Tiểu luận Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài giữa vợ và chồng khi ly hôn tại Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã được các văn bản luật và văn bản dưới luật quy định một cách khá cụ thể và chi tiết, tuy nhiên trong thực tế nhiều khi các cơ quan chức năng cũng đã lúng túng trước các vụ việc thực tế xẩy ra do các sự việc này thường rất phức tạp, nhiều khi nó không trùng khớp với các quy định của pháp luật. Sau đây em xin nêu một số vụ việc củ thể tại nơi thực tập để thấy rõ điều này.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài giữa vợ và chồng khi ly hôn tại Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định…Do đó, em rất mong sự thông cảm, giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn. I. những Căn cứ pháp luật để Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn 1. Căn cứ Bộ luật Dân sự Trước hết để có thể chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Toà án đã căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự về việc xác lập quyền sở hữu đối với khối tài sản đem ra phân chia. Theo Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 1995 và nay là Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về sở hữu chung của vợ chồng : "1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án." Theo qui định của pháp luật, khối tài sản chung của vợ chồng được tính là tài sản của hai vợ chồng cùng nhau tạo lập sau hôn nhân. Như vậy hai vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tài sản nào đó trong khối tài sản chung. Nếu khi vợ chồng ly hôn tại Toà án mà hai bên không thoả thuận phân chia được tài sản thì Toà án sẽ quyết định trên cơ sở qui định của pháp luật. 2. Căn cứ theo Luật Hôn nhân và Gia đình, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000 và các văn bản hướng dẫn đã đặt ra nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Theo điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì "Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó ". Như vậy, Điều luật này chỉ đặt ra vấn đề chia tài sản chung, còn không quy định việc phân chia tài sản riêng của hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống có nhiều tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung. Việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung đối với cơ quan xét xử là một công việc khó khăn. Đặc biệt là đối với động sản do các bên không có đủ căn cứ để chứng minh rằng đó là tài sản riêng của mình và tài sản riêng đó là bao nhiêu. Cũng theo nguyên tắc của Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia Đình tại khoản 2 việc chia tài sản chung theo nguyên tắc là chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản này. Như vậy, trong trường hợp cả hai vợ chồng đều là lao động có thu nhập và thu nhập của hai vợ chồng tương đối ngang bằng nhau thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc " tài sản chung của vợ chồng được chia đôi" . Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp khối tài sản đó là do một bên tạo lập nên, vì vậy đặt ra vấn đề chia khối tài sản đó như thế nào để có thể đảm bảo quyền lợi của người tạo lập khối tài sản đó đồng thời cũng đảm bảo được quyền và lợi ích của bên kia. Trong trường hợp này đòi hỏi cơ quan xét xử phải nghiên cứu, xem xét hồ sơ và hỏi tại phiên toà để có thể làm rõ công sức đóng góp của các bên để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, hợp tình hợp lý để hai bên sau khi ly hôn không có sự thù hằn, căm ghét, nó có thể là những nguyên nhân gây ra những hậu quả xấu sau khi ly hôn. Thông thường khi chia tài sản của vợ chồng các hội đồng xét xử thường áp dụng khá linh hoạt các điểm b, c, d khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên khi ly hôn. Vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ phức tạp hơn nếu như trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng chung sống với gia đình ( sống cùng với cha, mẹ và các anh chị em), khi đó nếu khối tài sản chung đó có thể xác định theo phần thì phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia (theo khoản 2 Điều 96 Luật Hôn và Gia đình vấn đề chia tài sản của vợ chồng sẽ phức tạp hơn nếu như trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng sống chung với gia đình (sống cùng với cha, mẹ và các anh chị em ), khi đó nếu như khối tàI sản chung đó có thể xác đinh theo phần thì phần tài sản của vợ, chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia (theo k2Đ16) còn nếu không xác định được theo phần và cũng không thoả thuận được với gia đình về phần tài sản của vợ chồng đóng góp thì sẽ yêu cầu Toà án giải quyết. Trong trường hợp này cũng đòi hỏi Toà án phải xác định rất cụ thể công sức đóng góp của từng thành viên trong gia đình để có thể tách phần tài sản của vợ chồng ra để phân chia. Vấn đề quyền sử dụng nhà, đất của vợ chồng khi ly hôn. Vẫn theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc bên đó, vì vậy khi ly hôn quyền sử dụng đất riêng của bên nào vẫn thuộc về bên đó theo Đ97 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000. Tuy nhiên việc xác lập quyền sử dụng đất của cá nhân ở Việt Nam trước năm 2003 (trước khi ban hành luật đất đai hiện hành) có nhiều bất cập, các văn bản chồng chéo không rõ ràng minh bạch vì vậy để xác định ai có quyền sử dụng một lô đất nào đó là rất khó khăng mà các cơ quan xét xử đã gặp phải không chỉ trong việc chia tài sản là quyền sử dụng đất khi ly hôn mà cả trong các vụ việc dân sự khác có liên quan đến quyền sử dụng đất. Thông thường để căn cứ vào các điều 95, 96, 97,98,99 của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình và các văn bản hướng dẫn thì sẽ không giải quyết được thấu đáo và triệt để các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất khi ly hôn. Vì vậy, các cơ quan xét xử thường phải căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và Luật Dân sự để giải quyết, để xác định ai có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó là tài sản chung hay tài sản riêng, công sức đóng góp của mỗi bên vào tài sản đó như thế nào (trong trường hợp đó là nhà thuộc sở hữu riêng của một bên). II- Thực tiễn chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Khái quát về tình hình ly hôn tại Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, mật độ dân cư đông, điều kiện kinh tế xã hội tương đối phát triển so với cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế (tốc độ tăng tưởng kinh tế trên 10% từ năm 2001-2005) thì các vấn đề xã hội cũng được đặt ra trong đó có vấn đề quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như con đối với bố mẹ, vợ chồng với nhau có phần xuống cấp trong một bộ phận không nhỏ của dân cư. Trong xã hội ngày nay, khi mà mọi người đều quan tâm tới yếu tố kinh tế và không còn chăm lo nhiều tới gia đình mình nữa. Sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình giờ đây được thay thế bằng việc tính toán làm ăn kinh tế, đôi khi là chơi bời truỵ lạc …đã làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không còn chặt chẽ. Sự cách biệt giữa thu nhập của vợ và chồng, sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá ngoại lai, sự xâm nhập của những quan niệm không đúng đắn, sự nhận thức chưa đầy đủ và không thấu đáo về hậu quả của việc ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ…đó là một số các nguyên nhân trong rất nhiều các nguyên nhân làm tình trạng ly hôn ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng gia tăng. Việc mâu thuẫn trong gia đình hiện nay ngày càng gia tăng, và ngày càng có nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn. Sau khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. Khi hai vợ chồng đã ly hôn sẽ đặt ra một số vấn đề như nuôi con chung, vấn đề cấp dưỡng cho con, và một vấn đề quan trọng được đặt ra là chia khối tài sản chung của vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ chung sống với nhau. Sau khi xem xét các đơn kháng cáo, kháng nghị mà Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhận được về việc yêu cầu xét xử phúc thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình em nhận thấy lý do kháng cáo của các bên chủ yếu là cho rằng bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp dưới về việc chia tài sản là chưa hợp lý và yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh xem xét lại phần quyết định chia tài sản của vợ chồng. Vì vậy có thể thấy rằng việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất phức tạp và đó là mối quan tâm hàng đầu của các cặp vợ chồng khi ly hôn. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Năm 2003, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã nhận đơn kháng cáo của 37 vụ án xin ly hôn được giải quyết tại các Toà cấp huyện trong tỉnh, trong đó có 21 đơn kháng cáo yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh xem xét lại phần chia tài sản của bản án sơ thẩm. Toà án nhân dân tỉnh đã giải quyết và ra quyết định phúc thẩm 37 vụ trong đó có 15 vụ Toà án nhân dân tỉnh phải sửa phần nội dung về tài sản và công nợ so với bản án sơ thẩm. Năm 2004 Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhận được 46 đơn kháng cáo của các bên trong vụ án xin ly hôn. Trong đó có 32 đơn kháng cáo yêu cầu Toà án xem xét lại phần chia tài sản của bản án sơ thẩm. Toà án nhân dân tỉnh đã giải quyết và ra quyết định phúc thẩm 46 vụ trong đó có 20 vụ Toà án nhân dân tỉnh phải sửa phần nội dung về tài sản và công nợ so với bản án sơ thẩm. Năm 2005 Toà án nhân dân tỉnh nhận được 50 đơn kháng cáo của các bên trong vụ án xin ly hôn. Trong đó có 38 đơn kháng cáo yêu cầu xem xét lại phần chia tài sản của bản án sơ thẩm. Toà án nhân dân tỉnh đã ra quyết định phúc thẩm trong đó có 28 trường hợp Toà án nhân dân tỉnh phải sửa phần nội dung về tài sản và công nợ so với bản án sơ thẩm. 2.1. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tranh chấp tài sản khi ly hôn. - Đối với động sản: qua việc tìm hiểu các bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, qua các buổi tham dự các phiên Toà phúc thẩm tại Toà án em nhận thấy có một số nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp về tài sản là động sản của các cặp vợ chồng khi ly hôn như sau: Thứ nhất: Khi mới xây dựng gia đình các cặp vợ chồng trẻ thường khó khăn về kinh tế nên khi cần vốn để xây dựng kinh tế họ thường vay mượn khá nhiều, vay của bạn bè, bố mẹ, anh chị của cả vợ và chồng. Do đặc điểm của Việt Nam, việc vay mượn thường dựa vào các mối quan hệ thân thiết nên thường không có giấy tờ chứng minh, khi xảy ra tranh chấp họ không thừa nhận việc vay mượn đó là có thực. Thứ hai: Khi xã hội phát triển việc làm kinh tế của vợ và chồng đôi khi tach biệt nhau, chồng làm kinh tế riêng và vợ làm kinh tế riêng vì vậy mà trong gia đình thường có tình trạng vốn làm ăn của vợ, vốn làm ăn của chồng. Khi làm kinh tế độc lập như vậy họ cũng thường huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau và chỉ có một bên vợ, chồng biết. Trong trường hợp này nếu làm ăn thua lỗ và một bên mắc nợ họ cũng thường không thừa nhận. Thứ ba: đối với tài sản riêng của mỗi bên trước khi kết hôn