Tiểu luận Thu thập chứng cứ ở nước ngoài và ủy thác quốc tế

Các hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài cơ bản thống

nhất với nhau về nội dung, nguyên tắc và thể thức giải quyết các vấn đề tư pháp quốc

tế phát sinh giữa các nước kết ước tạo ra một hệ thống các biện pháp tương trợ tư

pháp giữa Việt Nam và các nước hữu quan. Điều này giúp cho khi tiến hành thực hiện

trao đổi các ủy thác tư pháp điều tra xác minh về dân sự, hôn nhân-gia đình, kinh tế

lao động được thuận lợi hơn.

Trong thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về cơ

bản cũng đã có nhiều cố gắng thực hiện đầy đủ việc ủy thác tống đạt hồ sơ, lấy lời

khai đương sự mà Tòa án nước ngoài yêu cầu. Hồ sơ ủy thác của Tòa án nước ngoài

được Thẩm phán nghiên cứu kỹ để xác định đúng và đầy đủ nội dung, yêu cầu được ủy

thác. Tiến độ thực hiện ủy thác đúng thời gian quy định trong công văn của Bộ Tư

pháp. Việc tống đạt giấy tờ cho người cần được tống đạt được thực hiện đúng theo quy

định trong Hiệp định tương trợ tư pháp và đảm bảo đúng thủ tục tố tụng theo quy định

