Tiểu luận Thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua các cơ quan tài phán quốc tế

Các trường hợp đưa ra giải quyết tại Toà án Quốc tế bao gồm nhiều lĩnh vực như: quyền về lãnh thổ (vụ tranh chấp giữa Pháp và Anh năm 1953, giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959, giữa Ấn Độ và Bồ Đào Nha năm 1960, giữa Buốckina Phaxô và Mali năm 1986, giữa Libi và Sát năm 1990), liên quan đến luật biển (trường hợp Anbani phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do thuỷ lôi trong vùng lãnh hải của mình gây ra cho tầu của Anh năm 1949, tranh chấp giữa Anh và Na uy về đánh cá), các cuộc tranh chấp liên quan đến nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong việc phân định ranh giới thềm lục địa, trên biển và trên bộ (vụ giữa Libi và Manta năm 1985, Canađa và Mỹ năm 1984, Đan mạch và Na uy năm 1993, giữa En Xanvađo và Honđurat năm 1992 .), về bảo vệ ngoại giao, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ của lực lượng uỷ thác tại lãnh thổ Tây Nam châu Phi, các vấn đề liên quan đến xung đột khu vực, việc thực hiện các công ước quốc tế của các nước . các trường hợp liên quan đến quan hệ giữa Liên hợp quốc và các nước thành viên như việc phái viên của Liên hợp quốc bị sát hại, đóng góp của

docx9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua các cơ quan tài phán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y. Ta có thể hiểu một cách chung nhất về tranh chấp quốc tế như sau: “Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn với nhau, và có những yêu cầu,hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lí hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau”. I.1.2. Phân loại. Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau mà có thể phân loại tranh chấp quốc tế như sau. -       Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia: bao gồm tranh chấp song phương và tranh chấp đa phương. -       Cưn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp: tranh chấp mang tính chất chính trị và tranh chấp có tính pháp lí. -       Căn cứ vào đối tượng tranh chấp thì có tranh chấp về kinh tế về thực hiện nghĩa vụ thành viên về điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế… I.1.3. Phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay. Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định rất nhiều biện pháp hòa bình, tạo ra điều kiện cho các chủ thể luật quốc tế lựa chọn trong giải quyết tranh chấp quốc tế. xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế: Chủ thể, đối tượng điều chỉnh… vì thế mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế cũng có những đặc điểm rất khác biệt so với luật quốc gia. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế là do các chủ thể luật quốc tế quyết định Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế từ trước tới nay thường vẫn áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản sau. + Giải quyết trực tiếp tranh chấp + Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba; + Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và các hiệp định khu vực. + Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. I.2. Các cơ quan tài phán quốc tế. I.2.1. Khái niệm. Như ta đã biết, tài phán quốc tế là những hình thức, cách thức hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp, thủ tục tư pháp, do các quốc gia lựa chọn . Vì thế, trong quan hệ quốc tế, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế của các cơ quan tìa phá quốc tế thường phụ thuộc bởi ý chí của các bên tranh chấp trong việc chấp nhận trao cho những thiết chế đó quyền giải quyết vụ việc xảy ra. Như vậy, Cơ quan tài phán quốc tế được định nghĩa: “ là những cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự tư pháp các cuộc tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ pháp luật”. I.2.2. Phân loại. Hiện nay, các cơ quan tài phán quốc tế tồn tạ chủ yếu dưới 2 dạng chủ yếu là Tòa án và Trọng tài quốc tế. Tính chất của mỗi loại hình tài phán này phụ thuộc vào quy chế, điều lệ và chức năng đặc thù của từng loại. I.2.3. Thiết chế của Tòa án quốc tế. + Toàn án Liên hợp quốc: một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, được thành lập năm 1945 trên cơ sở kế thừa Toà án Thường trực Quốc tế của Hội quốc liên và hoạt động theo quy chế một bộ phận không tách rời của Hiến chương Liên hợp quốc. