Tiểu luận Thực trạng áp dụng thuế nông nghiệp đối với đất đai

I. Khái quát về pháp luật thuế đối với đất đai

1: Khái niệm, vai trò của thuế áp dụng đối với đất đai

1.1: Khái niệm pháp luật thuế đối với đất đai

1.2: Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai

2: Nội dung cơ bản của pháp luật thuế áp dụng với đất đai

2.1: Pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp

2.2: Pháp luật thuế nhà đất

II. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai

1. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai

1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp

1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhà đất

2. Những bất cập của hệ thống pháp luật thuế áp dụng đối với đất đai

2.1: Mặt tích cực của hệ thống pháp luật thuế đối với đất đai

2.2: Những hạn chế của hệ thống pháp luật thuế đối với đất đai

III. Phương hướng hoàn thiện pháp luật thuế đất đai

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng áp dụng thuế nông nghiệp đối với đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước. Việc thu thuế nhà, đất góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước song mục đích trước hết khi ban hành thuế nhà, đất là phục vụ cho việc quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất ở, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, phù hợp với quy định của Luật đất đai. Căn cứ tính thuế nhà đất là diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất. Diện tích đất tính thuế bao gồm toàn bộ diện tích thực tế sử dụng vào trồng trọt, xây dựng nhà ở, công trình kể cả phần diện tích bỏ trống. Giá đất tính thuế thường được xác định căn cứ vào giá cả thị trường và thấp hơn giá thị trường hoặc là giá do chính quyền địa phương ấn định, dựa vào khung giá đất của nhà nước. Hạng đất tính thuế và mức thuế đất được xác định có sự phân biệt giữa đất ở, đất xây dựng công trình ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn với khu vực ven đô thị, ven đầu mối giao thông, ven trục giao thông chính và đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi. Nguyên tắc xác định mức thuế là: khu vực nào đất đai có khả năng sinh lợi càng lớn thì mức thuế (so với mức thuế sử dụng đất nông nghiệp) càng cao. Một đặc trưng của pháp luật thuế nhà, đất hiện hành là ở chỗ, việc xác định mức thuế nhà, đất cần phải dựa vào mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. Đây là điểm tương đối đặc trưng trong cách thức xác định thuế nhà, đất ở Việt Nam so với nhiều quốc gia trên thế giới – vốn coi diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất mới là những yếu tố cấu thành nên căn cứ tính thuế. II. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai 1. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai 1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp Pháp luật thuế đối với đất đai được khẳng định là công cụ hàng đầu giúp nhà nước quản lý hoạt động sử dụng đất, khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả. Việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, nhà nước đã nắm được quỹ đất nông nghiệp trong thực tế, kiểm soát được sự biến động về số lượng diện tích đất và chất lượng một cách kịp thời, từ đó luôn có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thời kì trước đây khi chưa định hướng kinh tế thị trường, quỹ đất nông nghiệp khá ổn định, việc người nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp là phổ biến, việc thu thuế tính thuế diễn ra đơn giản hơn. Tuy nhiên, trong 20 năm trở lại đây có một vấn đề luôn đặt ra với các nhà hoạch định chính sách là đất nông nghiệp được chuyển đổi khá nhiều để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông. Đây là một tất yếu khách quan, song chính sự thay đổi này đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong nền sản xuất kinh tế ở Việt Nam, mà đặc biệt là giảm sút hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc thu thuế từ sản xuất đất nông nghiệp cũng giảm sút đáng kể. Thực trạng hiện nay về vấn đề áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu vẫn là do sự tác động của các quy định pháp luật, mà chủ yếu nằm trong luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, đến nay đã không còn hợp lý. Khi xem xét những quy định về căn cứ tính thuế, các trường hợp miễn giảm…ta nhận thấy nhiều điều bất cập đã gây ảnh hưởng không tốt cho việc áp dụng thực hiện pháp luật thuế trong thực tế. Về căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, Điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp có quy định rõ: “ Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp: - Diện tích - Hạng đất - Định suất thuế tính bằng kilogam thóc trên một diện tích của từng hạng đất” Theo quy định trên, thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính bằng thóc nhưng lại thu bằng tiền theo giá thóc do UBND cấp tỉnh quyết định nên không hợp lý giữa các vùng, dẫn đến việc cùng một hạng đất nhưng miền núi lại thu cac hơn đồng bằng, khi mất mùa lại thu cao hơn được mùa và dẫn đến sự chênh lệch giữa các địa phương có giá thóc khác nhau. Cũng chính việc tính thuế bằng hiện vật không giúp cho người sử dụng, nhất là người nông dân nhìn nhận được giá trị thực của đất, chưa khuyến khích được sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Ngay như việc Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành quy định căn cứ tính thuế phức tạp, dựa vào hạng đất khiến cho việc xác định số thuế phải thu khó khăn, cũng gây nên những bất lợi cho người nông dân, khiến họ không có ý thức tốt khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước Bên cạnh đó, việc quy định quá nhiều chính sách miễn giảm thuế như hiện nay như một con dao hai lưỡi, nó gây thêm nhiều rắc rối cho người nộp thuế, khiến họ luôn hoang mang, không tin tưởng vào suất thuế mà mình phải nộp cũng như không tin tưởng vào luật pháp. Một thực trạng nữa không thể bỏ qua trong hoạt động áp dụng luật thuế đối với đất nông nghiệp là việc bộ máy quản lý thuế không hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, lạm quyền, gian dối, dẫn đến nguồn thu từ loại thuế này thất thoát, không minh bạch, đời sống người nông dân thêm khổ cực, mà ngân sách nhà nước thì không được đáp ứng. Trong thực tế, cán bộ nhũng nhiễu nông dân, người nông dân do điều kiện không đủ thông tin đại chúng, không được phổ biến rõ ràng nên ý thức thuế rất kém. Thêm vào đó, các cơ quan địa phương lại còn báo cáo chậm chễ để tình hình thuế đất ở các địa phương trì trệ. 1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhà đất Pháp lệnh thuế nhà, đất được ban hành từ năm 1992, sửa đổi bổ sung một lần vào năm 1994 và được áp dụng cho tới hiện nay. Ra đời và tồn tại gần 20 năm, có thể nói đây là một sắc thuế ít có sự sửa đổi bổ sung nhất so với các sắc thuế khác trong hệ thống pháp luật thuế hiện hành. Điều này càng cho thấy rõ nét mục đích chủ yếu của Nhà nước khi ban hành loại thuế này là nhằm thể hiện sự quản lý nhà nước đối với đất đai – một loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nhà ở, đất ở càng cao, trong bối cảnh nhiều nguồn thu ngân sách bị giảm sút do Việt Nam phải đáp ứng những cam kết hội nhập, tất yếu cần phải chú trọng hơn nữa vai trò tạo nguồn thu ngân sách của thuế nhà, đất. Số thuế thu trên thực tế hiện nay chưa phản ánh đúng khả năng tạo nguồn thu mà thuế nhà, đất có thể đem lại cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, so với nhiều sắc thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…thì thuế đất là loại thuế đảm bảo được tính công bằng cao, khả năng trốn thuế là thấp hơn do tính không chuyển dịch của đối tượng chịu thuế. Chính vì vậy, so với việc quản lý hoạt động kinh doanh, việc quản lý về đất đai rõ ràng