của pháp luật Việt Nam.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thu thập chứng cứ ở nước ngoài và ủy thác quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THU THẬP CHỨNG CỨ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ ỦY THÁC QUỐC TẾ Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều điều ước, trong đó có các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý được ký kết giữa Nhà nước ta với các nước khác. Các hiệp định này được ký kết đã đánh dấu những bước phát triển mới trong quan hệ pháp lý quốc tế giữa nước ta với các nước có liên quan trong nhiều lĩnh vực tư pháp và pháp lý, góp phần mở rộng quan hệ pháp lý quốc tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác giải quyết nhiều vấn đề pháp lý đa dạng và phức tạp về hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình giữa Nhà nước, công dân Việt Nam với các Nhà nước và công dân của các nước hữu quan. Điều này đã góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và chính sách hợp tác, tương trợ về tư pháp và pháp lý giữa nước ta với các quốc gia khác, trên cơ sở độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa-xã hội của cả nước. Trong thời gian qua việc mở rộng mối quan hệ giao lưu về các lĩnh vực chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế, pháp luật đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Về lĩnh vực pháp luật nói riêng, những năm qua Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt hợp tác quốc tế với Tòa án nước ngoài trong việc ủy thác tư pháp quốc tế, cùng nhau hợp tác giải quyết nhiều vấn đề về hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình, kinh tế, lao động. I. CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP. Hiệp định tương trợ tư pháp là Điều ước quốc tế quan trọng, được ký kết với danh nghĩa Nhà nước, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa nước ta và nước ngoài về tương trợ tư pháp như: lập, tống đạt giấy tờ, điều tra thu thập chứng cứ, công nhận và thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về các vấn đề dân sự, tiến hành khám xét, thu giữ, chuyển giao vật chứng, tiến hành giám định, lấy lời khai của các bên, người làm chứng, bị cáo và những người khác là đối tượng của các vụ điều tra hình sự, dẫn độ để truy tố hình sự hoặc để thi hành bản án. Cho đến nay, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ký kết hợp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự với nhiều nước (Cộng hòa Séc và Slovakia, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Cuba, CHND Hunggari, CHND Bungari, CH Ba Lan, CHDCND Lào, Liên bang Nga, CHND Trung Hoa, CH Pháp, Ucraina, Mông Cổ, Bêlarút). Để áp dụng thống nhất các quy định trong Hiệp định, Nhà nước ta cũng đã ban hành 2 văn bản hướng dẫn quan trọng: 􀂃 Thông tư liên bộ số 139/TT-LB ngày 12/3/1984 của Bộ Tư pháp-Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Tòa án nhân dân tối cao-Bộ Nội vụ-Bộ Ngoại giao về việc thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký giữa nước ta với Liên Xô và các nước XHCN. 􀂃 Thông tư số 163/HTQT ngày 25/3/1993 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài. Trong bài tham luận này, tôi chỉ trình bày về một số tình hình thực tiễn thu thập chứng cứ ở nước ngoài và ủy thác tư pháp quốc tế về các vụ án dân sự, hôn nhân-gia đình. Hiện nay việc tiến hành thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế của Tòa án căn cứ vào Thông tư số 163/HTQT của Bộ Tư pháp hướng dẫn về tống đạt giấy tờ và lấy lời khai trong các vụ dân sự do Tòa án nước ngoài thụ lý. II. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VIỆC ỦY THÁC TƯ PHÁP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1. Việc nhận ủy thác hồ sơ Theo số liệu thống kê trong 02 năm gần đây (năm 2004 và 5 tháng đầu năm 2005), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý và giải quyết: 􀂃 Năm 2004: đã giải quyết 21 hồ sơ đạt tỉ lệ 100%. Cụ thể là: o Cộng hòa Liên bang Đức (06 hồ sơ): Tòa án sơ thẩm Erfurt, sơ thẩm Freising, sơ thẩm Kothen, sơ thẩm Gorlar, Magdeburg và Tòa án trung thẩm Gera. o Cộng hòa Séc (05 hồ sơ): Tòa án Trida, Tòa án huyện tại Ceské, huyện Cheb, Tòa án sơ thẩm Jesenik và sơ thẩm Praha. o Cộng hòa Ba Lan (04 hồ sơ): Tòa án khu vực Vacsava, khu vực Zielona Gora, khu vực Praga và khu vực Lublin. o Cộng hòa Liên bang Nga (02 hồ sơ): Tòa án Trọng tài thành phố Matxcơva. o Cộng hòa Pháp (02 hồ sơ): Tòa án phúc thẩm Cộng hòa Pháp. o CHND Trung Hoa (01 hồ sơ): Tòa án nhân dân Trung Hoa. o Hunggary (01 hồ sơ): Tòa án sơ thẩm Bộ nội vụ. 