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đương nhiên được coi là thành viên của quy chế TAQT. Các nước không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể tham gia quy chế TAQT nếu được Hội đồng Bảo An đề nghị và được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận. Các nước không tham gia quy chế cũng có thể yêu cầu TAQT xét xử tranh chấp nếu được Hội đồng Bảo an cho phép. Nhiệm vụ chính của TAQT: 1) Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và giữa các tổ chức quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các thể nhân và pháp nhân không có quyền đưa các tranh chấp ra giải quyết trước TAQT. 2) Làm chức năng tư vấn pháp lí (kết luận pháp lí) cho Hội đồng Bảo an, Hội đồng Thường trực và cho các tổ chức khác của Liên hợp quốc. TAQT được quyền ra các quyết định bằng phương thức biểu quyết trên nguyên tắc quá bán với số đại biểu hợp lệ là không được ít hơn 9 người. Quyết định của TAQT mang tính chất bắt buộc, có hiệu lực ngay và các đương sự không có quyền khiếu nại. Trong trường hợp quyết định của TAQT không được thi hành, TAQT có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an giúp đỡ để quyết định được thi hành. Thành phần của TAQT gồm 15 thẩm phán do Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an bầu ra với nhiệm kì 9 năm và cứ 3 năm lại bầu lại 5 thẩm phán. Về nguyên tắc, trong cơ cấu của TAQT phải có đại diện của tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới và là những luật gia nổi tiếng, có uy tín trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Đã có công dân của các quốc gia: Anh, Pháp, Bỉ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Italia, Hungari, Xri Lanka, Mađagaxca, Angiêri, Guyana, Vênêzuêla, Xiêra Lêôn tham gia TAQT. Ngoài các nhiệm vụ trên, TAQT còn có nhiệm vụ chung cùng với các cơ quan khác của Liên hợp quốc bảo vệ hoà bình, kiểm tra giám sát các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng Hiến chương Liên hợp quốc và theo các quyết định của các cơ quan của Liên hợp quốc. Trụ sở: La Hay (Hà Lan). Về giá trị pháp lí của phán quyết do Tòa án công lí quốc tế xét xử. đều có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên. Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị pháp lí trong mối quan hệ giữa các bên tranh chấp. Nhưng ở một số trường hợp cũng gián tiếp ảnh hưởng đến bên thứ ba. + Tòa án liên minh châu Âu. Về thành phần, cơ cấu. bao gồm 15 Thẩm phán, 8 Công tố viên,được bổ nhiệm theo nhiệm kì 6 năm. Về thẩm quyền. Biểu hiện trong chức năng giải thích luật của EU, đảm bảo cho pháp luật của Liên minh được các thiết chế EU, các quốc gia thành viên, công dân của nước thành viên tuân thủ. Tòa án liên minh châu Âu còn có chức năng giải thích luật của cộng đồng theo yêu cầu của Tòa án các nước thành viên. Bên cạnh cơ quan tài phán này còn có Tòa án sơ thẩm cộng đồng Châu ÂU. Về thủ tục tố tụng. cũng tương tự như Tòa án công lí quốc tế, bao gồm tridnh tự các bên đề trình yêu cầu lên Tòa án và trình tự xét xử về mặt nội dung vụ việc, với thủ tục viết và nói. + Tòa án Luật biển. Về thành phần và cơ cấu. Với thành phần gồm 21 thẩm phán  Là cơ quan xét xử được thành lập theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. TAQTVLB là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống các biện pháp giải quyết các tranh chấp về Luật biển liên quan đến việc giải thích hay thực hiện Công ước năm 1982. Ngoài