có nhiều thuận lợi hơn. Do vậy, cần thiết phải sửa đổi những quy định đang ngày càng trở nên bất cập của pháp luật thuế nhà, đất hiện hành để sắc thuế này thực sự thể hiện vai trò quan trọng của mình trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam. Thứ nhất, về việc xác định diện tích đất tính thuế còn nhiều bất cập. Để đảm bảo xác định diện tích tính thuế một cách chính xác, theo quy định tại Thông tư số 83 TC/TCT ngày 7/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ về thuế nhà, đất, yêu cầu có đủ ba loại tài liệu: giấy giao quyền sử dụng đất, bản đồ địa chính của lô đất, số liệu đo đạc thực tế với diện tích đất đang sử dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, do khó hội đủ các tài liệu trên nên phần lớn các trường hợp tính thuế đều căn cứ vào tờ khai của đối tượng nộp thuế. Điều này khó tránh khỏi sự chênh lệch giữa diện tích đất ở thực tế với diện tích kê khai nộp thuế, dẫn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải mất nhiều chi phí cho việc thực hiện xác minh, kiểm tra. Hơn nữa, đối tượng nộp thuế chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất để ở, nhiều khu vực dân cư chưa có quy hoạch ổn định, thậm chí có khu dân cư nằm trong các cơ quan, đơn vị… Có những khu vực hộ khẩu biến động liên tục do vậy tình trạng bỏ sót, tính trùng hộ, thừa hộ xảy ra phổ biến. Thứ hai, về việc phân chia hạng đất tính thuế không còn phù hợp với tốc độ phát triển, đặc biệt là các khu đô thị. Yếu tố hạng đất theo quy định hiện hành được xác định căn cứ vào loại đô thị (từ I đến VI), loại đường phố (dựa vào vị trí đất ở khu vực trung tâm, cận trung tâm hay ven đô), các điều kiện có lợi trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt…Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, quy định này từ năm 1994 đã không còn hoàn toàn phù hợp, nhất là gây khó khăn cho những địa phương mới được xếp hạng lên đô thị loại cao hơn. Thứ ba, việc xác định mức thuế đất quy định dựa vào mức thuế sử dụng đất nông nghiệp đã dẫn đến việc xác định thuế gặp nhiều khó khăn. Điều 7 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994 quy định: “Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, mức thuế đất bằng 3 lần đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng… Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đô thị, ven trục giao thông chính, mức thuế đất bằng 1,5 đến 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng…”. Quy định như trên vừa không thể hiện được tính độc lập của loại thuế này vừa không đảm bảo tính toán thuế một cách chính xác, hợp lý, không đảm bảo công bằng bởi phải dựa vào việc xác định hạng đất theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trên thực tế, quy định phân hạng đất tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 về mặt hình thức là rất khoa học, tuy nhiên trên thực tế, việc phân hạng đất thường mang tính chất đối phó, áp đặt theo ý chí chủ quan của các cơ quan quản lý (ngay cả khi muốn tính toán chính xác để phân hạng thì điều kiện kỹ thuật, nhân lực, vật lực cũng còn nhiều hạn chế). Từ đó, khi xác định mức thuế đất cũng dẫn đến bất cập tương tự đã thường xuyên xảy ra với đất nông nghiệp (ví dụ: trong trường hợp cùng một khu đất nhưng thuộc hai địa phương khác nhau thì mức thuế áp dụng sẽ khác nhau do việc xác định hạng đất nông nghiệp ở hai địa phương không đồng nhất). Áp dụng căn cứ tính thuế nhà, đất trên cơ sở tính thuế của thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ động viên thuế nhà, đất quá thấp so với thuế sử dụng đất nông nghiệp vì quy định mức thuế đất cao nhất là bằng 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp, không phản ánh được giá trị thật mà đất ở, đất xây dựng công trình mang lại. Giá đất ở, đất xây dựng công trình cao hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp và những lợi nhuận mà nó mang lại có khi gấp hàng trăm lần đất nông nghiệp . Thứ tư, việc xác định thuế nhà, đất theo mức thuế tính bằng thóc nhưng thu bằng tiền đã tạo tính luỹ thoái của thuế, đi ngược với chính sách thuế trực thu. Thuế nhà, đất được tính theo hệ số so sánh với định suất thuế hạng đất nông nghiệp, kết quả tính thuế đất theo số lượng kilogam thóc trong khi thuế đất lại thu bằng tiền nên phải quy đổi theo giá thóc. Quy định này vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước vừa tạo ra tính lũy thoái ngoài mong muốn của thuế nhà, đất với tính chất là một loại thuế trực thu, bởi trong khi giá đất ở, đất xây dựng công trình có xu thế tăng nhanh chóng thì giá thóc tăng không đáng kể, thậm chí giữ nguyên hoặc giảm đi. Do vậy việc tính thuế đất bằng thóc theo giá thuế sử dụng đất nông nghiệp vụ cuối năm trước liền kề năm tính thuế vô hình chung khiến cho mức thuế đất tỷ lệ nghịch với giá thực tế của đất ở, đất xây dựng công trình. Thứ năm, tình hình kinh tế xã hội hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải thu thuế đối với nhà ở. Pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành có ghi nhận: “Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trình. Trong tình hình hiện nay, tạm thời chưa thu thuế nhà và chưa quy định về thuế nhà”. Đặt trong thời điểm ra đời của Pháp lệnh, quy định trên là phù hợp với điều kiện xây dựng, sử dụng cũng như đăng ký sở hữu và quản lý nhà còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên cho đến nay, qua 15 năm đổi mới, tình hình kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện, công tác quản lý nhà cũng đã tương đối ổn định, chủ trương tạm thời chưa thu thuế nhà đã làm mất đi một nguồn thu khá lớn cho ngân sách nhà nước đồng thời hạn chế đáng kể vai trò phân phối lại thu nhập của loại thuế này. Thực tế, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phân hoá giầu nghèo ngày càng rõ nét hơn, thể hiện ở việc có rất nhiều biệt thự, ngôi nhà giá trị được xây dựng. Nếu có sự phân hoá hợp lý, việc thu thuế đối với nhà không những đem lại nguồn thu cho ngân sách mà còn đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Thêm vào đó, thuế nhà, đất mới chỉ được tồn tại dưới hình thức pháp lý là Pháp lệnh, chưa thể hiện được đầy đủ tầm quan trọng của sắc thuế này. Chế độ miễn giảm quy định trong văn bản pháp luật cũng tạo nên những tiêu cực, chủ quan khi đánh giá, xem xét. Chi phí quản lý thuế nhà, đất được đánh giá là khá cao trong khi công tác hành thu lại không hiệu quả, kết quả thu thấp, đóng góp không nhiều vào tổng số thu thuế chung của nhà nước 2. Những tồn tại của hệ thống pháp luật thuế áp dụng đối với đất đai 2.1: Mặt tích cực của hệ thống pháp luật thuế đối với đất đai Dựa trên những tiêu chí đánh giá ở trên, cùng với thực tế tồn tại rất lâu của hệ thống pháp luật thuế liên quan đến đất đai ở Việt Nam, ta có thể nhận thấy những điểm hợp lý cũng như những thành tựu to lớn mà hệ thống pháp luật này đã đóng góp để đảm bảo nguồn thu ngân sách từ tài nguyên đất trong những năm vừa qua. Với những quy định cụ thể của pháp luật trong hai văn bản chính Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và pháp lênh thuế nhà đất năm 1992, cùng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật Thuế đất đai đã khẳng định được những ưu điểm khi thỏa mãn hầu hết các tiêu chí đánh giá được đặt ra.Trước hết, tính công bằng được thể hiện rõ khi cả hai loại thuế đất đều có quy định rất chi tiết về đối tượng nộp thuế, đối tượng không nộp thuế ngoại lệ và những đối tượng được miễn giảm. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 2 và ngoại lệ tại Điều 4 của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993. Còn đối tượng nộp thuế nhà đất được quy định rõ ràng trong Điều 3 Pháp lệnh thuế nhà đất 1992. Về tư tưởng chung thì đối tượng nộp thuế của hai loại này đều là cá nhân, tổ chức sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất, có nghĩa là tất cả các đối tượng đạt tiêu chí sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất đều là đối tượng phải nộp thuế cho nhà nước. Riêng thuế sử dụng đất nông nghiệp pháp luật có quy định trường hợp ngoại lệ đối với “tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của luật này. Còn các trường hợp miễn giảm thì được quy định cụ thể ở Chương 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và chương 4 Pháp lệnh thuế nhà đất năm 1992, chưa kể đến việc các trường hợp miễn giảm đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp được quan tâm đặc biệt và được Quốc hội thông qua nhiều Nghị định quan trọng. Phải khẳng định, về đối tượng nộp thuế cũng như các đối tượng miễn giảm, hệ thống về pháp luật thuế đất đai đã dựu liệu rất cụ thể, không hề có thiếu sót, tất cả những trường hợp rủi ro, khó khăn đều được pháp luật quan tâm. Tính công bằng được đảm bảo về cả chiều ngang và chiều dọc. Về mức thuế phải nộp, nhiều năm qua hầu như không thay đổi nhiều. Mức thu vẫn duy trì căn cứ tính theo diện tích đất, hạng đất và định suất thuế (đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp) và mức thuế (đối với thuế nhà, đất). Nhờ tính ổn định và tương đối hợp lý này nên bao năm qua, khi thực hiện mức thu nộp như luật định thì tình hình thu nộp khá ổn định, người dân cũng ý thức được nghĩa vụ của mình nên lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế được đảm bảo. Việc xác định diện tích đất sử dụng dùng làm căn cứ tính thuế đối với đất nông nghiệp và đất nhà ở cũng khá rõ ràng, nên tình trạng đánh thuế hai lần được giải quyết. Ngoài ra, các quy định của pháp luật thuế về đất đai cũng rất đơngiản và dễ hiểu, được người dân áp dụng quen thuộc, như quy định về hạng đất dựa vào những tiêu chí cụ thể đã gắn liền với đời sống người nông dân từ lâu. Bởi vậy, luật thuế đất đai được thực thi khá nghiêm túc. 2.2: Những hạn chế của hệ thống pháp luật thuế đối với đất đai Trong quá trình thực thi pháp luật thuế về đất đai, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên thì vẫn có những điểm bất hợp lý còn tồn tại. Những bất hợp lý này có thể khẳng định không tồn tại ngay từ đầu mà nó phát sing do sự thay đổi của xã hội, do sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế nước nhà dẫn đến quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tế. Ngay khi xem xét thực trạng áp dụng pháp luật thuế về đất đai chúng ta đã dễ dàng nhận ra những điểm hạn chế trong quy định pháp luật chính là những nguyên nhân gây ra việc nguồn thu ngân sách giảm sút cũng như ý thức của người dân về nghĩa vụ nộp thuế kém đi. Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp ban hành vào những năm đầu thập niên 90, xã hội đang quen với việc xác định hạng đất, mức thuế suất rất ổn định. Nay nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng lại vẫn dùng tiêu chí là dựa trên hạng đất và diện tích để đánh thuế thì rõ ràng là không còn phù hợp. Quy định này tồn tại cụ thể trong Điều 5 luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và Điều 6 pháp lệnh Thuế nhà, đất năm 1992. Cả hai điều luật đều ghi nhận rất rõ, căn cứ tính thuế bao gồm: diện tích, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilogam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất (đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp), và mức thuế (đối với thuế nhà, đất). Riêng với hạng đất, được xác định theo các yếu tố địa lý rất phức tạp như: chất đất, vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu. Trên thực tế, hầu hết các địa phương không có bản đồ nông hóa thổ nhưỡng và xác định hạng đất theo kế hoạc được giao, hoặc thu hoạch canh tác hàng năm. Như vậy là quy định này không sát thực tế, quy định một đằng nhưng cách thực hiện lại đi theo một hướng khác. Ngay cả