cũng rất khó xác định bởi do tập quán người việt khi xây dựng gia đình họ đều mong muốn là được cùng nhau xây dựng hạnh phúc nên chưa có một trường hợp nào xác định số tiền của mình trước khi kết hôn là bao nhiêu để đóng góp vào xây dựng kinh tế chung – ngoại trừ một số trường hợp tài sản đó do ngân hàng quản lý và có chứng từ đầy đủ. Khi ly hôn thì các bên đều biện minh cho mình và chối đẩy trách nhiệm nhưng lại không có những chứng cứ rõ ràng để chứng minh. Thứ tư: cũng có những cặp vợ chồng đã kết hôn tương đối lâu, kinh tế khá giả và có những giao dịch dân sự như vay và cho vay, như trên đã trình bày do đặc điểm của Việt Nam là các giao dịch thường không có giấy tờ kèm theo nên khi xảy ra tranh chấp đều không chứng minh được. Thứ năm: việc phân chia các tài sản khác trong gia đình có nhiều trường hợp các bên đương sự cũng không chấp nhận theo quyết định của Toà án sơ thẩm do các bên cho rằng hội đồng định giá thường định giá quá thấp tài sản và khi chia loại tài sản này, Toà án thường căn cứ vào nhu cầu của các bên về “ điều kiện sản xuất kinh doanhvà nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập “. Vì vậy khi bên không có nhu cầu sẽ yêu cầu Toà án định giá lại tài sản. Thứ sáu: về công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung cũng có những bất đồng. Khi Toà án cấp sơ thẩm căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên để có thể phân chia tài sản thường sẽ bị bên còn lại phản ứng không tốt và cho rằng mình cần phải được hưởng sự công bằng (chia đôi) khối tài sản đó. Đối với bất động sản: Do việc quản lý đất đai của các cấp chính quyền trước khi luật đất đai năm 2003 được ban hành là không tốt vì vậy cũng xảy ra việc tranh chấp quyền sử dụng đất rất nhiều. Mặt khác nữa do quyền sử dụng đất hiện nay cũng rất có giá trị, nó thực sự lớn so với tài sản là động sản vì vậy việc phân chia tài sản là bất động sản cũng gặp khó khăn. Có một số nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp tài sản là bất động sản: Thứ nhất: do nguồn gốc của lô đất là không rõ ràng. ở địa phương đặc biệt là các vùng nông thôn trước kia thường có việc chia đất cho các gia đình có con trai khi họ chưa lập gia đình (tức là chia đất theo số khẩu trong gia đình dặc biệt là các gia đình có con đi bộ đội) khi xây dựng gia đình sẽ được bố mẹ cho ra ở riêng và sử dụng lô đất đó và khi đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được đặt ra. Khi họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ đứng tên hai vợ chồng. Vì vậy khi ly hôn người vợ sẽ có lý lẽ chứng minh rằng đó là lô đất nhà nước cấp cho hai vợ chồng còn người chồng sẽ chứng minh đó là lô đất do bố mẹ mình để lại. Thứ hai: việc xác định công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác lập các công trình trên lô đất đó, việc định giá lô đất không phù hợp với thị trường thực tế. Thứ ba: có nhiều người thực hiện các giao dịch bất động sản không qua sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi vợ chồng ly hôn họ không thừa nhận là đã tham gia các giao dịch đó, vì vậy Toà án đã quyết định lô đất đó là bất hợp pháp vì theo luật đất đai 2003, Toà án chỉ giải quyết các tranh chấp đất đai khi lô đất đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác theo quy định của luật đất đai. 2.2. Một số vụ án điển hình: Vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã được các văn bản luật và văn bản dưới luật quy định một cách khá cụ thể và chi tiết, tuy nhiên trong thực tế nhiều khi các cơ quan chức năng cũng đã lúng túng trước các vụ việc thực tế xẩy ra do các sự việc này thường rất phức tạp, nhiều khi nó không trùng khớp với các quy định của pháp luật. Sau đây em xin nêu một số vụ việc củ thể tại nơi thực tập để thấy rõ điều này. Trích án số 18/LHPT ngày 29/3/2005. Nguyên đơn: anh Nguyễn Văn Thắng - sinh năm 1953. Trú quán: 455 Bổ Sơn – Võ Cường – Thị Xã Bắc Ninh; Bị đơn: Chị Nguyễn Thị Lăng – sinh năm 1953. Trú quán 457 Bổ Sơn – Võ Cường – Thị Xã Bắc Ninh; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Ngô Thị Nguyệt – 77 tuổi. Sau đây em xin được tóm tắt vụ việc liên quan đến phần tài sản: Anh Thắng và chị Lăng kết hôn vào tháng 01/1975 trên cơ sở tự nguyện có đăng ký tại uỷ ban nhân dân xã. Sau khi chung sống được 3 ngày anh lại về đơn vị đóng quân tại miền nam còn chị ở nhà với gia đình. Về tài sản của vợ chồng có hai nhà số 455 và số 457 ở thôn Bồ Sơn được hội đồng định giá ngày 01/12/2004 và các tài sản khác hai vợ chồng xác định trị giá 100 triệu. Tiền mặt vợ chồng có 1 tỷ, chị Lăng cầm 260 triệu, còn lại anh Thắng cầm. Hai vợ chồng thống nhất chia số tiền trên làm ba phần: mẹ anh 400 triệu, vợ chồng anh mỗi người 300 trăm triệu, bất động sản anh sở hữu nhà số 455, chị sở hữu nhà số 457 còn đất nông nghiệp anh đề nghị Toà giải quyết. Về phía chị Lăng ,phần tài sản chị thừa nhận lời khai của anh Thắng, chị thừa nhận tháng 5/2004 vợ chồng thoả thuận ly hôn và phân chia tài sản nhưng anh Thắng mới trả chị 260 triệu nên chị không ký vào giấy. Còn công sức đóng góp của mẹ chồng là có nhưng không đáng kể. Vợ chồng không nợ ai và không ai nợ vợ chồng. Tại đây đã đặt ra một vấn đề việc phân chia tài sản chung của hai bên khi vợ chồng có chung sống với gia đình. Việc xác định công sức đóng góp của các bên vào khối tài sản chung đó là như thế nào?. Quay trở lại vụ việc. Bà Ngô Thị Nguyệt (mẹ anh Thắng) trình bày: tại sản của vợ chồng anh Thắng hiện nay có một phần nguồn gốc tài sản của vợ chồng bà. Trươc đây gia đình bà được hợp tác xẫ chia cho 10 thước đất ở vì không hợp gia đình bà trả lại hợp tác xã và mua đất của ông Mạnh rồi xây nhà và ở được 10 năm, ông bà đồng ý cho vợ chồng anh Thắng bán để lấy tiền làm ăn và chuyển chổ ở khác, nay vợ chồng anh Thắng ly hôn bà đề nghị trích trả bà một phần tài sản và công sức. Với nội dung trên: Căn cứ điều 89,91,92,95,97 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình; Căn cứ nghị định 70CP của chính phủ ngày 02/6/1997. án sơ thẩm số 03/DSST ngày 13/1/2005 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xử: Anh Thắng được ly hôn chị Lăng; Về tài sản: Giao cho anh Thắng sở hữu nhà số 455 cấp 3A, 3 tầng và các công trình gắn với ngôi nhà và sử dụng ô đất ở 75,25 m2 có chiều rộng 4,3 m, dài 18,4 m tại thửa số 61 + 62 tờ bản đồ số 06 thôn Đồ Sơn mang tên chủ hộ Nguyễn Thi Lăng. Một bên giáp nhà ông Đoan, một bên giáp chị Lăng, phía sau giáp ruộng, phía trước giáp đường quốc lộ 38, anh Thắng được sở hữu 400 triệu. Tổng tài sản anh Thắng được sở hữu và sử dụng trị giá 1.160.235.500 đ Tạm giao 3,87 m2 đất chưa hợp pháp trong 2 ô đất trên cho anh Thắng quản lý, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo luật đất đai về diện tích đất này. Giao cho chị Lăng sở hữu nhà số 457 cấp 3 A, 2 tầng chiều rộng 4.57 m, dài 8 m và các công trình gắn liền với ngôi nhà và sử dụng ô đất 64,75 m2 có nhà nằm trên đó, chiều rộng 3,7 m, chiều dài 17,5 m tại thửa số 62 tờ bản đồ 06 thôn Bồ Sơn, Võ Cường mang tên chủ hộ Nguyễn Thị Lăng, một bên giáp anh Thắng, một bên giáp nhà anh Chí, phía sau giáp ruộng, phía trước giáp đường quốc lộ 38. Chị Lăng được sở hữu toàn bộ đồ dùng sinh hoạt trong gia đình trị giá 100.000.000 đ và 400.000.000đ tiền mặt, chị đã quản lý số tiền 260.000.000 đ, anh Thắng phải trả chị Lăng 140.000.000 đ số tài sản chị Lăng sở hữu trị giá 1.063.149.000 đ. Tạm giao phần đất chưa hợp lý cho chị Lăng quản lý diện tích 32,77 m2, một phần đã xây nhà, một phần đất trống giáp nhà ông Đoan, một phần hành lang. Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo luật đất đai về diện tích đất này. Trích trả công sức ông Nguyễn Văn Sơ và bà Ngô Thị Nguyệt 200.000.000 đ, ông Sơ đã chết, bà Nguyệt được sở hữu số tiền trên, anh Thắng phải trả cho bà Nguyệt. Ngày 25/01/2005 chị Lăng làm đơn kháng cáo với nội dung việc chia tài sản của Toà sơ thẩm là không công bằng, trích chia công sức cho bà Nguyệt là quá nhiều. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và thẩm tra chứng cứ tại phiên toà, Sau khi nghe luật sư của chị Lăng phát biểu ý kiến đề nghị, Sau khi thảo luận và nghị án Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhận định Về tài sản: chị Lăng đề nghị xem xét khoản nợ tại ngân hàng Công Thương thị xã Bắc Ninh 450.000.000đ, 30m2 đất ở phía sau nhà 457 ở cấp sơ thẩm chị không kê khai, chị không đồng ý trích trả bà Nguyệt mẹ chồng 200.000.000đ Theo lời khai của anh Thắng thì về đất ở vợ chồng được hợp tác xã Bồ Sơn bán năm 2001 là địa phương cấp bù cho bố mẹ anh vì trước đây đã trả lại đất cho hợp tác xã, sau khi được sự đồng ý của bố mẹ anh, anh đã bán hết cho người khác không còn thước nào Xét thấy lời trình bầy của các đương sự tại phiên toà hôm nay có nhiều mâu thuẫn về 30m2 đất, cũng như nguồn gốc đất vợ chồng anh Thắng mua năm 2001là mua theo tiêu chuẩn như thế nào, đã bán hết hay còn, khoản tiền nợ ngân hàng Công Thương thị xã Bắc Ninh…Bởi các lẽ trên Căn cứ Điều 275, 277 Bộ luật Tố tụng Dân sự Toà án quyết định : Huỷ án dân sự sơ thẩm số 03/DSST của Toà án nhân dân thị xã Bắc Ninh b- Trích án số 09/LHPT ngày 5/01/2005. Nguyên đơn: anh Nghiêm Văn Duy – sinh năm 1964 – trú quán số 123A- khu phố 5 – phường Đông Hưng Thuận – quận 12 – Thành Phố Hồ Chí Minh. Bị đơn: bà Nguyễn Thị Đào – sinh năm 1964 – trú quán – Mai Động – Hương Mạc – Từ Sơn - Bắc Ninh. Người có quyền lợi liên quan: ông Nghiêm Văn Bẩy tức (Nghiêm Văn Thái) sinh năm 1963. Nội dung sự việc như sau. Anh Duy kết hôn với chị Đào vào năm 1983 trên cơ sở tự nguyện, hai bên chung sống hạnh phúc đến năm 1990 thì bắt đầu có mâu thuẩn. Về tài sản: cả hai vợ chồng có khối tài sản chung làn ngôi nhà 3 tầng cùng công trình phụ trên diện tích đất là 122 m2 ở thôn Mai Động – Hương Mạc giá khối tài sản là 478.136.000.đ ngoài ra vợ chồng không còn tài sản nào khác, không nợ ai , không ai nợ vợ chồng. Theo anh Duy trình bầychị Đào cũng không có công sức đóng góp trong khối tài sản chung mà toàn bộ tiền và công sức để xây dựng nên ngôi nhà 3 tầng là do bố mẹ anh bỏ ra. Phía ông Bẩy trình bày: ông đồng ý những lời khai của anh Duy và yêu cầu vợ chồng anh Duy, chị Đào khi ly hôn phải thanh toán cho ông bà toàn bộ số tiền đã bỏ ra xây dựng ngôi nhà đó của ông bà. cụ thể là khoảng 160 triệu. Về phía chị Đào: chị đồng ý với lời khai của anh Duy về tài sản chung của vợ chồng là đúng. Chị đề nghị khi ly hôn chị được sử dụng 1/2 ngôi nhà cùng đất ở. Với nội dung như trên: Tại án sơ thẩm: Toà tuyên anh Duy được sở hữu ngôi nhà 3 tầng nằm trên diện tích đất là70,4 m2. chị Đào sử dụng phần sân và công trình phụ nằm trên diện tích đất là 51,7m2 và được nhận 20 triệu đồng tiền chênh lệch tài sản do anh Duy trả. Chị Đào không đồng ý và đã làm đơn kháng cáo, Toà án đã tiến hành hoà giải tại biên bản hoà giải 30/12/2004. Tại án phúc thẩm Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định sửa án sơ thẩm phần tài sản như sau: Công nhận anh Duy dược sở hữu ngôi nhà 3 tầng cùng công trình phụ trên diện tích đất là 122m2 tại thôn Mai Động – Hương Mạc. Chị Đào được nhận số tiền là 175.000.000.đ do anh Duy trả lại . Anh Duy phải trả lại cho ông Bẩy 80.000.000.