ra, toà án còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về Luật biển phát sinh từ các điều ước quốc tế khác, nếu trong các điều ước này có quy định như vậy. Trong trường hợp này, toà án chỉ được phép xét xử sau khi có sự nhất trí của tất cả các bên tham gia điều ước. Thành phần của TAQTVLB được xây dựng theo nguyên tắc đại diện các hệ thống pháp luật trên thế giới và đại diện công bằng các khu vực địa lí. Toà án có 21 thành viên với nhiệm kì là 9 năm do Hội nghị toàn thể các quốc gia tham gia Công ước bầu ra thông qua bỏ phiếu kín. Cứ 3 năm lại bầu lại để thay thế 1/3 thành viên của toà án. TAQTVLB có quyền xét xử tất cả các vụ tranh chấp về Luật biển. Tuy nhiên, TAQTVLB có thể thành lập toà chuyên án bao gồm từ 3 thành viên trở lên được bầu trong số 21 thành viên của TAQTVLB để giải quyết tranh chấp về đáy biển và thành lập một số toà chuyên án khác để giải quyết những tranh chấp cụ thể. Phán quyết của TAQTVLB có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Trụ sở: Hambua (Hamburg, Cộng hoà Liên bang Đức).. I.2.4. Thiết chế trọng tài quốc tế. I.2.4.1. Khái niệm. Tòa trọng tài là cơ quan tài phám quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thảo thuận thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế về trọng tài và nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. I.2.4.2. Phân loại. + Căn cứ vào thành phần trọng tài: Tòa trọng tài cá nhân và Tòa trọng tài tập thể. + Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Tòa trọng tài có thẩm quyền chung; Tòa trọng tài có thẩm quyền chuyên môn + Căn cứ vào tính chất hoạt động: Tòa trọng tài thường trực và Tòa trọng tài vụ việc. I.2.4.3. Giá trị pháp lí của phán quyết trọng tài. Về nguyên tắc, phán quyết của Tòa trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Các bên có nghĩa vụ thi hành và không có quyền khiếu nại. Phán quyết của tòa trọng tài được xem xét lại trong trường hợp có những điều kiện mới ảnh hưởng đến nội dung phán quyết mà trước đó tòa trọng tài chưa được biết đến. Trong một số trường hợp nhất định trên thực tiễn thì phán quyết của Tòa trọng tài cũng có thể bị coi là vô hiệu, và các bên không có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết đó. I.2.4.4. Tòa trọng tài thường trực Lahaye (PCA). Là Tòa có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương hướng giải quyết khác. I.2.4.5. Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng công ước về thi hành các quyền chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển; các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các các quy định của công ước về nghiên cứu khoa học biển; các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của công ước về đánh bắt hải sản. Các chủ thể có quyền đưa vụ tranh chấp ra tòa trọng tài quốc tế về luật biển bao gồm các quốc gia thành viên công ước , các thực thể không phải là thành viên công ước trong các trường hợp liên quan đến việ quản lí khai thác vùng -  di sản chung của loài người và các tổ chức quốc tế chính phủ, là thành viên của công ước. Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển được thông qua theo nguyên tắc đa số… Ngoài các cơ quan tài phán cơ bản trên, thì hiện nay trên thế giới còn tồn tại những cơ quan tài phán quốc tế khác như Tổ chức WTO, ASEAN… II. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua các cơ quan tài phán quốc tế hiện nay. II.1. Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua thiết chế Tòa án quốc tế. II.1.1. Tòa án Công lí quốc tế LHQ.    