trong việc đánh thuế nhà, đất, việc tính thuế vẫn dựa trên cơ sở là thuế đất nông nghiệp để nhân lên từ 1 đến 32 lần tùy theo vị trí là một điều bất hợp lý và thiếu sức thuyết phục. Bất hợp lý ở chỗ đất nhà ở và đất nông nghiệp về bản chất là khác nhau, quy định trong hai văn bản khác nhau nhưng khi tính thuế lại phụ thuộc vào nhau. Hơn nữa, khi pháp lệnh quy định mức thuế cao gấp 32 lần đem lại cho người nộp thuế cảm giác khập khiễng, vì độ chênh lệch quá lớn, gây tâm lý là khoản nộp quá cao. Bên cạnh đó, một yếu tố được xem là bất cập nhất của chính sách thuế tài sản là khi thực hiện chuyển từ đánh thuế theo hiện vật sang đánh thuế theo thị trường lại không có cơ sở để xác định giá trị tài sản. Hiện tại chúng ta vẫn áp dụng cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp bằng thóc. Giá thóc thay đổi theo từng mùa, từng vùng, từng địa phương dẫn đến sự mất công bằng trong đánh thuế. Khi thay đổi tính thuế theo thị trường, hiện vật (thóc) không thể đảm đương trách nhiệm làm căn cứ tính thuế đất hiện hành nữa. Lúc này, vẫn đề đặt ra là phải tìm một cơ sở để xác định giá trị tài sản khi tính thuế. Đây là một yếu tố khó khăn và gây nhiều tranh cãi nhất trong triển khai thu nộp. Thêm nữa, hiện tại nhiều vùng nông thôn đã trở thành đô thị nhưng việc xác định hạng đất, không có những hướng dẫn cụ thể sẽ gây nhiều phiền hà cho người nộp thuế cũng như cơ quan thu thuế. Như vậy, nếu nhìn nhận một cách cụ thể, thì các quy định của pháp luật đang dần dần lạc hậu và không còn phù hợp với thời đại. Hiển nhiên, tính khả thi của hệ thống pháp luật về thuế đối với đất đai đang giảm sút. Quy định không phù hợp khiến người nộp thuế khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ thuế, mất lòng tin vào cơ quan thu, dẫn đến tình trạng trốn thuế, lẩn tránh thuế, nguồn thu không đảm bảo. Tính động viên của hệ thống pháp luật thuế đất đai cũng mất đi khi mà có quá nhiều văn bản chồng chéo quy định nghĩa vụ thuế của người dân. Cùng là nghĩa vụ thuế về đất, nhưng có đến hai văn bản chính là Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Pháp lệnh thuế nhà đất điều chỉnh, có nghĩa khi cần tìm hiểu nghĩa vụ thuế đối với đất đai, người dân phải tìm đến hai mảng khác nhau,với những quy định trùng lặp rất nhiều và chồng chéo nhau. Dẫn chứng cụ thể là các quy định về căn cứ tính thuế trong luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 và Pháp lệnh thuế nhà, đất 1992 có nhiều điểm tương đồng và liên quan đến nhau; các quy định về thu nộp, xử lý vi phạm, khen thưởng cũng không khác nhau về nội dung chính. Không chỉ là văn bản pháp luật nội dung chồng chéo, mà văn bản hành chính thu nộp cũng làm khó cho người nộp thuế khi thực tế mỗi lần thực hiện thủ tục hành chính về đất, người dân và các tổ chức sử dụng đất, tùy trường hợp, có thể phải nộp tới gần 20 loại giấy tờ khác nhau, từ những loại giấy tờ bắt buộc đến những loại giấy tờ liên quan cần thiết. Tất cả các loại giấy tờ này đều phải có xác nhận công chứng hoặc bản gốc. Quy định pháp luật về vấn đề chấn chỉnh đội ngũ cán bộ chưa được quan tâm đứng mức Một hạn chế nữa của hệ thống pháp luật về thuế đối với đất đai hiện hành, đó là chưa có sự điều tiết cao đối với những đối tượng có quyền sử dụng đất với diện tích lớn để khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và hạn chế đầu cơ về đất. Cụ thể là thuế nhà, đất hiện vẫn chưa phân biệt việc sử dụng đất trong hạn mức và ngoài hạn mức. Điều này mới chỉ được đề cập khi tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, với mức thu cho hai loại (trong hạn mức và ngoài hạn mức) là khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, khi nhà ở trở thành yêu cầu không thể thiếu, công trình mọc lên khắp nơi, việc đặt ra hạn mức và phân biệt thuế đối với hai trường hợp sử dụng trong và ngoài hạn mức là cần thiết, tránh trường hợp lãng phí