Tiểu luận Thức tiễn áp dụng Luật cạnh tranh tại Việt Nam

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

MỘT: Cơ sở lý luận 6

1) khái quát chung về luật cạnh tranh. 6

2) Một số nội dung cơ bản của luật cạnh tranh 7

HAI: Thực trạng 15

1) Sơ bộ về việc áp dụng luật cạnh tranh tại việt nam 15

2) Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh 17

3) Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh 23

4) Giải pháp 24

 

C.KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ

MỘT: kết luận. 25

HAI: kiến nghị. 26

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thức tiễn áp dụng Luật cạnh tranh tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp khác đủ để kiểm soát hoặc chi phối có tính quyết định đến doanh nghiệp đó. - Các hình thức tập trung kinh tế + Sáp nhập doanh nghiệp; + Hợp nhất doanh nghiệp; + Mua lại doanh nghiệp; + Liên doanh giữa các doanh nghiệp; + Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. - Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm (Điều 18): Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinnh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. - Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm: Tập trung kinh tế thuộc diện bị cấm được miễn trừ trong các trường hợp sau đây: + Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; + Việc tập trung kinh có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. c5.Thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ - Thẩm quyền quyết định việc miễn trừ: + Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản quy định tại Điều 10 và Khoản 1 Điều 19; + Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn trừ bằng văn bản quy định tại Khoản 2 Điều 19. - Đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là các bên dự định tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.  đ. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Chương III) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được chia làm 3 nhóm: d1. Nhóm 1: Xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh           + Sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn           + Xâm phạm bí mật kinh doanh;           + Ép buộc trong kinh doanh;           + Gièm phe doanh nghiệp khác;           + Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác d2. Nhóm 2: Xâm hại lợi ích của khách hàng           + Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;           + Khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh;           + Bán hàng đa cấp bất chính d3. Nhóm 3: Can thiệp vào môi trường cạnh tranh           + Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội. e. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh e.1. Mô hình tổ chức của cơ quan quản lý cạnh tranh Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam là Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương e.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 49)           - Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh;           - Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;           - Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;           - Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;           - Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý:  Hội đồng cạnh tranh (Không phải là cơ quan quản lý cạnh tranh) - Hội đồng cạnh tranh do Chính phủ thành lập - Nhiệm vụ của Hội đồng cạnh tranh: tổ chức xử lý giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh - Hoạt động của Hội đồng cạnh tranh: + Khi giải quyết vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật + Biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ toạ phiên điều trần  f. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh f.1. Một số vấn đề chung - Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh (Điều 56) bao gồm 3 nguyên tắc: + Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến  hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định của Luật cạnh tranh; + Việc giải quyết vụ viêc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; + Trong quá trình tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên, Thủ tưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, thành viên Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan.           - Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính (Điều 61) Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp quy đinh tại khoản 6 Điều 76 và khoản 4 Điều 79 của Luật cạnh tranh.           - Người tham gia tố tụng cạnh tranh (Điều 64) Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm bên khiếu nại, bên bị điều tra, luật sư, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.           - Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. -  Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần. - Thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh + Cơ quan quản lý cạnh tranh: Xem quy định tại Điều 49 nói trên + Hội đồng cạnh tranh: Hội đồng cạnh trạnh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của lluật này - Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 106): Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký, nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại Điều 107 của Luật cạnh tranh. - Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 63): Bên bị kết luận vi phạm quy định của Luật cạnh tranh phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật này thì bên khiếu nại phải trả phí xử lý vụ việc cạnh trạnh. Trong trường hợp việc điều tra vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này, nếu bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh.  f.2. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh           - Khiếu nại vụ việc cạnh tranh (Điều 58): Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh.           Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh.           - Thụ lý hồ sơ khiếu nại (Điều 59): Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ khiếu nại. Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.           - Điều tra vụ việc cạnh tranh (Mục 4)           + Điều tra sơ bộ: Việc điều tra sơ bộ được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi hồ sơ vụ việc khiếu nại được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý và phát hiện có dấu hiệu vi phạm luật này.           Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.  Kết thúc điều tra sơ bộ, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức.           + Điều tra chính thức:           Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm: xác minh thị trường liên quan, xác minh thị phần trên thị trường liên quan đến bên bị điều tra, thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm. Thời hạn điều tra là 180 ngày, trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thể gia hạn nhưng không quá 2 lần, mỗi lần không quá 60 ngày.           Đối  với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thời hạn điều tra đối với các vụ việc này là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định. Trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thể gia hạn nhưng không quá 60 ngày.           - Sau khi kết thúc điều tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển báo cáo điều tra cùng hồ sơ liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển có quan có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự.           - Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh: Sau khi nhận được báo cáo điều tra và hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.  Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhanạ được hồ sơ phải ra một trong các quyết định: mở phiên điều trần, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.  - Phiên điều trần được thực hiện đối với các vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh. Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh thì phiên điều trần được tổ chức kín. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số, sau khi nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận. f.3. Giải quyết  khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật (Mục 7)           -  Thẩm quyền giải quyết khiếu nại (Điều 107): Trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh.           Trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại.           - Thẩm quyền tiếp nhận đơn khiêú nại là cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.           - Hậu qủa của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh:           + Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành; -  Cơ quan tiếp nhân đơn có trách nhiệm xem xét, gửi hồ sơ cùng ý kiến đề nghị của mình lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 107 nói trên.           - Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại. Trong trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày.           - Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực kể từ ngày ký.           - Trong trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại đến Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.           - Hậu quả của việc khởi kiện: Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện tra Toà án vẫn tiếp tục được đưa ra thi hành. g. Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh           - Các hình thức xử phạt: Mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ phải chịu một trong các hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.           Ngoài ra, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm,  tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình tíưc phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác để khắc phục hậu quả.           - Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh: Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 119. Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 121) + Nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. + Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc HAI: THỰC TRẠNG Sơ Bộ Về Việc Áp Dụng Luật Cạnh Tranh Tại Việt Nam. Đầu năm 2009, khi Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành khảo sát các doanh nghiệp (DN) về mức độ hiểu biết Luật Cạnh tranh, trên 70% DN Việt Nam không biết đến nội dung văn bản luật này. Kết quả ấy cho thấy, Luật Cạnh tranh còn khá mới mẻ đối với cộng đồng DN Việt Nam. Sau hơn bốn năm có hiệu lực( ừ năm 2005 đến 2010), Luật Cạnh tranh đã được áp dụng để xử lý hơn 20 vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh của các DN. Trong số đó chỉ có duy nhất một hành vi hạn chế cạnh tranh bị xử lý, tuy nhiên, cũng có những tác động đáng kể đến môi trường cạnh tranh tại Việt Nam. Quá trình giải quyết vụ việc phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam (đặc biệt là đối với các DN độc quyền). Cụ thể, vụ Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) ngưng cung cấp nhiên liệu cho Công ty CP Hàng không Pacific Airlines (PA), nay là Công ty CP Hàng không Jestar Pacific Airlines (JPA), vào năm 2007. Việc xử lý một DN độc quyền (DN nhà nước) có thể phát sinh nhiều vấn đề nhạy cảm, thậm chí còn gây nhiều áp lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, nhiều quan điểm cho rằng, việc áp dụng Luật Cạnh tranh vào môi trường độc quyền là chưa phù hợp. Hiện nay, trong quá trình phát triển, Việt Nam có hàng trăm DN đang kinh doanh ở vị trí độc quyền. Song, một số quan điểm cho rằng, việc nhận định các tranh chấp thương mại của DN độc quyền theo hướng xử phạt hành chính (theo điều 3 Luật Cạnh tranh là phạt tiền đến 5% hoặc từ 5 - 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi) sẽ tạo tiền lệ không tốt đối với sự phát triển kinh doanh của các DN nói riêng và cơ quan quản lý nói riêng. Điều này cho thấy, vẫn còn một số DN chưa hiểu rõ về khả năng điều chỉnh và vai trò của Luật Cạnh tranh trong thị trường hiện đại. Thực tế, trong một số vụ việc, các DN có liên quan cũng thừa nhận và khẳng định một cách “ngây thơ” rằng, hành vi vi phạm của họ xuất phát từ việc không biết có Luật Cạnh tranh. Chính Vinapco cũng rất bức xúc khi Hội đồng Cạnh tranh ra quyết định xử phạt về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền theo điều 14 của Luật Cạnh tranh. Thực tế, họ không ngờ có Luật Cạnh tranh đang tồn tại, do đó, đã vi phạm một cách “hồn nhiên”. Điều đó cho thấy, cả DN lớn lẫn DN nhỏ của Việt Nam đều không biết, hoặc cố tình không biết về Luật Cạnh tranh! Nếu nhìn nhận dưới góc độ pháp lý của kết quả giải quyết vụ việc nêu trên, thì thấy phần nào cũng đã tác động đến các DN. Đây là trường hợp lần đầu tiên áp dụng Luật Tố tụng cạnh tranh tại Việt Nam. Tuy nhiên, tố tụng cạnh tranh vốn dĩ là một loại hình mới. Tố tụng giữa hình phạt chính trong lĩnh vực cạnh tranh, nhưng lại sử dụng các nguyên tắc của tố tụng tư pháp, tố tụng dân sự để giải quyết. Có thể nói, lần đầu tiên chúng ta thấy sự pha trộn trong một đạo luật được ban hành về sự vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh. Kết quả xử lý vụ việc của Vinapco và JPA có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa tố tụng cạnh tranh từ một loại tố tụng mới vào trong thực tiễn, khẳng định được khả năng Luật Cạnh tranh có thể can thiệp vào các giao dịch thương mại của DN. Song, thực chất việc can thiệp của Luật Cạnh tranh chính là đặt ra những giới hạn của cái quyền dành cho những nhà độc quyền, quyền cho những DN có thế mạnh trên thị trường. 2) Thực Trạng Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Cạnh tranh là tốt, là động lực phát triển. Trong kinh doanh, sự cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích : hàng hóa tốt hơn, giá mua rẻ hơn… Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phải bảo đảm nguyên tắc lành mạnh, công bằng, không có sự “ăn gian” hoặc những “thủ thuật” trái pháp luật. Vì nếu như vậy thì chẳng những doanh nghiệp làm ăn chân chính bị “chơi bẩn” mà ngay người tiêu dùng cũng chẳng lợi lộc gì. Tại Điều 39 qui định về các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh, bị cấm. Chủ yếu gồm 9 hành vi sau :  1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;  2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;  3. Ép buộc trong kinh doanh;  4. Gièm pha doanh nghiệp khác;  5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;  6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;  7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;  8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;  9. Bán hàng đa cấp bất chính;  Xét từng trường hợp cụ thể: * Chỉ dẫn gây nhầm lẫn: là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn (chẳng hạn trên bao bì, nhãn hàng, các pano quảng cáo ...) gây ra sự nhầm lẫn về tên thương mại, logo, chỉ dẫn địa lý ... để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình.  Ví dụ:  Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương. Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hương.  Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.  Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau! Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty Nestlé, sản phẩm sữa Milo bị tới hai hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Sản phẩm sữa Good Cacao của Cty Mina được sản xuất với những điểm tương tự sữa Milo như: Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, mầu sắc.    