Theo điều 13 của Hiến chương, một trong những chức năng của Đại hội đồng là "thúc đẩy việc pháp điển hoá và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiến bộ". Chức năng này đã được Đại hội đồng và các cơ quan khác thực hiện thông qua việc soạn thảo, chuẩn bị rất nhiều công ước quốc tế. Trong vòng năm thập kỷ qua, Liên hợp quốc đã bảo trợ cho trên 456 thoả thuận đa phương bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động giữa các nhà nước và nỗ lực của loài người. Liên hợp quốc cũng là người tiên phong quan tâm tới những vấn đề toàn cầu mới hiện nay như: môi trường, khoảng không vũ trụ, lao động di cư, buôn lậu ma tuý và chủ nghĩa khủng bố. Chức năng chính của Toà án quốc tế là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, vụ kiện do các quốc gia đưa lên phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu của toà án là áp dụng các tập quán quốc tế để thiết lập các quy tắc được các quốc gia liên quan chính thức công nhận; các thông lệ quốc tế được chấp nhận như luật; các nguyên tắc chung của luật pháp được các quốc gia công nhận; các phán quyết của tòa án... Tòa án cũng khuyến nghị Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an về lĩnh vực luật pháp, các vấn đề luật pháp nổi lên trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này, khuyến nghị các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các cơ quan chuyên môn với sự uỷ quyền của Đại hội đồng. Giải quyết theo luật pháp các tranh chấp:Cơ quan chính của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp là Toà án Quốc tế. Kể từ khi thành lập năm 1946, đến nay đã có 72 vụ được các nước đưa ra trước Toà án Quốc tế, 22 trường hợp hỏi ý kiến của các tổ chức quốc tế. Hầu hết các trường hợp được Toà giải quyết, song kể từ năm 1981, đã có 4 trường hợp được chuyển cho các Uỷ ban đặc biệt giải quyết theo đề nghị của các bên liên quan. 11 trường hợp vẫn chưa được giải quyết. Các trường hợp đưa ra giải quyết tại Toà án Quốc tế bao gồm nhiều lĩnh vực như: quyền về lãnh thổ (vụ tranh chấp giữa Pháp và Anh năm 1953, giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959, giữa Ấn Độ và Bồ Đào Nha năm 1960, giữa Buốckina Phaxô và Mali năm 1986, giữa Libi và Sát năm 1990), liên quan đến luật biển (trường hợp Anbani phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do thuỷ lôi trong vùng lãnh hải của mình gây ra cho tầu của Anh năm 1949, tranh chấp giữa Anh và Na uy về đánh cá), các cuộc tranh chấp liên quan đến nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong việc phân định ranh giới thềm lục địa, trên biển và trên bộ (vụ giữa Libi và Manta năm 1985, Canađa và Mỹ năm 1984, Đan mạch và Na uy năm 1993, giữa En Xanvađo và Honđurat năm 1992 ...), về bảo vệ ngoại giao, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ của lực lượng uỷ thác tại lãnh thổ Tây Nam châu Phi, các vấn đề liên quan đến xung đột khu vực, việc thực hiện các công ước quốc tế của các nước ... các trường hợp liên quan đến quan hệ giữa Liên hợp quốc và các nước thành viên như việc phái viên của Liên hợp quốc bị sát hại, đóng góp của các nước vào ngân sách hoạt động gìn giữ hoà bình... cũng được các bên liên quan đưa ra tại Toà án Quốc tế để nhận được ý kiến tham khảo. Pháp điển hoá luật pháp quốc tế: Uỷ ban về luật pháp quốc tế đã được Đại hội đồng thành lập năm 1947 nhằm thúc đẩy sự phát triển và pháp điển hoá luật pháp quốc tế theo hướng tiến bộ. Uỷ ban gồm 34 thành viên, nhóm họp hàng năm, các thành viên được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động với tư cách cá nhân chứ không phải là đại diện của các chính phủ. Công việc chủ yếu của Uỷ ban là soạn thảo luật pháp quốc tế, lĩnh vực luật pháp cần soạn thảo có thể do Uỷ ban tự chọn hoặc do Đại hội đồng hoặc Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC) gợi ý. Khi Uỷ ban hoàn tất dự thảo các điều khoản, Đại hội đồng sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế để quyết định đưa các điều khoản dự thảo đó vào một công ước quốc tế, sau đó sẽ mở cho các nước tham gia. Năm 1966, đáp ứng đòi hỏi của Liên hợp quốc phải giữ một vai trò tích cực trong việc giảm bớt và loại bỏ các cản trở đối với thương mại quốc tế, Đại hội đồng đã thành lập Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) để