đ tiền công và tiền làm nhà. Như vậy qua đây có thể thấy, việc xác định phần tài sản của mỗi người khi ly hôn là rất phức tạp do không xác định được chính xác công sức đóng góp của mỗi người vào khối tài sản chung đó, do tài sản đó có nguồn gốc hình thành từ nhiều người… c - Trích án số 38/DSPT ngày 23/8/2005. Nguyên đơn: anh Nguyễn Hồng Du – sinh năm 1969 Trú quán: Văn Than – Cao Đức – Gia Bình – Bắc Ninh. Bị đơn: chị Nguyễn Thị Bình sinh năm 1976. Trú quán: Vạn Ty – Thái Bảo – Gia Bình – Bắc Ninh. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: 1 Ông Nguyễn Hồng Thi – 63 tuổi 2 Bà Trần Thị Tốn- 54 tuổi 3 chị Trần Thị Phượng 32 tuổi Về phần tài sản của hai người như sau. Phía anh Du trình bày vợ chồng có một chiếc xe wave anpha, sau khi ly thân anh bán được 8 triệu vào tháng 4/2005, khi mua tháng3/2003 là 12.800.000đ, một bếp ga trung quốc mua tháng 2/2004 trị giá 750.000đ cả bình ga. Anh vay của anh Phiến cùng cơ quan 12 triệu đồng để mua xe máy. Tháng 12/2003 vay 5 triệu đồng của quỷ hỗ trợ việc làm của thành phố Hải Phòng và tháng 4/2004 vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cát Bà 10 triệu đồng để trả anh Phiến. Phía chị Bình xác nhận vợ chồng có một xe máy wave anpha mua tháng 4/2003, tiền mua xe vợ chồng chị vay của mẹ chị 7 triệu đồng và tiền mừng cưới, một bếp ga trung quốc mua 750.000đ, một máy bơm trung quốc mua của anh Lập 250.000đ. Vợ chồng vay của mẹ đẻ chị là bà Trần Thị Tốn 7 triệu đồng và 4 chỉ vàng, vay của chị cả chị là chị Nguyễn Thị Phượng 5 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này để vợ chồng chị mua xe máy và hỗ trợ anh Du làm nhà ở. Anh Du không công nhận các khoản vay mà chị Bình đưa ra, còn chị Bình không công nhận các khoản vay mà anh Du đưa ra. Vì vậy cả hai người đều yêu cầu giải quyết tài sản của vợ chòng theo quy định của pháp luật. Quá trình xét xử cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp rất nhiều khó khăn do các đương sự không có các bằng chứng rõ ràng để chứng minh cho lời trình bày của mình, do không xác định được chính xác trị giá phần tài sản của mỗi người. Vì vậy mà sau khi cấp sơ thẩm tuyên phần tài sản: giao anh Du được sở hữu, sử dụng tài sản gồm một xe máy wave anpha trị giá 12.800.000đ, một bếp ga trung quốc cả bình ga trị giá 750.000đ, một máy bơm nước trung quốc trị giá 250.000đ nhưng phải trích trả chị Bình 7 triệu đồng tiền chênh lệch tài sản. Về vay nợ chung: gia chị Nguyễn Thị Bình phải trả bà Trần Thị Tốn số tiền là 7 triệu đồng và 4 chỉ vàng 9999 trả chị Nguyễn Thị Phượng 1 triệu đồng. Buộc anh Du phải trích trả chị Bình 4 triệu đồng và 2 chỉ vàng 9999 để trả nợ bà Tốn và chị Phượng. Về nợ riêng: chị Bình phải trả nợ chị Phượng 4 triệu đồng. Anh Du trả Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng 5 triệu đồng trả Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng 10 triệu đồng. Sau khi án sơ thẩm xử ngày 22/6/2005 anh Nguyễn Hồng Du gửi đơn kháng cáo không đồng ý với án sơ thẩm về phần tài sản và công nợ chung của vợ chồng. Ngày 5/7/2005 chị Bình gửi đơn kháng cáo không đồng ý với phần tài sản Toà sơ thẩm đã tuyên. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nghe lời trình bày của các đương sự tại phiên Toà, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã quyết định sửa một phần án sơ thẩm về tài sản. Về tài sản chung và công nợ: giao cho anh Du được sở hữu một chiếc xe máy wave anpha 11 triệu đồng giao chị Bình được sở hữu một bếp ga trung quốc trị giá 750.000đ, một máy bơm trung quốc trị giá 250.000đ, anh Du phải trích trả cho chị Bình 5 triệu đồng tiền ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHIA TAI SAN KHI LY HON.doc
Tài liệu liên quan