Tiểu luận Thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. Quy định của pháp luật 2

1. Vi phạm hành chính 2

2. Xử phạt vi phạm hành chính 2

2.1. Khái niệm 2

2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính 2

3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác áp dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính 3

3.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 3

3.2. Các hình thức sử phạt bổ sung 4

4. Thẩm quyền sử phạt vi phạm hành chính 4

4.1. nguyên tắc xác định thẩm quyền 4

4.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 5

II. Thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính 5

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 5

1.1. Cảnh cáo 5

1.2. Phạt tiền 7

1.3. Trục xuất 8

1.4. Các hình thức xử phạt bổ sung 9

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 10

2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyềm xử phạt vi phạm hành chính 10

2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 13

3. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và một số vấn đề có liên quan 17

3.1. Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17

3.2. Về thủ tục lập biên bản 19

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đến pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì hình thức cảnh cáo được quyết định bằng văn bản và bỏ quy định cảnh cáo được thể hiện bằng những hình thức khác là hợp lý và phù hợp với thực tế tránh trường hợp người vi phạm xem thường pháp luật. VD: Hình thức phạt cảnh cáo tạo điều kiện cho người vi phạm nhận thức được hành vi vi phạm của mình và kiềm chế không có vi phạm mới. Đồng thời, biện pháp cảnh cáo còn có ý nghĩa báo cho người vi phạm biết trong trường hợp tái phạm họ sẽ bị áp dụng các biện pháp phạt ở mức nặng hơn. Mặc dù vậy, hình thức cảnh cáo tính hình thức nhiều hơn và nó chưa thực sự thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật “ cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức…”. VD: một tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm hành chính chẳng hạn nếu bị phạt bằng hình thức cảnh cáo thì đạt mục đích gì? Vì ở những tổ chức đó quyền và nghĩa vụ của nó là do người đại diện của tổ chức thực hiện. Khi người đại diện này thực hiện vi phạm hành chính thì họ vi phạm với tư cách là một tổ chức chứ không phải với tư cách là một cá nhân. Nếu như người đại diện mà không có nhận thức, am hiểu về pháp luật trong lĩnh vực mà tổ chức mình hoạt động thì việc áp dụng hình thức cảnh cáo đối với tổ chức là chưa thực sự tương xứng và hầu như không có tác dụng. Một thực tế cũng rất cần phải lưu ý đó là: số lượng vi phạm hành chính của đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi rất phổ biến. Đặc biệt các vi phạm trong giao thông đường bộ, an ninh trật tự, an toàn xã hội… VD: chưa đủ tuổi điều khiển mô tô máy, tụ tập đua xe trái phép, đánh nhau gây mất trật tự công cộng… Những vi phạm như thế xảy ra thường xuyên mà chỉ áp dụng hình thức phạt cảnh cáo thì e rằng chưa thật sự hợp lý. Nó chỉ hợp lý với những em mà ý thức chấp hành và nhận thức pháp luật cao. Còn với những em xem nhẹ, kỉ cương, trật tự thì hình thức cảnh cáo chưa thật sự mang tính răn đe, nghiêm khắc vì thế “ ngựa quen đường cũ” là điều dễ hiểu. 1.2. Phạt tiền Phạt tiền là một trong hai hình thức xử phạt chính, được coi là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong hai hình thức xử phạt, phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn, với đa số vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Phạt tiền là việc tước bỏ của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất định để sung quỹ nhà nước. Phạt tiền tác động trực tiếp đến vật chất, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Vì lý do đó, hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. VD: Trần Văn Hải có hành vi khôkng thực hiện những quy định về đăng kí hộ khẩu khi thay đổi nơi cư trú. Theo quy định của khoản 1 Điều 11 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/ND-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự thì bị phạt tiền từ 60000 đồng đến 100000 đồng. Mức phạt tiền tối thiểu trong xử phạt vi phạm hành chính là 5000 đồng và mức tối đa là 500 triệu đồng đảm bảo được tính hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Nếu như quy định mức phạt cao sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế chung của toàn xã hội, còn nếu quy