nước trên thế giới như: Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… đã đầu tư vào Việt Nam. Những dự án này đã góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý kinh doanh khách sạn cho phía đối tác Việt Nam và tạo nên hiệu ứng tích cực đối với các thành phần kinh tế khác cùng kinh doanh lĩnh vực này. 1.4. FDI góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hiện đang được xã hội quan tâm và coi đây là một trong những nhân tố góp phần làm choa xã hội ngày càng phát triển, công bằng và bền vững. Mọi người đều có việc làm sẽ làm giảm các vấn đề xã hội. Kể từ khi có hoạt dộng FDI ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không những thu hút và sử dụng lao động mà còn tạo ra những hiệu ứng tích cực đối với vấn đề giải quyết việc làm gián tiếp. Có thể nhận thấy lực lượng lao động trong các dự án có vốn FDI tăng lên hàng năm. Cuối năm 1993, số lao động trong các dự án co vốn FDI chỉ có 49.892 lao động, đến năm 1994 là 88.054 lao động, tăng 1,76 lần. Trong 4 năm gần đây khu vực FDI đã giải quyết một khối lượng lớn lao động Việt Nam, năm 2001 khu vực này đã thu hút thêm 6,9 vạn lao động, tăng 19% ; năm 2002 có thêm 17,5 vạn lao động được thu hút vào khu vực FDI, tăng 39%, năm 2003 thu hút thêm 7,5 vạn lao động, tăng 12,7 % và năm 2004 thu hút thêm 7,4 vạn lao động. Bên cạnh việc trực tiếp tạo ra việc làm cho người lao động thông qua việc tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc trong các công ty FDI, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn giải quyết công ăn việc làm thông qua các hoạt động gián tiếp. Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan