Tiểu luận Thực phẩm biến đổi gene

MỤC LỤC



NỘI DUNG TIỂU LUẬN

1. Mở bài 3

2. Nội dung 4

2.1. Lịch sử của Thực phẩm chuyển gene hay biến đổi gene (GMF-genetically modified food) 4

2.2. Định nghĩa 5

2.3. Tại sao phải sản xuất thực phẩm biến đổi gene 6

2.4. Qui trình chuyển gene vào thực phẩm 7

2.4.1. Phương pháp chuyển gene vào tế bào thực vật 7

2.4.2. Phương pháp chuyển gene vào tế bào động vật 9

2.4.3. Các phương pháp nhận biết và cấu trúc phân tử của thực phẩm biến đổi gene (TPBĐG) 11

2.5. Lợi ích và những lo ngại về GMO 12

2.5.1. Lợi ích của GMO 12

2.5.2. Những lo ngại về GMO 15

2.5.3. Phương hướng giải quyết những lo ngại về GMO 17

2.6. Thực trạng cây trồng chuyển gene ở Việt Nam và trên thế giới 19

2.6.1. Tình hình phát triển cây trồng chuyển gene ở Việt Nam 19

2.6.2. Tình hình phát triển cây trồng chuyển gene trên thế giới 23

2.7. Thực phẩm biến đổi gene và vấn đề an toàn vệ siunh thực phẩm 29

2.7.1. Thực phẩm biến đổi gene và sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa 29

2.7.2. Thực phẩm biến đổi gene và vấn đề độc tố sinh ra trong thực phẩm biếm đổi gene 30

2.7.3. Thực phẩm biến đổi gene và chất gây dị ứng trong thực phẩm 32

2.7.4. Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm biến đổi gene 34

2.8. Một số sản phẩm biến đổi gene tiêu biểu 35

2.8.1. Ngô biến đổi gene tự tiêu diệt sâu 35

2.8.2. Cà chua hương chanh 37

2.8.3. Lúa 38

2.8.4. Một số cây biến đổi gene khác 39

2.8.5. Một số sản phẩm từ động vật chuyển đổi gene 39

3. Kết luận 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 48

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3017 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực phẩm biến đổi gene, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực vật: Do một số loài sâu đã trở nên miễn dịch đối với thuốc trừ sâu DDT (nay đã bị cấm sử dụng), nhiều người tỏ ý lo ngại rằng côn trùng rồi cũng sẽ kháng được B.t hoặc các loại cây trồng chuyển gene để chống sâu bệnh. Công nghệ sinh học là một nỗ lực kiểm soát "sâu" trong thiên nhiên nhưng sức mạnh tạm thời kiểm soát là ảo. Ví dụ, một nông dân tại Ottawa trồng ba loại khác nhau của hạt cải dầu TPBĐG đó đến từ ba nhà sản xuất hàng đầu thế giới (Monsanto Roundup, Cyanamid's Pursuit, và Aventis 'Liberty). Lúc đầu, ông vui mừng thấy ông cần phải sử dụng ít tốn kém chất diệt cỏ. Nhưng chỉ trong vòng ba năm, "superweeds" đã thực hiện trong các gene của tất cả ba loại cây! Điều này cuối cùng đã buộc ông phải sử dụng thuốc diệt cỏ không chỉ nhiều hơn, nhưng sản phẩm nguy hiểm hơn rất nhiều. GMO ảnh hưởng đến sự sống của những loài sống xung quanh chúng, quá trình đào thải chất độc, tiêu diệt lẫn nhau để sinh tồn gia tăng, gây ô nhiễm nặng môi trường gần đó Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Khả năng gây dị ứng: rất nhiều trẻ em ở Mỹ và châu Âu đã bị các triệu chứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng do lạc và một số loại thực phẩm biến đổi gene gây ra. Có thể khi gene được đưa vào cây trồng đã tạo ra chất gây dị ứng mới lên những người mẫn cảm. Một dự án ghép gene của lạc Brazil vào đỗ tương đã bị huỷ bỏ vì chính quyền lo sợ rằng sản phẩm mới sẽ gây dị ứng. Tạo ra nguồn thực phẩm có khả năng kháng kháng sinh: gây rối loạn quá trình tiêu hóa trong cơ thể con người, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Giảm khả năng sinh sản: Trong cuộc thảo luận về thực phẩm các nhà khoa học đã nhận định đồ ăn biến đổi gene có liên quan đến mối đe dọa giảm khả năng sinh sản. Trong thời gian 20 tuần, các nhà khoa học Áo đã cho những chú chuột thí nghiệm dùng loại ngô biến đổi gene. Kết quả thu được là tỷ lệ sinh sản của những chú chuột sau thời gian ăn ngô biến đổi gene giảm hẳn. Giáo sư Jurgene Zentek, giáo sư của ĐH ở Vienna (Áo) cũng là trưởng nhóm nghiên cứu về đồ ăn biến đổi gene nhận định kết quả ban đầu cho thấy loại thức ăn này có ảnh hưởng đến sinh sản của chuột. Theo ông Zentek đây là mối liên kết trực tiếp giữa thức ăn biến đổi gene và khả năng sinh sản của loài chuột. Từ các kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng lương thực thực phẩm biến đổi gene trên thị trường hiện nay là mối đe dọa không nhỏ đến sức khỏe con người. Vấn đề kinh tế: Vấn đề đặt ra là việc trồng TPBĐG có thực sự giúp tăng trưởng kinh tế hay không? Đưa TPBĐG ra thị trường là một quá trình tốn kém và mất nhiều thời gian. Hiển nhiên, các công ty công nghệ sinh học - nông nghiệp luôn muốn đảm bảo lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình. Rất nhiều công nghệ biến đổi gene thực vật mới và nhiều giống cây biến đổi gene đã được cấp bằng sáng chế. Vì vậy, hiện tượng vi phạm bản quyền là một vấn đề lớn của ngành nông nghiệp. Việc cấp bản quyền cho giống cây mới sẽ làm tăng giá hạt giống, khiến cho các nước đang phát triển không đủ khả năng nhập khẩu giống mới. Do đó, khoảng cách “giàu - nghèo” giữa các nước ngày càng trở nên rộng hơn. Sự xuất hiện của TPBĐG làm cho các công ty sản xuất hạt giống phải thay đổi chiến thuật kinh doanh, dẩn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt và sự ra đời của hàng loạt cây, hạt TPBĐG ảnh hưởng đến ô nhiễm gene. Việc sử dụng TPBĐG mà không dán nhãn cũng làm cho người sử dụng thiếu thông tin dẫn đến lo ngại khi lựa chọn sản phẩm… Công nghệ khó khoăn đã đưa giá sản phẩm lên cao… Ví dụ: dưa hấu hình vuông có giá từ 20 – 99 usd/người. Hay việc Mỹ đã từng thua lỗ 1,6 hay 1,2 tỷ đôla vì không tiêu thụ được TPBĐG ở thị trường Châu Âu và Thái Lan, chỉ bán được 1% trong mười mấy ngàn tấn trái cây được trả về. Phương hướng giải quyết những lo ngại về GMO Đứng trước quan điểm được nêu ra bởi phe đối lập, các nhà khoa học cũng như các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đã đưa ra những lập luận để khắc phục những vấn đề nêu trên. Vấn đề môi trường: Do gene được chuyển từ cây này sang cây khác qua đường thụ phấn nên chúng ta có thể tạo cây không có phấn hoặc phấn không chứa gene biến đổi. Nhờ đó, quá trình thụ phấn sẽ không xảy ra, đồng thời côn trùng vô hại như sâu bướm chúa có ăn phải phấn hoa cũng không bị tổn lại. Việc cỏ dại có thể nhận được gene kháng thuốc của lúa, trở thành siêu cỏ và không thể diệt nổi, trên thực tế, hiện tượng đột biến ở cỏ, phát triển khả năng kháng thuốc là hoàn toàn bình thường, vẫn xảy ra trong tự nhiên, chứ không chờ tới khi có sinh vật biến đổi gene. Đối với thực vật bậc cao, việc gene của cây này "phát tán" sang cây kia chỉ có thể xảy ra thông qua thụ phấn chéo, và chỉ khi chúng cùng loài, hoặc rất gần loài với nhau. Trong lịch sử tiến hóa, chưa bao giờ các loài xa nhau có thể trộn lẫn gene  vào nhau được. Thế giới hiện có tới 50 – 60 triệu ha cây trồng chuyển gene, mà chưa có trường hợp nào được ghi nhận là gây ảnh hưởng tới môi trường. Giải pháp khác là tạo vùng đệm xung