định mức tiền phạt thấp sẽ không phát huy được tác dụng hữu hiệu của việc phạt tiền, khiến cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thái độ “ kinh nhờn” pháp luật. Quy định mức phạt tối đa và mức phạt tối thiểu trong xử phạt vi phạm hành chính có khoảng cách lớn như vậy là rất hợp lý vì vi phạm hành chính đa dạng trong mọi lĩnh vực và ở những tính chất và mức độ khác nhau. Đối với lĩnh vực chưa được pháp luật dự liệu thì Chính phủ có thẩm quyền quy đinh mức phạt nhưng tối đa không quá một trăm triệu. Với quy định như thế này nhằm đảm bảo mọi vi phạm hành chính đều bị xử lý. Trong điều kiện kinh tế xã hội pháp triển như hiện nay thì pháp lệnh không thể dự liệu được hết những hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Mặt khác cùng với sự pháp triển của kinh tế xã hội, đòi hỏi phải có những chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chính mới trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Việc pháp lệnh giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định mức phạt tiền nhưng không quá 100 triệu là nhằm đáp ứng như cầu này và bảo đảm sự đầy đử đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. VD: Hình thức phạt tiền vẫn được xác định là biện pháp chính, chủ yếu trong số các biện pháp xử phạt hành chính. Điều đó là cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng đề cao quá mức vai trò của phạt tiền trong điều kiện kinh tế thị trường đến mức lạm dụng nó. Sự lạm dụng nó sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Ví dụ như những người nghèo và người giàu có phản ứng khác nhau đối với cùng một hành vi và mức phạt. Đối với người nghèo, phạt tiền có tác động mạnh thật đấy nhưng nó lại làm xáo trộn mọi mặt của đời sống của họ và cũng không ngoại trừ trường hợp không có khả năng nộp phạt và họ cũng không có tài sản để có thể thực hiện biện pháp cưỡng chế. Do đó, việc áp dụng hình thức phạt tiền gặp nhiều khó khăn, nếu phạt thấp thì trái pháp luật còn nếu phạt cao thì cũng không được. Ngược lại, đối với người giàu nhiều khi mức phạt tiền cao cũng không có tác dụng hoặc ít có tác dụng. Đây thực sự là vấn đề không hề đơn giản khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các vi phạm hành chính. 1.3. Trục xuất Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đây là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính lần đầu được quy định tại pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Quy định này đã đảm bảo được sự đồng bộ giữa pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. trục xuất được quy định vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung tạo ra sự linh hoạt trong thực tiễn áp dụng. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đồng thời cũng có thể bị trực xuất mà không bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Song thực tế áp dụng hình thức xử phạt trục xuất lại không đơn giản chút nào vì đó là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia, thủ tục trục xuất phải được quy định cụ thể, chặt chẽ. Vì thế, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: giao chính phủ quy định cụ thể thủ tục trục xuất đồng thời thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt này được giao cho Bộ trưởng bộ Công An, thống nhất với quy định pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì vậy, mà trong quá trình xử lý vi phạm hành chính phải hạn chế đến mức tối đa hình thức này vì nó không những phức tạp mà còn liên quan đến vấn đề ngoại giao cuả đất nước. Và một vấn đề nữa được đặt ra trong quá trình áp dụng hình thức xử phạt này. Nếu như người có hành vi vi phạm hành chính là người không quốc tịnh thì biện pháp này sẽ xử lý như thế nào? 1.4. Các hình thức xử phạt bổ sung Hình thức xử phạt bổ sung không áp dụng độc lập, chỉ được áp dụng khi có hình phạt chính nhưng trong thực tế hiện nay thì tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện để sử dụng vi phạm hành chính…đối với những vi phạm hành chính có tính chất và mức độ lớn đã có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh với những vi phạm hành chính đặc biệt trong lĩnh vực như sản xuất, lưu thông, kinh doanh thương nghiệp… Đặc biệt trong các hình thức bổ sung có hình thức mới được quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề. Ví dụ như: chứng chỉ hành nghề luật sư… Vì hình thức phạt bổ sung nên nó phải được sử phạt kèm theo hình thức phạt chính. Chính vì thế nó để lại một số bất cập trong quá trình áp dụng nó vào xử lý vi phạm. Nếu A tham gia giao thông có hành vi vi phạm mà chỉ bị phạt cảnh cáo mà lại phạt kèm theo hình thức bổ sung là: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là không hợp lý. Hoặc ví dụ như: một cơ sở một cơ sở kinh doanh đồ uống có hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế thì theo khoản 1 Điều 7 Nghị định cuả Chính phủ số 98/2007/NGƯờI VIệT NAM ĐịNH CƯ ở NƯớC NGOÀI-CP ngày07 tháng 06 năm 2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị phạt 1 triệu đồng cùng với tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh. Thì liệu rằng cơ sở kinh doanh đồ uống còn có thể tồn tại được nữa không. Hình thức xử phạt bổ sung trong thực tế được vận dụng một cách quá tuỳ tiện và không hợp lý với mức độ và tính chất của hành vi vi phạm hành chính dẫn đến tình trạng bất bình, kiện cáo, gây hoang mang trong nhân dân. 2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyềm xử phạt vi phạm hành chính Đây là điều quy định hết sức quan trọng trong xử lý vi phạm hành chính, đó là việc phân định thẩm quyền xử phạt được dựa trên những nguyên tắc nào, vì như chúng ta thấy, thực tế vi phạm hành chính xảy ra rất đa dạng và phức tạp trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước trong khi các lực lượng có thẩm quyền xử lý cũng rất nhiều về số lượng và ở các ngành, các cấp khác nhau. Rõ ràng, quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để áp dụng trong thực tế xử lý vi phạm hành chính là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn không thể thiếu nhằm đảm hiệu quả cho quá trình xử lý vi phạm hành chinh. - Xác định thẩm quyền xử phạt hành chính theo chức năng quản lý nhà nước theo lãnh thổ (của Uỷ ban nhân dân) và chức năng quản lý nhà nước theo ngành (của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác ngoài uỷ ban nhân dân các cấp) (khoản 1 Điều 42 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính). VD: Thẩm quyền xử phạt theo lãnh thổ như Điều 28 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phạt các hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn mà mình có quyền quản lý. VD: Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển được quy định tại Điều 33 của pháp lệnh xử lý vi phạm thì chỉ được xử lý những vi phạm thuộc thẩm quyền của mình. Trong trường hợp các hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của người thuộc nhiều ngành khác nhau thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi xảy ra vi phạm có thẩm quyền xử phạt. Hơn thế, pháp luật còn quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt thuộc về người đầu tiên thụ lý vụ việc nếu vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều người. Nguyên tắc này nhằm giải quyết tình huống thường xảy ra trong xử phạt hành chình vì thực tế có những vi phạm hành chính xảy ra thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều chức danh vì các lĩnh vực quản lý nhà nước nhiều khi có những vùng chồng lên nhau. VD: Lê Thị Hải trú tại phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội có hành vi xả rác thải nơi công cộng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Yên Hoà, thanh tra chuyên ngành y tế, thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, cảnh sát nhân dân đều có thẩm quyền xử phạt nhưng thẩm quyền sẽ thuộc vể người đầu tiên thụ lý vi phạm của Lê Thị Hải. - Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung hình phạt( khoản 2 Điều 42) quy định: “ Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 28 đến Điều 40 của pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể”. Đã khắc phục được tình trạng hiểu không thống nhất về thẩm quyền xử phạt, nhất là thẩm quyền xử phạt của từng chức danh nêu ở trên. VD: Tại khoản 1và khoản 2 Điều 32 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Bộ độ biên phòng Chiến sĩ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 100000 đồng. Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 200000 đồng. Và có một điều cần lưu ý đó là mức tối đa của khung tiền phạt là đối với từng hành vi vi phạm hành chính chứ không phải với tất cả hành vi vi phạm hành chính. Vì theo khoản 4 Điều 3 của pháp lệnh quy định: “ Một người thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”. VD: Chi cục trưởng chi cục thuế tỉnh Hải Phòng phạt cty TNHH Hoàng Long 10 triệu đồng về hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế và 10 triệu đồng cho hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế theo Đều 7 và Điều 8 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP của Chính phủ. - Xác định thẩm quyền xử phạt theo hình thức xử phạt Hình thức xử phạt gồm: cảnh cáo, phạt tiền, các biện pháp xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Mà hình thức cảnh cáo và phạt tiền có ở tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Vì thế nếu dựa vào tiêu chí này để xác định thẩm quyền thì chỉ căn cứ vào biện pháp bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. VD: Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 35 thẩm quyền xử lý vi phạm của kiểm lâm quy định: 2. Trạm trưởng trạm kiểm lâm có quyền; Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 200000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10 triệu đồng. 3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng đội kiềm lâm cơ động có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10 triệu đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20 triệu đồng. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đâu đã bị thay đổi do vi phạm hành chinh gây ra. Nhưng thực tế nếu căn cứ vào các biện pháp bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả mà xác định thẩm quyền thì e rằng không khách quan và không thực sự chính xác. 2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định tại chương IV của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002( sửa đổi bổ sung năm 2007) từ Điều 28 đến Điều 40. Đây là một trong những chương có vị trí quan trọng trong pháp lệnh vì nội dung của chương này quy định trực tiếp những vấn đề cơ bản về thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác của các chức danh cụ thể quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong vấn đề uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, mặc dù tên của các điều điều quy định là” thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của …” nhưng thực tế chỉ có Điều 28,29,30 quy định cả thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh; các điều còn lại từ 31 đến 40 chỉ quy định về thẩm quyền xử phạt của các chức danh cụ thể tại các điều đó mà thôi. Hiện nay, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tập trung trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính các nghi định của Chính Phủ cụ thể hoá thẩm quyền xử phạt trên các lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Theo đó, không có một hoặc một loại cơ quan riêng được thành lập để tiến hành việc xử phạt vi phạm hành chính mà thẩm quyền xử phạt chủ yếu thuộc về các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến đia phương và được xác định cụ thể cho các chức danh cho từng cơ quan đó. Mặt khác, một số chức danh trong các cơ quan tư pháp và thi hành án cũng có thẩm quyền xử phạt như thẩm phán chủ toạ phiên toà, chấp hành viên, đội trưởng và trưởng phòng thi hành án dân sự. Với các chủ thể trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước, thẩm quyền xử phạt được xác định trên nguyên tắc: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người có quyền xử phạt trong các lĩnh vực quản lý ở địa phương, người có thẩm quyền trong cơ quan chuyên môn như Hải quan, kiểm lâm, thuế, thanh tra chuyên ngành, lực lượng cảnh sát…có thẩm quyền xử phạt với những vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý. Pháp luật hiện hành đã quy định tương đối đầy đủ các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan khác, đảm bảo không một vi phạm hành chính nào lại không bị xử phạt bởi các chủ thể có thẩm quyền. Tuy nhiên pháp lệnh vẫn còn những mặt hạn chế: Thứ nhất: pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã quy định bằng cách liệt kê các chức danh có thẩm quyền xử phạt. Mỗi chức danh cụ thể pháp lệnh quy định rõ hình thức, mức xử phạt và những biện pháp cưỡng chế khác mà chủ thể đó được áp dụng trong khi xử phạt. Theo cách quy định này, những chức danh nào được chỉ rõ trong pháp lệnh mới có thẩm quyền xử phạt. Nó giúp cho việc xác định các chủ thể có thẩm quyền một cách rõ ràng, đơn giản nhưng lại không linh hoạt để theo kịp với những thay đổi về tổ chức trong các cơ quan quản lý trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. Trên thực tế, có những đơn vị thuộc cơ quan nhà nước thành lập hoặc chức danh trong cơ quan quản lý nhà nước được quyết định sau thời điểm ban hành hoặc sửa đổi pháp lệnh vi phạm hành chính nên không