Ví dụ về quảng cáo sai chỉ dẫn địa lý, xuất xứ: Một doanh nghiệp bán nước mắm ghi là "Nước mắm Phú Quốc" nhưng thực chất đóng chai tại TP.HCM.  c*Xâm phạm bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp có các hành vi như tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác, tiết lộ, sử dụng thông tin, bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu chân chính... Cuối năm 2009, vụ việc đánh cắp bí mật kinh doanh của Cty Coca-Cola là một trong những ví dụ về sự tinh vi trong hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Nhân viên của Cty Coca-Cola đã xâm nhập các dữ liệu và đánh cắp công thức chế tạo một sản phẩm mới của Coca-Cola. Sau đó, đề nghị bán thông tin cho PepsiCo - đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Coca - Cola. *Ép buộc trong kinh doanh là việc doanh nghiệp ép buộc, đe dọa khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ không cho họ giao dịch hoặc phải ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. Ví dụ: Đầu năm 2010, thị trường tài chính Việt Nam xuất hiện thực trạng “ngân hàng chèn ép các doanh nghiệp” Theo quy định hiện hành, lãi suất cho vay và huy động không vượt quá 150% lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước công bố. Với lãi suất cơ bản 8% hiện nay, các ngân hàng chỉ được phép cho vay không quá 12% một năm. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho biết họ phải vay với lãi suất cao hơn thế 3-4%, thậm chí lênh tới 6-7%. Hoặc thực trạng bất cập của ngành du lịch TP.HCM: Cứ đến mùa cao điểm du lịch, trong ngành này thường "nảy nở" các công ty du lịch mới xuất hiện với những tên gọi na ná tên của các công ty du lịch có tiếng khác. Các công ty này chỉ kinh doanh có tính chất "thời vụ", hết mùa lại rút đi, sau khi đã làm một "vố hời". Các Công ty đó tập trung vào một nhóm đối tượng khách và chào hàng với giá cực rẻ để giành khách. Điều đáng nói là họ đã cung cấp dịch vụ kém chất lượng cho khách hàng, và để lại tiếng xấu cho công ty du lịch khác.  Hoặc năm 2008, Hiệp hội Thép Việt Nam ra nghị quyết ấn định giá bán (yêu cầu các thành viên 13,7- 14 triệu đồng/tấn thép), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất nâng mức phí bảo hiểm lên 3,95%/năm cho tất cả các đối tượng khách hàng. Cả Công ty Cổ phần Xăng dầu Hàng không (Vinapco), lợi dụng vị trí là doanh nghiệp bán nhiên liệu bay duy nhất trên thị trường, đơn phương chấm dứt bán hàng cho Jestar Pacific Airlines...  Nhằm nắm giữ độc quyền và ép giá sản phẩm đối với các doanh nghiệp khác. * Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là việc một doanh nghiệp có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp “đối thủ”.  * Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh là việc doanh nghiệp: - So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;  Ví dụ về việc quảng cáo so sánh nói xấu đối thủ : Nệm KimDan  Vài năm trước, có chuyện công ty Kim Đan - là nhà sản xuất nệm cao su tự nhiên lớn nhất tại TP. HCM đã đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kim đan hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Kim đan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”. Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát hành, 3 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút đã khởi kiện Kim Đan ra toà với lý do quảng cáo của Kim Đan không có căn cứ, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của họ. - Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn : Cà phê Trung Nguyên Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Công ty Trung Nguyên đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của Nestlé để so sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ với sản phẩm Nescafé của Nestles. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm cạnh tranh không lành mạnh. - Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá cả, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công ... * Khuyến mại không lành mạnh là việc : - Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng, không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng. - Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; - Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình; Ví dụ về khuyến mãi không đúng : Bột nêm massan:   Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì Công ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất”. Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại. * Bán hàng đa cấp bất chính là việc doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây: 1. Yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; 2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại; 3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; 4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia. Ví dụ về bán hàng đa cấp bất chính: Công ty Nino Vina phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam Nino Vina là một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Công ty này qui định : Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni J

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThức tiễn áp dụng Luật cạnh tranh.doc
Tài liệu liên quan