quanh khu vực trồng cây biến đổi gene. Chẳng hạn, chúng ta trồng ngô không biến đổi gene quanh cánh đồng ngô B.t. nhưng sẽ không thu hoạch chỗ ngô trong vùng đệm đấy. Côn trùng có lợi hoặc vô hại sẽ được dồn sang vùng đệm, sâu bọ sẽ được phép phá hoại ngô không biến đổi gene. Do đó, chúng sẽ không có khả năng kháng lại thuốc trừ sâu. Hiện tượng truyền gene sang cho cỏ và cây trồng khác cũng không xảy ra nữa, bởi vì phấn hoa không thể theo gió vượt qua khỏi vùng đệm. Theo tính toán, vùng đệm thích hợp sẽ có chiều rộng khoảng 6 - 30m. Vấn đề sức khỏe: Công ty Monsanto, một trong nhưng công ty sản xuất thực phẩm biến đổi gene an toàn đưa ra nhận định thực phẩm biến đổi gene là loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe con người vì nó đã được kiểm nghiệm trong các phòng thí nghiệm của các công ty công nghệ sinh học, trong đó có công ty Monsanto.  Đối với vấn đề này, khoa học đã đưa ra một giải pháp sử dụng một số công nghệ như: tạo ra hạt giống có khả năng “tự kết liễu”, công nghệ hạn chế sử dụng gene hay công nghệ triệt sản hạt cây. Tức là đưa một gene vào hạt cây chuyển đổi gene, khi cây trồng được thu hoạch, mọi hạt mới đều không có khả năng nảy mầm. Tóm lại, ngoài việc gây dị ứng đối với những người có cơ địa yếu thì cho đến nay TPBĐG vẫn an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhất đối với cây trồng chuyển gene để từng ngày có thể đưa TPBĐG vào đời sống con người mà không để lại bất cứ hậu quả nào. Vấn đề kinh tế: Những vấn đề đã nêu trên nếu được giải quyết sẽ hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất về sản lượng cũng như chất lượng… thì kéo theo những vấn đề kinh tế cũng sẽ được giải quyết. Thực trạng cây trồng chuyển gene ở Việt Nam và trên thế giới Tình hình phát triển cây trồng chuyển gene ở Việt Nam Theo tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền, một trong những chuyên gia hàng đầu của VN về thực phẩm và cây trồng chuyển gene, hiện nay lĩnh vực nghiên cứu tạo sinh vật biến đổi gene, nghiên cứu chuyển gene vào cây trồng đang được tiếp cận, đầu tư và triển khai nghiên cứu, ứng dụng với sự chú trọng đặc biệt. Nhiều gene quý có giá trị như tăng năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu đã được phân lập và nghiên cứu nhằm chuyển vào cây trồng để tạo nên những giống lý tưởng. Những vấn đề thiết kế vector cũng như hoàn thiện các quy trình tái sinh cây khởi đầu cho nghiên cứu chuyển gene cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhóm tác giả. Nhiều phương pháp chuyển gene khác nhau như phương pháp bắn gene, phương pháp sử dụng vi khuẩn A. tumefaciens… đã được áp dụng thành công trên hàng loạt đối tượng cây trồng quan trọng như lúa, cà chua, cà tím, đậu xanh, cà phê, thuốc lá, khoai lang. Các nghiên cứu liên quan đến cây trồng biến đổ gene tập trung tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (trước đây là Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Việt Nam) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nghiên cứu cây trồng chuyển gene chủ yếu được tiến hành ở các phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học và Viện Sinh học nhiệt đới. Tại Viện Công nghệ sinh học, hướng nghiên cứu các giống cây trồng chuyển gene đã được đẩy mạnh ngay từ cuối những năm 1990. Các cán bộ của viện đã tiến hành thu nhập và phân lập được nhiều nguồn gene quý có giá trị nông nghiệp như gene chịu hạn, lạnh ở