được pháp lệnh quy định thẩm quyền xử phạt. Các chủ thể này đương nhiên không có thẩm quyền xử phạt mặc dù do hoạt động đặc thù họ có thể là người trực tiếp phát hiện các vi phạm hành chính. VD: pháp lệnh xử lí vi phạm 2002 không quy định thẩm quyền xử phạt của cá nhân đứng đầu các cơ quan thuộc bộ: như cục trưởng cục bảo vệ thực vật, cục thú y (thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), cục vệ sinh an toàn thực phẩm (bộ y tế), cục phòng chống tệ nạn xã hội( thuộc bộ lao động-thương binh và xã hội) và gần đây nhất là Cục cảnh sát bảo vệ môi trường (thuộc tổng cục cảnh sát nhân dân- bộ công an)…Mặc dù các cục và tổng cục “ được tổ chức và thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước theo chuyên ngành”. Thể hiện, sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý hành chính. Hơn nữa, nhiệm vụ quản lý của các cục, tổng cục này liên quan đến những vấn đề có tính thời sự thu hút được sự quan tâm cuả nhà nước và toàn xã hội thậm chí là những vấn đề có tính toàn cầu. Thứ 2: hạn chế về thẩm quyền xử phạt của người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ hành chính. Thẩm quyền áp dụng mức phạt tiền của người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ còn quá thấp. VD: Những người trực tiếp thi hành nhiệm vụ, công vụ như chiến sĩ công an nhân dân, bộ đội biên phòng kiểm lâm viên. Người chỉ có thẩm quyền phạt tiền đến 200000 đồng còn chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm sát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành được phạt 200000 đồng. Các qui định này không đảm bảo cho người trực tiếp thi hành công vụ có thể xử phạt được các vi phạm hành chính trong chính ngành, lĩnh vực, địa bàn mà họ quản lý ngay cả những hành vi vi phạm rất rõ ràng. Bên cạnh đó, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính qui định về xử lý vi phạm trong các lĩnh vực quản lí chuyên ngành thường có xu hướng ngày càng phát triển cao về mức phạt tiền nên đã biến các qui định về thẩm quyền xử phạt của những người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ trở nên vô nghĩa. VD: Theo điều 20 Nghị định của chính phủ số 150/2005/ND-CP qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, hành vi vi phạm các qui định quản lí, bảo vệ đường biên giới, cột mốc có mức phạt tiền thấp nhất là 500 000 đồng. Mức phạt này không thuộc thẩm quyền của chiến sĩ, bộ đội biên phòng và đội trưởng của họ nên khi có vi phạm bị phát hiện họ chỉ lập biên bản rồi chuyển đến đồn trưởng đồn biên phòng để ra quyết định xử phạt Thẩm quyền trong mối quan hệ với thủ tục xử phạt thì các qui định pháp luật hiện hành TN. Điều 54 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính qui định: “Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo và phạt tiền từ 500000-1000000 đồng thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ”. Qui định này được hiểu từ từ 500000-1000000 đồng là mức phạt với chủ thể cụ thể chứ không căn cứ vào mức phạt với chủ thể vi phạm cụ thể. Với những vi phạm mà mức tiền phạt tối đa qui định với hành vi đó cao hơn thẩm quyền của người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ thì họ buộc phải lập biên bản để chuyển vụ việc vi phạm đó cho cấp trên xử lý mặc dù có thể trên thực tế chủ thể vi phạm chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100000 đồng. Như vậy, qui định trên về thủ tục đơn giản bảo đảm nhanh gọn không đạt được mục đích. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính cho thấy chính vì phải giải quyết quá nhiều vi phạm hành chính do cấp dưới chuyển lên trong khi người có thẩm quyền xử phạt lại chỉ biết việc vi phạm qua giấy tờ tài liệu nên đã là giảm độ chính xác, hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính. Một hệ quả tất yếu nữa là nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt có khiếu nại thì việc giải quyết cũng vì thế mà vòng vèo kéo dài không cần thiết, xử phạt không kịp thời cũng làm mất thời gian và chi phí đi lại của cá nhân và tổ chức. Những bất hợp lí trong các qui định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành có những lĩnh vực quản lý do tính chất đặc thù mà các hành vi vi phạm có mức xử phạt cao. Trong khi đó thẩm quyền của thanh tra viên chuyên ngành lại bị hạn chế. Nhiều lĩnh vực quản lý thanh tra viên chuyên ngành không có thẩm quyền xử phạt với bất kì hành vi vi phạm nào hoặc chỉ có thẩm quyền xử phạt với một hoặc một vài nhóm hành vi vi