Tiểu luận Thủ tục pháp lý để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xăng dầu cho công ty thương mại xuất nhập khẩu

- Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền: yêu cầu về thiết kế phải theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530 : 1998 (phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 14/1999/TT-BTM).

- Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các phương tiện trên sông, trên biển:

+ Trường hợp cửa hàng xây dựng cố định trên đất liền để bán xăng dầu cho tàu, thuyền, ghe, xuồng trên sông, trên biển: ngoài việc thiết kế cửa hàng theo yêu cầu trên, còn phải có thiết kế xây dựng cầu tàu cố định cho tàu, thuyền, ghe, xuồng cặp vào để đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng dầu.

+ Trường hợp sử dụng phương tiện vận tải đường bộ (ô tô xì-téc) để bán xăng dầu cho tàu, thuyền, ghe, xuồng trên sông, trên biển thì phải có bãi đỗ xe được thiết kế, xây dựng đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về mặt bằng; có thiết kế, có thiết kế, xây dựng cầu tàu cố định cho tàu, thuyền, ghe, xuồng cặp vào để đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng dầu.

- Việc thiết kế phải do một tổ chức có tư cách pháp nhân được phép hoạt độngt thiết kế theo quy định của Nhà nước.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thủ tục pháp lý để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xăng dầu cho công ty thương mại xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các thương nhân với nhau thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tuỳ thuộc vào đối tượng giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ, thương nhân có thể lựa chọn các phương thức giao dịch cho phù hợp. Một trong những phương thức giao dịch được các thương nhân sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hình thức giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại (trung gian thương mại). Có rất nhiều hình thức trung gian thương mại khác nhau như: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lí thương mại… Trong phạm vi bài viết này, nhóm chúng tôi xin đi vào phân tích một trong các hình thức trung gian thương mại phổ biến nhất, đó là đại lí thương mại. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về hình thức này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài số 4: “Nguyễn văn A có nhu cầu làm đại lý kinh doanh xăng dầu cho công ty thương mại xuất nhập khẩu X. Hãy tư vấn các thủ tục pháp lý để A có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xăng dầu chô công ty thương mại XNK X.” NỘI DUNG Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “ Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Chúng ta thấy so với Luật thương mại năm 1997, Luật thương mại hiện hành đã mở rộng phạm vi hoạt động cho các đại lí thương mại sang lĩnh vực cung ứng dịch vụ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay khi các loại hình dịch vụ đang dần hình thành và phát triển mạnh mẽ, chiếm ưu thế trên thị trường. Vì chỉ có Nguyễn Văn A có nhu cầu làm đại lý kinh doanh nên có hai loại hình doanh nghiệp phù hợp với A, đó là doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên. Về vấn đề vốn, trong DNTN không xuất hiện sự góp vốn, DNTN không có sự tách bạch giữa sở hữu tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN và tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết trong hồ sơ đăng kí kinh doanh, đồng thời phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty ( Khoản 2 điều 66 luật Doanh nghiệp 2005). Bên cạnh đó, xét chế độ chịu trách nhiệm tài sản: điều 141 LDN năm 2005, chủ DNTN tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (chế độ chịu trách nhiệm vô hạn). Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chủ DNTN sẽ phải sử dụng các tài sản riêng của mình như tiền, nhà, đất, xe ôtô,… để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty ( Khoản 1 điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Từ những phân tích ở trên, chúng tôi nghĩ A nên chọn hình thức công ty TNHH một thành viên sẽ hạn chế được rủi ro cho A trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để A có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xăng dầu làm đại lý cho công ty thương mại XNK X thì A phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu: Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý): “ 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu; 2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; 3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.” 1. Điều kiện về chủ thể Điều kiện tiên quyết để A có thể tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi A phải là thương nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định: “ Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này…” Cũng theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1 tháng 10 năm 2010 về hưóng dẫn chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp quy định về quyền thành lập doanh nghiệp: Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. * Các trình tự đăng ký kinh doanh mà ông A cần phải tiến hành: Theo quy định tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp về trình tự đăng ký kinh doanh thì: 1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. 2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này. 4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong đó hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; 2. Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty; 3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); 4. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp; 5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức; 6. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; (Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của chính phủ về đăng ký kinh doanh). A kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xăng dầu không thuộc các trường hợp yêu cầu phải có giấy chứng chỉ hành nghề nên khi A đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, dự thảo Điều lệ công ty, danh sách thành viên bản sao, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền… A đến (Phòng kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư)? tỉnh nơi đặt trụ sở của đại lý kinh doanh xăng dầu của A để đăng ký kinh doanh. * Về tên của doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2005 và một số quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì:             1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:             a) Loại hình doanh nghiệp;             b) Tên riêng.             2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.             3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Theo những quy định trên, theo chúng tôi, ông Nguyễn Văn A có thể đặt tên cho đại lý của mình là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Văn A. Ông Nguyễn Văn A sau khi đã trở thành một thương nhân phải có thêm các điều kiện (quy định tại khoản 2 và 3 Điều 14 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ) để trở thành đại lý xăng dầu: - Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu. - Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ mội trường theo quy định hiện hành. Như vậy, ông A phải mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cán bộ, nhân viên của cửa hàng phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành thì mới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xăng dầu trên thị trường. 2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu. 2.1 Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ a. Yêu cầu về thiết kế - Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền: yêu cầu về thiết kế phải theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530 : 1998 (phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 14/1999/TT-BTM). - Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các phương tiện trên sông, trên biển: + Trường hợp cửa hàng xây dựng cố định trên đất liền để bán xăng dầu cho tàu, thuyền, ghe, xuồng…trên sông, trên biển: ngoài việc thiết kế cửa hàng theo yêu cầu trên, còn phải có thiết kế xây dựng cầu tàu cố định cho tàu, thuyền, ghe, xuồng…cặp vào để đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng dầu. + Trường hợp sử dụng phương tiện vận tải đường bộ (ô tô xì-téc) để bán xăng dầu cho tàu, thuyền, ghe, xuồng…trên sông, trên biển thì phải có bãi đỗ xe được thiết kế, xây dựng đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về mặt bằng; có thiết kế, có thiết kế, xây dựng cầu tàu cố định cho tàu, thuyền, ghe, xuồng…cặp vào để đảm bảo an toàn khi bơm rót xăng dầu. - Việc thiết kế phải do một tổ chức có tư cách pháp nhân được phép hoạt độngt thiết kế theo quy định của Nhà nước. b. Về địa điểm kinh doanh - Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. - Cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho nổi trên sông, trên biển: + Cửa hàng và kho nổi cố định: phải được neo đậu tại các điểm theo quy định của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền quản lý đường sông hoặc quản lý đường biển chấp thuận. + Cửa hàng, kho nổi di động: khi neo đậu để bán hàng không làm ảnh hưởng đến luồng tuyến giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn trên sông, trên biển. + Phải cách xa khu dân cư, khu vực tập trung tàu, thuyền, bến đò, bến phà, cảng, khu vực nuôi trông thuỷ hải sản ít nhất 100m. - Địa điểm xây dựng kho xăng dầu trên đất liền phải phù hợp với quy hoạch của địa phương, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. - Địa điểm xây dựng cảng xăng dầu: phải phù hợp với quy hoạch địa phương, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được sự chấp thuận của Bộ giao thông vận tải và Bộ khoa học Công nghệ và Bộ Tài nguyên Môi trường. c. Về dụng cụ đo lường - Phải có đủ phương tiện đo lường theo quy định, các phương tiện này phải được cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc đơn vị được uỷ quyền kiểm định, kẹp chì (niêm phong) và cho phép sử dụng. d. Đối với các phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dùng (như ô tô xì – téc,tàu dầu đường sông, tàu dầu đường biển…) - Phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm định cho phép sử dụng để vận tải xăng dầu. 2.2 Điều kiện về môi trường, phòng chống cháy nổ a. Về bảo vệ môi trường - Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải chấp hành các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, cụ thể: + Các cửa hàng trên đất liền phải có hệ thống tiêu thoát nước thải theo quy định. + Các cửa hàng trên sông, trên biển trong quá trình hoạt động kinh doanh không để xăng dầu rơi rớt trên sông, trên biển, phải có dụng cụ chứa đựng nước thải (nước dấm Balat, nước trong lacanh…); việc tiêu thoát nước phải thải đúng nơi quy định không làm ô nhiễm môi trường và cảnh quan xung quanh. + Có báo cáo tác động môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra xác nhận. - Kho, cảng xăng dầu: + Phải có trang thiết bị thích hợp ứng cứu sự cố tràn dầu. Cảng có trọng tải 1000 tấn trở lên phải có thiết bị phao quây, thiết bị hút tràn dầu, giấy thấm dầu, chất phân tán và có phương án phòng cháy chữa cháy, ứng cứu sự cố tràn dầu do Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận. + Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường: . Đối với kho có dung tích trên 3000 m3 báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. . Đối với kho có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 3000 m3 báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. b. Về phòng cháy chữa cháy - Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất từng loại hình cửa hàng theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 14/1999/TT-BTM; các phương tiện thiết bị đó phải luôn ở trạng thái hoạt động tốt; phải có phương án phòng cháy, chữa cháy được cơ quan phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận. - Kho, cảng, phương tiện vận tải xăng dầu: Được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ, chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất của công trình và phương tiện vận tải theo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 14/1999/TT-BTM được cơ quan phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận. 2.3 Trình tự, thủ tục đăng ký điều kiện kinh doanh cho cửa hàng bán lẻ. Theo quy định tại điều 15 Nghị định 84/2009/NĐ-CP một cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải có các điều kiện sau:" Cửa hàng bán lẻ xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu: 1. Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 2. Được xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành; 3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành. " Khi mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu, thương nhân Nguyễn Văn A phải đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. Đồng thời cửa hàng bán lẻ xăng dầu của ông A còn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Vì thế, ông A phải hoàn tất các thủ tục, giấy tờ sau: Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 84/2009/ NĐ-CP: - Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cửa hàng bán lẻ xăng dầu có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu khi có đủ điều kiện. - Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho một cửa hàng mới mở bao gồm: . Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Nghị định (Phụ lục 1). . Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân Nguyễn Văn A sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu. . Bản kê trang thiết bị của cửa hàng theo quy định tại khoản 2 điều 15 Nghị định và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu. . Bản sao hợp lệ chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ và nhân viên của cửa hàng. . Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn về phòng chống cháy nổ do cơ quan PCCC cấp tỉnh cấp. . Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường do Sở Tài nguyên Môi trường cấp. Thương nhân Nguyễn Văn A phải gửi hồ sơ trên về Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở chính của thương nhân và phải nộp phí, lệ phí theo quy định khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. 3. Điều kiện về cán bộ, nhân viên để Nguyễn Văn A tiến hành mở đại lý hoạt động kinh doanh xăng dầu. Thứ nhất, cán bộ, nhân viên làm việc trong đại lý kinh doanh xăng dầu của Nguyễn Văn A phải đảm bảo sức khỏe về thể chất theo quy định tại Điều 4 Chương II Thông tư 14/1999/TT-BTM: Cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng, kho cảng, phương tiện vận tải xăng dầu phải đảm bảo có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm công việc được giao, có giấy khám sức khỏe do cơ quan Y tế quận, huyện hoặc cấp tương đương trở lên kiểm tra và xác nhận đủ sức khoẻ để làm việc. Định kỳ hàng năm thương nhân phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ nhân viên. Thứ hai, cán bộ, nhân viên phải có kiến thức về xăng dầu, bảo vệ môi trường; được học tập huấn luyện về an toàn phòng chống cháy nổ, phòng độc và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị tại cửa hàng, do cơ quan phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố kiểm tra cấp Giấy chứng nhận. Ngoài ra ở một số vị trí làm việc cần đáp ứng các điều kiện như : đối với vị trí là người phụ trách kho và các cơ sở giao nhận xăng dầu phải có trình độ trung cấp quản lý kinh tế hoặc tương đương trở lên, có kiến thức về xăng dầu, được học tập, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy, an toàn về môi trường và an toàn lao động.;công nhân vận hành thiết bị công nghệ kho bể, đường ống, giao nhận phải qua trường lớp của Nhà nước đào tạo về kỹ thuật xăng dầu và phòng cháy chữa cháy; nhân viên làm việc tại kho xăng dầu phải có kiến thức về xăng dầu, được học tập, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy, phòng độc được cơ quan Phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận. KẾT LUẬN Như vậy, thủ tục đăng ký làm đại lý bán lẻ xăng dầu đã được pháp luật quy định khá cụ thể, chi tiết. Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh có điều kiện vì thế những quy định của pháp luật về kinh doanh ngành hàng này phải được Nhà nước dự liệu và quy định khả thi, hợp lý giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên./ Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2011/ Phụ lục 1: MẪU SỐ 3 TÊN DOANH NGHIỆP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: …./ ….ngày..tháng..năm……. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO CỬA HANG BÁN LẺ XĂNG DẦU. Kính gửi: Sở Công thương tỉnh/ thành phố…. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………….. Tên giao dịch đối ngoại: ……………………………………………………………………………………. Địa chỉ trụ sở chính …………………………………………………………………………………………. Số điện thoại:…………………………….số Fax: ………………………………………………………… Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số……do…..cấp ngày…..tháng…năm………………… Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………… Đề nghị Sở Công thương xem xét cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày…tháng…năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP ( Ký tên và đóng dấu) Hồ sơ kèm bao gồm: 1.Bản sao hợp lệ Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cảu doanh nghiệp. 2.Bản kê khai trang thiết bị của cửa hang bán lẻ xăng dầu 3. Tài liệu về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu. 4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyễn văn A có nhu cầu làm đại lý kinh doanh xăng dầu cho công ty thương mại xuất nhập khẩu X Hãy tư vấn các thủ tục pháp lý để A có thể tiến hành ho.doc
Tài liệu liên quan