lúa: gene cry, gene mã hóa protein bất hoạt hoá ribosome (RIP) ở cây mướp đắng và gene mã hoá a-amylase của cây đậu cô ve có hoạt tính diệt côn trùng; gene kháng bọ hà khoai lang của vi khuẩn Bt; gene mã hoá protein vỏ của virus gây bệnh đốm vòng ở cây đu đủ… Đặc biệt, Viện đã thực hiện đề tài Công nghệ chuyển gene ở cây trồng, trong đó gene xá kháng bệnh bạc lá do vi khuẩn ở lúa. Hiện nay, trong Chương trình khoa học công nghệ sinh học đang phối hợp cùng một số viện nghiên cứu sinh học khác tại Việt Nam tiến hành đề tài KC04 - 13: chuyển gene vào cây hoa, cây bông và cây lâm nghiệp, nhằm nâng cao sức chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Ngoài ra, trong khuôn khổ các đề án hợp tác trong nước và quốc tế, những vấn đề nghiên cứu tăng cường tính chịu hạn và chịu mặn ở cây lúa bằng công nghệ biến đổi gene, chuyển gene kháng virus đốm vòng vào cây đu đủ, chuyển gene cry và gene chịu hạn vào cây bông… đã và đang được triển khai hiệu quả với một số loài cây biến đổi gene trồng thử nghiệm ở nhà kính. Những công trình trong phòng thí nghiệm Tại Viện Sinh học nhiệt đới, sử dụng phương pháp chuyển gene thông qua vi khuẩn A. tumefaciens hoặc phương pháp bắn gene, các nhà khoa học đã tạo được các cây thuốc lá, lúa, đậu xanh, cải bông, cải xanh và cây cà tím biến đổi gene mang gene cry kháng côn trùng, gene kháng thuốc diệt cỏ. Hiện nay, viện đang thực hiện việc chuyển gene vào cây thân gỗ sử dụng vi khuẩn A. tumefaciens chủng EHA 105 chứa Ti-plasmid ITB mang gene cry kháng côn trùng, gene bar kháng thuốc diệt cỏ và gene chỉ thị gus. Tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lã Tuấn Nghĩa và cộng sự đã chuyển gene gus và gene kháng kanamycin vào cà chua; Phan Tố Phượng và cộng sự đã thành công trong việc sử dụng phương pháp gián tiếp qua vi khuẩn đất A.tumefaciens để chuyển gene vào cây Arabidopsis. Cũng chính nhóm tác giả này, năm 1998 đã công bố kết quả chuyển gene Xa 21 vào giống lúa Việt Nam sử dụng súng bắn gene. Gần đây, nhóm nghiên cứu của Đặng Trọng Lương đã tiến hành thiết kế vector và chuyển gene cry vào cây cải bắp. Các nghiên cứu chuyển gene kháng thuốc diệt cỏ và kháng bệnh khô vằn vào giống lúa DT 10, DT 13; gene kháng bệnh bạc lá vào giống lúa VL 902; gene kháng sâu tơ vào cải bắp CB 26; gene cry. Gna.,Xa 21 và gene mã hoá B-caroten vào lúa Indica… đã và đang được triển khai với những kết quả khả quan. Từ năm 1994 đến nay, nhờ các biện pháp và chính sách khuyến khích, đầu tư hiệu quả, công nghệ sinh học ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1990, Chương trình công nghệ sinh học quốc gia đã được cấp kinh phí cho các dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt trong cải tiến giống cây trồng và kể từ năm 1995 cho các dự án nghiên cứu về việc phát triển công nghệ chuyển gen. Từ năm 2001, Chính phủ đã đầu tư 3 dự án/đề tài nghiên cứu sinh vật biến đổi gene. Những dự án/đề tài này liên quan đến nhiều cây trồng quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số phòng thí nghiệm công nghệ sinh học đã và đang được Nhà nước đầu tư trang thiết bị hiện đại và triển khai các kỹ thuật cơ bản của công nghệ gene như phân lập và xác định trình tự gene, thiết kế và biến nạp gene vào tế bào vi sinh vật, động vật, thực vật, nghiên cứu biểu hiện gene… Tuy nhiên, những cây trồng này mới chỉ tồn tại ở quy mô thí nghiệm và chờ thử nghiệm. Hiện nay, chúng ta chưa có