thúc đẩy sự thống nhất và hài hoà theo hướng tiến bộ của luật thương mại quốc tế. Uỷ ban gồm 36 thành viên, đại diện cho các khu vực địa lý và các hệ thống kinh tế và luật pháp khác nhau, có báo cáo hàng năm lên Đại hội đồng và trình báo cáo lên Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế của Tòa án quốc tế LHQ hiện nay. Ta thấy: Tòa án quốc tế LHQ chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia , không bao gồm giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế, giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, hay giữa cá nhân và quốc gia… và cơ quan tài phán này sẽ không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên mà phải do các bên tranh chấp yêu cầu, dựa vào 1 trong 3 phương thức: + Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc ( chấp nhận thỏa thuận thỉnh cầu ) Khi có trchấp xảy ra, các bên cùng ngồi lại cùng viết chung 1 đơn, cùng ký yêu cầu tòa giải quyết, nêu rõ tên của các bên trchấp, vấn đề cần giả quyết, mục đích mong muốn yêu cầu đề nghị của các bên, có thể chọn nguồn luật để giải quyết + Chấp nhận trước thẩm quyền của tòa trong các ĐƯQT khi các bên cùng tham gia 1 ĐƯQT mà thẩm quyền tranh chấp của tòa quốc tế đã được nêu ra trong một điều khoản của công ước chỉ cần 1 bên đưa đơn là tòa sẽ có thẩm quyền xét sử phát sinh nguyên đơn, bị Ví dụ: VN Trung quốc là thành viên của công ước quyền trẻ em, VN có quyền yêu cầu tòa giải quyết thông qua việc chứng minh thẩm quyền trchấp của tòa QT đã được nêu ra trong 1 điều khoản của công ước. + Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa, quốc gai A có thể gửi đến tòa tuyên bố đơn phương nêu rõ quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử cảu tòa trong những vấn đề cụ thể, khi có tranh chấp với các quốc gia cũng có tuyên bố đơn phương trong những vấn đề tương tự phát sinh nguyên đơn, bị đơn. Ở đây, Tòa án không quy định hình thức cụ thể của tuyên bố. Chỉ cần thể hiện rõ quan điểm về việc tòa quốc tế có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong những lĩnh vực cụ thể quốc gia. Quốc giai cũng có thể rút lại tuyên bố đơn phương và cũng có thể tuyên bố bảo lưu hạn chế bớt những thẩm quyền xét xử của tòa án. Ví dụ: đầu tiên, mỹ tuyên bố đơn phương cho tòa quốc tế có thẩm quyền xét xử tranh chấp trong mọi lĩnh vực. Nhưng sau đó rút lại tuyên bố này và chỉ bảo lưu cho việc áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải’’ Quốc gia có thể rút lại, thậm chí hủy tuyên bố bảo lưu.    Ví dụ: Đầu tiên, Pháp tuyên bố đơn phương cho tòa QT có thẩm quyền xét xử tranh chấp mọi lĩnh vực. Nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố này và chỉ bảo lưu cho việc áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải. Cuối cùng Pháp đã rút lại tòan bộ tuyên bố Chỉ giải quyết các tranh chấp pháp lý ( không chính trị ), nếu vừa là pháp lý vừa là chính trị thì tòa sẽ tự quyết định có xét xử hay không dựa trên cơ sở phán quyết của tòa về tính chất của tranh chấp đó. II.1.2. Tòa án Liên minh châu Âu. Hiện nay, do nhu cầu hội nhập, đặc biệt là theo mô hình liên kết đặc biệt của Liên minh châu âu (EU), vì thế mà Tòa án liên minh châu âu không chỉ dừng lại ở thẩm quyền của một thiết chế quốc tế đơn thuần mà mà ở một số lĩnh vực nhất định, theo sự thỏa thuận của các nước thành viên thì thẩm quyền giải quyết  của Tòa này cũng giống như Tòa án quốc gia. Tranh chấp quốc tế phát sinh chủ yếu thuộc về thẩm quyền giải quyết của Tòa án liên minh châu Âu là những tranh chấp của các thành viên của tổ chức này. II.1.3. Tòa án Luật biển. Công Ước quốc tế về luật biển quy định, theo điều 286, bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công Ước, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, sẽ được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền, trừ trường hợp có thể giải quyết bằng các biện pháp khác. Đây là cách tiếp cận vô