Điều 69 LPS năm 2004 quy định những nội dung bắt buộc có trong phương án là: kế hoạch, giải pháp cần thiết phục hồi DN, HTX và các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Các biện pháp cần thiết được liệt kê như: huy động vốn mới, thay đổi mặt hàng sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất Bên cạnh đó LPS năm 2004 cũng đưa ra những biện pháp mang tính dự liệu “các biện pháp khác không trái pháp luật”(điểm g khoản 2 điều 69). Những biện pháp này vừa thiếu lại vừa thừa và máy móc, cứng nhắc khi xây dựng nội dung của phương án. Bởi việc lựa chọn giải pháp để phục hồi DN, HTX dựa trên cơ sở tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh trên thực tế. DN, HTX này có
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5770 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản năm 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, HTX[6].
Khái niệm thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản
Hiện nay, trong khoa học pháp lý và các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa đưa ra khái niệm thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Nhưng trong các công trình khoa học có đưa ra quan điểm về các dấu hiệu pháp lý về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản[5] như sau:
Thứ nhất, phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục được tiến hành bởi Tòa án. Đây là một giai đoạn trong thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản của DN, HTX, sau khi Tòa án tiến hành mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản và chính Tòa án là người quyết định thủ tục phục hồi này.
Thứ hai, đối tượng áp dụng thủ tục phục hồi là các nhà kinh doanh (DN, HTX) mất khả năng thanh toán nợ đến hạn[7]. Đây là lúc DN, HTX lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nhưng không có nghĩa là DN, HTX hoàn toàn cạn kiệt tài sản. Thẩm phán xem xét và quyết định chỉ những DN, HTX còn có khả năng phục hồi hoặc vì tầm quan trọng của DN, HTX đối với nền kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng mới là đối tượng áp dụng của thủ tục.
Thứ ba, thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là một thủ tục đặc biệt trong thủ tục phá sản. Do thủ tục phục hồi được áp dụng khi có sự đồng ý của hội nghị chủ nợ, không có sự phân chia tài sản DN, HTX trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi…
Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục do Tòa án áp dụng, theo đó, một DN, HTX không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn được hưởng một thời hạn nhất định để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do hội nghị chủ nợ thông qua, dưới sự giám sát của Tòa án và các chủ nợ[5].
Vai trò của thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản
Bảo vệ lợi ích của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là đưa DN, HTX thoát khỏi khó khăn về tài chính, hoạt động kinh doanh trở lại bình thường. Đây là mục đích cơ bản và tiên quyết để xây dựng và áp dụng thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.
Tối đa hóa việc trả nợ cho các chủ nợ, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ và những người có liên quan. Thể hiện qua việc LPS quy định cho các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, đề xuất phương án phục hồi kinh doanh…Điều này góp phần bảo đảm tài sản phá sản của DN, HTX - con nợ, từ đó đảm bảo các tài sản thanh toán nợ cho các chủ nợ. Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ và những người có liên quan, phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là giải pháp mà họ luôn mong muốn. Vì khi DN, HTX thoát khỏi tình trạng khó khăn và tiếp tục kinh doanh trở lại thì khả năng thanh toán nợ là rất lớn.
Góp phần bảo đảm, duy trì trật tự và ổn định xã hội. Khi một DN, HTX bị tuyên bố phá sản thì kéo theo các DN, HTX là bạn hàng, đối tác của họ cũng chịu sự tác động nhất định về tài chính. Và vấn đề khó giải quyết nữa là việc làm và tiền lương của người lao động trong điều kiện cung lớn hơn cầu hiện nay. Nếu phục hồi thành công và giải quyết thỏa đáng quyền lợi giữa chủ nợ và con nợ sẽ góp phần làm giảm đi những mâu thuẫn, căng thẳng có thể có giữa những chủ thể này. Qua đó, góp phần duy trì trật tự, ổn định xã hội và làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh cho các DN, HTX.
Những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản
Vai trò của hội nghị chủ nợ trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản
Mục đích cơ bản và quan trọng của thủ tục phá sản là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư – bao gồm cả chủ nợ và con nợ. Một trong những phương thức bảo vệ cho các quyền và lợi ích hợp pháp đó chính là hội nghị chủ nợ (HNCN). Thông qua HNCN, các bên có thể đi đến những giải pháp khả dĩ hơn so với việc tuyên bố DN, HTX bị phá sản.
Thành phần tham gia hội nghị chủ nợ
Theo quy định của LPS năm 2004, HNCN gồm có hai nhóm: nhóm chủ nợ có quyền được tham gia HNCN quy định tại điều 62 và nhóm người có nghĩa vụ tham gia HNCN quy định tại điều 63[5]. Có nghĩa là thành phần cơ bản tham gia HNCN là các chủ nợ. Bên cạnh đó là những người có nghĩa vụ tham gia HNCN khi họ là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đây là chủ thể lần đầu tiên được quy định trong nhóm người có nghĩa vụ tham gia HNCN, do LPS năm 2004 mở rộng đối tượng được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Vì vậy, thành phần tham gia HNCN đa dạng và phong phú hơn.
Con nợ luôn luôn là đối tượng phải tham gia HNCN không phân biệt con nợ nộp đơn hay không (do chủ thể khác nộp) đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thẩm quyền, vai trò của hội nghị chủ nợ
HNCN có toàn quyền trong việc định đoạt số phận của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản (Điều 64). Đây là nơi đánh giá và quyết định có áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hay không. Và còn là nơi để các bên thảo luận, xem xét và thống nhất phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Thông qua quyền này, HNCN thể hiện được vai trò của mình trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi và đưa ra các giải pháp giúp DN, HTX thoát khỏi tình trạng khó khăn lúc này một cách rõ nét và đầy đủ nhất.
HNCN còn có thẩm quyền đề nghị thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Đây là thẩm quyền lần đầu tiên LPS năm 2004 trao cho HNCN. Điều này chứng tỏ LPS năm 2004 đề cao vai trò của HNCN trong quá trình thực hiện thủ tục phục hồi. HNCN còn có quyền bầu người đại diện, bầu thay thế người đại diện trong tổ quản lý, tổ thanh lý tài sản. Đây là chủ thể có vai trò không thể thay thế trong thủ tục mở phá sản. Vì vậy, sự tham gia của đại diện chủ nợ trong tổ chức này tạo điều kiện cho các chủ nợ bảo vệ tốt hơn quyền của mình.
Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Theo LPS năm 2004, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản có thể áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh khi cần có các điều kiện nhất định sau:
Thứ nhất, DN, HTX phải nằm trong tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đây là dấu hiệu xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản và là căn cứ để mở thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nói riêng.
Thứ hai, DN, HTX đó phải thuộc phạm vi áp dụng của thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phục hồi nói riêng. Theo quy định của LPS năm 2004 thì chỉ áp dụng thủ tục này với DN, HTX mà chưa áp dụng với hộ kinh doanh cá thể.
Thứ ba, điều kiện về khả năng phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Đánh giá khả năng phục hồi có ý nghĩa quyết định đến việc áp dụng thủ tục phục hồi. Theo qui định tại khoản 1 điều 68, việc có áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các chủ nợ chứ không phải chủ DN, HTX hay Tòa án[5]. HNCN chính là nơi xem xét và quyết định số phận của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.
Vì vậy, điều kiện cần và đủ để DN, HTX được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là: HNCN lần thứ nhất được tổ chức thành công (hợp lệ), điều 65 LPS năm 2004 quy định: “HNCN chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia; có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia HNCN quy định tại điều 63 của luật này”.Sau đó, HNCN thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu DN, HTX phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh[3].
Như vậy không phải DN, HTX nào lâm vào tình trạng phá sản cũng được áp dụng thủ tục phục hồi mà phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Những điều kiện này làm cho việc áp dụng thủ tục phục hồi đạt hiệu quả cao trong thực tế, tránh trường hợp áp dụng thủ tục phục hồi tràn lan, không đạt được hiệu quả mà còn làm cho DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản kiệt quệ hơn.
Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Chủ thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại khoản 2 điều 68 thì DN, HTX là chủ thể có nghĩa vụ. Bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi. Đây là một điểm mới so với LPSDN năm 1993 thì chỉ có chủ DN, HTX mới được quyền này. Quy định mới này làm cho chủ thể xây dựng phương án phục hồi đa dạng hơn. Điều này cũng chứng tỏ sự bổ sung và đề cao vai trò của các chủ nợ trong việc xây dựng phương án phục hồi và đưa chủ nợ tham gia vào quá trình phục hồi của DN, HTX. Qua đó, giúp cho HNCN có thể xem xét, lựa chọn được những phương án khả thi và có hiệu quả nhất nhằm phục hồi DN, HTX thành công và bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ nợ.
Nội dung phương án có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành công hay không phục hồi trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi. Vì vậy mà các chủ thể xây dựng phương án đều cố gắng đưa ra các phương án, giải pháp hữu hiệu nhất và phù hợp với tình hình thực tế của DN, HTX để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn thực tại.
Điều 69 LPS năm 2004 quy định những nội dung bắt buộc có trong phương án là: kế hoạch, giải pháp cần thiết phục hồi DN, HTX và các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Các biện pháp cần thiết được liệt kê như: huy động vốn mới, thay đổi mặt hàng sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất…Bên cạnh đó LPS năm 2004 cũng đưa ra những biện pháp mang tính dự liệu “các biện pháp khác không trái pháp luật”(điểm g khoản 2 điều 69). Những biện pháp này vừa thiếu lại vừa thừa và máy móc, cứng nhắc khi xây dựng nội dung của phương án. Bởi việc lựa chọn giải pháp để phục hồi DN, HTX dựa trên cơ sở tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh trên thực tế. DN, HTX này có thể áp dụng nhóm giải pháp này nhưng DN, HTX lại không thể.
Thời gian xây dựng phương án phục hồi: Sau khi có quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, DN HTX có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho Thẩm phán xem xét, quyết định trình tại HNCN thảo luận và thông qua. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải được thực hiện trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày HNCN lần thứ nhất thông qua Nghị quyết. Trong trường hợp nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá ba mươi (30) ngày (K2 - Điều 68).
Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại khoản 2 điều 71 LPS năm 2004: “Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.”
Theo đó, HNCN là tổ chức duy nhất có thẩm quyền quyết định việc thông qua hay không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Thẩm quyền này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng của HNCN trong mô hình thủ tục tố tụng phá sản của LPS ở Việt Nam. Về thể thức thông qua bất kỳ nội dung nào trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi tại HNCN đều được thực hiện bằng hình thức biểu quyết. Tất cả các chủ nợ khi tham gia HNCN đều có quyền biểu quyết thông qua các vấn đề được đưa ra xem xét tại HNCN không phụ thuộc vào tính chất, vị trí của các khoản nợ mà họ sở hữu. Quy định tiến bộ này đã góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ nợ khi tham gia HNCN.
Nhưng điều kiện thông qua tại HNCN lần một và lần hai là khác nhau. Nếu như tại HNCN lần một, phương án phục hồi sẽ được thông qua nếu có trên một phần hai số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số nợ không có bảo đảm chấp nhận. Nhưng trong HNCN lần hai thì phương án phục hồi DN chỉ được thông qua khi được số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba (2/3) chủ nợ không có bảo đảm có mặt biểu quyết tán thành[5. tr38]. Với quy định này quyền lợi của các chủ nợ không có bảo đảm được bảo vệ ở mức tối đa và thể hiện vai trò quan trọng của nhóm chủ nợ này với việc quyết định thông qua phương án phục hồi DN, HTX tại HNCN. Quy định này cũng loại trừ vai trò, thẩm quyền của chủ nợ có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần trong việc xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX [1, tr 406].