đất đai. Hơn nữa, hiện pháp luật cũng chưa có quy định phân biệt chế độ thu thuế giữa người có một nhà hoặc một thửa đất hoặc một thửa ruộng, với người có nhiều nhà, hoặc sử dụng nhiều thửa đất. Để dẫn đến tình trạng đầu cơ đất đai. Với những tồn tại như vậy, trước mắt là hệ thống pháp luật sẽ gây nhiều khó khăn đối với người có nghĩa vụ nộp thuế. Đó là chưa nói đến những hệ lụy của nó là mất công bằng xã hội, tạo điều kiện đầu cơ đất, góp phần kìm hãm sự phát triển và điều quan trọng chính là việc quản lý và sử dụng đất không tiết kiệm , hiệu quả. III. Phương hướng hoàn thiện pháp luật thuế đất đai 1. Về luật điều chỉnh Để nâng cao tính hiệu quả trong quá trình hành thu, trước hết chúng ta cần xem xét và điều chỉnh những quy định của pháp luật hiện hành về thuế áp dụng đối với đất đai sao cho phù hợp thực tế. Trong đó, một hạn chế nổi bật là việc pháp luật thuế áp dụng đối với đất đai đang được quy định trong hai loại văn bản luật khác nhau là luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và Pháp lệnh thuế nhà, đất 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 1994). Điều này khiến cho quá trình hiểu luật và áp dụng luật gặp nhiều khó khăn. Hai văn bản quy định về hai loại thuế khác nhau là thuế đối với đất nông nghiệp và thuế đối với đất ở,đất công trình nhưng trong thực tế những quy định trong hai văn bản này lại có liên quan đến nhau, có những điểm trùng hợp, chồng chéo. Ví dụ như trong căn cứ tính thuế nhà, đất, mức thuế đất lại được xác định theo mức thuế nông nghiệp cao nhất trong vùng. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy, sự tích tụ đất đai và phân hóa giàu nghèo trong nông nghiệp đang ngày càng rõ rệt. Bởi vậy, tính công bằng xã hội giữa những người sử dụng nhiều đất, người sử dụng ít đất vào sản xuất nông nghiệp và với những người sử dụng đất vào những mục đích khác đang có chiều hướng giảm. Đứng trước những thực tế này, chúng ta nên hợp nhất Luật thuế sử dụng đất và Pháp lệnh thuế nhà, đất thành một văn bản chung. Văn bản luật mới này trước hết sẽ thừa hưởng những quy định tích cực trong hai văn bản cũ, khắc phục quy định hiện nay không còn phù hợp; cụ thể hóa chính sách đất đai của nhà nước hiện nay: hạn chế mặt trái của chính sách kinh tế trang trại, thu hẹo khoảng cách giàu nghèo, ..thông qua đó, nhà nước giúp người nộp thuế cũng như cơ quan thu thuế có những căn cứ pháp lý phù hợp với điều kiện thực tế để việc thực hành thu dễ dàng hơn. Trước hết, luật mới cần cần điều chỉnh phạm vi áp dụng trên tiêu chí không bỏ sót đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và tránh đánh thuế hai lần. Hiện nay, theo luật thuế sử dụng đất 1993 và pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992 thì đối tượng đánh thuế gồm đất sử dụng với mục đích nông nghiệp (đất trồng trọt, đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng rừng); đất ở, đất xây dựng công trình. Theo đó, nhà ở chưa phải là đối tượng đánh thuế. Phạm vi này áp dụng cho những năm 90 là phù hợp, vì khi đó đất đai chưa phân hóa rõ rệt, nhà ở không nhiều và chưa trở thành vấn đề chính của xã hội như hiện nay. Nếu tiếp tục áp dụng phạm vi đối tượng đánh thuế này, chúng ta sẽ bỏ sót những loại đất khác, cũng đang được sử dụng vào nhiều mục đích trong cuộc sống. Để triệt để tính công bằng, luật mới cần quy định cụ thể hơn về đối tượng nộp thuế. Về căn cứ tính thuế, pháp luật thuế về đất đai hiện nay quy định hai loại căn cứ tính thuế cho thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất khác nhau. Theo đó, căn cứ tính thuế sử dụng đât nông nghiệp và thuế bổ sung gồm: diện tích đất chịu thuế, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilogam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Că

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng áp dụng thuế nông nghiệp đối với đất đai.doc
Tài liệu liên quan