cùng tiến bộ, buộc các Quốc gia thành viên của Công Ước phải chấp nhận giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán độc lập. Theo điều 287 của Công Ước, Quốc gia thành viên có thể đệ trình vụ tranh chấp lên Tòa Án Quốc tế, Toà án Quốc tế về Luật Biển hay tòa trọng tài. Trên nguyên tắc, Công Ước kỳ vọng các Quốc gia sẽ thực hiện quyền tự do lựa chọn phương thức xét xử bằng một tuyên bố văn bản. Tuy nhiên, chỉ có 40 trong tổng số 160 Quốc gia thành viên của Công Ước đã đưa ra tuyên bố như vậy, và không quốc gia nào ở khu vực Biển Đông nằm trong số 40 quốc gia này. Điều đáng lưu ý là các Quốc gia không thể lảng tránh các thủ tục tố tụng pháp lý bằng cách không đưa ra lựa chọn nào. Trong những trường hợp như vậy, Công Ước sẽ đơn giản áp đặt một cơ chế mặc định. Nếu các Quốc gia không lựa chọn, tranh chấp của họ sẽ tự động được giải quyết thông qua tòa trọng tài. Có rất nhiều tranh luận xung quanh các điểm lợi và bất lợi của tòa trọng tài. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằng, các Quốc gia sẽ tự hạn chế quyền tự do lựa chọn của mình nếu họ không sử dụng nó. Bản thân đây đã là một lý do thích đáng để các Quốc gia nghiên cứu cẩn thận xem họ nên chọn thủ tục tố tụng nào – thủ tục nào đảm bảo được quyền lợi của họ, hơn là phó thác quyết định đó cho các điều khoản mặc định của Công Ước. Ví dụ từ một vụ việc trong án lệ của Toà án Quốc tế về Luật Biển. Trong vụ Cải tạo Đất (Land Reclamation Case), Malaysia và Singapore bất đồng về tác động của các hoạt động cải tạo đất của Singapore đối với môi trường biển. Malaysia đã yêu cầu Tòa đưa ra các biện pháp tạm thời để bảo vệ môi trường. Tòa yêu cầu hai bên thành lập một nhóm các chuyên gia độc lập nhằm nghiên cứu tác động của các hoạt động cải tạo đất. Hai bên đã tuân theo và nhờ đó đã đạt được một kết quả đáng ngạc nhiên: chưa đến hai năm sau yêu cầu của Tòa và dựa trên báo cáo của các chuyên gia, Malaysia và Singapore đã có thể giải quyết bất đồng của họ một cách hòa bình thông qua việc ký kết hiệp định. Các biện pháp tạm thời của Tòa rõ ràng đã đưa các bên lại với nhau và giúp họ tìm ra một biện pháp ngoại giao thành công. Các thủ tục tố tụng pháp lý rõ ràng có thể đóng góp cho việc tạo dựng nên một môi trường hòa giải giữa các bên và thúc đẩy việc tìm kiếm một giải pháp hợp lý và hòa bình cho các tranh chấp. II.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua thiết chế Trọng tài quốc tế. + Đối với tòa trọng tài thường trực Lahaye (PCA) thì từ khi thành lập, tòa PCA đã giải quyết khá nhiều tranh chấp quốc tế, trong đó phải kể đến một số tranh chấp đã được Tòa giải quyết tương đối thành công. Chẳng hạn: Vụ chủ quyền trên đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan...Nhưng trên thực tế hiện nay, hoạt động của Tòa  trọng tài thường trực Lahaye đang có xu hướng giảm sút, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là do Tòa không phải là cơ quan tài phán có thẩm quyền bắt buộc và cũng không phải là cơ quan tài phán duy nhất mà các bên tranh chấp phải lựa chọn. Thực tế đã cho ta thấy: Các quốc gia, nếu muốn sử dụng biện pháp mạnh để giải quyết tranh chấp thì họ lựa chọn Tòa án quốc tế, còn nếu xử dụng muốn sử dụng biện pháp mềm dẻo và linh hoạt hơn thì thường họ sẽ lựa chọn các trọng tài khác ngoài trọng tài thường trực Lahaye, như các trọng tài vụ việc. Để khắc phục thực trạng bất cập trên thì từ năm 1992, Tòa trọng tài thường trực Lahaye đã ban hành hàng loạt quy định nhằm mở rộng thẩm quyền cũng như hoàn thiện thủ tục tố tụng của Tòa. Đồng thời, Tòa cũng thành lập một số ủy ban giúp việc để chuẩn bị cho việc sửa đổi bổ sung công ước Lahaye 1899 và 1907. + Tòa trọng tài Quốc tế về Luật Biển. Tòa trọng tài quốc tế về luật biển là cơ quan tài phán quốc tế, thành lập và hoạt động trên cơ sở của Công ước Luật biển năm 1982 (Phụ lục VII của Công ước).và có thẩm quyền giải quyết nhiều tranh