􀂃 5 tháng đầu năm 2005: thụ lý 14 hồ sơ và hiện giải quyết được 09 hồ sơ đạt tỉ lệ 64,29%. Nơi ủy thác Thụ lý Giải quyết CH Ba Lan (04 hồ sơ) -TA khu vực thành phố Tychy. -TA khu vực Warszawa-Praga. -Tòa án khu vực Lodz. -Tòa án tỉnh tại 'Swidnica (03 hồ sơ) - TA khu vực Warszawa-Praga -Tòa án khu vực Lodz. -Tòa án tỉnh tại 'Swidnica. CHLB Đức (03 hồ sơ) -Tòa án sơ thẩm Kothen. -Tòa án sơ thẩm Hof. -Tòa án trung thẩm Berlin (02 hồ sơ) -Tòa án sơ thẩm Hof. -Tòa án trung thẩm Berlin. Cộng hòa Pháp (02 hồ sơ) -Tòa án phúc thẩm CH Pháp. (02 hồ sơ) -Tòa án phúc thẩm CH Pháp. Cộng hòa Séc (02 hồ sơ) -Tòa án phúc thẩm Jesenik -Tòa án huyện Ceské. CHND Trung Hoa (01 hồ sơ) -Tòa án Guangzhau (Quảng Châu). CH Slovakia (01 hồ sơ) -Tòa án quận Tranva. (01 hồ sơ) -Tòa án quận Tranva Hunggary (01 hồ sơ) -Tòa án quận IV và XV Budapest (01 hồ sơ) -Tòa án quận IV và XV Budapest Việc thực hiện ủy thác tư pháp các hồ sơ này chủ yếu về tống đạt hồ sơ cho các đương sự (về các vụ việc ly hôn, tranh chấp tài sản…). Thẩm phán của Tòa án được phân công giải quyết hồ sơ sẽ gửi giấy báo theo địa chỉ có trong hồ sơ triệu tập người cần được tống đạt đến Tòa án để thực hiện việc việc tống đạt giấy tờ. Việc tống đạt giấy tờ được thực hiện chủ yếu tại trụ sở của Tòa án thành phố Hà Nội (trường hợp có lý do chính đáng theo luật định thì việc tống đạt sẽ được tiến hành tại nơi đương sự cư trú hoặc nơi làm việc). 􀂃 Giao cho người cần tống đạt các giấy tờ cần tống đạt gồm 01 bản gốc và 01 bản dịch. 􀂃 Lập biên bản tống đạt hồ sơ, có chữ ký của Thẩm phán, của cán bộ thư ký, của người nhận tống đạt và đóng dấu của Tòa án. 􀂃 Photo Chứng minh thư nhân dân của đương sự cần tống đạt (để xác nhận Tòa án đã tống đạt các giấy tờ đến đúng đương sự mà Tòa án nước ngoài yêu cầu tống đạt). Về thủ tục liên hệ với Tòa án ủy thác và gửi hồ sơ: Tòa án thành phố Hà Nội làm công văn (kèm Biên bản tống đạt hồ sơ có ký nhận của đương sự + Bản photo Chứng minh thư nhân dân của đương sự) trả lời về việc đã thực hiện việc tống đạt hồ sơ cho đương sự và xin gửi kết quả của việc ủy thác cho Tòa án nước ngoài để giải quyết tiếp theo thẩm quyền. (Phụ lục1-tr.10) Tuy nhiên, cũng có trường hợp Tòa án Hà Nội gửi lại toàn bộ hồ sơ ủy thác tư pháp quốc tế cho Tòa án ủy thác thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam do địa chỉ của đương sự trong hồ sơ ủy thác cung cấp không đầy đủ, rõ ràng và chính xác.Tòa án đã gửi giấy báo nhiều lần và tiến hành xác minh nhưng không có đương sự cần tống đạt ở địa chỉ đó hoặc đương sự đã quay trở lại nước sở tại không còn ở tại Việt Nam (VD: Hồ sơ ủy thác TPQT của Tòa án sơ thẩm Praha - Cộng hòa Séc; Tòa án khu vực Vacsava - Cộng hòa Ba Lan) hoặc trong hồ sơ chỉ có bản gốc mà không có bản dịch (VD: Hồ sơ ủy thác TPQT của Tòa án khu vực Zielona Gora - Cộng hòa Ba Lan). Đối với những trường hợp này thì Tòa án thành phố Hà Nội làm công văn trả lời về việc đã thực hiện việc tống đạt hồ sơ cho đương sự nhưng không thực hiện được vì lý do trên và xin gửi lại toàn bộ hồ sơ cho Bộ Tư pháp Việt Nam để giải quyết theo thẩm quyền (kèm theo công văn có Biên bản xác minh + Hồ sơ ủy thác quốc tế + Công văn về việc chuyển ủy thác tư pháp quốc tế). 2. Việc gửi ủy thác hồ sư: Theo số liệu thống kê: Năm 2004: Tổng số là 85 hồ sơ Năm 2005: Tổng số là 21 hồ sơ ủy thác (tống đạt bản án, quyết định, điều tra…) Các vấn đề ủy thác Quốc gia Năm 2004 Năm 2005 Ủy thác tống đạt bản án ly hôn sơ thẩm CHLB Đức 11 03 CHLB Nga 05 01 Mỹ 03 CH Ba Lan 02 CH Séc 02 Canada 01 CHDC ND Lào 01 Vương quốc Anh 01 Hàn Quốc 01 Thụy Sĩ 01 Tổng: 28 vụ 4 vụ Ủy thác tống đạt quyết định ly hôn sơ thẩm Canada 02 CHLB Đức 02 Italia 01 Tổng: 05 vụ 0 vụ Ủy thác tống đạt bản án dân sự sơ thẩm CHLB Đức 01 Malaixia 01 Ucraina 01 CHND Trung Hoa 01 Tổng: 04 vụ 0 vụ Ủy thác tống đạt thông báo kết quả xét xử và thông báo kháng cáo CHLB Đức 01 01 CH Séc 01 Tổng: 01 vụ 02 vụ Ủy thác tống đạt QĐĐC vụ án ly hôn Angôla 01 CHLB Đức 01 02 CHLB Nga 01 CH Pháp 01 CH Séc 01 Tổng: 04 vụ 03 vụ Ủy thác tống đạt quyết định đình chỉ vụ án dân sự CH Áo 01 CH Ba Lan 01 CHLB Đức 01 01 CHLB Nga 01 Tổng: 03 vụ 02 vụ Ủy thác điều tra vụ án ly hôn: về các vấn đề ly hôn, chia tài sản sau ly hôn, quyền nuôi con và đóng góp phí tổn nuôi con, thay đổi quyền nuôi con…. CH Ba Lan 01 CHLB Đức 09 01 CHLB Nga 