phạm nhất định. VD: Nghị định của chính phủ số 145/2006-ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, mức phạt tiền thấp nhất được qui định là từ 200 000-500 000 đồng , cao hơn mức phạt tiền thuộc thẩm quyền của thanh tra viên công nghiệp, Nghị định của chính phủ số 106/2006-Nghị định=chính phủ. Qui định xử phạt về sở hữu công nghiệp mức phạt Những bất hợp lý liên quan đến thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt trục xuất. Đây là hình thức xử phạt mới được quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 được áp dụng cho Bộ trưởng công an đối với người nước ngoài hình thức xử phạt này có thể được áp dụng với tư cách là hình phạt chính hoặc bổ sung. Tuy nhiên với những vụ việc trục xuất là hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề... thì không cần xác định những biện pháp cưỡng chế sẽ do ai có thẩm quyền xác định. Vì về nguyên tắc, hình thức xử phạt bổ sung phải được quyết định kèm theo hình thức xử phạt chính trừ thời hạn , thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đã hết. Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi không thể không quy định thẩm quyền quyết định áp dụng những biện pháp cưỡng chế này cho Bộ trưởng công an cùng với hình thức trục xuất vì thủ tục trục xuất rất phức tạp không phù hợp với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Hơn nữa để hạn chế tối đa hơn nữa những hậu quả xấu cho xã hội do hành vi vi phạm của người nước ngoài thì việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần phải đảm bảo thật nhanh chóng. 3. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và một số vấn đề có liên quan 3.1. Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại chương VI của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Pháp lệnh này vẫn duy trì hai loại thủ tục: - Thủ tục đơn giản (Điều 54 của pháp lệnh). Thủ tục đơn giản là thủ tục được áp dụng trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000đ đến 100.000đ. Thông thường, thủ tục đơn giản được áp dụng đối với vi phạm nhỏ, rõ ràng, không có tình tiết phức tạp cần phải xác minh như vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều. Thủ tục đơn giản đã giải quyết nhanh chóng những vi phạm trên và khắc phục tình trạng nhiều vi phạm nhỏ cũng phải chuyển lên cấp trên để xử phạt thì pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã nâng mức phạt để xử phạt từ 20.000đ của pháp lệnh năm 1995 lên 100.000đ là phù hợp với thực tế và tránh những phức tạp đảm bảo xử lý nhanh chóng những vi phạm hành chính. Trên thực tế xảy ra trường hợp một người cùng một thời điểm đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính như: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến 10km/h, không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường quy định phải đội mũ bảo hiểm, đi không đúng phần đường. Những vi phạm này theo Nghị định số 152/2005/NĐ – CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ đều có mức phạt đều dưới 100.000đ. Như vậy, trường hợp này vẫn được xử phạt theo thủ tục đơn giản mà không cần lập biên bản. Quyết định xử phạt được thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định của Điều 54 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002: ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ... ựăc dù là thủ tục đơn giản song vẫn thể hiện được tính chặt chẽ của pháp luật. Hơn thế nữa, việc nộp tiền phạt cũng đơn giản không cầu kỳ phức tạp, gây khó dễ cho người vi phạm: “cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt”. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm được lựa chọn nơi nộp tiền phạt nếu không có điều kiện nộp tiền phạt tại chỗ hoặc không muốn nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt thì họ có thể nộp phạt tại kho bạc nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 58 của pháp lệnh xử lý vi phạm 2002. Tuy nhiên khi áp dụng thủ tục đơn giản còn để lại một số vấn đề khó khăn: - Mức phạt được xác định trong thủ tục đơn giản là mức phạt cụ thể để áp dụng đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Trong khi đó mức phạt được xác định thẩm quyền của người xử phạt là mức cao nhất của khung tiền phạt. Vì thế đã xảy ra trường hợp mức phạt nằm trong giới hạn phạt theo thủ tục đơn giản nhưng người phát hiện hành vi vi phạm lại không có thẩm quyền xử phạt. VD: khoản 4 Điều 17 của Ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9112.doc
Tài liệu liên quan