chấp quốc tế theo quy định của Luật  biển. Đồng thời, tòa trọng tài quốc tế về luật biển, ngoài việc cùng các cơ quan tài phán có thẩm quyền chung để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gau, đã tạo được bước phát triển mới của luật quốc tế theo hướng không dừng lại ở các nguyên tắc, quy phạm có tính chung chung mà đã phát triển đến chỗ hình thành nên các nguyên tắc, quy phạm chuyên biệt. Điều này một mặt đã nâng cao vai trò điều chỉnh các nguyên tắc, quy phạm quốc tế đối với các quan hệ quốc tế khác. Mặt khác, đã góp phần tăng cường, củng cố và duy trì sự hợp tác giữa các quốc gia cũng như giữa các chủ thể khác của luật quốc tế. Ngoài Tòa trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Luật Biển 1982, các quốc gia thành viên còn có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tào trọng tài đặc biệt.. Tào trọng tài đặc biệt có sự đóng góp đáng kể của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền chuyên môn trong từng lĩnh vực: IMO (Tổ chức hàng hỉa quốc tế), FAO ( Tổ chức lương thực và nông nghiệp của LHQ)...các tổ chức này có trách nhiệm lập một danh sách các chuyên viên, dựa trên sự đề cử của các quốc gia thành viên Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định hai chuyên viên trong mỗi lĩnh vực. Khi tranh chấp phát sinh, dựa trên danh sách các chuyên viên đã được lập thì một hội đồng trọng tài đặc biệt sẽ thành lập đển giải quyết vấn đề tranh chấp này. II.3. Các cơ quan tài phán quốc tế khác II.3.1. Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Nhìn nhận tổng thể ta thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hệ thống giải quyết tranh chấp chung, được áp dụng với các tranh chấp phát sinh trong tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hoám thương mại dịch vụ...Tranh chấp thuộc đối tượng có thể viện dẫn đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của tổ chức này, và việ giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của WTO được giải quyết trên cơ sở công bằng,nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp. Căn cứ trên sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DUS) mà các thành viên của tổ chức có thể lựa chọn cho mình các biện pháp giải quyết tranh chấp khác nhau.. trường hợp nếu sau khi đã tiến hành các biện pháp nêu trên mà tranh chấp vẫn chưa được giải quyết thì các bên có thể khiếu nại ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của tổ chức. Trong toàn bộ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tại cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO thể hiện rõ tính chất của loại hình tài phán quốc tế. III.3.2 . Tài phán ASEAN. Từ khi nghị định thư Manila ra đời năm 1996 cùng với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thì ASEAN mới có 1 cơ chế hoàn chỉnh để giải quyết tranh chấp. Trước đó, hiệp định Bali 1976 hay hiệp định khung 1992 về tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực chỉ bao gồm 1 số cơ chế giải quyết tranh chấp. Trong bối cảnh việc hợp tác quốc tế phát triển nhanh chóng đã làm phát sinh một nhu cầu phải có một cơ chế giải quyết cụ thể và dứt điểm các tranh chấp quốc tế. Năm 1996, hội nghi cấp cao các nước ASEAN đã thống nhất ký hiệp định thư Manila 1996 và cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ASEAN sẽ được sử dụng để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế về kinh tế trong khu vực. Từ khi thành lập đến nay, ASEAN không hề có cơ quan chuyên trách giải quyết các tranh chấp quốc tế . SEOM là cơ quan chính của ASEAN, là cơ quan không thường trực, có nhiệm vụ tìm hiểu cặn kẽ hoạt động kinh tế, đưa ra các chính sách kinh tế cho ASEAN, trợ giúp cho AEM, điều hành các kì họp cho AEM. Tùy theo vụ việc cụ thể mà SEOM  có những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTh7921c ti7877n gi7843i quy7871t cc tranh ch7845p qu7889c t7871 thamp.docx
Tài liệu liên quan