quy chế cho việc tiến hành thử nghiệm các cây trồng này ở đồng ruộng. Bên cạnh các cây trồng chuyển gene được nghiên cứu triển khai trong nước đang chờ thử nghiệm, một số cây trồng du nhập vào nước ta có thể là sản phẩm của công nghệ chuyển gene. Hiện nay, chưa có cơ quan nào thống kê, đánh giá đầy đủ tình trạng nhập khẩu các sinh vật chuyển gene và sản phẩm của chúng để sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Ở nước ta, công nghệ sinh học được xem là ngành quan trọng. Nghị quyết số 18/CP của Chính phủ ngày 11.3.1994 chỉ rõ: "...Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới), công nghệ sinh học sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiêu đề cần thiết về mặt công nghệ cho đất nước tiến vào thế kỷ 21…". Do chúng ta chưa có văn bản pháp lý để quản lý thống nhất trên cả nước nên các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, bảo quản sản xuất, xuất nhập khẩu, vận chuyển sinh vật chuyển gene nói chung và cây trồng chuyển gene nói riêng chưa quản lý hay giám sát được. Những quy định của Việt Nam về thực phẩm biến đổi gene Các quy định của bộ Y tế Việt Nam về sản phẩm thực phẩm biến đổi gene được phép lưu thông và tiêu thụ trên thị trường: An toàn đối với sức khỏe con người. Ghi nhãn sản phẩm theo quy định. Tuân thủ chế độ kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành. Việt Nam cũng công bố tiêu chuẩn đối với sản phẩm biến đổi gene sản xuất trong nước và xuất khẩu: Trong nước: Ngoài thực hiện các quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với thực phẩm biến đổi gene theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm biến đổi gene phải cung cấp thông tin sau: Tên của sản phẩm biến đổi gene. Tên gene được chuyển vào sản phẩm: mục đích, vị trí, đặc điểm, tính ổn định của gene được cấy vào. Có chứng nhận an toàn. Không gây dị ứng. Không tạo ra độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Thành phần dinh dưỡng và các chất. Tính ổn định của gene cấy vào. Nhập khẩu: Thực phẩm biến đổi gene nhập khẩu phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật về thực phẩm nhập khẩu và công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm). Ngoài ra bên xuất khẩu phải cung cấp những thông tin sau: Xác nhận không có nguy cơ dị ứng (gene cấy vào có nguồn gốc an toàn). Xác nhận không có nguy cơ tạo ra độc tố. Báo cáo xác nhận thành phần dinh dưỡng so với thực phẩm thường. Xác nhận tính ổn định của gene được cấy vào (qua thế hệ thứ 6). Tỷ lệ Protein hoặc ADN đã bị biến đổi trong thực phẩm. Tên gene được cấy vào: mục đích, vị trí, đặc điểm và tính ổn định của gene thay thế. Trường hợp giữa nước xuất khẩu và Việt Nam có Công ước thừa nhận lẫn nhau về thực phẩm biến đổi gene thì thực hiện theo Công ước đó. Vấn đề bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gene Các nội dung công bố trên nhãn phải ở vị trí sao cho khi quan sát có thể nhận biết dễ dàng và được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu, dễ đọc bằng mắt thường cùng với kích thước và khoảng cách giữa các chữ phải hợp lý, cỡ chữ tối thiểu bằng cỡ chữ của tên thành phần. Thực phẩm biến đổi gene tương đương với thực phẩm thường về thành phần, giá trị dinh dưỡng, hàm lượng các chất. Thực phẩm đã qua chế biến: Protein đã bị biến đổi còn dư lại trong sản phẩm: Bắt buộc ghi nhãn. ADN đã bị biến đổi còn dư lại trong sản phẩm: Bắt buộc ghi nhãn. Protein đã bị biến