07 01 Cộng hòa Séc 05 01 Canada 02 Đài Loan 01 Hàn Quốc 02 Anggôla 01 Australia 01 CH Pháp 01 02 Mỹ 01 01 Tổng: 29 vụ 08 vụ Ủy thác điều tra vụ án dân sự: chủ yếu lấy lời khai của đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ lien quan CHLB Đức 03 vụ CH Áo 02 vụ CH Ba Lan 01 vụ CHLB Nga 01 vụ CH Séc 01 vụ Canada 01 Hàn Quốc 01 Nhật Bản 01 Tổng: 09 vụ 02 vụ Ủy thác điều tra vụ án kinh tế Hàn Quốc 01 vụ Thái Lan 01 vụ Tổng: 02 vụ 0 vụ Tuy nhiên, cũng còn có những trường hợp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn về việc uỷ thác điều tra vụ án dân sự nhưng vẫn chưa nhận được công văn trả lời. Do vậy mà Tòa án gửi tiếp công văn ủy thác tư pháp lần thứ hai đề nghị Đại sứ quán Việt Nam ở các nước sở tại có công dân Việt Nam cư trú (là đương sự hoặc là người liên quan đến vụ việc Tòa án nhân dân Hà Nội đang giải quyết) để thực hiện ủy thác tư pháp theo đúng quy định Điều 30 Pháp lệnh lãnh sự quán công bố ngày 24/11/1990. Tòa án thành phố Hà Nội cần lấy lời khai của đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về các vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vụ án. VD: trong vụ kiện xin ly hôn, bị đơn đang ở nước ngoài thì cần lấy lời khai về các điểm sau: 􀂃 Ngày, tháng, năm kết hôn? Có đăng ký kết hôn không, có tự nguyện kết hôn không? 􀂃 Cuộc sống chung của vợ chồng đến thời gian nào thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân gì? Nay có đơn xin ly hôn thì có ý kiến, nguyện vọng gì không? Đề nghị Tòa án xử vắng mặt hay có mặt? 􀂃 Quá trình chung sống có mấy con chung? Họ, tên, tuổi các con? Nếu Tòa án giải quyết cho ly hôn thì ai nuôi con, phí tổn đóng góp nuôi như thế nào? 􀂃 Về tài sản: Tài sản chung có những gì (cần khai rõ)? Đề xuất chia như thế nào và ủy quyền cho ai giải quyết vấn đề này? 􀂃 Về nhà ở: có nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay không? Nguyện vọng của bản thân về vấn đề nhà ở như thế nào? Ngoài ra nếu bị đơn muốn khai thêm thì ghi thêm vào biên bản. Dưới đây là số vụ Tòa án Hà Nội gửi công văn uỷ thác điều tra vụ án lần thứ 2: Tổng số vụ ủy thác điều tra lần thứ 2 là: 􀂃 12 vụ- năm 2004 􀂃 05 vụ- 5 tháng đầu năm 2005 Ủy thác điều tra vụ án dân sự Nơi nhận ủy thác Năm 2004 Năm 2005 Về ly hôn Angôla O1 Australia 01 CHLB Đức 02 CHLB Nga 01 01 Canada 01 CH Séc 01 CH Pháp 01 Đài Loan 01 Mỹ 01 Về dân sự Áo 01 vụ (về việc tranh chấp hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) CHLB Nga 02 vụ (phụ lục 9-tr.25 v/v hủy hợp đồng mua bán nhà), về đòi quyền sử dụng đất đai) CH Séc 01 vụ (kiện chia thừa kế) Hàn Quốc 01 vụ (về tranh chấp hợp đồng muan bán) Nhật Bản 01 (việc kiện đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng - phụ lục 6-tr.19) Tổng số vụ - Ly hôn: 07 vụ - Dân sự 05 vụ - Ly hôn: 04 vụ - Dân sự: 01 vụ Trong 17 vụ đã uỷ thác điều tra thì Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ nhận được kết quả trả lời 03 vụ. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý. Các hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài cơ bản thống nhất với nhau về nội dung, nguyên tắc và thể thức giải quyết các vấn đề tư pháp quốc tế phát sinh giữa các nước kết ước tạo ra một hệ thống các biện pháp tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước hữu quan. Điều này giúp cho khi tiến hành thực hiện trao đổi các ủy thác tư pháp điều tra xác minh về dân sự, hôn nhân-gia đình, kinh tế lao động được thuận lợi hơn. Trong thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về cơ bản cũng đã có nhiều cố gắng thực hiện đầy đủ việc ủy thác tống đạt hồ sơ, lấy lời khai đương sự mà Tòa án nước ngoài yêu cầu. Hồ sơ ủy thác của Tòa án nước ngoài được Thẩm phán nghiên cứu kỹ để xác định đúng và đầy đủ nội dung, yêu cầu được ủy thác. Tiến độ thực hiện ủy thác đúng thời gian quy định trong công văn của Bộ Tư pháp. Việc tống đạt giấy tờ cho người cần được tống đạt được thực hiện đúng theo quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp và đảm bảo đúng thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp Tòa án nhân dân Hà Nội không thực hiện được ủy thác. Những trường hợp này rất ít mà nguyên nhân là do địa chỉ của đương sự cần tống đạt trong hồ sơ ủy thác nhiều khi thiếu chính xác, không rõ ràng và cụ thể, mặt khác do có sự thay đổi lại số nhà, tên đường phố hay đương sự đã đổi chỗ ở (VD: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp quốc tế số 416/LSQH ngày 21/3/2005 của Đại sứ quán Cộng