Với các quy định nêu trên, nhận thấy đối tượng chủ yếu mà LPS năm 2004 hướng tới bảo vệ là nhóm chủ nợ không có bảo đảm. Việc thông qua phương án phục hồi DN, HTX là các chủ nợ sẽ được phân chia thành từng nhóm chủ nợ khác nhau để thông qua phương án phục hồi. Trên cơ sở đó, tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận phương án phục hồi. Việc phân loại thành các nhóm chủ nợ có bảo đảm, nhóm chủ nợ không có bảo đảm hay nhóm chủ nợ là người lao động…tạo điều kiện đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi của các thành viên trong mỗi nhóm chủ nợ và giữa các nhóm nợ với nhau đồng thời phản ánh trung thực ý chí của chủ nợ trong quá trình thông qua phương án phục hồi[5].
Thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Công nhận nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Điều 72 LPS năm 2004 quy định chủ thể có thẩm quyền ra quyết định công nhận Nghị quyết của HNCN về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là Tổ thẩm phán hoặc thẩm phán phụ trách vụ phá sản[3]. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Toà án phải gửi quyết định công nhận Nghị quyết của HNCN về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn bảy (7) ngày, kể từ ngày ra quyết định. Đây chính là cơ sở pháp lý để DN, HTX thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trên thực tế và là cơ sở để các chủ nợ bắt đầu thực hiện nghĩa vụ giám sát đối với DN, HTX. Sự ràng buộc giữa các chủ nợ và con nợ, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan về những cam kết trong nội dung phương án phục hồi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất định để DN, HTX thực hiện thành công phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Giám sát thực hiện: Căn cứ điều 73 LPS năm 2004 việc công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi nêu trên dẫn đến việc giải thể Tổ quản lý và thanh lý tài sản. Việc này sẽ làm giảm bớt đi gánh nặng tài chính cho DN, HTX và Nhà Nước; tạo điều kiện cho DN, HTX tự định đoạt một số vấn đề nhất định.
Chủ thể có quyền và nghĩa vụ giám sát thực hiện là các chủ nợ. Thông qua đó, các chủ nợ có thể kiểm tra doanh nghiệp có thực hiện đúng, đầy đủ nội dung những cam kết về phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và thời gian, kế hoạch trả nợ cho các chủ nợ hay không. Ngoài ra, Tòa án cũng có thẩm quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX. Sự kiểm tra, giám sát đó sẽ được thực hiện thông qua báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do DN, HTX gửi đến cho Tòa án 6 tháng một lần, kết hợp với sự phản ánh từ phía chủ nợ, Tòa án sẽ có thông tin chính xác, đánh giá khách quan về tiến độ thực hiện cũng như hiệu quả của phương án phục hồi đối với DN, HTX. Nhưng LPS lại không quy định bất kỳ chế tài nào với DN, HTX không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Như vậy, LPS quy định nghĩa vụ nhưng không đi đôi với quy định chế tài thì việc quy định nghĩa vụ đó sẽ không phát huy được tác dụng[7].
Tuy nhiên, LPS năm 2004 lại không có điều khoản nào quy định về cơ chế báo cáo kết quả giám sát từ phía chủ nợ cho Tòa án. Chính điều này tạo điều kiện cho các chủ nợ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình hoặc thiếu trách nhiệm trong quá trình giám sát thực hiện phương án phục hồi của DN, HTX.
Thời hạn thực hiện
Để hài hòa lợi ích của các bên đồng thời dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, LPS năm 2004 đã quy định “Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.” (Điều 74). Luật quy định thời hạn “tối đa” là tương đối mềm dẻo. Nghĩa là, tùy thuộc vào quy mô DN, HTX; số lượng lao động cũng như tính phức tạp của các khoản nợ và nội dung của phương án phục hồi để cần một khoảng thời gian hợp lý chứ không nhất thiết phải là 3 năm. Hơn nữa, quy định này sẽ giúp chúng ta sớm loại thải những DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản sau khi đã được áp dụng các giải pháp phục hồi nhưng không có khả năng cứu vãn, hạn chế những tổn thất cho các chủ nợ nói riêng và xã hội nói chung.
Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong quá trình thực hiện. Bản thân DN, HTX không có quyền tự quyết định sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoặc điều đó có thể vượt quá khả năng của DN, HTX. Sự thay đổi một hoặc một số nội dung trong phương án phục hồi chỉ được đặt ra khi có sự đồng ý của các chủ nợ. Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi. LPS năm 2004 cũng tạo điều kiện để chủ nợ - con nợ bày tỏ ý chí và thống nhất bằng cách thảo luật về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi. Tòa án chỉ là chủ thể đóng vai trò điều hành những hoạt động đó theo một trình tự, thủ tục nhất định và đưa ra những quyết định để các thỏa thuận của chủ nợ và con nợ có giá trị pháp lý thi hành. Tuy vậy, luật chưa quy định cụ thể là nhóm chủ nợ nào với số lượng và sở hữu khoản nợ là bao nhiêu hay bất kỳ chủ nợ nào đều có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi[7]. Tại khoản 3 điều 75 cũng không quy định trường hợp nào Thẩm phán có quyền không công nhận sự thỏa thuận của các bên về sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định của LPS. Mặc dù quyền tự định đoạt, thỏa thuận của chủ nợ - con nợ luôn được LPS tôn trọng nhưng điều đó phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật.
Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Các trường hợp đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Theo quy định tại điều 76 LPS năm 2004, có 2 trường hợp đình chỉ. Trường hợp thứ nhất, tuy LPS năm 2004 không quy định rõ DN, HTX thực hiện xong phương án phục hồi là thành công hay không thành công nhưng với hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi, chúng ta hiểu rằng DN, HTX đã thực hiện thành công và thoát khỏi khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường. Trường hợp thứ hai, chỉ cần được sự đồng ý đình chỉ của quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba (2/3) tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán. Tức là ở bất kỳ giai đoạn nào thỏa mãn điều kiện trên thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ mà không tính đến hiệu quả của phương án phục hồi với DN, HTX[3]. Nguyên nhân bởi đối tượng mà LPS năm 2004 hướng tới bảo vệ là nhóm chủ nợ không có bảo đảm. Nhưng luật lại không quy định việc đồng ý thông qua việc bỏ phiếu hay việc lấy ý kiến bằng văn bản.
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại điều 77. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì DN, HTX đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản. Trường hợp việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật này chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án được tiếp tục. Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật[3].
Như vậy, việc thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản dẫn đến hậu quả pháp lý rất quan trọng là DN, HTX đó được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản. Đây là mong muốn không chỉ của DN, HTX; của các chủ nợ cũng như người có quyền và nghĩa vụ liên quan mà còn là mục tiêu quan trọng mà thủ tục phá sản nói chung và thủ tục phục hồi nói riêng hướng tới. Và việc DN, HTX được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản không những có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân DN, HTX, các chủ nợ mà còn có ý nghĩa về kinh tế - xã hội rất lớn. Vì khi thoát khỏi tình trạng này DN, HTX sẽ tiếp tục tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân và nộp thuế vào ngân sách nhà nước. DN, HTX sẽ tạo ra công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp, duy trì trật tự xã hội, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các DN, HTX trong nền kinh tế. Sau khi DN, HTX thoát khỏi tình trạng phá sản, theo khoản 2 Điều 77 LPS năm 2004, sẽ phải tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ của mình đã bị đình chỉ để áp dụng thủ tục phục hồi. Mặt khác, việc giải quyết những vụ án bị đình chỉ theo điều 57 LPS mà chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX, việc giải quyết vụ án lại được tiếp tục và DN, HTX lại tiếp tục là đương sự của vụ án đó.