đổi không còn dư lại: Không bắt buộc ghi nhãn. ADN đã bị biến đổi không còn dư lại: Không bắt buộc ghi nhãn. Thực phẩm biến đổi gene khác thực phẩm thường về thành phần, giá trị dinh dưỡng, hàm lượng các chất. Tình hình phát triển cây trồng chuyển gene trên thế giới Đến tháng 12/2008, đã có 61 nước phê chuẩn 677 sản phẩm biến đổi gene và cho xuất hiện trên thị trường, trong đó khoảng 40% sản phẩm được phê chuẩn từ Châu Á. Trên 25 quốc gia trồng hơn 125 triệu ha cây trồng chuyển gene Hiện trạng - xu hướng phát triển cây trồng chuyển gene trên thế giới Công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Năm 2006 được ghi nhận là năm đầu tiên của thập niên thứ hai của việc thương mại hóa cây trồng chuyển gene 2006 – 2015. Năm 2006, diện tích toàn cầu cây trồng chuyển gene tiếp tục tăng cao vượt ngưỡng 100 triệu ha (250 triệu mẫu Anh), khi lần đầu tiên hơn 10 triệu nông dân (10,3 triệu) tại 22 nước canh tác cây chuyển gene, cao hơn so với 90 triệu ha và 8,5 triệu nông dân tại 21 nước năm 2005. Tỷ lệ chấp nhận cao chưa từng thấy là minh chứng cho sự thật và sự tin tưởng của hàng triệu nông dân nhỏ và lớn vào cây trồng chuyển gene ở các nước công nghiệp và đang phát triển. Mười một năm qua (1996 - 2006), một cách ngoại lệ, diện tích cây chuyển gene toàn cầu tăng hơn 60 lần trong 11 năm đầu tiên thương mại hóa, làm cho cây trồng chuyển gene được coi là kỹ thuật cây trồng được chấp nhận nhanh nhất trong lịch sử hiện đại. Sự gia tăng 12 triệu ha hay 30 triệu mẫu Anh giữa năm 2005 và 2006, là sự gia tăng cao thứ hai trong 5 năm trở lại đây, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 13% trong năm 2006. Đáng ghi nhận là hơn một nửa (55% hay 3,5 tỷ người) dân số của 6,5 tỷ người sống tại 22 nước có canh tác cây chuyển gene trong năm 2006 đã tạo ra lợi nhuận một cách đáng kể. Cụ thể là 90% nông dân nghèo từ các nước đang phát triển, đã tăng được thu nhập từ cây chuyển gene (Trung Quốc – 6,8 triệu nông dân và Ấn độ - 2,3 triệu). Cũng hơn một nửa (52% hay 776 triệu ha của 1,5 tỷ ha) diện tích đất trồng trên thế giới tại 22 nước năm 2006 đã canh tác cây chuyển gene. Một cột mốc lịch sử cũng được ghi nhận trong năm 2006 tổng diện tích gieo trồng cây chuyển gene trong 11 năm, từ 1996 đến 2006 đã vượt qua mức 500 triệu ha (577 triệu ha). Ở liên minh châu Âu, Tây Ban nha tiếp tục dẫn đầu trồng hơn 60.000 ha cây chuyển gene trong năm 2006. Diện tích cây ngô chuyển gene tại 5 nước còn lại (Pháp, Cộng hòa Czech, Bồ Đào Nha, Đức và Slovakia) tăng 5 lần từ 1.500 ha năm 2005 lên khoảng 8.500 ha. Cây đậu nành chuyển gene vẫn giữ là cây chuyền gene chủ yếu năm 2005, đạt 58,6 triệu ha (chiếm 57% diện tích cây chuyển gene toàn cầu), tiếp theo là cây ngô (25,2 triệu ha – 25%), cây bông (13,4 triệu ha – 13%) và cây cải dầu (4,8 triệu ha – 5%). Giống cỏ alfafa kháng thuốc trừ cỏ, là loại cây chuyển gene lâu năm đầu tiên được đưa vào trồng với diện tích 80.000 ha ở Hoa kỳ và giống bông kháng thuốc trừ cỏ RR@ Flex được đưa ra với diện tích 800.000 ha ở Hoa Kỳ và Úc.  