hòa Slovaki tại Bangkok về việc tống đạt hồ sơ vụ án xác định cha cho con chưa thành niên cho ông Nguyễn Thân Giang sinh ngày 21/3/1969, địa chỉ Hồ Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tòa án nhân dân Hà Nội đã gửi giấy báo nhiều lần và tiến hành xác minh nhưng không có địa chỉ như hồ sơ đã ghi, quận Hoàn Kiếm không có phố Hồ Trưng Vương). Ngoài ra có những hồ sơ ủy thác còn thiếu tài liệu ủy thác (như thiếu bản dịch hay trong hồ sơ ủy thác chỉ có bản để lưu mà thiếu bản tống đạt cho đương sự). Trong những trường hợp này, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã gửi công văn về Bộ Tư pháp thông báo rõ và chuyển lại toàn bộ hồ sơ ủy thác tư pháp quốc tế để Bộ tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền. Có thể nói Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quan tâm đúng mức đến việc thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài, chất lượng và số lượng thực hiện ủy thác về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của Tòa án nước ngoài. Hầu như trong các năm gần đây đã giải quyết 100% số hồ sơ đã thụ lý. Những trường hợp gửi trả lại toàn bộ hồ sơ ủy thác về Bộ là do những nguyên nhân khách quan. Đối với việc uỷ thác tư pháp của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội đối với Toà án nước ngoài: Trong những năm qua, những phúc đáp về uỷ thác tư pháp của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạt kết quả 30% trong tổng số đã uỷ thác. Theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội khi giải quyết về dân sự, hôn nhân-gia đình, kinh tế, lao động có nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ở nước ngoài (nếu họ chưa có lời khai tại Tòa án) đều phải tiến hành ủy thác điều tra để lấy lời khai của họ, đảm bảo đúng thủ tục tố tụng, để làm tài liệu xét xử vụ án. Tòa án gửi công văn ủy thác điều tra đến Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, đề nghị Đại sứ quán báo gọi đương sự đến để thông báo và lấy lời khai về các vấn đề có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên việc ủy thác điều tra nhiều khi không đạt kết quả cao, có nhiều vụ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội không nhận được công văn trả lời. Để đảm bảo thủ tục tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật, nên Tòa án tiếp tục gửi công văn ủy thác điều tra vụ án lần thứ 2. Chính việc trả lời chậm trễ này đã gây rất nhiều khó khăn cho Tòa án khi tiến hành giải quyết vụ việc, thời gian kéo dài, tốn công tốn sức ảnh hưởng đến cuộc sống của những người tham gia vụ kiện. Đối với những trường hợp 02 lần uỷ thác không nhận được kết quả dẫn đến việc đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà Pháp luật quy định, phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì vụ án lại chưa được kết thúc, gây khó khăn cho các đương sự. Do vậy, đối với những vụ án Dân sự, Hôn nhân và gia đình, sau khi Toà án xét xử sơ thẩm vắng mặt những người tham gia tố tụng do họ đang định cư hoặc lằm ăn sinh sống ở nước ngoài, Toà án gửi bản án, quyết định qua Bộ Tư Pháp và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để tống đạt cũng chậm nhận được kết quả (nếu 03 tháng kể từ ngày giao hồ sơ uỷ thác tống đạt mà không có kết quả trả lời thì bản án sơ thẩm đã xét xử vắng mặt đương sự mặc nhiên có hiệu lực pháp luật) thì đối với việc uỷ thác tống đạt quyết định, bản án của Toà án cho đương sự là người nước ngoài ở nước ngoài lại càng vô cùng khó khăn, hâu như Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội chưa bao giờ nhận được kết quả tống đạt. Trường hợp đương sự không còn ở địa chỉ cũ do đã chuyển đi nơi khác không rõ địa chỉ mới mà không thực hiện được việc ủy thác điều tra hoặc đương sự cố tình không chịu khai báo thì cơ quan được ủy thác cũng nên sớm thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội biết để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có hiệu lực pháp luật ngày 01 tháng 01 năm 2005, là một trong những điều kiện quan trọng trong việc thống nhất áp dụng và thực hiện chính xác các quy định trong lĩnh vực tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự ( quy định tại chương XXXVI ), tạo điều kiện để chúng ta thực hiện tốt hơn công việc ủy thác tư pháp quốc tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân khi tham gia tố tụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThu thập chứng cứ ở nước ngoài và ủy thác quốc tế.doc
Tài liệu liên quan