Một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả các quy định về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản
Thực trạng quá trình giải quyết phá sản và áp dụng vào các quy định về thủ tục phục hồi DN,HTX lâm vào tình trạng phá sản
Những kết quả đạt được
Theo báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi LPS năm 2004 có hiệu lực pháp luật đến năm 2007, Tòa án cấp tỉnh, thành phố thụ lý 231 vụ phá sản. Trong đó, năm 2004 thụ lý 5 vụ; năm 2005 thụ lý 11 vụ và năm 2006 thụ lý 40 vụ. Năm 2006, các Tòa án tỉnh phải giải quyết 53 yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản DN, HTX (trong đó thụ lý mới 40 vụ và năm 2005 chuyển qua là 13 vụ) đã giải quyết 16 vụ đạt tỷ lệ 30,2%, chưa giải quyết 37 vụ; Tòa án nhân dân tối cao không thụ lý mới, chỉ có 1 vụ năm 2005 chuyển qua đã giải quyết xong. Như vậy, tổng số vụ phá sản đã giải quyết từ ngày LPS năm 2004 có hiệu lực đến 31/12/2006 là 17 vụ chiếm tỷ lệ 32,9%.
Năm 2007, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và huyện trong cả nước đã thụ lý 175 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (trong đó có 26 đơn của HTX và 149 đơn của DN), đã ra 164 quyết định mở thủ tục phá sản, 10 quyết định không mở thủ tục phá sản và 01 quyết định trả lại đơn[5].
LPS năm 2004 đã có nhiều quy định mới, tiến bộ tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi phát hiện DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản nhưng trên thực tế, LPS năm 2004 chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Điều này không có nghĩa là số DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản ở nước ta ít, các DN, HTX đều hoạt động kinh doanh lành mạnh, có lãi. Trên thực tế, số lượng DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản có thể là rất nhiều, song do tâm lý “ngại ra tòa” của người dân cũng như bản thân DN, HTX và điều quan trọng hơn là pháp luật chưa thực sự được người dân coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, có thể do việc hướng dẫn thực hiện của Chính phủ và các ngành còn quá chậm dẫn đến có nhiều vướng mắc làm chậm tiến độ giải quyết của các cấp Tòa án.
Một số hạn chế của pháp luật về thủ tục phục hồi DN,HTX lâm vào tình trạng phá sản.
Việc đề cao vai trò của HNCN quyết định đến việc có áp dụng thủ tục phục hồi không làm cho thời điểm áp dụng thủ tục này xảy ra muộn hơn so với các nước khác có cùng mô hình tố tụng phá sản. Nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, LPS năm 2004 chưa quy định người nộp đơn ghi rõ yêu cầu mở thủ tục phục hồi hoặc thủ tục thanh lý tài sản. LPS năm 2004 chưa có quy định về biện pháp chế tài đối với chủ DN, HTX và các chủ nợ khi vi phạm nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện phương án phục hồi và tình hình giám sát thực hiện phương án phục hồi (như báo cáo sai, không báo cáo, báo cáo chậm…). Các quy định về vai trò của người lao động trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chưa rõ ràng, còn chung chung. Các quy định về vai trò của Thẩm phán trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với trình độ của đội ngũ Thẩm phán hiện nay.
Một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả các quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX
Từ khi LPS năm 2004 có hiệu lực và đi vào thực tế đã phát huy được vai trò tích cực của mình. Song, trong quá trình thực hiện LPS cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế, vướng mắc. Vì vậy, để LPS năm 2004 được thực hiện có hiệu quả, nhất là đối với thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, em xin có một số đề nghị như sau:
Tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan thủ tục phục hồi theo luật phá sản nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình áp dụng. Đó là việc quy định cụ thể trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của DN, HTX nên có nội dung mở thủ tục phục hồi hoặc thủ tục thanh lý tài sản. LPS cần quy định biện pháp chế tài đối với chủ DN, HTX và các chủ nợ khi vi phạm nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện phương án phục hồi và tình hình giám sát thực hiện phương án phục hồi. Cho phép người lao động trực tiếp làm đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản năm 2004.doc