Năm 2006, các giống đậu nành, ngô, cải dầu và cỏ alfalfa kháng thuốc trừ cỏ tiếp tục chiếm ưu thế với 68% hay 69,9 triệu ha, tiếp theo là giống kháng sâu BT với 19,0 triệu ha (19%) và các giống cây chuyển gene xếp chồng (chịu được cả thuốc trừ cỏ và kháng sâu) chiếm 13,1 triệu ha (13%). Các giống chuyển gene xếp chồng là nhóm giống tăng trưởng nhanh nhất tới 30% giữa năm 2005 và 2006, so với 17% đối với nhóm kháng sâu và 10% đối với nhóm kháng thuốc trừ cỏ. Sự tác động tích lũy toàn cầu của cây chuyển gene từ năm 1996 đến 2005 đã đem lại lợi nhuận thuần cho nông dân trồng cây chuyển gene là 27 tỷ USD (13 tỷ USD đối với các nước đang phát triển và 14 tỷ USD đối với các nước công nghiệp). Đã làm giảm tổng lượng thuốc trừ sâu từ năm 1996 đến 2005 là 224.000 tấn hoạt chất, tương đương với việc giảm 15% trong tác động môi trường xung quanh của sử dụng thuốc trừ sâu đối với các loại cây trồng trên. Trong 13 năm (1996 – 2008), số nước trồng cây trồng chuyển gene đã lên tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới về việc đưa cây trồng chuyển gene vào canh tác, góp phần vào sự tăng trưởng rộng khắp toàn cầu và gia tăng đáng kể tổng diện tích trồng cây trồng chuyền gene trên toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu ha năm 2008). Trong năm 2008, tổng diện tích đất trồng cây trồng chuyển gene trên toàn thế giới từ trước tới nay đã đạt 800 triệu ha. Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác cây trồng chuyển gene đã vượt số nước phát triển trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp), dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nâng tổng số nước trồng cây chuyển gene lên 40 vào năm 2015. Thực trạng sử dụng thực phẩm biến đổi gene ở EU Chính phủ các nước EU cho rằng, trong khi chưa có các bằng chứng xác định về tính an toàn của các GMO, tạm thời cấm trồng cây và nuôi gia súc biến đổi gene trên lãnh thổ châu Âu. Mức độ phản ứng của các Chính phủ EU rất khác nhau. Một số nước châu Âu đã có quy định cho các sản phẩm biến đổi gene. Một cuộc điều tra năm 2002 cho thấy, 97% người tiêu dùng châu Âu mong muốn các sản phẩm biến đổi gene được dán nhãn rõ ràng, 80% hoàn toàn không thích sản phẩm biến đổi gene. Tuy nhiên, sau khi 133 nước đã thông qua Nghị định thư Cartagenea, đã xuất hiện một số xu hướng tích cực trong việc phát triển và thương mại cây trồng và sản phẩm biến đổi gene. Các nước đều nhất trí là không sử dụng các gene kháng sinh làm các chỉ thị chọn lọc cho cây trồng chuyển gene. Các nước châu Âu cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu sản phẩm biến đổi gene của Hoa Kỳ, với điều kiện tất cả các sản phẩm này phải được dán nhãn. Theo các nước châu Âu, người tiêu dùng có toàn quyền lựa chọn xem có nên mua sản phẩm biến đổi gene hay không, và do đó các sản phẩm biến đổi gene phải được dán nhãn. Tuy vậy, việc sử dụng TPBĐG ở các nước EU vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Ủy ban châu Âu cùng với các viện, cơ quan quốc gia đã tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng hàng năm để tìm hiểu ý kiến đại diện và xác định khuynh hướng và các chỉ số chung. Phần lớn người tiêu dùng vẫn còn ngần ngại về TPBĐG, tuy nhiên vẫn chấp nhận việc nghiên cứu và canh tác các cây trồng chuyển gene. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy, thái độ người tiêu dùng đã thay đổi, khoảng một nửa người tiêu dùng đã chấp nhận TPBĐG, đặc biệt là khi lợi ích của người tiêu dùng và môi trường có thể liên kết với sản phẩm TPBĐG. Năm 2007, 80% người được phỏng vấn đã không phê phán việc sử dụng GMO trong nông nghiệp vì lợi ích môi trường. Nhiều người tiêu dùng dường như không còn lo ngại đến rủi ro tiềm tàng của GMO đối với sức khỏe và không chủ động lảng tránh các sản phẩm GMO trong khi mua bán. Một cuộc thăm dò ý kiến của các nước EU về việc sử dụng sản phẩm GMO được tiến hành vào tháng 11-12/2007 được thể hiện như sau: Theo cuộc điều tra này cho thấy, phần lớn người châu Âu tuyên bố phản đối việc sử dụng GMO (58%), trong khi có khoảng 21% ủng hộ, còn khoảng trên 9% nói rằng họ chưa bao giờ nghe nói về GMO. Mức độ phản đối GMO khác nhau ở các nước. Nước phản đối mãnh mẽ nhất là Slovenia (82%), Cyprus (81%). Nước ủng hộ cao nhất là Malta và Bồ Đào Nha (28%). Việc phân tích thành công nhất của cuộc thăm dò này là tìm hiểu được các ý kiến phản đối hay ủng hộ có liên quan đến mối quan tâm của dân chúng hoặc thiếu thông tin về việc sử dụng GMO như sau: Thực phẩm biến đổi gene và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm Vấn đề an toàn của thực phẩm biến đổi gene được đánh giá trên nhiều yếu tố. Trong đó, có một số yếu tố quan trọng như: Vi sinh vật Độc tố Chất gây dị ứng Thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra, để đánh giá độ an toàn của gene được chuyển, các nhà khoa học còn quan tâm đến nguồn gốc của gene. Gene phải có nguồn gốc an toàn đối với người tiêu thụ. Độc tố và chất gây dị ứng đều được nghiên cứu trên các đối tượng chuyển gene trước khi đưa ra thương mại hoá. Ngoài ra, sự tương tác giữa protein của gene chuyển và protein của vật chủ cũng được nghiên cứu nhằm loại bỏ những trường hợp tương tác gây thay đổi đặc tính sản phẩm của gene chuyển. Cuối cùng, thực phẩm có nguồn gốc từ ADN tái tổ hợp còn được đánh giá, so sánh với thực phẩm “cổ truyền” cùng loại. Thực phẩm biến đổi gene và sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa Theo như một số nghiên cứu được thực hiện từ khắp nơi trên thế giới, các nhà nghiên cứu đều có chung một kết luận, gene kháng kháng sinh trong thực vật chuyển gene được phân hủy rất nhanh trong đường tiêu hóa của động vật. Một nghiên cứu tại phòng thí nghiệm vi sinh vật học, thuộc trường Đại học Leed, vương quốc Anh đã cho thấy sự tồn tại của gene kháng kháng sinh trong đường tiêu hóa của gia cầm, được nuôi bằng thực phẩm biến đổi gene là không lâu hơn so với các gene khác. Sự lo ngại của người tiêu dùng còn liên quan đến vấn đề các gene được biến đổi có trong thực phẩm sẽ chuyển vào vi sinh vật và tạo nên các chủng vi sinh vật kháng thuốc, điều này gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe con người. Dựa trên một số hoài nghi vừa nêu, một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu gene beta-lactamase - một trong những gene kháng kháng sinh thường được dùng trong kỹ thuật tạo ra thực vật chuyển gene, nhằm làm cho cây trồng thích nghi với điều kiện sống chịu nhiều tác động có hại của vi sinh vật hơn. Nhóm nghiên cứu này đã nuôi gà bằng thức ăn là ngô thông thường (không chuyển gene) và ngô chuyển gene, sau đó theo dõi quá trình phân huỷ của gene beta-lactamase trong đường tiêu hoá của chúng. Kết quả cho thấy, trên gene beta-lactamase kiểu dại có mang điểm nhận biết của enzyme PstI, trong khi gene beta-lactamase trên ngô chuyển gene lại không có điểm nhận biết này, nên gene beta-lactamase kiểu dại được phát hiện thấy trên hầu khắp đường tiêu hoá của gà nuôi bằng thức ăn không chuyển gene. Kết quả này cho phép khẳng định rằng các gene có tác dụng kháng kháng sinh tồn tại rất nhiều trong cơ thể động vật. Đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc41996276tieuluangmf4655.doc
Tài liệu liên quan